K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2019

I. Mở bài:

Giới thiệu cảnh đẹp và nêu khái quát về cảnh đó (hè này, em được học sinh giỏi nên bố mẹ em thưởng cho em đi chơi đến bãi biển...)

Vẻ đẹp của biển vào lúc bình minh thật rực rỡ....

II. Thân bài: Miêu tả cảnh biển ấy

1. Lúc mặt trời mọc:

+Trời tờ mờ sáng, se lạnh, gió thoảng nhè nhẹ làm mặt nước gợn những đợt sóng nhỏ.

+Cây cối vẫn còn ướt đẫm sương đêm, đung đưa theo làn gió sớm.

+Tiếng sóng biển rì rào, những con sóng xô vào bờ cát trắng mịn...

+Mặt trời từ từ nhô lên khỏi chân núi xa như đang đội biển,nhú lên dần rạng rỡ, tươi tắn rắc những tia nắng vàng xuống vạn vật.

+Ánh nắng tan chảy trên bờ cát trắng,vỡ òa trong gió nâng cả bầu trời lên cao.

+Nắng nhảy nhót trên sóng nước hòa vào tiếng hát của đại dương bao la.

+Bãi cát mịn, giòn giã, ướt đẫm sương đêm in dấu chân người.

+Mặt nước xanh biếc hòa lẫn với sắc xanh của trời thật hài hòa, kì ảo tạo nên sự thú vị khi đứng trước biển, có thể cảm nhận được vị mặn mòi của biển.

2. Mặt trời nhô lên cao:

+Mặt trời đỏ rực như quả cầu lửa lơ lửng giữa trời

+Mặt biển lóe sáng cùng vài con thuyền nhấp nhô trên biển,rẽ sóng ra khơi.

+Những con sóng nối đuôi nhau xô ì oạp vào bờ

+Những con chim hải âu cất tiếng hót vang

+Mọi người dắt tay nhau dạo chơi trên biển, nói chuyện rôm rả. Một vài tốp trẻ nô đùa cùng sóng nước, khuôn mặt rạng ngời, nụ cười tươi tắn trên môi.

III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về bãi biển ấy

+Cảnh bình minh trên biển thật đẹp và tráng lệ nhưng cũng thật hiền hòa, thú vị 

+Em cảm thấy yêu biển biết bao!

8 tháng 5 2019

bạn ơi

viết bài nx bạn ạ

8 tháng 5 2019

DÀN Ý :
I. Mở bài:
 giới thiệu cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Ví dụ :
Quê hương tôi rất đỗi bình dị và thân thương, quê tôi có những cánh đồng thẳng tắp, những con trâu mải mê gặm cỏ,… tôi yêu nhất là cảnh hoàng hôn trên quê hương tôi.
II. Thân bài : tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em
1. Tả bao quát cảnh hoàng hôn trên quê hương em

  • Quê hương em đang vào mùa nào ?
  • Quê hương em có gì đặc biệt ?
  • Quê hương em có nét độc đáo gì ?

2. Tả chi tiết cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Cảnh mặt trời sắp lặn trên quê hương em :

  • Mặt trời đỏ lửng còn trên ngọn núi
  • Mặt trời chiếu sáng trên cánh đồng thẳng tắp
  • Những chú chim đi kiếm mồi cho buổi tối
  • Những người nông dân vác cuốc ra về
  • Những chú trâu vẫn còn mãi mê gặm cỏ
  • Những đứa trẻ chơi thả diều, chạy đuổi,…
  • Những chú gà bắt đầu lên chuồng
  • Những em học sinh đi học về trên đường làng quê

Tả cảnh mặt trời đã lặn trên quê hương em :

  • Mặt trời lặn, bầu trời dần tối lại
  • Mọi người đã về nhà chuẩn bị bữa ăn tối
  • Những con trâu cũng được về nhà
  • Cánh đồng không một bóng người
  • Nhìn xa xa lấp lánh ánh đèn của mọi nhà
  • Tiếng dế kêu inh ỏi khắp mọi nơi
  • Lâu lâu có tiếng của những chú chó sủa khi nhà có khách.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Ví dụ : em rất yêu cảnh hoàng hôn trên quê hương em. Dù sau này lớn lên và di xa em cũng sẽ không bao giờ quên một cảnh đẹp này.
T

8 tháng 5 2019

Tháp Bình Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV với nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật xây dựng. Trước đây, Tháp có 15 tầng nhưng hiện chỉ còn 12 tầng. Tháp cao 14 thước 70, hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, và được xây từ 13.200 viên gạch nung. Phần ruột Tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân Tháp lên ngọn. Xung quanh Tháp được ốp một lớp gạch vuông, phủ kín thân Tháp. Mặt ngoài của lớp gạch ốp này được trang trí hoa văn phong phú mang đặc trưng của nghệ thuật thời Lý – Trần.  

 Tương truyền ngôi tháp có 15 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng. Tháp cao 16 mét, lòng tháp rỗng. Bệ tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 4,45 mét thu nhỏ dần lên đỉnh, tầng trên cùng mỗi cạnh dài 1,55 mét. Tháp Bình Sơn được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm. Dấu vết hoa văn trang trí trên thân tháp hiện còn là những họa tiết hoa cúc, cánh sen, cánh đề, sư tử hí cầu, rồng chạm nổi… Trải qua nhiều thế kỷ mưa nắng dãi dầu, lại thường bị lũ lụt tràn về tàn phá, đã có lúc tháp bị nghiêng lệch và sụt lở.

Điều đáng ghi nhận là vào đầu thập niên 1970, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến tranh, Bộ Văn hóa Thông tin kết hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú đã chỉ đạo và phối hợp với nhiều ban ngành như: Xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương, Hợp tác xã cao cấp gốm sành Hương Canh cùng các nghệ nhân bỏ nhiều công sức để phục dựng, cứu vãn ngôi tháp tồn tại đến ngày nay. Trong các lần trùng tu, mặc dầu đã chọn đất rất kỹ, chọn phương pháp nung tối ưu nhưng chất lượng gạch mới vẫn không thể sánh với gạch nung nguyên thủy của tháp nên đã bị rêu đóng.

Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay?

Thông thường nếu là giếng thì miệng giếng phải tròn đều, đằng này miệng giếng hình hơi thuẫn (đường kính dài khoảng 4 mét và đường kính ngắn khoảng 3 mét). Còn nếu là tháp thì chân tháp cũng phải hình vuông hay hình chữ nhật, nền móng phải có độ dày. Phải chăng cái giếng là một ngôi mộ cổ đã được bốc dỡ?

Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, tương truyền cây sứ đó đã trên 500 năm tuổi. Cần xác định niên đại, nếu quả thật cây sứ ấy trên 500 năm thì thật quý giá, cần phải bảo tồn.

Đại đức Thích Kiến Nguyệt, Trưởng ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng ban Hưng công Thiền phái Trúc Lâm được Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (chủ đầu tư) đề cử thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bình Sơn cho biết: “Tôi được biết tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo, đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần”.

Được biết, tháp Bình Sơn nằm trong tuyến du lịch tâm linh tham quan thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chỉ cách thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khoảng 20 cây số). Vì thế, ngôi tháp cổ Bình Sơn cần được bảo tồn, nghiên cứu bài bản để giới thiệu cho du khách, nhất là du khách Phật giáo.

8 tháng 5 2019

cảm ơn bạn nha!

danh từ là từ những từ chỉ sự vật còn đại từ là từ để thay thế

mik giải thik chắc còn thiếu nhìu mong bn bỏ qua

8 tháng 5 2019

Danh từ là những từ chỉ tên của một sự vật

VD:ghế, bàn,...

Đại từ là những từ dùng để xưng hô

VD:tôi, chúng tôi,...MK giải thích còn thiếu nên xin bn bỏ qua 

8 tháng 5 2019

con vịt

8 tháng 5 2019

Con vịt 

MAGICPENCIL CẦU XIN K

Câu 1: (3 điểm) Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Nêu vị trí, đặc điểm của mỗi tầng.

Câu 2: (2 điểm) Sông và hồ khác nhau như thế nào?

Câu 3: (3 điểm) Cho biết sóng là gì? Nêu nguyên nhân sinh ra sóng. Thủy triều là gì? Dòng biển là gì? Nêu nguyên nhân sinh ra dòng biển và thủy triều.

Câu 4: (2 điểm) Hãy vẽ hình Trái Đất, điền các đới khí hậu và các loại gió trên Trái Đất.

Giới Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng có thành tế bào bằng kitin (chitin). Phần lớn nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào được gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên hệ sợi(mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào. Quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm thường là qua bào tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay quả thể. Một số loài mất khả năng tạo nên những cấu trúc sinh sản đặc biệt và nhân lên qua hình thức sinh sản sinh dưỡng.

Những đại diện tiêu biểu của nấm là nấm mốc, nấm men và nấm lớn(nấm quả thể). Giới Nấm là nhóm sinh vật đơn ngành (monophyle) mà có nguồn gốc hoàn toàn khác biệt với những sinh vật có hình thái tương tự như nấm nhầy (myxomycetes) hay mốc nước (oomycetes). Nấm có mối quan hệ gần với động vật hơn là thực vật, cho dù thế thì môn học về nấm, hay nấm học, lại thường được xếp vào thành một nhánh của môn thực vật học.

Trên Trái Đất, đa phần các nấm đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, chúng sống phần lớn ở trong đất, chất mùn, xác sinh vật chết, cộng sinh hoặc ký sinh trên cơ thể động, thực vật và nấm khác. Vi nấmđóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, chúng phân hủy các vật chất hữu cơ và không thể thiếu được trong chu trình chuyển hóa và trao đổi vật chất. Một số loài nấm có thể nhận thấy được khi ở dạng quả thể, như nấm lớn và nấm mốc. Nấm được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống lẫn sản xuất. Nhiều loài được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men. Nấm còn được dùng để sản xuất chất kháng sinh, hoóc môn trong y học và nhiều loại enzym. Tuy vậy, nhiều loại nấm lại có chứa các chất hoạt động sinh học được gọi là mycotoxin, như ancaloit và polyketit-là những chất độc đối với động vật lẫn con người(gây buồn nôn, khó chịu, ngộ độc). Một số loại nấm được sử dụng để kích thích hoặc dùng trong các nghi lễ truyền thống với vai trò tác động lên trí tuệ và hành vi của con người. Vài loại nấm có thể gây ra các chứng bệnh cho con người và động vật, cũng như bệnh dịch cho cây trồng, mùa màng và có thể gây tác động lớn lên an ninh lương thực và kinh tế.

Mục lục

  • 1Sự đa dạng
  • 2Hình thái
  • 3Vòng đời
  • 4Sinh thái
    • 4.1Cộng sinh
      • 4.1.1Với thực vật
      • 4.1.2Với côn trùng
      • 4.1.3Mầm bệnh và ký sinh
    • 4.2Săn mồi
    • 4.3Dinh dưỡng và khả năng tự dưỡng
  • 5Vai trò đối với con người
    • 5.1Chế biến thực phẩm
    • 5.2Nấm ăn và nấm độc
    • 5.3Dược liệu và chiết xuất
    • 5.4Phục hồi sinh học
      • 5.4.1Điều khiển sinh học
    • 5.5Kẻ phá hoại
  • 6Nguồn gốc và phân loại
    • 6.1Lịch sử tiến hóa
      • 6.1.1Cây phát sinh
    • 6.2Các nhóm phân loại
    • 6.3Mối quan hệ với những sinh vật giống nấm khác
  • 7Xem thêm
  • 8Chú thích
  • 9Liên kết ngoài

Sự đa dạng[sửa | sửa mã nguồn]

Nấm phân bố trên toàn thế giới và phát triển ở nhiều dạng môi trường sống khác nhau, kể cả sa mạc, nơi tập trung nồng độ muối cao[3] hay có phóng xạ ion hóa,[4] cũng như trầm tích biển sâu.[5] Đa phần nấm sống ở trên cạn, nhưng một số loài sống ở môi trường nước (như Batrachochytrium dendrobatidis - ký sinh và làm suy giảm số lượng động vật lưỡng cư toàn cầu). Nấm thủy sinh còn sống ở vùng nhiệt dịch đại dương.[6] Nấm và vi khuẩn là những sinh vật phân huỷ chính có vai trò quan trọng đối với các hệ sinh thái trên cạn trên toàn thế giới. Dựa theo sự theo tỉ lệ giữa số loài nấm với số loài thực vật ở trong cùng một môi trường, người ta ước tính giới Nấm có khoảng 1,5 triệu loài[7]. Khoảng 100.000 loài nấm đã được các nhà phân loại học phát hiện và miêu tả,[8] tuy nhiên kích cỡ thực sự của tính đa dạng của giới Nấm vẫn còn là điều bí ẩn[9]. Đa phần nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào gọi là sợi nấm, cấu tạo nên thể sợi (hay khuẩn ty), trong khi những loài khác thì lại phát triển dưới dạng đơn bào[10][11]. Cho đến gần đây, nhiều loại nấm đã được miêu tả dựa trên những đặc điểm hình thái, như kích cỡ và hình dạng các bào tử hay quả thể, hay dựa trên khái niệm loài sinh vật với sự trợ giúp của các công cụ phân tử, như phương pháp Dideoxy, đã gia tăng mạnh cách thức và khả năng ước tính sự đa dạng của nấm trong phạm vi các nhóm phân loại khác nhau[12].

Hình thái[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng đời[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Nấm lỗ phát triển trên một cây ở Borneo

Dù không dễ thấy, nhưng nấm lại có mặt ở tất cả các môi trường trên Trái Đất và đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái. Cùng với vi khuẩn, nấm là sinh vật phân hủy chính ở hầu hết các hệ sinh thái trên cạn (và một số là ở dưới nước), bởi vậy nên chúng cũng có vai trò quan trọng các chu trình sinh địa hóa và ở nhiều lưới thức ăn. Khi sống hoại sinh hay cộng sinh, chúng phân hủy những vật chất hữu cơ thành những phân tử vô cơ, rồi sau đó những chất này sẽ được đồng hóa ở thực vật hay những sinh vật khác [13][14].

Cộng sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Nấm có mối quan hệ cộng sinh với hầu hết tất cả các giới [15][16][17]. Quan hệ của chúng có thể hỗ trợ hoặc đối nghịch nhau, hay với những nấm hội sinh thì không đem lại bất cứ lợi ích hay tác hại rõ ràng nào đối với vật chủ [18][19][20].

Với thực vật[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Nấm rễ và Địa y

Một nấm rễ thạch nam tách từ Woollsia pungens

Nấm rễ là một hình thức cộng sinh giữa thực vật và nấm, chia làm hai loại: nấm rễ trong (endomycorrhiza, tức nấm ký sinh đơn bào sống bên trong tế bào rễ cây) và nấm rễ ngoài (ectomycorrhiza, tức rễ của nấm bám dày đặc xung quanh đầu rễ cây và xâm nhập vào giữa các tế bào rễ cây). Đây là quần hợp nấm-thực vật được biết nhiều nhất và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thực vật cũng như nhiều hệ sinh thái, hơn 90% các loài thực vật có quan hệ với nấm theo hình thức nấm rễ và phụ thuộc vào mối quan hệ này để tồn tại[21][22][23]. Sự cộng sinh nấm rễ đã có lịch sử xa xưa, ít nhất là từ hơn 400 triệu năm về trước [24]. Chúng thường làm tăng khả năng hấp thu các hợp chất vô cơ của thực vật, như nitrat và photphat, từ những đất có nồng độ những nguyên tố thiết yếu thấp[25]. Ở một số nấm rễ, thành phần nấm có thể đóng vai trò trung gian giữa thực vật với thực vật, vận chuyển carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác. Những cộng đồng nấm rễ đó được gọi là "mạng lưới nấm rễ chung"[26]. Một số nấm có khả năng kích thích sự sinh trưởng của cây bằng cách tiết ra các hoóc môn thực vật như axít idolaxe (IAA) [27].

Địa y là dạng cộng sinh giữa nấm (hầu hết các loài nấm nang và một số nấm đảm) với tảo hay vi khuẩn lam (gọi chung là đối tác quang hợp), trong đó những tế bào quang hợp được gắn vào những mô nấm [28]. Giống với nấm rễ, những đối tác quang hợp sẽ cung cấp cacbohyđrat được tạo ra trong quá trình quang hợp, đổi lại nấm cung cấp cho chúng các chất khoáng và nước. Những chức năng của toàn bộ cơ thể địa y gần như giống hệt với một cơ thể đơn độc. Địa y là những sinh vật tiên phong và xuất hiện ở những nơi nguyên thủy như đá tảng hay nham thạch núi lửa đã nguội. Chúng có thể thích nghi cực tốt với những điều kiện khắc nghiệt như giá lạnh hay khô hạn và là những ví dụ tiêu biểu nhất của sự cộng sinh[27].

Một số loài nấm sống trong cây có thể tiết ra những độc tố nấm để ngăn cản những động vật ăn cỏ ăn vật chủ của chúng[29].

Với côn trùng[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều côn trùng có mối quan hệ hỗ trợ với nhiều loại nấm. Vài loại kiến trồng những loài nấm thuộc bộ Nấm mỡ (Agaricales) để làm nguồn thức ăn chính, trong khi đó những loài bọ cánh cứng Ambrosia trồng nhiều loài nấm trong lớp vỏ cây mà chúng cư trú [30]. Loài mối ở xavan châu Phi cũng được biết có khả năng trồng nấm [31].

Mầm bệnh và ký sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh đạo ôn ở lúa do Magnaporthe oryzae gây ra

Bài chi tiết: Nấm bệnh và Bệnh nấm

Tuy vậy, nhiều loại nấm lại ký sinh trên con người, thực vật, động vật và nấm khác. Những loài nấm gây bệnh trên cây trồng có thể gây thiệt hại rộng lớn cho ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, ví dụ như nấm đạo ôn (Magnaporthe oryzae) gây bệnh cho lúa[32], Ophiostoma ulmi và Ophiostoma novo-ulmi gây ra bệnh du Hà Lan[33], còn Cryphonectria parasia là nguyên nhân của bệnh thối cây dẻ[34]. Những loài gây bệnh cho cây thuộc các chi Fusarium, Ustilago, Alternaria và Cochliobolus[19], còn những loài có khả năng gây bệnh cho người lại thuộc các chi như Aspergillus, Candida, Cryptoccocus[20][35][36], Histoplasma[37] và Pneumocystis [38]. Chúng có thể gây ra những bệnh ngoài da ở người như nấm chân hay hắc lào cho đến những bệnh nguy hiểm có thể gây chết người như viêm màng não (nấm Cryptococcus neoformans)[39] hay viêm phổi. Nấm gây ra nhiều bệnh cơ hội, tức những bệnh tấn công những người bị suy giảm miễn dịch [40], trong đó có những người bị HIV/AIDS [41], ví dụ như bệnh candidiasis (nấm Candida, gây ra chứng lở miệng ở trẻ em và âm đạo phụ nữ), histoplasmosis (Histoplasma capsulatum), cryptococcosis (Cryptococcus neoformans), aspergillosis (Aspergillus), coccidioidomycosis (Coccidioides immitis hay C. posadasii), viêm phổi pneumocystis(Pneumocystis jirovecii)... và rất nhiều bệnh khác[41][42].

Có khoảng 70 loài[43] nấm sinh bào tử là những tác nhân gây dị ứng. Chúng có thể là nấm mốc trong nhà hay ngoài trời, đa phần là nấm sợi như các chi Alternaria, Asperillus, Cladosporium, Helminthosporium, Epicoccum, Penicillium, Fusarium..., chỉ có vài loài là nấm đơn bào như Candida, Rhodotorula, có một số loài là nấm lớn như Agaricus, Coprinus, Fomes, Ganoderma...[43][44] Bào tử nấm có thể gây ra những chứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng[45], các bệnh nấm dị ứng phế quản phổi và viêm phổi quá mẫn[44].

Săn mồi[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Nấm ăn thịt

Một số loài nấm là những kẻ săn giun tròn. Chúng có thể biến đổi sợi nấm để tạo thành những cấu trúc đặc biệt có chức năng bẫy giun tròn, nên được gọi với tên chung là nấm bẫy mồi[46]. Những loại bẫy thường thấy là: mạng dính (hay lưới dính), bọng dính, vòng không thắt, cột dính, vòng thắt[47][48] và bào tử dính[49]. Các loài nấm bắt mồi theo kiểu này thường thuộc các chi Arthrobotrys, Dactylaria, Dactylella và Trichothecium[46][50]. Có vài loài như Zoopage phanera[46][51] thì lại tiết chất dính ra toàn bộ mặt ngoài sợi nấm và cũng có khả năng bẫy mồi tương tự.

Dinh dưỡng và khả năng tự dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]

Sự phát triển của nấm dưới dạng sợi nấm ở những môi trường rắn cũng như dưới dạng đơn bào ở môi trường nước, đều được điều chỉnh để hút các chất dinh dưỡng hiệu quả nhất từ môi trường, bởi chúng đều có tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tíchcao. Sự thích nghi hình thái đã được bổ sung bởi những enzym thủy phân trong những môi trường tiêu hóa có phân tử hữu cơ lớn, như polysaccarit, protein, lipit và những chất nền dinh dưỡng khác. Những phân tử này bị thủy phân thành những phân tử nhỏ hơn[52][53][54], sau đó trở thành những chất dinh dưỡng được hấp thụ vào tế bào nấm.

Thông thường nấm được coi là những sinh vật dị dưỡng, tức những cơ thể chỉ có thể lấy cacbon từ những sinh vật khác cho quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, nấm đã tiến hóa khả năng chuyển hoá mà cho phép chúng sử dụng đa dạng những loại chất nền hữu cơ để phát triển, bao gồm các hợp chất đơn giản như nitrat, amoniac, axetat hay êtanol[55][56]. Những nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng rằng nấm đã sử dụng sắc tố melanin để lấy năng lượng từ những phóng xạ ion hóa, như tia gamma, gọi nôm na là "vô tuyến dưỡng"[57]. Người ta cho rằng quá trình này có điểm tương đồng với quá trình quang hợp ở thực vật[57]. Tuy nhiên, hiện nay đang thiếu những bằng chứng sinh hóa có giá trị ủng hộ cho giả thuyết này.

Vai trò đối với con người[sửa | sửa mã nguồn]

Nấm đã được con người sử dụng để chế biến và bảo quản thức ăn một cách rộng rãi và lâu dài: nấm men được sử dụng cho quá trình lên men để tạo ra rượu, bia và bánh mì, một số loài nấm khác được sử dụng để sản xuất xì dầu (nước tương) và tempeh. Trồng nấm và hái nấm là những ngành kinh doanh lớn ở nhiều nước. Nhiều loại nấm được sử dụng để sản xuất chất kháng sinh, gồm các kháng sinh β-lactam như penicillin và cephalosporin. Những loại kháng sinh này đều được sử dụng rộng rãi trong việc chữa trị các bệnh do vi khuẩn gây ra như: lao, phong cùi, giang mai và nhiều bệnh khác ở đầu thế kỷ XX, tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong hóa học trị liệu kháng khuẩn. Môn khoa học nghiên cứu về lịch sử ứng dụng và vai trò của nấm được gọi là nấm học dân tộc.Giới Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng có thành tế bào bằng kitin (chitin). Phần lớn nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào được gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên hệ sợi(mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào. Quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm thường là qua bào tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay quả thể. Một số loài mất khả năng tạo nên những cấu trúc sinh sản đặc biệt và nhân lên qua hình thức sinh sản sinh dưỡng.

Những đại diện tiêu biểu của nấm là nấm mốc, nấm men và nấm lớn(nấm quả thể). Giới Nấm là nhóm sinh vật đơn ngành (monophyle) mà có nguồn gốc hoàn toàn khác biệt với những sinh vật có hình thái tương tự như nấm nhầy (myxomycetes) hay mốc nước (oomycetes). Nấm có mối quan hệ gần với động vật hơn là thực vật, cho dù thế thì môn học về nấm, hay nấm học, lại thường được xếp vào thành một nhánh của môn thực vật học.

Trên Trái Đất, đa phần các nấm đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, chúng sống phần lớn ở trong đất, chất mùn, xác sinh vật chết, cộng sinh hoặc ký sinh trên cơ thể động, thực vật và nấm khác. Vi nấmđóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, chúng phân hủy các vật chất hữu cơ và không thể thiếu được trong chu trình chuyển hóa và trao đổi vật chất. Một số loài nấm có thể nhận thấy được khi ở dạng quả thể, như nấm lớn và nấm mốc. Nấm được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống lẫn sản xuất. Nhiều loài được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men. Nấm còn được dùng để sản xuất chất kháng sinh, hoóc môn trong y học và nhiều loại enzym. Tuy vậy, nhiều loại nấm lại có chứa các chất hoạt động sinh học được gọi là mycotoxin, như ancaloit và polyketit-là những chất độc đối với động vật lẫn con người(gây buồn nôn, khó chịu, ngộ độc). Một số loại nấm được sử dụng để kích thích hoặc dùng trong các nghi lễ truyền thống với vai trò tác động lên trí tuệ và hành vi của con người. Vài loại nấm có thể gây ra các chứng bệnh cho con người và động vật, cũng như bệnh dịch cho cây trồng, mùa màng và có thể gây tác động lớn lên an ninh lương thực và kinh tế.

Mục lục

  • 1Sự đa dạng
  • 2Hình thái
  • 3Vòng đời
  • 4Sinh thái
    • 4.1Cộng sinh
      • 4.1.1Với thực vật
      • 4.1.2Với côn trùng
      • 4.1.3Mầm bệnh và ký sinh
    • 4.2Săn mồi
    • 4.3Dinh dưỡng và khả năng tự dưỡng
  • 5Vai trò đối với con người
    • 5.1Chế biến thực phẩm
    • 5.2Nấm ăn và nấm độc
    • 5.3Dược liệu và chiết xuất
    • 5.4Phục hồi sinh học
      • 5.4.1Điều khiển sinh học
    • 5.5Kẻ phá hoại
  • 6Nguồn gốc và phân loại
    • 6.1Lịch sử tiến hóa
      • 6.1.1Cây phát sinh
    • 6.2Các nhóm phân loại
    • 6.3Mối quan hệ với những sinh vật giống nấm khác
  • 7Xem thêm
  • 8Chú thích
  • 9Liên kết ngoài

Sự đa dạng[sửa | sửa mã nguồn]

Nấm phân bố trên toàn thế giới và phát triển ở nhiều dạng môi trường sống khác nhau, kể cả sa mạc, nơi tập trung nồng độ muối cao[3] hay có phóng xạ ion hóa,[4] cũng như trầm tích biển sâu.[5] Đa phần nấm sống ở trên cạn, nhưng một số loài sống ở môi trường nước (như Batrachochytrium dendrobatidis - ký sinh và làm suy giảm số lượng động vật lưỡng cư toàn cầu). Nấm thủy sinh còn sống ở vùng nhiệt dịch đại dương.[6] Nấm và vi khuẩn là những sinh vật phân huỷ chính có vai trò quan trọng đối với các hệ sinh thái trên cạn trên toàn thế giới. Dựa theo sự theo tỉ lệ giữa số loài nấm với số loài thực vật ở trong cùng một môi trường, người ta ước tính giới Nấm có khoảng 1,5 triệu loài[7]. Khoảng 100.000 loài nấm đã được các nhà phân loại học phát hiện và miêu tả,[8] tuy nhiên kích cỡ thực sự của tính đa dạng của giới Nấm vẫn còn là điều bí ẩn[9]. Đa phần nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào gọi là sợi nấm, cấu tạo nên thể sợi (hay khuẩn ty), trong khi những loài khác thì lại phát triển dưới dạng đơn bào[10][11]. Cho đến gần đây, nhiều loại nấm đã được miêu tả dựa trên những đặc điểm hình thái, như kích cỡ và hình dạng các bào tử hay quả thể, hay dựa trên khái niệm loài sinh vật với sự trợ giúp của các công cụ phân tử, như phương pháp Dideoxy, đã gia tăng mạnh cách thức và khả năng ước tính sự đa dạng của nấm trong phạm vi các nhóm phân loại khác nhau[12].

Hình thái[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng đời[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Nấm lỗ phát triển trên một cây ở Borneo

Dù không dễ thấy, nhưng nấm lại có mặt ở tất cả các môi trường trên Trái Đất và đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái. Cùng với vi khuẩn, nấm là sinh vật phân hủy chính ở hầu hết các hệ sinh thái trên cạn (và một số là ở dưới nước), bởi vậy nên chúng cũng có vai trò quan trọng các chu trình sinh địa hóa và ở nhiều lưới thức ăn. Khi sống hoại sinh hay cộng sinh, chúng phân hủy những vật chất hữu cơ thành những phân tử vô cơ, rồi sau đó những chất này sẽ được đồng hóa ở thực vật hay những sinh vật khác [13][14].

Cộng sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Nấm có mối quan hệ cộng sinh với hầu hết tất cả các giới [15][16][17]. Quan hệ của chúng có thể hỗ trợ hoặc đối nghịch nhau, hay với những nấm hội sinh thì không đem lại bất cứ lợi ích hay tác hại rõ ràng nào đối với vật chủ [18][19][20].

Với thực vật[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Nấm rễ và Địa y

Một nấm rễ thạch nam tách từ Woollsia pungens

Nấm rễ là một hình thức cộng sinh giữa thực vật và nấm, chia làm hai loại: nấm rễ trong (endomycorrhiza, tức nấm ký sinh đơn bào sống bên trong tế bào rễ cây) và nấm rễ ngoài (ectomycorrhiza, tức rễ của nấm bám dày đặc xung quanh đầu rễ cây và xâm nhập vào giữa các tế bào rễ cây). Đây là quần hợp nấm-thực vật được biết nhiều nhất và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thực vật cũng như nhiều hệ sinh thái, hơn 90% các loài thực vật có quan hệ với nấm theo hình thức nấm rễ và phụ thuộc vào mối quan hệ này để tồn tại[21][22][23]. Sự cộng sinh nấm rễ đã có lịch sử xa xưa, ít nhất là từ hơn 400 triệu năm về trước [24]. Chúng thường làm tăng khả năng hấp thu các hợp chất vô cơ của thực vật, như nitrat và photphat, từ những đất có nồng độ những nguyên tố thiết yếu thấp[25]. Ở một số nấm rễ, thành phần nấm có thể đóng vai trò trung gian giữa thực vật với thực vật, vận chuyển carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác. Những cộng đồng nấm rễ đó được gọi là "mạng lưới nấm rễ chung"[26]. Một số nấm có khả năng kích thích sự sinh trưởng của cây bằng cách tiết ra các hoóc môn thực vật như axít idolaxe (IAA) [27].

Địa y là dạng cộng sinh giữa nấm (hầu hết các loài nấm nang và một số nấm đảm) với tảo hay vi khuẩn lam (gọi chung là đối tác quang hợp), trong đó những tế bào quang hợp được gắn vào những mô nấm [28]. Giống với nấm rễ, những đối tác quang hợp sẽ cung cấp cacbohyđrat được tạo ra trong quá trình quang hợp, đổi lại nấm cung cấp cho chúng các chất khoáng và nước. Những chức năng của toàn bộ cơ thể địa y gần như giống hệt với một cơ thể đơn độc. Địa y là những sinh vật tiên phong và xuất hiện ở những nơi nguyên thủy như đá tảng hay nham thạch núi lửa đã nguội. Chúng có thể thích nghi cực tốt với những điều kiện khắc nghiệt như giá lạnh hay khô hạn và là những ví dụ tiêu biểu nhất của sự cộng sinh[27].

Một số loài nấm sống trong cây có thể tiết ra những độc tố nấm để ngăn cản những động vật ăn cỏ ăn vật chủ của chúng[29].

Với côn trùng[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều côn trùng có mối quan hệ hỗ trợ với nhiều loại nấm. Vài loại kiến trồng những loài nấm thuộc bộ Nấm mỡ (Agaricales) để làm nguồn thức ăn chính, trong khi đó những loài bọ cánh cứng Ambrosia trồng nhiều loài nấm trong lớp vỏ cây mà chúng cư trú [30]. Loài mối ở xavan châu Phi cũng được biết có khả năng trồng nấm [31].

Mầm bệnh và ký sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh đạo ôn ở lúa do Magnaporthe oryzae gây ra

Bài chi tiết: Nấm bệnh và Bệnh nấm

Tuy vậy, nhiều loại nấm lại ký sinh trên con người, thực vật, động vật và nấm khác. Những loài nấm gây bệnh trên cây trồng có thể gây thiệt hại rộng lớn cho ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, ví dụ như nấm đạo ôn (Magnaporthe oryzae) gây bệnh cho lúa[32], Ophiostoma ulmi và Ophiostoma novo-ulmi gây ra bệnh du Hà Lan[33], còn Cryphonectria parasia là nguyên nhân của bệnh thối cây dẻ[34]. Những loài gây bệnh cho cây thuộc các chi Fusarium, Ustilago, Alternaria và Cochliobolus[19], còn những loài có khả năng gây bệnh cho người lại thuộc các chi như Aspergillus, Candida, Cryptoccocus[20][35][36], Histoplasma[37] và Pneumocystis [38]. Chúng có thể gây ra những bệnh ngoài da ở người như nấm chân hay hắc lào cho đến những bệnh nguy hiểm có thể gây chết người như viêm màng não (nấm Cryptococcus neoformans)[39] hay viêm phổi. Nấm gây ra nhiều bệnh cơ hội, tức những bệnh tấn công những người bị suy giảm miễn dịch [40], trong đó có những người bị HIV/AIDS [41], ví dụ như bệnh candidiasis (nấm Candida, gây ra chứng lở miệng ở trẻ em và âm đạo phụ nữ), histoplasmosis (Histoplasma capsulatum), cryptococcosis (Cryptococcus neoformans), aspergillosis (Aspergillus), coccidioidomycosis (Coccidioides immitis hay C. posadasii), viêm phổi pneumocystis(Pneumocystis jirovecii)... và rất nhiều bệnh khác[41][42].

Có khoảng 70 loài[43] nấm sinh bào tử là những tác nhân gây dị ứng. Chúng có thể là nấm mốc trong nhà hay ngoài trời, đa phần là nấm sợi như các chi Alternaria, Asperillus, Cladosporium, Helminthosporium, Epicoccum, Penicillium, Fusarium..., chỉ có vài loài là nấm đơn bào như Candida, Rhodotorula, có một số loài là nấm lớn như Agaricus, Coprinus, Fomes, Ganoderma...[43][44] Bào tử nấm có thể gây ra những chứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng[45], các bệnh nấm dị ứng phế quản phổi và viêm phổi quá mẫn[44].

Săn mồi[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Nấm ăn thịt

Một số loài nấm là những kẻ săn giun tròn. Chúng có thể biến đổi sợi nấm để tạo thành những cấu trúc đặc biệt có chức năng bẫy giun tròn, nên được gọi với tên chung là nấm bẫy mồi[46]. Những loại bẫy thường thấy là: mạng dính (hay lưới dính), bọng dính, vòng không thắt, cột dính, vòng thắt[47][48] và bào tử dính[49]. Các loài nấm bắt mồi theo kiểu này thường thuộc các chi Arthrobotrys, Dactylaria, Dactylella và Trichothecium[46][50]. Có vài loài như Zoopage phanera[46][51] thì lại tiết chất dính ra toàn bộ mặt ngoài sợi nấm và cũng có khả năng bẫy mồi tương tự.

Dinh dưỡng và khả năng tự dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]

Sự phát triển của nấm dưới dạng sợi nấm ở những môi trường rắn cũng như dưới dạng đơn bào ở môi trường nước, đều được điều chỉnh để hút các chất dinh dưỡng hiệu quả nhất từ môi trường, bởi chúng đều có tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tíchcao. Sự thích nghi hình thái đã được bổ sung bởi những enzym thủy phân trong những môi trường tiêu hóa có phân tử hữu cơ lớn, như polysaccarit, protein, lipit và những chất nền dinh dưỡng khác. Những phân tử này bị thủy phân thành những phân tử nhỏ hơn[52][53][54], sau đó trở thành những chất dinh dưỡng được hấp thụ vào tế bào nấm.

Thông thường nấm được coi là những sinh vật dị dưỡng, tức những cơ thể chỉ có thể lấy cacbon từ những sinh vật khác cho quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, nấm đã tiến hóa khả năng chuyển hoá mà cho phép chúng sử dụng đa dạng những loại chất nền hữu cơ để phát triển, bao gồm các hợp chất đơn giản như nitrat, amoniac, axetat hay êtanol[55][56]. Những nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng rằng nấm đã sử dụng sắc tố melanin để lấy năng lượng từ những phóng xạ ion hóa, như tia gamma, gọi nôm na là "vô tuyến dưỡng"[57]. Người ta cho rằng quá trình này có điểm tương đồng với quá trình quang hợp ở thực vật[57]. Tuy nhiên, hiện nay đang thiếu những bằng chứng sinh hóa có giá trị ủng hộ cho giả thuyết này.

Vai trò đối với con người[sửa | sửa mã nguồn]

Nấm đã được con người sử dụng để chế biến và bảo quản thức ăn một cách rộng rãi và lâu dài: nấm men được sử dụng cho quá trình lên men để tạo ra rượu, bia và bánh mì, một số loài nấm khác được sử dụng để sản xuất xì dầu (nước tương) và tempeh. Trồng nấm và hái nấm là những ngành kinh doanh lớn ở nhiều nước. Nhiều loại nấm được sử dụng để sản xuất chất kháng sinh, gồm các kháng sinh β-lactam như penicillin và cephalosporin. Những loại kháng sinh này đều được sử dụng rộng rãi trong việc chữa trị các bệnh do vi khuẩn gây ra như: lao, phong cùi, giang mai và nhiều bệnh khác ở đầu thế kỷ XX, tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong hóa học trị liệu kháng khuẩn. Môn khoa học nghiên cứu về lịch sử ứng dụng và vai trò của nấm được gọi là nấm học dân tộc.

8 tháng 5 2019

 Bao gồm những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng có thành tế bào bằng kitin (chitin). Phần lớn nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào được gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên hệ sợi (mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào. Quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm thường là qua bào tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay quả thể. Một số loài mất khả năng tạo nên những cấu trúc sinh sản đặc biệt và nhân lên qua hình thức sinh sản sinh dưỡng.

Những đại diện tiêu biểu của nấm là nấm mốc, nấm men và nấm lớn (nấm quả thể). Giới Nấm là nhóm sinh vật đơn ngành (monophyle) mà có nguồn gốc hoàn toàn khác biệt với những sinh vật có hình thái tương tự như nấm nhầy(myxomycetes) hay mốc nước (oomycetes). Nấm có mối quan hệ gần với động vật hơn là thực vật, cho dù thế thì môn học về nấm, hay nấm học, lại thường được xếp vào thành một nhánh của môn thực vật học.

Trên Trái Đất, đa phần các nấm đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, chúng sống phần lớn ở trong đất, chất mùn, xác sinh vật chết, cộng sinh hoặc ký sinh trên cơ thể động, thực vật và nấm khác. Vi nấm đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, chúng phân hủy các vật chất hữu cơ và không thể thiếu được trong chu trình chuyển hóa và trao đổi vật chất. Một số loài nấm có thể nhận thấy được khi ở dạng quả thể, như nấm lớn và nấm mốc. Nấm được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống lẫn sản xuất. Nhiều loài được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men. Nấm còn được dùng để sản xuất chất kháng sinh, hoóc môn trong y học và nhiều loại enzym. Tuy vậy, nhiều loại nấm lại có chứa các chất hoạt động sinh học được gọi là mycotoxin, như ancaloit và polyketit-là những chất độc đối với động vật lẫn con người(gây buồn nôn, khó chịu, ngộ độc). Một số loại nấm được sử dụng để kích thích hoặc dùng trong các nghi lễ truyền thống với vai trò tác động lên trí tuệ và hành vi của con người. Vài loại nấm có thể gây ra các chứng bệnh cho con người và động vật, cũng như bệnh dịch cho cây trồng, mùa màng và có thể gây tác động lớn lên an ninh lương thực và kinh tế.

8 tháng 5 2019
stttên cây thườngọinơi mọcmôi trường sống(địa hình ,đất đai,nắng gió,độ ẩm,...)đặc điểm hình thái của cây (thân, lá ,hoa quả,...)nhóm thực vậtnhận xét
1Tảo nướcchưa có rễ thân lábậc thấp 
2

Rêu

ẩm ướtẩm ướtrễ giả thân lá nhỏbậc cao 
3Rau bợnướcnướccó rễ thân lábậc cao 
4

Dương xỉ

cạncạnsinh sản bằng bào tửbậc cao 
5Thôngcạncạnsinh sản bằng nónbậc cao
Nguồn : Học 24
8 tháng 5 2019
stttên cây thườngọinơi mọcmôi trường sống(địa hình ,đất đai,nắng gió,độ ẩm,...)đặc điểm hình thái của cây (thân, lá ,hoa quả,...)nhóm thực vậtnhận xét
1Tảo nướcchưa có rễ thân lábậc thấp 
2

Rêu

ẩm ướtẩm ướtrễ giả thân lá nhỏbậc cao 
3Rau bợnướcnướccó rễ thân lábậc cao 
4

Dương xỉ

cạncạnsinh sản bằng bào tửbậc cao 
5Thôngcạncạnsinh sản bằng nónbậc cao
 

Bài làm

                                                                     “Công cha như núi Thái Sơn,

                                                            Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Mỗi khi nghe thấy đâu đó vọng lên câu ca dao ấy, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về người mẹ thân yêu của mình. Mẹ tôi đã chịu bao nhiêu đớn đau, khổ cực để sinh ra tôi. Và mẹ cũng đã dành cả cuộc đời để săn sóc, dõi theo tôi từng bước trưởng thành. Với tôi, hình ảnh mẹ mãi là hình ảnh đẹp đẽ nhất, thiêng liêng nhất.

Năm nay, mẹ tôi đã bước qua tuổi 40. Tuy vậy, trông mẹ vẫn còn rất tươi trẻ. Trong mỗi khoảnh khắc quan trọng của cuộc đời, dù buồn dù vui, tôi đều nhớ đến bóng dáng của mẹ. Dáng người mẹ thanh mảnh, làn da trắng đã điểm những nếp nhăn. Mẹ là một người phụ nữ trẻ trung, năng động, nhiệt huyết nhưng đằng sau vẻ tươi tắn đó là sự hi sinh to lớn để nuôi nấng tôi. Cũng chính vị vậy mà đôi bàn tay mẹ chai sạn, gầy gầy, xương xương. Nhưng không hiểu sao tôi lại muốn được ôm ấp, vỗ về trong đôi bàn tay ấm áp đó. Có lẽ, vì đôi bàn tay đó đã chịu bao nhiêu sự vất vả vì tôi chăng? Sự vất vả của mẹ còn thể hiện rất rõ qua những nếp nhăn, vết chân chim trên gương mặt mẹ. Khuôn mặt trái xoan cùng vầng trán cao và đôi lông mày ngang tạo nên nét thanh thoát riêng biệt của mẹ. Mẹ tôi có đôi mắt bồ câu đen láy, ánh lên sự hiền dịu, trìu mến. Nhưng khi tôi chưa vâng lời, đôi mắt ấy lại đượm buồn khó tả. Chiếc mũi mẹ cao dọc dừa, trông hài hòa với những nét vốn có của mẹ. Hình ảnh trên gương mặt mẹ để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất chính là nụ cười. Nụ cười của mẹ rạng rỡ chính nhờ khóe miệng nhỏ nhắn, đôi môi trái tim và hàm răng trắng đều tăm tắp. Nụ cười ấy như ánh mặt trời ban mai, ấm áp, thân thiện, chan hòa và đầy tình thương yêu. Khi nào buồn, chỉ cần nhìn vào nụ cười động viên của mẹ, tôi lại có thêm động lực. Đôi lúc, nụ cười ấy lại tan biến, thay vào đó là những giọt nước mắt. Lúc đó, trông mẹ như một bông hoa đang úa dần, buồn đến lạ…! Nên tôi luôn thầm nhủ phải học thật chăm, thật giỏi để giữ mãi nụ cười trên đôi môi mẹ.

Là một người phụ nữ của gia đình nên tính cách mẹ tôi vừa hiền hậu vừa rất nghiêm khắc. Mẹ thức khuya, dậy sớm để chăm lo cho gia đình từng bữa ăn, giấc ngủ. Mỗi sớm thức dậy, tôi luôn cảm thấy thật hạnh phúc khi được ăn những món ăn mẹ nấu. Mẹ nhanh tay đảo thức ăn trong chảo. Mẹ nêm, nếm cẩn thận rồi múc ra bát, ra đĩa cho tôi. Ngày trước, tôi thường biếng ăn. Mẹ luôn bắt tôi ăn hết. Giờ thì tôi hiểu, mẹ cũng chỉ muốn tôi có sức khỏe tốt mà thôi. Mẹ thường dặn dò, hướng dẫn tôi trong việc học tập.

Có lẽ, ai trong chúng ta cũng yêu thương nhất người mẹ của mình. Người đã dành một đời để hi sinh vì con cái. Chính vì vậy, dù xưa hay nay, người ta vẫn luôn ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng. Tôi cũng rất yêu, rất thương mẹ và rất tự hào vì là con của mẹ.

# Học tốt #

Bố mẹ em có hai người con: chị Thuần và em. Em tên là Hậu. Tên hai chị em đều do bà ngoại đặt cho.

Chị Thuần hơn em 9 tuổi, khi em lên học lớp 5, chị đã là sinh viên năm thứ hai Đại học Y khoa Hà Nội. Chị rất xinh đẹp, có nước ra trắng hồng như làn da mẹ. Chị để tóc dài, óng mượt, phong cách trang trọng thướt tha. Hàm răng của em không đều và trắng đẹp như hàm răng chị Thuần. Nhưng cả hai chị em đều có má lúm đồng tiền.

Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn. Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp, khéo léo… Bà nói: "Đang ốm mà cháu Thuần sắc thuốc cho bà, bà chỉ uống một thang là khỏi bệnh ngay…". Chị biết nấu nhiều món ăn ngon, có tài cắm hoa và thích trang trí.

Chị sống sạch sẽ và nền nếp. Em noi gương chị, cố bắt chước học theo, làm theo. Chữ chị viết rất đẹp, học giỏi các môn tự nhiên và tiếng Pháp. Chị là học sinh giỏi Trường Trung học Phổ thông Hoàng Văn Thụ, được tuyển thẳng vào Đại học. Hai năm liền, chị được học bổng toàn phần. Hè nào về nhà, chị cũng dành dụm ít tiền mua quà biếu bà, tặng bố mẹ và cho em gái. Người nào cũng vui khi nhận được quà của chị.

Mẹ không cho em nằm ngủ với bà. Mẹ bảo: "Cái Hậu đoảng lắm! Cứ vừa nằm vừa giãy thì bà ngủ làm sao được". Chị Thuần vinh dự được nằm ngủ với bà. Chị hay nấu nước lá thơm gội đầu cho bà, cho mẹ và em gái.

Chị thích mặc quần bò, vận áo màu trang nhã. Áo quần cũ nhưng trông chị mặc toát lên một vẻ đẹp bình dị, kín đáo, khiêm nhường.

Bà con, anh em nội ngoại, bạn học cũ và mới, ai cũng quý mến chị. Bà thường nhắc em: "Cháu cố lên, học giỏi như chị Thuần…". Mỗi lần được giấy khen học sinh tiên tiến đem về, bố mẹ lại cười và nói: "Con gái út ít của bố mẹ học giỏi gần bằng chị Thuần rồi đấy, cố lên con ạ!…

Chị Thuần của em giỏi lắm! Em rất yêu và tự hào về người chị gái thân thương của mình.

8 tháng 5 2019

Phiên chợ gần chỗ em ở rất đông vui và tấp nập, cuối tuần được nghỉ học mẹ thường cho em đi cùng.Chợ cách nhà em khoảng một cây số, nơi mà người mua và người bán thường xuyên trao đổi hàng hóa với nhau.

Trời mới tờ mờ sáng,cây cối còn im lìm chưa thức giấc, những lớp sương giăng nhẹ trên những tán cây xanh khiến không khí hơi lành lạnh. Khắp từ các ngả, những người bán hàng đã đến để dọn hàng ra, nhìn từ xa đã thấy cổng chợ với chiếc biển tên to, chữ kẻ ngay ngắn màu vàng tươi nổi bật: Chợ Đền. Đầu cổng chợ vào là chỗ bác thu vé gửi xe tiếp hàng cô bán sạp các loại quảnào là dưa hấu quả nào quả nấy tròn căng, xoài vàng ruộm, thanh long tươi rói...Đi tiếp vào phía trong chợ, chợ chia ba lối đi, lối đi ở giữa là gian hàng bán quần áo với đủ loại người lớn trẻ em, đủ màu sắc sặc sỡ.Cạnh đó là gian bán vải, chăn, màn, hai bên cạnh một lối vào cũng có cửa hàng quần áo nhỏ có chỗ cho các chị em mua thử đồ, bên cạnh có hàng dép, guốc. Nhìn sang lối bên phải, cạnh lối đi giữa là các gian hàng của các cô bác bán hàng đồ khô như đỗ đậu, miến, trứng,... được sắp xếp gọn gàng, riêng biệt để người mua dễ dàng chọn lựa. Ngăn cách giữa bên bán hàng quần áo và hàng đồ ăn là một lối đi nhỏ, gian hàng bên đồ ăn là hàng của các bác bán thịt, thịt có thịt lợn, gà, ngan các cô các bác cũng đến từ sớm để lọc con lợn ra những miếng thịt tươi ngon, đỏ hồng như thịt mông, ba chỉ, chân giò, lọc xương ra riêng để cho những vị khách mua hàng được lựa chọn những chỗ muốn mua. Khu này nhộn nhịp lắm các cô bác nói cười, thỏa thuận giá món hàng hai bên người mua, người bán.Cạnh bên là sạp hàng thịt gà, ngan cũng hấp dẫn không kém. Gian này cũng có ba lối đi, lối bên tay trái là mặt hàng bán đậu hũ, dưa cà, có cả của hàng tạp hóa nhỏ bàn gia vị, dầu ăn. Tiếp đến, bên tay phải là gian hàng các bà ngồi quạt bánh đa nướng trên than hoa và hàng bán đồ sành sứ bát đũa, đồ nhựa, chậu nhôm, nhựa bán đồ điện,... nhiều mặt hàng với đủ màu sắc, kích cỡ, làm em cũng bị cuốn hút theo.

Tiếp đến khu cuối của chợ là một không gian cho các mặt hàng rau củ, nào rau bắp cải, rau xà lách, rau muống xanh mơn mởn, nào giá đỗ, rau thơm tươi, thơm nức, nàohành khô, cà rốt, khoai tây củ nào củ nấy đều tươi, tròn căng, vàng cam xen nhau nổi bật cả một góc chợ. Mẹ em cũng chọn được nhữngmón rauxanh tươicho gia đình mình. Hết khu bán rau, ra phía ngoài đường cạnh sát chợ là các mặt hàng đồ hải sản và hàng cá nước ngọtvới mùi tanh nồng đặc trưng, nhộn nhịp đông qua lại. Đồ hải sản nên được sắp xếp ở khu tách biệt ngoài chợ. Những chú cá trắm trắng, trắm đen, cá trê, rô phi,...tươi sống được thả tự do trong chậu nước to, thỉnh thoảng quẫy mình, nom đến ngộ. Cạnh đó là hàng cá biển, những chú cá thu to được ướp đá chuyển về bán cho người dân và phân thành khúc nhỏ bán. Đi dạo một vòng quanh chợ cũng là lúc mặt trời vừa lên cao, tỏa ánh nắng rực rỡ xuống nhân gian, báo hiệu phiên chợ cũng gần đến tầm trưa và cũng đến giờ em đi về.Các bà, các chị, các bác ai nấy cũng đều xách giỏ nặng trĩu, mặt ai cũng rạng rỡ, vui vẻ vì đã chọn lựa được những món hàng mình ưa thích.Mẹ và em cũng rất vui và muốn nhanh chóng về nhà, chế biến những thực phẩm tươi ngon cho cả nhà thưởng thức.

Phiên chợ quê em chứa chan bao tình cảm những người bán, người mua cũng có những kỷ niệm đáng nhớ để lưu lại.Em cũng rất vui vì có những phiên chợ họp ra để em có nơi được cùng gia đình mua sắm không những ngày thường mà cả ngày lễ tết.Em cảm ơn những phiên chợ đã được mở ra để cho em và tất cả mọi người được tham gia và mua sắm.

8 tháng 5 2019

Mỗi dịp hè đến là mẹ lại cho em về quê ngoại chơi vài tuần để thư giãn cũng như thăm ông bà sau một năm trời xa cách. Về quê thật yên bình, không ồn ào, không khói bụi thành phố, nơi đây nhẹ nhàng với dòng sông quê hiền hoà thơ mộng, với cánh đồng lúa bát ngát mênh mông, với gốc đa cổ thụ tỏa bóng mát mỗi chiều về. Và thích hơn cả là những phiên chợ quê, rất đông vui và nhộn nhịp.

Phiên chợ quê ở đây thường họp vào ngày mồng một, ngày 15 và ngày 23 hàng tháng. Cứ mỗi lần có dịp là em lại được cùng ngoại đi chợ mua sắm. Sáng sớm tinh mơ, khi những giọt sương còn đọng trên cành lá, trời còn mờ mờ những sương mai thì các cô, các mẹ đã dậy chuẩn bị để dọn hàng ra chợ kịp bày bán những mặt hàng đã chuẩn bị từ hôm qua của mình.

Chợ nằm ngay cạnh dòng sông hiền hòa, cách nhà ngoại một khoảng không xa nên em và ngoại đi tới thì trời cũng vừa kịp sáng. Biển tên chợ với dòng chữ "Chợ Cồn" được ghi rõ và sơn màu đỏ theo đường viền của chữ nổi bật. Hai bên cổng là gian nhà nhỏ giữ xe của khách hàng đến họp chợ. Tiếp đến, bước vào trong chợ là vô vàn những hàng hóa được bày bán. Bên tay phải là gian hàng hoa, hoa ly, hoa huệ, hoa cúc, hoa nhài,... xanh đỏ, tím, vàng rực rỡ cả một góc chợ. Phía bên phải là gian hàng rau củ, nhiều loại rau được các cô bày bán tươi xanh, mớ nào mớ nấy non, xanh mơn mởn. Các loại củ , quả như su hào, cà rốt, khoai tây,... mập mạp, tươi ngon cũng được sắp xếp gọn gàng phục vụ nhu cầu của khách hàng. Vào sâu bên trong là những gian áo quần được treo là lượt, nhiều màu sắc, đặc biệt gian đồ trẻ em với nhiều mẫu mã rất đẹp, thu hút thị hiếu của trẻ nhỏ. Bên cạnh, những sạp nhỏ đặt giày dép, chăn màn,... đủ màu sắc, kiểu dáng, chủng loại được sắp xếp theo thứ tự để người mua chọn lựa theo sở thích. Góc trong cùng là hàng thịt tươi ngon, thịt heo, thịt bò, gia cầm, các loại hải sản như tôm, cá, cua,... được bày bán trông hấp dẫn, tươi ngon, sẵn sàng chào đón, mời gọi những vị khách đầu tiên. Bánh chưng, bánh tét, bánh bao, bánh ướt,... được bày bán phục vụ ăn uống của khách hàng, nơi thu hút những em nhỏ. Những mặt hàng bày bán mang hương vị làng quê, hương đồng cỏ nội, nét đặc trưng của người dân nơi đây. Tất cả đều đẹp đẽ và ấn tượng biết bao.

Khi mọi hàng hoá được dọn xong xuôi cũng là lúc người người từ bốn phía kéo đến chợ. Vì chợ phiên nên mỗi lần có dịp là ai cũng hào hứng, người tới mua, kẻ tới bán và đâu đó còn có những người đến để xem, để ngắm để thỏa mãn sự tò mò, thích thú như em. Chợ ngày càng đông đúc hơn, ồn ào, náo nhiệt. Tiếng mời gọi của mấy cô, mấy chị bán hàng, tiếng mặc cả, kỳ kèo của người mua kẻ bán. Các bà, các cô dừng chân trước mớ cá tươi ngon, cô ngồi lại trước mớ rau xanh để chọn, cạnh đó em bé khóc đòi mẹ mua bộ đồ in hình chuột Mickey bằng được. Ai ai cũng đi quanh khắp chợ, ngắm thật kĩ, lựa chọn thật tinh những món đồ cần thiết để mua. Thỉnh thoảng, có những vị khách khó tính bĩu môi, chặc lưỡi lướt đi mặc người bán nài mời. Ngoại cũng dắt em đi chọn mua mấy món đồ linh tinh làm quà cho các bạn thành phố, đồ ở quê vừa đẹp lại vừa rẻ mà đảm bảo nên em rất thích. Ngoại còn dắt em lại quầy bánh thưởng thức vị bánh ướt cùng chén nước mắm thơm phức, ngon tuyệt và hấp dẫn vô cùng. Tiếng nói cười bình phẩm nhộn nhịp tấp nập.

Trời cũng ngả trưa, ai nấy cũng mua cho mình một giỏ nặng những món hàng ưa thích, những mặt hàng tươi ngon, hấp dẫn. Ai ai cũng rạng rỡ, vui vẻ ra về. Trên cao, tiếng chim chuyền cành hót râm ran như nói lời chào tạm biệt mọi người. Em ra về mà lòng nuối tiếc biết bao.

Chợ quê là thế, giản dị, mộc mạc mà ấm áp tình người. Chợ quê mang sức sống vẻ đẹp riêng mà không nơi nào có được, những phiên chợ luôn mãi là ấn tượng đẹp đẽ trong lòng em mãi không bao giờ quên được.