K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2019

1. B 

2. B

3. D

2 tháng 5 2019

Thứ hai nào cũng vậy, tui thường tới lớp sớm hơn mọi hôm vì đó là ngày chào cờ, một tuần lễ chỉ có duy nhất một lần trong tuần.

Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nha nhởn nhơ trên bầu trời xanh thẳm. Ánh nắng vàng rực rỡ toả đầy sân. Trong các hàng ghế ngay ngắn và thẳng hàng của các lớp đã lác đác mấy bạn đang truy bài. Trên lễ đài, đội trống đã bước ra chuẩn bị. Cạnh lễ đài là cột cờ. Dưới cột cờ là cái bệ ghi dòng chữ “Năm học 2002-2003 Ban phụ huynh học sinh kính tặng”. Tiếng bàn tán xôn xao xen lẫn tiếng nói cười ồn ào làm sân trường thêm náo nhiệt. Bỗng: “Tùng...! Tùng...!Tùng...!” ba tiếng trống vang lên báo hiệu buổi lễ chào cờ sắp bắt đầu. Vừa nghe tiếng trống, các thầy cô ăn mặc chỉnh tề nhắc nhở học sinh của mình. Chúng tui thì đứng dậy, bỏ mũ nón, sửa sang quần áo, khăn quàng ngay ngắn. Trên lễ đài, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách vang lên:

- Toàn liên đội chú ý: Nghiêm! Chào cờ...! Chào!

Những em học sinh lớp một, hai, ba và các thầy cô giáo thì đứng nghiêm, học sinh lớp bốn, năm chúng tui thì giơ bàn tay phải lên trán, nhưng tất cả mọi người đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay phấp phới trên đỉnh cột. Nhìn lá cờ, tui nghĩ đến các chiến sĩ rất kiên cường, bất khuất đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến. Quang cảnh lúc này thật trang trọng. Cảnh vật im phăng phắc, chỉ còn tiếng trống Đội, ngay cả những chú chim sáo lắm điều cũng ngừng kêu. Khi tiếng trống vừa dứt, chúng tui hát bài Quốc ca. Bản hợp ca mạnh mẽ, hùng tráng, đầy khí thế vang lên: “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc...Tiến lên! Cùng tiến lên! Nước non Việt Nam ta vững bền!” Tiếp đến là bài Đội ca. Bài hát này đã giúp chúng tui yêu quý Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Vừa dứt lời ca, cô tổng phụ trách hô to: “Vì Tô quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!” Chúng tui đồng thanh đáp: “Sẵn sàng!”. Tiếng hô vang vọng cả sân trường khiến chúng tui càng mong ước làm được điều đó. Sau đó, chúng tui ngồi trật tự nghe cô tổng phụ trách nhận xét buổi lễ chào cờ, thông báo kết quả thi đua tuần trước. Những lớp đoạt loại giỏi thì lớp trưởng lên nhận cờ xuất sắc của liên đội trong niềm vui phấn khởi. Cuối cùng, cô thông báo những việc cần làm trong tuần này như: Khối bốn và khối năm, mỗi chi đội ra một tờ báo tường, các em khối một, hai, ba thi vẽ tranh chào mừng ngày 20-11,...và nhắc nhở về vệ sinh trường, lớp; vệ sinh nước uống. Buổi lễ kết thúc trong bài hát: “Múa hát dưới trời xanh Tổ quốc”.

Chúng em lần lượt vào lớp. Buổi lễ chào cờ đã khích lệ chúng tui học tập thật tốt để sau này xây dựng đất nước tươi đẹp và vững mạnh.

Bài làm 2

Là lá la! Em rảo bước đi đến trường với một niềm vui. Vẫn như thường lệ, vào buổi sáng thứ hai, chúng em lại tập trung dưới sân trường để chào cờ.

Trước mắt em, một quang cảnh náo nhiệt hiện ra. Em vội lên lớp để cất cặp. Cô tổng phụ trách gọi loa:

- Các học sinh xếp ghế dưới sân trường để chào cờ.

các bạn trai khệ nệ chồng ghế to nặng xuống sân. Em chỉ đạo các bạn của tổ trực nhật xếp ghế còn một bạn đi lấy biển lớp. Bạn nào cũng có nét mặt tươi cười vui vẻ. Cả trường, học sinh mặc những bộ đồng phục ngay ngắn, phẳng phiu. Các cô giáo ăn mặc chỉnh tề đứng cạnh các lớp để đôn đốc học sinh xếp ghế cho nhanh. Mọi thứ như đã sẵn sàng cho buổi lễ. Học sinh có mặt đông đủ dưới sân trường. Gió thổi xào xạc trên kẽ lá. Lá cờ đỏ đã được kéo lên. Cờ bay phấp phới trong gió. Cô Hằng phụ trách đã chuẩn bị xong cho buổi chào cờ. Tiếng trống báo hiệu giờ chào cờ bắt đầu vang lên. Cô Hằng hô:

- Kính mời các thầy cô giáo cùng toàn thể các con học sinh đứng lên làm lễ chào cờ.

Cả trường đứng lên. Các em học sinh đứng lên bên phải những hàng ghế thẳng tắp:

- Nghiêm...chào cờ...chào!

Tiếng trống dông dập như tiếng chân bộ đội ta hành quân. Mọi thứ như ngừng hoạt động. Chị gió ngừng thổi, các cô cậu chim sẻ cũng ngừng hót. Những bàn tay búp măng non xinh xắn của các bạn lớp bốn, năm giơ trước trán. Lá cờ bay giữa trời như gợi cho em nhớ tới các anh bộ đội đã chiến đấu bảo vệ nền độc lập cho Tổ Quốc.

- Quốc ca!

Bài hát vang lên, chúng em bỏ tay xuống. Trống đánh dồn dập kịp theo bài hát.

- Đội ca!

Kết thúc bài Đội ca cô Hằng nói to:

- Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa!

Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại!

Sẵn sàng!

Toàn trường cùng hô theo “sẵn sàng”. Gần một nghìn năm trăm học sinh hô theo làm rung động cả trường. Cô Hằng nói:

- Mời các bạn học sinh và các thầy cô giáo nghỉ!

Học sinh ngồi xuống còn các thầy cô trò chuyện quanh gốc đa. Cô Hằng nhận xét chúng em nào giờ tự quản, bình uống nước, thể dục giữa giờ. Cô nhắc lớp 3A, 5B, 4C về tự quản, khối ba và bốn về bình uống nước. Nhắc về vấn đề thể dục giữa giờ thì phải nói khá nhiều! Khối tui cứ đinh ninh là sẽ được cô Hằng khen. Khối em bị nhắc nhở ư? Đáng nhẽ chúng em được khen nhưng vì xếp hàng chậm nên bị trừ điểm, thật tai hại! Cô đọc các chủ điểm và việc cần làm của tuần này. Mục đọc điểm thi đua đã tới. Sau một lúc cô Hằng đọc điểm, thì “giê” lớp em reo lên. Em chạy lên nhận cờ thi đua. Một tuần thi đua cố gắng trôi qua, chúng em lại vinh dự được nhận cờ. Buổi lễ kết thúc. Chúng em lại bước vào tiết học mới và sân trường trở lại với không khí yên tĩnh.

Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng in đậm trong tâm trí em. Thứ màu đỏ trên lá cờ là niềm tự hào cho chúng em. Nó là thứ màu đỏ tươi, một thứ màu đẹp nhất. Em hứa sẽ là một đội viên tốt có ích cho xã hội.

Bài làm 3

Tuần học trước đối với lớp tôi là một tuần thật vô cùng tồi tệ. Lớp tôi đã tụt hơn 10 bậc trong bảng xếp loại thi đua. Sắp đến giờ sinh hoạt, không khí lớp nặng nề. Dù không muốn nhưng hình như ai cũng đoán chắc rằng cả l lớp sẽ được nghe rất nhiều lời trách phạt của cô chủ nhiệm.

Tùng! Tùng! Tùng!

Trống vào tiết năm vừa điểm, cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp với ánh mắt nghiêm trang, cả lớp tôi im phăng phắc. Cô có vẻ hơi ngạc nhiên vì cô mới đi công tác xa về. Cũng giống như mọi khi, cô gọi Huyền Trang lên thông qua tình hình của lớp trong tuần. Bạn lớp trưởng chầm chậm đứng lên. ở dưới, chúng tôi nhận rõ vẻ mặt thất vọng của cô sau mỗi lời nói của Huyền Trang. Bản thông báo được đọc nhanh chóng, ngắn gọn nhưng đầy đủ. Kết quả, lớp tôi tụt từ vị trị số một xuống vị trí thứ 15.

Cả lớp tôi vừa buồn, vừa sợ hãi lại vừa hối hận chờ đợi từ cô những lời trách phạt. Cô không giấu vẻ mặt thất vọng nhưng trông cô vẫn điềm tĩnh vô cùng:

– Cô đi công tác có một tuần mà công tác tự quản của các em kém quá! Ai lại mang tiếng một lớp mũi nhọn của trường mà lại xếp thứ 15. Bản báo cáo của Huyền Trang đã nêu ra quá nhiều những cái tên mắc lỗi nhưng trước khi phê bình, cô muốn nghe lớp mình phát biểu.

Cả lớp vẫn im phắc trong một không khí nặng nề nhưng rồi cuối cùng, Huyền Trang cũng lên tiếng trước:

– Em thưa cô! Tuần qua lớp mình sút kém là vì các bạn thực hiện nề nếp không nghiêm và lại còn sao nhãng trong việc học hành. Là cán bộ lớp mà không nhắc nhở được các bạn, em xin nhận lỗi về mình.

Nói xong, lớp trưởng bật khóc ngồi thụp xuống bàn. Ngay lúc đó, bạn Mi thành viên của tổ bốn đứng lên:

– Thưa cô! Tuần qua các mặt thi đua của lớp mình đều sút kém, theo em có mấy nguyên nhân. Thứ nhất, ở cổng trường ta vừa khai trương một quán trò chơi điện tử. Em thấy lớp mình có nhiều bạn hay la cà ở đó vì thế mới xảy ra chuyện không học bài trước khi đến lớp và chuyện đi muộn thường gặp ở các nam. Thứ hai, các bạn nữ lớp mình gần đây hay mang đến lớp đồ ăn, quà bánh nên thường gây mất trật tự và còn ảnh hưởng đến công tác vệ sinh. Còn nữa, tuần vừa qua cô đi vắng, lớp mình lại là lớp mới của cấp hai nên các bạn còn có thói quen xao nhãng nếu không có ai nhắc nhở thường xuyên. Thưa cô! nếu giải quyết được những nguyên nhân ấy, em tin lớp mình sẽ tốt hơn.

Chờ đợi một lúc không thấy còn ai có ý kiến gì, cô kết luận:

– Vậy là ngay chính bản thân các em đã tự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi của mình. Cô khen bạn Trà Mi đã góp ý rất kịp thời. Cô sẽ giữ bản báo cáo này xem tuần sau các em sửa chữa ra sao? Nếu các em đã biết lỗi của mình mà các em còn mắc lỗi cô sẽ phạt nặng gấp đôi.

Buổi sinh hoạt tan, lớp tôi ra về nhiều bạn thấy mình nhẹ nhõm vì không bị cô trách phạt gì. Nhưng ai cũng lo ngay ngáy cũng nghĩ phải làm sao cố gắng để không bị cô trách phạt trong giờ sinh hoạt tuần sau.

Bài làm 4

Để kỉ niệm ngày 20 – 11, Ngày Nhà Giáo Việt Nam, trường em tổ chức buổi chuyên đề “Em yêu Tiếng Việt”. Hôm đó rất vui và hồi hộp.

Hôm đó, cả trường em được nghỉ, chưa đến giờ mà dưới bắt đầu mà dưới sân trường các bạn đã tập trung trung đầy đủ. Trên sân trường tràn ngập tiếng nói cười của các bạn học sinh. Trên trời, lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay phấp phới bay như reo vui cùng chúng em. Ánh nắng trải vàng trên sân trường như một dải lụa mỏng. Gió thì thổi mát rượi bay bay khăn quàng đỏ trên vai chúng em. Nét mặt của bạn nào, bạn ấy cũng đều phấn khởi vui vẻ chờ đợi đón xem chương trình. Phía trên sân khấu, thầy Hà, thầy Lập đang chỉnh sửa lại vi tính. Một lúc sau, phông xanh đã được kéo lên. Nổi bật trên là dòng chữ màu đỏ “Em yêu Tiếng Việt”. Còn bên dưới thì cô Hà nhắc nhở chúng em ngồi đúng chỗ ngồi và giữ trật tự.

Ít lâu sau, chương trình bắt đầu. Cô Tuyết Hiệu trưởng trường em lên khai mạc chương trình. Phần đầu tiên là màn chào hỏi. Có ba đội với ba màn chào hỏi đặc sắc. Tiếp theo đó là phần thi hiểu biết. Tiếng vỗ tay cổ vũ của các bạn học sinh hòa cùng với tiếng vỗ tay cổ vũ và reo hò của các bạn học học sinh. Cô Trâm  đọc câu hỏi, giọng cô khàn khàn, Đội nào cũng cố nghe cho rõ, cho tinh để đưa ra đáp án đúng nhất. Các câu hỏi thật khó, thế mà đội nào cũng cho đáp án đúng. Những câu hỏi Tiếng Việt này giúp em hiểu biết hơn về vốn từ Tiếng mẹ đẻ rất nhiều. Cả sân trường vỗ tay vang dội chào đón màn thi tài năng của các đội. Đặc sắc hơn đó là phần thi tài năng của đội Sa – la – la. Ba đội có những tiết mục khác nhau nhưng em thấy hay hơn hết là tiết mục “Bốn anh tài” của đội Sa-la-la lớp 6A5. Các bạn trong bộ trang phục rất dễ thương. Cách diễn của các bạn rất hay và đặc sắc khiến mọi người ở dưới sân ai cũng phải cười. Bạn Việt Cường vai Yêu tinh sao đóng đạt thế. Còn Phương Thảo vai Cẩu Khây diễn xuất lanh nhẹ, nhiều pha gây cười. Em thích nhất là đoạn Yêu tinh bị Bốn anh tài trừng trị . Các bạn ở dưới sân thích thú vỗ tay rào rào.

Chương trình kết thúc. Bây giờ nắng đã yếu dần. Lá cờ vẫn còn phấp phới trên nền trời xanh. Các đội lên nhận phần thưởng. Chúng em nhanh tay dọn ghế và đi theo hàng vào lớp. Trên sân trường bây giờ chỉ còn lại những cây bàng, cây phượng đứng nối tay nhau thành hàng dài. Trên sân khấu, các cô giáo thu dọn đồ đạc.

Em rất thích chương trình này vì chương trình này giúp em biết rõ hơn về Tiếng Việt và cảm thấy thêm yêu thương em. Dù chỉ mấy tháng nữa thôi là em sẽ xa trường nhưng em sẽ nhớ mãi buổi chuyên đề ngày hôm nay.

2 tháng 5 2019

Bn ơi ! Cụ thể là tả cảnh sinh hoạt nào ? Của lớp , trương , ...v...v....

2 tháng 5 2019

Câu 1. (4 điểm) Điền từ thích hợp: mạch dẫn, bào tử, túi bào tử, rễ chính thức, thân lá, ngọnvào chỗ dấu chấm (...) thay cho các số 1, 2,3… trong các câu sau đây:

Cơ quan sinh dưỡng của rêu gồm..... (1)........... chưa có.......... (2)....... thật

sự. Trong thân và lá rêu chưa có .................... (3)......... Rêu sinh sản bãi

......... (4)........ được chứa trong .............. (5).............. cơ quan này nằm

............. (6)............ cây rêu

Câu 2. (3 điểm) Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự ?

Câu 3. (3 điểm) Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh ?

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu 1. (2 điểm) Hãy chọn phương  án trả lời đúng nhất:

1. Trong các nhóm quả sau đây, nhóm quả nào gồm toàn quả khô?

a. Qua cải, qủa đu đủ, quả cam, quả cà chua.

b. Quả mơ, qua chanh, qua lúa.

c. Quả dừa, quà đào, quả gấc, quả ổi.

d. Qua bông, quả thìa là, quà đậu Hà Lan.

2. Trong các nhóm quả sau dây, nhóm quả nào gồm toàn quả thịt?

a. Quả hồng xiêm, quà táo, qua đỗ đen, qua chuối.

b. Quả đào, quả  dưa hấu, quả xoài, quà đu đủ.

c. Quả cam, quả bồ kết, quả vú sữa.

d. Cả a và b.

Câu 2. (2 điểm) Hãy đánh dấu X vào  □ chỉ câu trả lời đúng:

Những đặc điểm sau đây, đặc điểm nào đúng với rêu ?

□    a. Sinh sản bằng hạt.

□    b. Chưa có rễ thật, chưa có mạch dẫn.

□    c. Thân phân nhánh phức tạp, lá đa dạng.

□    d. Túi bào tử nằm ở ngọn cây.

Câu 3. (6 điểm) Nêu điểm khác biệt giữa hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió?

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu 1. (4 điểm) Hãy chọn những mục tương ứng giữa chức năng và đặc điểm cấu tạo của mỗi cơ quan rồi ghi vào cột trả lời:

Các chức năng chính của mỗi cơ quan

Đặc điểm chính về cấu tạo

Trả lời

1. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt

a. Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khí đóng mở được

1…….

2. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước

b. Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây

2…….

3. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả

c. Gồm vỏ quả và hạt

3…….

4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây

d. Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái

4……

Câu 2. (6 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Giữa chúng có những đặc điếm gì giống nhau ?

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu 1. (4 điểm) Hãy chọn những  mục tương ứng giữa chức năng và đặc điểm cấu tạo của mỗi cơ quan rồi ghi vào cột trả lời:

Các chức năng chính của mỗi cơ quan

Đặc điềm chính về cấu tạo

Trả lời

1. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả

a. Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây

1………..

2. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây

b. Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái

2………..

3. Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống

c. Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút

3……….

4. Hấp thu nước và các muối khoáng cho cây

d. Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ

4………..

Câu 2. (4 điểm) Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống ?

Câu 3. (2 điểm) Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô ?

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu 1. (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Sinh sản bằng bào tử, bào tử phát triển thành nguyên tản. Đây là đặc điểm chỉ có ở:

a. Tảo                        b. Rêu                   c. Dương xỉ             d. Cả a, b và c

2. Hạt do bộ phận nào tạo thành?

a. Hạt phấn                                            b. Bầu nhuỵ

c. Nhuỵ hoa                                           d. Noãn đã được thụ tinh

3. Đặc điểm chung của quyết là gì ?

  1. Quyết là những thực vật có lá thật sự

  2. Quyết sinh sản bằng bào tử

  3. Bào tử được hình thành trước lúc thụ tinh và mọc thành nguyên tản

  4. Nguyên tản lớn dần thành quyết trường thành

  5. Nguyên tản chỉ là một giai đoạn sống ngẳn ngủi trong đời sống của quyết

1,2,3, 4                  b. l,2,3,5             c. 2,3,4,5         d. l, 2,4,5

Câu 2. (6 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Giữa chúng có những đặc điểm gì khác nhau ?

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu 1. (4 điểm)

Hãy sắp xếp tên các quả tương ứng với từng nhóm quả (quả khô, quả thịt) sao cho phù hợp rồi ghi vào cột kết quả:

Các nhóm quả

Tên quả

Kết quả

  1. Quá khô

  2. Quả thịt

 Quả đỗ xanh

 Quà lạc

 Qua cà chua

 Qua đu đủ

 Qua mơ

 Quả táo

 Quả chanh

 Quả bông

 Quả cải

 Quả chò

1........................

2..................

3……………..

Câu 2. (3 điểm) Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh.

Câu 3. (3 điểm) Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt ? Hãy kể tên 3 loại quả khô và 3 loại quả thịt có ở địa phương em.

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu 1. (4 điểm)

Hãy sắp xếp các quả (hạt) tương ứng với từng cách phát tán của chúng rồi ghi vào phần kết quả:

Các cách phát tán

Tên quá (hạt)

Kết quả

1. Phát tán nhờ gió

  1. Quả chò

1…………..

2. Phát tán nhờ động vật

3. Tự phát tán

  1. Quả cải

  2. Quả bò công anh

  3. Quả ké đầu ngựa

  4. Quả chi chi

  5. Quả đậu bắp

  6. Quả cây xấu hô

  7. Quả trâm bầu

  8. Hạt hoa sữa

  9. Quả ổi

2…………..

3…………

Câu 2. (6 điểm) Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây hai lá mầm và hạt của cây một lá mầm.

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu 1. (4 điểm)

Hãy sắp xếp đặc điểm của hạt tương ứng với từng loại cây (hai lá mầm và một lá mầm) rồi ghi vào cột kết quả:

Các loại cây

Các đặc điểm của hạt

Kết quả

1. Cây hai lá mầm

2. Cây một lá mầm

a. Có vỏ bao bọc hạt, phôi

b. Phôi có hai lá mầm

c. Phôi có một lá mầm

d. Phôi có chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm

e. Chất dinh dưỡng nằm ở phôi nhũ

g. Chất dinh dưỡng nằm ở hai lá mầm

1...............................

2........................

Câu 2. (6 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo của rong mơ ? Rong mơ khác tảo xoắn ở điểm nào?

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu 1. (4 điểm) Hãy đánh dấu X vào ô trống để chỉ đúng các hình thức phát tán của từng loại quả và hạt.

Tên quả hoặc hạt

Cách phát tán của quả và hạt

Nhờ gió

Nhờ động vật

Tự phát tán

1. Quả cải

2. Quả chò

3. Quả bồ công anh

4. Quả ké đầu ngựa

5. Quả chi chi

6. Quả đậu bắp

7. Quả cây xấu hổ

8. Quả trâm bầu

9. Hạt hoa sữa

10. Hạt thông

Câu 2. (6 điểm) Hãy so sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn ?

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu 1. (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Ở những hoa đơn tính và những hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc, sự thụ phấn của chúng buộc phải thực hiện giữa các hoa. Đó là:

a. Hoa tự thụ phấn                                     b. Hoa giao phấn

c. Hoa đơn tính                                          d. Hoa lưỡng tính

2. Hạt hoa sữa, hạt thông, quả dậu bắp thuộc  cách phát tán nào sau đây ?

a. Phát tán nhờ gió                                    b. Phát tán nhờ động vật

c. Tự phát tán                                            d. Cả a, b và c

3. Nhóm thực vật sống ở cạn đầu tiên là:

a. Tảo                             b. Rêu                  c. Quyết                d. Cả a, b và c.

4. Đặc điểm của quả và hạt phát tán nhờ động vật ?

a. Quả ăn được (phần thịt quá)

b. Hạt thường có vỏ cứng, bền (không  tiêu hoá được)

c. Quả có gai, móc, lông cứng, bám vào da hoặc lông động vật (được động vật mang đi nơi khác)

d. Cả a, b và c đều đúng.

5. Đặc điểm chung của tảo?

a. Là những thực vật bậc thấp, chưa có thân, rễ, lá thực sự, sống ở nước ngọt

b. Cơ thể chỉ là một tán gồm một hoặc khối tế bào đồng nhất chưa phân hoá thành rễ, thân, lá, có chất diệp lục nên có thể tự chế tạo chất làm cơ cần thiết, sống ở nước mặn.

c. Là những thực vật đơn bào hoặc đa bào, có nhiều màu sắc khác nhau nhưng luôn luôn có chất diệp lục do đó có thể tự chế tạo chất hữu cơ cần thiết. Hầu hết sống ớ nước.

d. Cả a, b và c đều đúng.

Câu 2. (5 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn ? Tảo xoắn có điểm gì giống với rong mơ ?

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 11 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu 1. (2 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1.Hoa ....................... có hạt phấn rơi vào dầu nhuỵ của chính hoa đó.

a. tự thụ phấn                 b. giao phấn    c. đơn tính                 d. lưỡng tính

2. Hạt hoa sữa, quả chò, quả hồ công anh thuộc cách phát tán nào sau đây ?

a. Phát tán nhờ gió                                          b. Phát tán nhờ động vật

c. Tự phát tán                                                  d. Cả  a, b  và  c

Câu 2. (2 điểm) Đánh dấu X vào ô □ chỉ cầu đúng:

□ a. Mỗi củ lạc là một quả lạc, thuộc loại quả khô không nè.

□ b. Mỗi hạt thóc là một quả lúa, nó thuộc loại quả khô nẻ.

□ c. Quà đào, quả mơ, xoài, táo ta, dừa, mận là những quả hạch.

□ d. Cây ngô, cây kê, cây lúa, cây cam, cây bưởi là cây một lá mầm.

Câu 3. (3 điểm) Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?

Câu 4. (3 điểm) Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh ?

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 12 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu 1. (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt hai lá mầm (như hạt đỗ đen...) chứa ở:

a. Trong lá mầm                                         b. Trong phôi nhũ

c. Trong vỏ hạt                                           d. Trong phôi

2. Đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn chủ yếu. Có bào tử. Bào tử nảy mầm thành nguyên tản. Đây là đặc điểm của ngành nào ?

a. Ngành Tảo                             '                b. Ngành Rêu

c. Ngành Dương xỉ                                    d. Ngành Hạt trần

3. Lớp Hai lá mầm có đặc điểm sau:

a. Phôi có 2 lá mầm, rễ cọc, gân lá hình mạng

b. Phôi có một lá mầm, rễ chùm, gân lá song song hoặc hình cung

c. Hoa thường có 4 cánh.

d. Câu b và c đúng.

e. Câu a và c đúng.

4. Nhóm quả khô bao gồm:

a. Quả khô nẻ và quả khô không nẻ.          b. Quả mọng và quả nẻ

c. Quả hạch và quả mọng                          d. Quả hạch và quả khô

5. Thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện nào ?

a. Các lục địa mới xuất hiện, diện tích đất liền mở rộng

b. Đại dương thu hẹp, nhưng vẫn còn nhiều nước

c. Khí hậu khô và lạnh

d. Câu b và c.

Câu 2. (2 điểm) Vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng ?

Câu 3. (3 điểm) Nêu vai trò của thực vật đối với động vật ?

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 13 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu l. (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Sự phát tán của quả và hạt là:

a. Hiện tuợng quả và hạt được chuyển đi xa gốc cây mẹ

b. Hiện tượng quả chín và hạt được bật ra khỏi quả

c. Câu a và b đều đúng

d. Câu a và b đều sai

2.    Hạt của cây  Hai lá mầm khác với hạt của cây Một lá mầm ờ điểm nào?

a. Hạt cây Hai lá mầm không có phôi nhũ

b. Hạt cây Hai lá mầm không có chất dinh dưỡng dự trữ nằm ở lá mầm

c. Hạt cây Hai lá mầm phôi có hai lá mầm

d. Câu a và b đúng.

3. Những hạt nào sau đây thuộc hạt Một lá mầm?

a. Mít, ôi, đào, lúa mì                           b. Ngô, vải, nhãn, đỗ đen

c. Ngô, tre, thài lài, cỏ gấu                    d. Đỗ đen, dưa hấu, hướng dương

4. Hút thuốc lá, thuốc phiện có hại như thế nào?

a. Hút nhiều thuốc lá, chat nicôtin thấm vào cơ thể sẽ dễ gây ung thư phổi

b. Trong thuốc phiện có chứa moocphin và hêrôin là những chất độc nguy hiểm,

c. khi sử dụng dễ gây nghiện

d. Nghiện thuốc phiện có hại đến sức khỏe và gây hậu quả xấu cho bản thân, gia

đình và xã hội

e. Cả a. b và c đều đúng.

Câu 2. (3 điểm) Cây trồng khác cây dại ở điểm nào ? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 3. (3 điểm) Tại sao nói: “Rừng cây như một lá phôi xanh của con người” ?

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 14 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu 1. (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1.  Giao phấn là hiện tượng:

a. Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ của hoa đó

b. Hạt phẩn tiếp xúc với đầu nhụy

c. Hạt phấn của hoa này tiếp xúc với đầu nhuỵ của hoa kia.

d. Tế bào sinh dục dực kết hợp với tế bào sinh dục cái trong noãn tạo thành hợp tử.

2. Đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. Có nón. Hạt hở (hạt nằm trên lá noãn). Đây là đặc điểm của ngành nào ?

a. Ngành Tào                 b. Ngành Rêu         c. Ngành Dương xỉ      d. Ngành Mạt tiần

3. Thực vật có vai trò gì đối với động vật ?

a. Thực vật cung cấp ôxi và thức ăn cho động vật

b. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sống cho động vật

c. Trong một số ít trường  hợp, thực vật cũng có thể gây hại cho động vật

d. Cả a, b và c

4. Khi gieo hạt cần phải:

a. Gieo đúng thời vụ                                     b. Làm đất tơi xốp

Chống úng, chông hạn. chống rét             d. Cả a, b và c đều đúng

5. Trật tự các bậc phân loại (từ cao đến thấp) nào dưới đây là đúng

a. Ngành      lớp      bộ       họ       chi      loài

b. Lớp       bộ      họ       chi      loài       ngành

c. Bộ       họ      chi      loài       ngành      lớp

d.    Họ      chi       loài       ngành       lớp      bộ

Câu 2. (2 điểm) Tại sao người ta nói nếu không có thực vật thì cũng không có loài người ?

Câu 3. (3 điểm) Hút thuốc phiện có hại như thế nào?

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 15 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu 1. (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Bộ phận của hạt sẽ phát triển thành cây non sau khi nảy mầm là:

a. Vỏ hạt                                               b. Phôi hạt

c. Phôi nhũ                                            d. vỏ hạt và phôi nhũ

2. Lớp Một lá mầm có đặc điểm sau:

a. Phôi có 2 lá mầm, rễ cọc, gân lá hình mạng

b. Phôi có một lá mầm, rễ chùm, gân lá song song hoặc hình cung

c. Hoa thường có 6 cánh hoặc 3 cánh

d. Cả b và c

e. Cả a và c

3. Phôi của hại phát triển từ:

a. Tinh trùng       b. Trứng               c. Hợp tử               d. Noãn

4. Quyết cổ đại phái triển mạnh tạo thành những rừng dương xỉ thân gỗ lớn trong điều kiện khí hậu Trái Đất như thế nào ?

a. Khi hậu khô và lạnh                    b. Khí hậu rất nóng và ẩm

c. Có các biến cố địa chất               d. Cả b và c

5. Đặc điểm được xem là tiến hóa hơn của rêu so với tảo là:

a. Đã có thân, lá                              b. Đã có rễ chính thức,

c. Có chứa chất diệp lục                 d. Tất cả đều đúng

Câu 2. (5 điểm) cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam ?         .

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 16 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu 1. (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Chất dự trữ của hạt thường nằm ở đâu ?

a. Trong lá mầm hoặc phôi nhũ           b. Trong chồi mầm hoặc phôi nhũ

c. Trong thân mâm hoặc phôi nhũ       d. Trong thân mầm hoặc chồi mầm

2. Quả và hạt phát tán nhờ gió thường có đặc điểm gì ?

a. Quả khi chín tự mở được                                         b. Quả có gai móc

c. Quả và hạt nhẹ thường có cánh hoặc chùm lông     d. Quả khô tự mở

3. Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây Hai lá mầm ?

a. Cây lúa, cây xoài, cây ngô

b.Cây tỏi, cây táo, cây cà chua

c. Cây bưởi, cây cà chua, cây lạc, cây nhãn

d. Cây cam, cây hoa hồng, cây vải thiều, cây tỏi

4. Đặc điểm nào dưới đây đã giúp các thực vật ở cạn thích nghi với môi trường cạn ?

a. Cơ thể phân hoá thành rễ, thân, lá.      b. Có hệ thống dẫn

c. Sinh sản bằng hạt hay bằng bào tử       d. Cả a và b.

5. Đặc điểm đặc trưng của Quyết là:

a. Sinh sản bằng hạt                                   b. Đã có rễ, thân, lá, có mạch dẫn

c. Chưa có rễ, thân, lá thật                       d. Nón đực nằm ở ngọn cây

Câu 2. (5 điểm) Thế nào là Phân loại thực vật ? Kể những ngành thực vật đã học và cho biết những ngành nào thuộc thực vật bậc thấp, bậc cao ?

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 17 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu 1. (5 điểm) Chọn từ thích hợp: bào tử, nguyên tản, rễ, thân, lá, mạch dẫn, cuộn tròn ở đầu điền vào chỗ dấu chấm (...) trong các câu sau:

- Dương xỉ là những cây đã có.................... thật sự

- Lá non của cây dương xỉ bao giờ cũng.............

- Khác với rêu, bên trong thân và lá dương xỉ đã có............ giữ chức năng

vận chuyển nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng

-  Dương xỉ sinh sản bằng.................. như rêu, nhưng khác rêu ở chỗ có

................. do bào tử phát triển thành.

Câu 2. (5 điểm) Nêu đặc điểm chung của thực vật Hạt kín ?

Trả lời


 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 18 - Học kì 2 - Sinh 6

Câu 1. (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Đặc điểm của hoa nở về ban đêm là gì ?

a.  Hoa thường có màu trắng

b. Hoa có mùi thơm đặc biệt quyến rũ sâu bọ

c. Hoa có màu sắc sặc sỡ

d. Câu a và b.        

2. Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là:

a. Sinh sản hữu tính                                   b. Sinh sản vô tính

c. Sinh sản sinh dưỡng                              d. Cả a, b và c.

3. Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ các điều kiện nào ?

a. Nước, không khí và nhiệt độ thích hợp

b. Nhiệt độ, độ ẩm không khí, phân bón

c. Nước, phân bón, nhiệt độ

d. Giống cây trồng, nước, phân bón

4. Tên gọi chung cho nhóm các quả: mơ, đào, xoài, dừa,… là:

a. Quả mọng          b. Quả hạch          c. Quả thịt             d. Quả khô

Câu 2. (6 điểm)

Hãy tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng dưới đây:

Câu hỏi

Trả lời

Hạt đỗ đen

Hạt ngô

1. Hạt gồm có những bộ phận nào ?

2. Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?

3. Phôi gồm nhũng bộ phận nào ?

4. Phôi có mấy lá mầm ?

5. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu ?

2 tháng 5 2019

Cây tròng khác cây dại ở :C.

Quyết khác rêu ở đặc điểm: A.

Thực vật ở nước(tảo nguyên thủy) xuất hiện trong điều kienj nào?: C

Cây nào sau đây thuộc lớp cây 2 lá mầm:

A.cây cau

B.cây dương xỉ

C.cây rêu

D.cây mít

Thực vật chiếm ưu thế và tiến hóa nhất là:

A.Rêu 

B.dương xỉ

C.hạt trần.

D.hạt kín

                  Câu 1: Đọc đoạn thơ sau trả lời câu hỏi:                                          Bỗng lèo chớp đỏ                                           Thôi rồi, Lượm ơi !                                          Chứ đòng chí nhỏ                                          Một dòng máu tươi !                                          Cháu nằm trên lúa                                          Tay nắm chặt bông                               ...
Đọc tiếp

 

                 Câu 1: Đọc đoạn thơ sau trả lời câu hỏi:

                                          Bỗng lèo chớp đỏ 

                                          Thôi rồi, Lượm ơi !

                                          Chứ đòng chí nhỏ

                                          Một dòng máu tươi !

 

                                         Cháu nằm trên lúa 

                                         Tay nắm chặt bông

                                         Lúa thơm mùi sữa

                                         Hồn bay giữa đồng...

 

                                         Lượm ơi, còn không ?

 

             Câu hỏi:

     a) Nêu nội dung đoạn thơ trên.

     b) Trọng đoạn thơ tác giả gọi Lượm bằng những cách nào? Ý nghĩa ?

    C) Sự hi sinh của Lượm gợi cho em cảm xúc j ?

                      Chú ý : Giúp mk câu C nhanh nha mk đang cần gấp. ĐÁNH TICK CHO 5 BN TRẢ LỜI NHANH NHA.

                                                # Thanks #

6
2 tháng 5 2019

Nhà thơ gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ của em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

2 tháng 5 2019

a)thể hiện sự hi sinh của chú bé gắn liền với đồng

b)tác giả gọi lượm bằng chấu thể hiện sự gần gũi thân thiết

c)lượm tuy nhỏ tuổi nhưng rất dũng cảm ko ngại khó khăn bằng lòng hi sinh thân mình để đưa thư

CHÚC BẠN HỌC TỐT

MN THẤY ĐÚNG THÌ K CHO MINK NHA

2 tháng 5 2019

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi. Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con. Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm… Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít… Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm. Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai. Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn. Tả con đường từ nhà em đến trường - Bài làm số 3 Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đãin dấu chân em mỗi buổi đến trường. Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc. Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đãkhá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời .Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em. Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp. Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt.Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá răm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em. Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên. Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây sà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui. Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hìmh ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.

2 tháng 5 2019

là sao thế bn ????

2 tháng 5 2019

Chưa hợp lý cho lắm. Vì món ăn nhiều chất béo quá.

Đell hợp lý cko lắm vì hơi béo

2 tháng 5 2019

khuyên nhanh: lên mạng kiếm