K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mọi người ơi , giúp mình với :Câu 4: Nét tương đồng về nội dung giữa hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn là gì ? *   A. Cùng thể hiện khí phách hiên ngang và ý chí chiến đấu vượt lên trên cảnh ngục tù khốc liệt của những nhà nho yêu nước đầu thế kỉ XX.   B. Cùng được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú.   C. Cùng thể hiện tình yêu nước nồng...
Đọc tiếp

Mọi người ơi , giúp mình với :

Câu 4: Nét tương đồng về nội dung giữa hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn là gì ? *   A. Cùng thể hiện khí phách hiên ngang và ý chí chiến đấu vượt lên trên cảnh ngục tù khốc liệt của những nhà nho yêu nước đầu thế kỉ XX.   B. Cùng được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú.   C. Cùng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc.   D. Cả A, B, C đều sai.Câu 5: Tác phẩm nào dưới đây không thuộc nghị luận trung đại ? *   A. Chiếu dời đô   B. Hịch tướng sĩ   C. Bản án chế độ thực dân Pháp   D. Bình Ngô đại cáoCâu 6: Đặc điểm của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai tác phẩm Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng của Bác Hồ là gì ? *   A. Là một người yêu thiên nhiên tha thiết và luôn khát khao được sống chan hoà với thiên nhiên.   B. Là một người kiên cường, bất khuất, luôn giữ vững phẩm chất của người chiến sĩ trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.   C. Là một người giàu lòng nhân ái, luôn quên mình vì người khác.   D. Là một người có trí tuệ lớn, có tầm nhìn xa trông rộng.Câu 7: Điểm tương đồng giữa hai nhà thơ Vũ Đình Liên và Thế Lữ là gì ? *   A. Đều là những nhà thơ giác ngộ cách mạng trước khi Cách mạng tháng Tám nổ ra.   B. Đều là những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.   C. Đều là những nhà thơ có tên trong cuốn Thi nhân Việt Nam.   D. Gồm A và C.
2
13 tháng 5 2021

Câu 4: Nét tương đồng về nội dung giữa hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn là gì ? *   

A. Cùng thể hiện khí phách hiên ngang và ý chí chiến đấu vượt lên trên cảnh ngục tù khốc liệt của những nhà nho yêu nước đầu thế kỉ XX.   

B. Cùng được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú.   

C. Cùng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc.   

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 6: Đặc điểm của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai tác phẩm Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng của Bác Hồ là gì ? *  

A. Là một người yêu thiên nhiên tha thiết và luôn khát khao được sống chan hoà với thiên nhiên.   

B. Là một người kiên cường, bất khuất, luôn giữ vững phẩm chất của người chiến sĩ trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.   

C. Là một người giàu lòng nhân ái, luôn quên mình vì người khác.   

D. Là một người có trí tuệ lớn, có tầm nhìn xa trông rộng.

Câu 7: Điểm tương đồng giữa hai nhà thơ Vũ Đình Liên và Thế Lữ là gì ? *   

A. Đều là những nhà thơ giác ngộ cách mạng trước khi Cách mạng tháng Tám nổ ra.   

B. Đều là những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.   

C. Đều là những nhà thơ có tên trong cuốn Thi nhân Việt Nam.   

D. Gồm A và C.

13 tháng 5 2021

thanks bạn nhé

13 tháng 5 2021

 Câu 1: Tác phẩm nào không được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú  ? 

A. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác   

B. Ngắm trăng   

C. Đập đá ở Côn Lôn   

D. Muốn làm thằng Cuội

Câu 2: Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải được viết theo thể thơ nào ?   

A. Thất ngôn tứ tuyệt  

 B. Lục bát  

 C. Song thất lục bát   

D. Thơ tự do

Câu 3: Giá trị nội dung chủ yếu của bài thơ Ông đồ là gì ? 

 A. Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của Ông đồ.   

B. Thể hiện niềm thương cảm chân thành của tác giả trước một lớp người cũ tàn tạ.   

C. Thể hiện niềm hoài cổ da diết của tác giả.  

 D. Gồm cả ý A, B, C. 

13 tháng 5 2021

cảm ơn bạn nhé

11 tháng 5 2021

Hành động trình bày

11 tháng 5 2021

Câu "Làng tôi vốn làm nghề ... ngày sông" là hành động trình bày

9 tháng 5 2021

rồi đây 

                                                        bài làm 

trong dịch bệnh covid hiện này , an toàn là quan trọng nhất ! vì vậy nên các bộ y tế khuyến cáo người dân nâng cao tinh thần phòng chống dịch bệnh , không tếp xúc với mọi người nhiều , không tụ tập nơi đông người , thường xuyên rửa tay bằng xá phong , uống nước ấm . Nhưng em nghĩ rằng là quan trọng nhất là sự quan tâm đến việc này có nhiều người ra ngoài cộng đồng , nơi đông người biết ý thức , đeo khẩu trang , không tếp xúc trực tếp , rửa tay kháng khuẩn rất nghiêm túc .Nhiều người có đi lan truyền thông tin bảo vệ chính mình khỏi con co-vid 19 biến chủng mới , phát khẩu trang, nước rửa tay khô , khuyến cái nên ở nhà , lan tỏa sự tin tưởng cho chính quyêng nhà nước chiến đấu cùng người dân chống lại co-vid 19 ... MỘT NGƯỜI VÌ MỌI NGƯỜI ! Năng cao tinh thần phòng chống dịch, thông tin yêu thương cho mọi người . 

              cóp được thì good luck nha

8 tháng 5 2021

Bạn tham khảo nhá

Khát vọng tự do luôn là đề tài lớn của các nhà thơ, nhà văn trong giai đoạn 1930 - 1945. Nó là sự thôi thúc, niềm bứt rứt của nhân dân ta nói chung và của các nhà thơ nói riêng. Mỗi nhà thơ bộc lộ niềm khao khát tự do của mình theo một cách, làm cho tiếng nói tự do càng trở nên phong phú. Thế Lữ và Tố Hữu, bằng một số bài thơ, cũng đã góp những tiếng thơ khao khát tự do thật tha thiết. Giữa cảnh đất nước nô lệ. Thế Lữ đã mượn hình ảnh con hổ, vị chúa tể cúa rừng xanh bị giam cầm trong vườn bách thú để nói lên niềm khao khát tự do, nuối tiếc một quá trình huy hoàng của mình trong bài Nhớ rừng:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Khối căm hờn đó ngày một lớn dần lên, cùng với nỗi nhớ rừng nhớ những kỉ niệm vàng son mà giờ chỉ còn là trong kí ức thôi:

Nào đâu những đèm vàng bèn bờ suối

Dòng hồi tưởng của các con hổ được thể hiện qua những kỉ niệm huy hoàng, kết hợp với các câu hỏi tu từ làm bài thơ trở nên sâu sắc hơn. Các từ nào đâu, đâu những được Thế Lữ dùng như để chỉ những kỉ niệm đã tuột khỏi tay rồi, không gì lấy lại được. Nỗi nuối tiếc đó càng lớn dần lên, nhớ thời xưa ta là chúa tế sơn lâm, nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương, những tiếng chim ca, tiếng chân bước mạnh mẽ... tất cả, tất cả như va đập trong trí nhớ của con hổ, và kiêu hãnh làm sao khi:

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật

Vậy mà giờ đây, giữa lồng cũi, ta chỉ làm trò mua vui cho thiên hạ. Ôi thời xa xưa!... Nỗi nuối tiếc, niềm khao khát tự do lại được hổ gầm lên ở câu kết:

Than ôi! Thời oanh liệt này còn đâu?

Thời oanh liệt ấy chẳng còn đâu nữa, chỉ còn lại hổ với tiếng gầm thét đòi tự do thật quá mãnh liệt.

Hình ảnh con hổ bị tù đày ở đây phải chăng chính là hình tượng của cả một dân tộc sống trong cảnh tù đày, nô lệ. Tiếng gầm đó chính là niềm khát vọng đã thôi thúc mãnh liệt con người tìm đến tự do, tìm đến chính mình ở một thế giới bình đẳng, bác ái. Nhà thơ Thế Lữ đã thành công khi chọn lựa hình tượng của một con hổ bị tù đày để nói lên khát vọng rực cháy muốn tìm tự do của cả một lớp người.

Bằng sự cảm nhận sâu sắc của một người tù phải chịu cảnh sống mất tự do, Tố Hữu đã viết trong bài Khi con tu hú:

Khi con tu hú gọi bầy

Tiếng gọi vang dội từ bên kia cuộc sống, nhà thơ như cảm nhận được hè về trải dài trên những đồng cỏ, những ruộng lúa, và bầu trời tự do:

Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ước gì nhà thơ có thể như những con chim kia, có thể tung cánh khắp bốn phương trời. Nhưng mọi sự chỉ đều là cảm nhận mà thôi, bốn bức tường, song sắt nhà tù đã ngăn cách nhà thơ với thế giới bên ngoài. Sự thiếu tự do, uất hận trào dâng:

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Hè ôi!, câu thơ như than vãn về một sự việc không thể thực hiện được:

Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hai câu thơ thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhà thơ, khi sống thiếu tự do con người có thể chết uất thôi. Tiếng chim tu hú vẫn cứ kêu. Mở bài và kết bài đều là tiếng chim tu hú gọi hè dậy lên. Nhưng câu mở ra với một không gian tự do, còn câu kết bài lại chính là đầu tiếng gọi của tự do. Con chim vẫn cứ kêu lên, dù chỉ khắc khoải, nhưng nó vẫn cố bám lấy một tia hi vọng tự do.

Nếu như nhà thơ Thế Lữ rất thành công khi mượn hình tượng con hổ thì Tố Hữu cũng gây ấn tượng không nhỏ trong người đọc về hình ảnh con chim sẻ bé nhỏ. Con chim sẻ không to lớn, không đầy sức mạnh như vị chúa sơn lâm nhưng nó cũng cần có tự do. Và nó đã gục chết khi bị nhốt trong lồng. Ngày hôm qua khi chưa bị giam cầm nó hãy còn bay nhảy vậy mà chỉ một ngày giam đã chết rồi. Tác giả đã nói lên những niềm bàn khoăn, day dứt của mình bằng những câu hỏi tu từ sâu sắc, ở khổ thơ đầu là lời băn khoăn, thì ở khổ thơ thứ hai là lời tự chất vấn:

Tôi đã tù, sao bắt nó tù?

Niềm băn khoăn dần chuyển thành lời day dứt của một kẻ tù mà không nhạy cảm với sự tù. Với cái chết của con chim nhỏ đã được giải thích ở khổ thơ sau: nó chết vì thiếu mây gió không được uống ánh trời. Ở trong tù, con chim nhỏ dẫu không phải kiếm ăn, người tù đã nhường cơm cho nó nhưng sao vật chất có thể thay được tự do. Bài thơ với những câu hỏi tu từ láy đi láy lại như nhức nhối, đớn đau vì sợ vỡ nhẽ dần dần cái giá trị vô giác. Bởi vì mất tự do thì cả con vật bé nhỏ cũng không sống nổi, huống hồ là con người. Người ta không chỉ cần tự do cho cuộc sống vật chất mà hơn thế nhiều, tự do cho cuộc sống tinh thần.

Thơ ca giai đoạn 1930 - 1945 này đã xuất hiện nhiều bài thơ nói lên khát vọng tự do đến cháy bỏng của con người Việt Nam. Niềm khát vọng tự do ấy cũng được thể hiện khá thành công trong bài Nhớ rừng và trong thơ Tố Hữu.

8 tháng 5 2021

– Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: được viết trong tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong tù, vô cùng gian khổ.

– Sự vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do. ơ đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ.

– Sự vượt ngục trong Ngắm trăng (vọng nguyệt) được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, Người là một tù nhân dang bị đày đọa với cuộc sống khó khăn, thiếu thôn. Điều kiện trong tù: không rượu, không hoa. Trước cảnh đẹp đêm nay tâm hồn người tù cũng khó hững hờ. Người xưa, có cảnh trăng đẹp, thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Nhưng trong tù thiếu thốn không có rượu, hoa, người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn người tù ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù.

– Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối với một cấu trúc đem đối lại một hiệu quả thẩm mỹ (nhân hướng/ nguyệt tòng, song tiền/ song khích, khán minh nguyệt/ khán thi gia). Câu thơ làm hiện lên hình ảnh nhân — người và nguyệt — trăng (ngoài trời) và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng (khán minh nguyệt — ngắm trăng sáng). Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người (khán thi gia – ngắm nhà thơ). Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau.

– Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh.

– Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa,

không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn râ’t nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trọn vẹn.