K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2020

Cậu bé An sống cùng với cha mẹ tại thành phố những ngày sau ngày độc lập 2-9-1945. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, đổ quân vào Nam Bộ. Pháp mở những trận đánh khiến chonhững người dân sống tại các thành thị phải di tản. An và ba mẹ cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để chạygiặc. Cậu nhớ đến một anh bạn đi tàu đã tặng cậu chiếc la bàn mà không kịp mang theo.Theo cha mẹ chạy hết từ vùng này tới vùng khác của miền Tây Nam Bộ. An kết bạn cùng với những đứa trẻ cùng trang lứa và có một cuộc sống tuổi thơ vùng nông thôn đầy êm đềm. Nhưng cứ vừa ổn định được mấy bữa thì giặc đánh tới nơi và lại phải chạy. Trong một lần mải chơi, giặcđánh đến và An đã lạc mất gia đình. Cậu trở thành đứa trẻ lang thang.Trong chuyến lưu lạc của mình, An đã được gặp và tiếp xúc với nhiều người. Dì Tư Béo là một trong những người đầu tiên cưu mang An khi cậu bé bị lạc ở một xóm chợ. Từ đó, cậu đã về làm giúp cho quán ăn của dì và không còn phải chịu cảnh đói khổ qua ngày. Tạiquán ăn dì Tư béo, An đã gặp : anh Sáu tuyên truyền, những anh bộ đội, vợ chồng Tư Mắm, lão Ba Ngù, ông lão bán rắn và thằng Cò - họ đang đi tìm một người tên Võ Tòng.Vợ chồng Tư Mắm làm nghề bán mắm dọc các con kênh rạch. An vô tình biết rằng hai bọn họ là Việt gian. Bị họ phát hiện nên An chạy trốn, hai vợ chồng Tư Mắm đốt cháy quán dì Tư rồi bỏ đi.Dì Tư Béo định dẫn An lên Thới Bình sinh sống nhưng An đã quyết định ở lại và tiếp tục cuộc sống không nơi nương tựa. Sau đó An gặp lại cha con ông lão bán rắn và Võ Tòng. An đã đi theo họ và trở thành con nuôi của ông lão bán rắn, anh em của thằng Cò. Tuy là nghèo khó vất vả nhưng tía má nuôi của An rất thương An coi cậu bé như đứa con ruột do mình sinh ra. An còn được tía và thằng Cò dắt đi câu rắn, đi lấy mật ong và học được nhiều kinh nghiệm, thấy nhiều điều mới lạ mà An chưa từng biết. Tía nuôi dắt An đi tới thăm chú Võ Tòng. Võ Tòng sau này đòi đi giết Việt gian vì định mua chuộc ông Ba Ngù. Trong lần phục kích giặt trên cây Da, Võ Tòng đã giết chết tên Việt gian và một tên lính ngụy. Nhưng cuối cùng Võ Tòng đã bị mụ Tư Mắm chỉ điểm rồi bị tên tướng bắn chết.1 Họ và tên: Trần Thị Ban Bài điều kiện môn: Văn họcLớp: K4B - GDTHÔng Ba Ngù kêu An chỉ mụ Tư Mắm và biết được thói quen là thường đi tắm vào buổi chiều. Nên ông đã núp dưới đám bèo và dùng nỏ bắn chết mụ. Thời gian sau bọn giặt phải lao đao nhiềulần vì ông.U Minh thượng đã bị giặc đóng chiếm, gia đình tía nuôi và An rời đi U Minh hạ sinh sống, gia nhập phường săn cá sấu, sau đó tới Sroc Miên, chợ Mặt Trời, Năm Căn. Tại đây An gặp lại dì TưBéo và rồi An theo các anh du kích
#Châu's ngốc
 

21 tháng 8

Cậu bé An sống cùng với cha mẹ tại thành phố, sau ngày độc lập 2-9-1945. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, đổ quân vào Nam Bộ. Pháp mở những trận đánh khiến cho những người dân sống tại các thành thị phải di tản. An và ba má cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để chạy giặc. Cậu nhớ đến một anh bạn đi tàu đã tặng cậu chiếc la bàn mà không kịp mang theo. Theo cha mẹ chạy hết từ vùng này tới vùng khác của miền Tây Nam Bộ. An kết bạn cùng với những đứa trẻ cùng trang lứa và có một cuộc sống tuổi thơ vùng nông thôn đầy êm đềm. Nhưng cứ vừa ổn định được mấy bữa thì giặc đánh tới nơi và lại phải chạy. Trong một lần mải chơi, giặc đánh đến và An đã lạc mất gia đình. Cậu trở thành đứa trẻ lang thang.

Trong chuyến lưu lạc của mình, An đã được gặp và tiếp xúc với nhiều người. Dì Tư Béo là một trong những người đầu tiên cưu mang An khi cậu bé bị lạc ở một xóm chợ. Từ đó, cậu đã về làm giúp cho quán ăn của dì và không còn phải chịu cảnh đói khổ qua ngày. Tại quán ăn dì Tư béo, An đã gặp: anh Sáu tuyên truyền, những anh bộ đội, vợ chồng Tư Mắm, lão Ba Ngù, ông lão bán rắn và thằng Cò – họ đang đi tìm một người tên Võ Tòng. Vợ chồng Tư Mắm làm nghề bán mắm dọc các con kênh rạch. An vô tình biết rằng hai bọn họ là Việt gian. Bị họ phát hiện nên An chạy trốn, hai vợ chồng Tư Mắm đốt cháy quán dì Tư rồi bỏ đi. Dì Tư Béo định dẫn An lên Thới Bình sinh sống nhưng An đã quyết định ở lại và tiếp tục cuộc sống không nơi nương tựa.

Sau đó, An gặp lại cha con ông lão bán rắn và Võ Tòng. An đã đi theo họ và trở thành con nuôi của ông lão bán rắn, anh em của thằng Cò. Tuy là nghèo khó vất vả nhưng tía má nuôi của An rất thương An coi cậu bé như đứa con ruột do mình sinh ra. An còn được tía và thằng Cò dắt đi câu rắn, đi lấy mật ong và học được nhiều kinh nghiệm, thấy nhiều điều mới lạ mà An chưa từng biết.

Tía nuôi dắt An đi tới thăm chú Võ Tòng. Võ Tòng sau này đòi đi giết Việt gian vì định mua chuộc Ba Ngù. Trong lần phục kích giặc trên cây Da, Võ Tòng đã giết chết tên Việt gian và một tên lính ngụy. Nhưng cuối cùng, Võ Tòng đã bị mụ Tư Mắm chỉ điểm rồi bị tên tướng bắn chết. Ông Hai kêu An chỉ mụ Tư Mắm và biết được thói quen là thường đi tắm vào buổi chiều. Vì vậy, ông đã núp dưới đám bèo và dùng nỏ bắn chết mụ.

Thời gian sau, bọn giặc phải lao đao nhiều lần vì ông. U Minh Thượng đã bị giặc đóng chiếm, gia đình tía nuôi và An rời đi U Minh Hạ sinh sống, gia nhập phường săn cá sấu, sau đó tới Sroc Miên, chợ Mặt Trời, Năm Căn. Tại đây An gặp lại dì Tư Béo và rồi An theo các anh du kích.

 
15 tháng 2 2020

ai mà biết

7 tháng 5 2021

vẻ đẹp nội dung nghệ thuật bài những cây dù đỏ

 

14 tháng 2 2020

Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.

Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.

Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”

14 tháng 2 2020

1. Mở bài: Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa:

- Trời nắng kéo dài. Không khí oi bức. Cây cối như muốn khô héo.

- Bỗng có gió thổi mạnh, mát rượi. Mây xám đục đuổi nhau trên bầu trời.

- Bầy chuồn chuồn bay bay là là gần mặt đất, báo hiệu trời sắp mưa rất to.

2. Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật theo trình tự thời gian.

- Lúc sắp mưa:

+ Mây đen kéo đến đen kịt bầu trời.

+ Gió nổi lên dữ dội, mỗi lúc một mạnh.

+ Cây cối ngả nghiêng theo gió.

+ Cát và bụi tung lên mù mịt, không còn nhìn rõ lối …

- Lúc bắt đầu mưa:

+ Mưa bắt đầu tuôn xối xả, mạnh mẽ xuống vạn vật.

+ Cây cối hai bên đường ve vẩy tha hồ tắm mưa.

+ Người đi đường vội vã tìm chỗ trú mưa.

+ Hạt mưa to, trắng xóa. Mưa như trút nước.

+ Tiếng sấm ì ầm, chớp nhoang nhoáng loằng ngoằng trên bầu trời như muốn xé toạt màn mây đen kịt.

+ Nước chảy thành những dòng lớn trên mặt đất.

+ Đường phố bỗng chốc vui mắt với những chiếc áo mưa đủ màu.

+ Ô tô lao nhanh trên phố làm nước bắn tung tóe.

+ Có mưa khí trời mát mẻ hơn, ai cũng cảm thấy dễ chịu.

- Lúc mưa tạnh:

+ Hạt mưa nhỏ dần, thưa dần rồi ngớt hẳn.

+ Cầu vòng hiện ra. Bầu trời trở lại xanh trong, mát mẻ.

+ Chim chóc rời chỗ nấp vỗ cánh hót vang,

+ Cây cối xanh tươi, đẫm nước long lanh dưới ánh mặt trời.

+ Mọi người tiếp tục công việc của mình.

3. Kết bài:

- Bầu trời sau cơn mưa quang đãng, không khí mát mẻ.

- Vạn vật và con người vui tươi, dễ chịu.

14 tháng 2 2020

Trl

-Bạn kia  làm đúng r nhé !~ :>

Học tốt 

nhé bạn ~

13 tháng 2 2020

Tô Hoài là một nhà thơ đa tài.

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm giàu tính nhân văn và ý nghĩa sâu sắc cho con người trong cuộc sống, xã hội ở mọi thời đại.

13 tháng 2 2020

@Dương Lê Vi Cầm Hơi ngắn

13 tháng 2 2020

Biện pháp tu từ: Nhân hóa

=> Làm hình ảnh đám mây, trời trở nên có hình ảnh, sinh động hơn, lôi cuốn người đọc hơn.

#Châu's ngốc

13 tháng 2 2020

Biện pháp tu từ nhân hóa: 

=>Nỗi buồn thê lương,buồn khổ, khiến cảnh tượng trở nên ảm đạm

#Haruno Sakura

13 tháng 2 2020

   Biện pháp tu từ trong bài thơ là : nhân hóa

Phân tích :

Hai câu thơ được trích trong bài thơ ngụ ngôn "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên . 

"Giấy đỏ buồn không thắm 
Mực đọng trong nghiên sầu "​

Ở đây , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá "buồn , đọng" thể hiện nỗi buồn thê lương của ông . Chút lưu luyến , thương tiếc cuối cùng của lòng người cũng không còn , khiến cảnh tượng nơi ông đồ ngồi viết chở nên thê lương , ảm đạm vô cùng . Những người đồng điệu yêu thích thư pháp nay còn đâu để bút nghiên giấy mực tươi rói , thơm phức mùa xuân nào , nay chỉ còn phủ lên lớp bụi thời gian - nỗi sầu nhân thế 

13 tháng 2 2020

 Biện pháp tu từ trên : So sánh 

Giá trị : làm cho đoạn thơ hay hơn tăng sức gợi hình , gợi cảm

( Mk nghĩ thế :v ) 

13 tháng 2 2020

Động từ mạnh : "hang" "phang" "ruom"
So sánh " chiếc thuyền nhẹ hăng như cho tuấn mã" "cánh buồm dương to như mạnh hon lan "
Nói qua " phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" " rướm thân trắng bao la thâu góp gió"

Chắc thế này :v

13 tháng 2 2020

Cà Mau là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã qua lăng kính của Đoàn Giỏi vùng sông nước ấy như gần ngay trước mắt người đọc bức tranh sống động mà gam màu chủ đạo là “màu xanh lặng lẽ”. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Theo chân tác giả xuôi dòng kênh Bọ Mắt đổ ra kênh Cửa Lớn và ra sông Năm Căn, con nước nhiệt thành “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, cũng vì thế mà tôm cá trù phú và đời sống của con người cũng vì thế mà ồn ào hơn. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Tất cả được nhà văn kể và tả bằng một giọng văn lôi cuốn, hấp dẫn vừa khái quát, vừa tỉ mỉ.

20 tháng 3 2022

Kẻm ưn bạn  nhoa