K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2018

KHÔNG BIẾT ĐÚNG KO NHA BẠN !

Đề bài: Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm học đi đôi với hành

Trong sự nghiệp xậy dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển. Sự hiểu biết, trình độ khả năng chuyên môn là đòi hỏi không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu: “Học đi đôi với hành”. Học là sự hiểu biết, là vốn kiến thức của mỗi con người. Con người có học là con người biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết. Hành là thực hành, thực hiện, vận dụng những lý thuyết đã học bằng việc làm thực tế. Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Cho giả dụ, nếu bạn vừa ngồi ăn cơm hay rữa chén vừa học bài thì thử hỏi bạn có thuộc nỗi không? Sự kết hợp ta nói đến ở đây là việc thực hiện những lý thuyết đã học nhầm hiểu rõ, nắm vững những vấn đề mà phần lý thuyết đó đề cặp đến để có thể vận dụng chúng một nhanh chóng, chính xác trong thực tế sau này. Như khi ta học lý thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những lý thuyết đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để có thể nắm vững những lý thuyết ấy. Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trỡ thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở truờng đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuầt sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẳm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại soàn soàn mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đấp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhìêu thành tựu. Không phải chỉ trong thời đại ngày nay mới cần phải kết hợp học với hành. Từ ngàn xưa, phương châm học kết hợp với hành đã được áp dụng không ít. Tuy nhiên, Kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học tập sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với những cái mới lạ của thế giới. Mà muốn đạt kết quả cao nhất trong việc học, sự kết giữa hợp học với hành là điều không thể thiếu. Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày một phát triển, đất nước ngày một hội nhập với thế giới, phương châm kết hợp học với hành trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Là người học sinh, trong thời gian học tập ở nhà trường,chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và khinh nghiệm của cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu công KH và CN hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xạ hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn. Tóm lại, câu phương châm trên nêu rõ tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học và hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sao này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ.  

Bài làm 2:Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm: học đi đôi với hành Ai cũng biết học tập là công việc quan trọng theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Nhưng không phải ai cũng biết cần học như thế nào để đem lại kết quả cao. Bằng chứng là kết quả học tập của mỗi người lại ở một mức khác nhau, thậm chí cùng một môi trường học tập, cùng một người dậy dỗ song kết quả lại trái ngược nhau. Tuy nhiên, tất cả những người thành công trong học tập đều tâm đắc với phương pháp học tập hiệu quả đã được kiểm chứng từ ngàn đời nay : phương pháp học đi đôi với hành. Học đi đôi với hành là gi?“ Học” là một quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Học cũng có thể là một quá trình tự thân vận động. Quá trình ấy được gọi là quá trình tự học: học trong sách vở, tài liệu hay học trong cuộc sống. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc(được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xão nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết. Bên cạnh đó, “Hành” là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đẽm những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: Bắt chước người khác làm, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,…Điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sau sắc đến đâu. Những người nông dân ra đồng làm ruộng chắc chắn sẽ càng khác hơn nữa khi ta so sánh với công việc của một nhà văn,… Trước hết, có thể khẳng định: giữa học và hành, học có tính chất quyết định. Vốn tinh hoa tri thức nhân loại ta học trong hơn chục năm là có thể coi như “ hòm hòm” về cơ bản. Nhưng cả đời người không thể thực hiện lại một phần nhỏ những gì cổ nhân từng làm. Bởi vậy, phải có đầy đủ lí thuyết trước mới đản bảo cho thành công của công việc. Đó là lí do vì sao ta cần hôc giỏi, nắm được những kiến thức cần thiết. Tuy nhiên, không thể tuyệt đối hóa vai tró của học bỏi mục đích cuối cùng của mọi nỗ lực học tập là nhằm giúp mỗi người sống tốt trong xã hội con người. Vì vậy, học cần đi đôi với hành. Chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau. Bởi như đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc thậm chí đạt điểm tuyệt đối. NHưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất “ ngon lành” chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiềi học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bửa cơm, không viết được nổi một lá đơn xin việc,…học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế. Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đó, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành để có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.

 

27 tháng 3 2018

mik cx mới hok nè :

1 , người thanh niên ấy nói to làm mọi người khó chịu .

2, sự năng nổ hok tập của bạn rất tốt làm mọi người ngạc nhiên

3 , Cuốn sách bạn em mượn có nhiều tranh minh họa 

4 , Mẹ biết em lấy được điểm 10 là một sự tiến bộ 

Chúc bn hok tốt ~~~

27 tháng 3 2018

mk cx bt rồi

a người thanh niên ấy nói to làm mọi người khó chịu

b,bn lam năng nổ hc tập làm mọi người ngạc nhiên

c,cuốn sách giáo khoa có nhiều tranh minh họa

d,mẹ biết em đc điểm 10 là một sự tiến bộ

26 tháng 3 2018

Cứ mỗi độ xuân về, muôn hoa đua nở, mọi người lại nô nức chuẩn bị cho Tết trồng cây. Từ trường học, công sở cho đến các đường phố, đâu đâu cũng có kế hoạch trồng cây xanh. Trong những ngày này, chúng ta lại tưởng nhớ đến lời khuyên răn dạy bảo của Bác Hồ:
Mùa xuân là Tết trồng cây 
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Mùa xuân là mùa muôn hoa đua nở, cây cối xanh tươi. Bởi vậy mùa xuân là mùa thích hợp cho cây trồng phát triển. Bác Hồ rất quan tâm đến vấn đề môi trường trong tương lai, vì vậy Bác đã nhắc nhở mọi người phải trồng cây để cải tạo môi trường. Cây trồng giúp con người có bầu không khí trong lành để sông khỏe mạnh; cây xanh làm đẹp con người, làm đẹp đất nước. Bác khuyên mọi người phải trồng cây vào mùa xuân không chỉ để cho cây tươi xanh và nhanh chóng phát triển mà còn là vì mùa xuân là mùa bắt đầu một năm mới, sau một năm làm việc mệt nhọc, con người ta cũng nên trồng một cây xanh để tô điểm cho cuộc sống, kéo thiên nhiên đến gần với ta hơn, làm dịu đi những căng thẳng của những ngày làm việc miệt mài.
Bác nói: “Mùa xuân là Tết trồng cây”, theo em nghĩ không chỉ là trồng cây trong mấy ngày Tết, mà cả mùa xuân là Tết của việc trồng cây. Chữ “Tết” cũng gợi lên một không khí sôi động, vui vẻ khi làm công việc này, (người ta thường nói “vui như Tết” mà! ). Bác Hồ đã biến một công việc vốn đã có ý nghĩa, lại càng có ý nghĩa khi gắn cho nó không khí của một Hội xuân - Hội trồng cây. Và từ những năm sáu mươi của thế kỉ này, Tết trồng cây đã trở thành một phong tục mới của ngày xuân dân tộc.
Và Bác Hồ nói rõ mục đích của Tết trồng cây là “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Từ “xuân” ở câu sau không giốngnhư ở câu đầu, nó không chỉ mang ý nghĩa là một mùa trong năm, mà nó còn có ý nghĩa là sự tươi trẻ, là sức sống của đất nước. Nhắc đến mùa xuân, người ta thường nghĩ tới một màu xanh. Chữ “xuân” trong câu sau tuy không mang nghĩa là mùa xuân, nhưng cái xanh, cái đẹp của mùa xuân đều chứa đựng trong đó. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh tươi, thì đất nước sẽ xanh tươi, khấp nơi sẽ tràn đầy sự sống chứ không tàn lụi vì thiếu màu xanh.
Chúng ta đã* biết thế nào là đất nước xuân.Vậy thì tại sao trồng cây lại làm cho đất nước xuân?Trước hết là vì cây sẽ làm cho môi trường trong sạch. Ngày ngày chúng ta thở ra khí các-bon-nic, hít khí ô-xi còn cây xanh thì lại hút khí các-bon-nic, nhả khí ô-xi, nhờ vậy mà con người cùng các loại động vật mới có thể tồn tại và phát triển. Cây còn như những cái máy hút bụi khổng lồ, làm việc âm ỉ, thầm lặng. Hàng ngày các nhà máy, các phương tiện giao thông thải ra biết bao là bụi bặm. Cây giúp ta thanh lọc phần nào những phế thải đó, lấy lại sự trong lành cho không khí quanh ta. Vào mùa mưa lũ, bão giông, nếu không có những cây chấn gió, chắn nước lũ, thì biết bao nhiêu nhà cửa ruộng vườn sẽ bị cuốn trôi, đánh sập. Những hàng cây như những bức tường vững chắc chắn gió bão, lụt lội, những thảm họa khôn lường cho loài người.
Chính vì thế, nếu không có cây xanh quanh ta thì chúng ta khó có thể tồn tại một cách yên ổn và khỏe mạnh được. Chúng ta sẽ thiếu ô-xi để thở, không khí bị ô nhiễm sẽ bao trùm chúng ta, sóng bão sẽ nhấn chìm và hủy diệt sự sống. Vì vậy, ngày nay vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng trở nên rất cấp thiết đối với toàn nhân loại. Ba bôn chục năm trước Bác Hồ đã chăm lo đến điều này bằng việc hô hào toàn dân thực hiện Tết trồng cây, Bác quả là người có tầm nhìn rất xa, rất sáng suốt.
Muôn thực hiện được lời Bác Hồ dạy, chúng ta phải biết nỗ lực thực hiện tốt những luật lệ bảo vệ môi trường. Pháp luật phải đưa ra những bộ luật về bảo vệ môi trường và những hình phạt nghiêm khắc với những kẻ cố tình hủy hoại môi trường nhằm kiếm lời cho bản thân: Từ học sinh đến những người lớn tuổi phải biết kết hợp chăm sóc và bảo vệ cây xanh; quy định những nơi trồng cây, tạo thêm nhiều rừng mới ởvùng trung du, vùng núi; tạo thêm nhiều công viên cây xanh ởvùng đô thị. Học sinh thì phải tự tạo ra vườn hoa, chậu cảnh ởnhà và ởtrường. Đồng thời, tự giác và nhắc nhở các bạn tôn trọng và tuân theo những quy định về bảo vệ cây xanh. Mỗi người đều phải đóng góp nào việc phủ xanh đất nước, tùy theo sức của mình. Chỉ có như thế chúng ta mới có thể có được cuộc sống “xanh - sạch - đẹp”.
Bác ơi! Lời dạy của Bác đã đi sâu vào tâm trí của chúng cháu. Cùng với tất cả nhân dân Việt Nam, chúng cháu đã cố gắng thường xuyên tổ chức Tết trồng cây vào mùa xuân và chăm sóc cây suốt các ngày trong năm. Việc bảo vệ môi trường được đưa lên các phương tiện truyền thông như báo, đài. Điều đó đã giúp mọi người hiểu được ý nghĩa to lớn của việc trồng cây.
Mùa xuân này cũng như bao mùa xuân trước, khắp nơi trên đất nước ta đã nhớ lời dạy của Bác rầm rộ tổ chức Tết trồng cây. Trên các cao nguyên, núi cao, nhà nước khuyến khích giao đất, giao rừng cho dân, nên ai cũng nỗ lực chăm sóc, bảo vệ cây và trồng thêm cây mới. Ngoại vi các thành phố thì phát triển vườn cây ăn quả. Khắp các đường phố Thủ đô Hà Nội, các hàng cây xanhluôn được chăm sóc không những bởi bàn tay các cô chú công nhân, mà còn bởi bàn tay các người dân nữa. Vì những cây nào ở trước nhà ai thì nhà đó đều thực hiện đúng cam kết với phố phường, không để con em mình vin cây bẻ lá.
Chính phù ta cũng rất lưu ý đến việc bảo vệ rừng. Chính phủ có nhiều biện pháp để ngăn chặn việc chặt phá cây bừa bãi trong rừng, cố gắng gìn giữ, chăm sóc những rừng nguyên sinh còn tồn tại.
Các trường đều tổ chức rất nhiều hình thức tham gia Tết trồng cây cho học sinh. Nào là đi cổ động cho thành phố luôn xanh - sạch - đẹp, nào là phong trào “Em chăm hàng cây đường phố trường em”. Bây giờ không còn hiện tượng trèo cây, đu cây, bẻ cành, ngất hoa nữa. Mọi học sinh đều có ý thức giữ gìn, vì thế vườn trường luôn xanh tươi, rực rỡ với nhiều loại hoa đẹp, cây xanh sân trường tỏa bóng mát.
Tuỳ nhiên vẫn còn một số người đi ngược lại với lợi ích chung. Ho chỉ biết cái lợi trước mắt mà không cần biết đến cái hại lâu dài. Tóm lại, câu nói của Bác đã thức tỉnh chúng ta, cho chúng ta thấy được ý nghĩa quan trọng của việc trồng cây, và càng ngày ý nghĩa của nó lại càng tăng cao hơn. Môi
trường càng bị hủy hoại, rừng cây bị phá, bị đốt thì vấn đề thực hiện lời Bác Hồ nói hơn ba mươi năm trước đây lại nàng cấp thiết. Là học sinh, chúng ta cũng cần có trách nhiệm về việc này.

26 tháng 3 2018

đấy ko phải tục ngữ bạn à đó là 2 câu thơ của bác hồ

26 tháng 3 2018

Đã từ lâu, sách đã kết tinh trí tuệ của con người, sách là nguồn của cải vô giá của nhân loại. Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".

Đúng vậy, sách chứa đựng trí tuệ của con người nghĩa là chứa đựng những tinh hoa của sự hiểu biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt, càng lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường giúp cho con người thoát khỏi chốn tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con người.

Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì, những cuốn sách có giá trị ghi lại những điều hiểu biết quý giá nhất mà con người thâu tóm được trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội. Như sách kĩ thuật hướng dẫn con người cách trồng trọt ngày càng đạt năng suất cao,...Do đó, "Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người" Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích trong một thời mà còn có ích cho mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách, ánh sáng trí tuệ ấy được truyền lại cho các đời sau. Vì thế, sách thực sự là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Đó là điều mà đã được mọi người ở nhiều thời đại thừa nhận. Nhà văn M Gooc- ki đã viết: "Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới". "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền"- La Roche fou.

Hiểu được giá trị của sách, chúng ta cần vận dụng chân lí ấy như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không được chọn sách có hại để đọc. Cần tiếp nhận những điều hay chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung trong sách và làm theo sách.

Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Sách sẽ mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, biết giữ gìn sách thật tốt.

28 tháng 3 2018

Sách được xem là kết tinh trí tuệ của con người. Nó là một kho tàng kiến thức vô cùng phong phú về rất nhiều lĩnh vực mà con người khám phá, chọn lọc, tổng hợp và ghi chép lại. Nói về giá trị và tầm quan trọng của sách, một nhà văn đã nhận định: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

Đúng như vậy, sách là kết tinh trí tuệ của con người, nó chứa đựng trong đó những tinh hoa hiểu biết của toàn nhân loại. Chính vì thế, sách giúp cho con người có thêm hiểu biết về lịch sử, về xã hội, về cuộc sống và về cả chính bản thân mình, hiểu biết từ những vấn đề lớn lao cho đến những điều nhỏ bé nhất. Nó giống như một ngọn đèn soi sáng những tối tăm, mông muội là vì thế. Ngọn đèn bất diệt tức là ngọn đèn không bao giờ tắt. Sách cũng như vậy. Nó luôn luôn được tiếp nối từ thế này sang thế hệ khác. Nó ngày càng làm cho con người trở nên văn minh và cao đẹp hơn. Như vậy, sách là ngọn đèn được thắp lên từ chính trí tuệ con người và bất diệt bởi sự tiếp nối trí tuệ giữa các thế hệ là không bao giờ dừng lại.

Sẽ thế nào nếu chúng ta không có sách? Đây thực sự là một câu hỏi rất khó trả lời. Bởi vì ngay từ xa xưa, từ khi hồng hoang nguyên thủy, con người chưa có máy in, mực in họ đã biết dùng các hình vẽ, kí tự để khác họa lại những điều trong cuộc sống xung quanh. Chính vì có những “cuốn sách cổ” như vậy, chúng ta mới có cơ hội để biết về tổ tiên chúng ta, hiểu đời sống của họ cũng như biết được vì sao chúng ta có được như ngày hôm nay. Điều đó thực sự có ý nghĩa lớn lao nhưng đó mới chỉ là một phần mà sách có thể đem đến cho chúng ta mà thôi.

Trong đời sống của con người, sách giúp cho chúng ta mở mang tầm hiểu biết và ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Những cuốn sách là tinh hoa hiểu biết của con người chắt lọc được từ trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội qua các thời kì khác nhau. Chẳng hạn như sách kĩ thuật hướng dẫn con người cách trồng trọt ngày càng đạt năng suất cao, sách văn học giúp con người sống tốt đẹp hơn… Có thể thấy rằng, sách rất có ích với con người và không chỉ có ích với một người, một thời mà có ích với mọi người, mọi thời đại.

Những giá trị mà sách mang lại quả thực rất to lớn. Hiểu được điều đó thì chúng ta cần phải chăm đọc sách, bảo vệ và giữ gìn sách. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải biết cách chọn lựa sách để đọc. Vì không phải cuốn sách nào cũng thực sự tốt. Có những cuốn sách làm ta hiểu sai về cuộc sống, về sự thật; lại có những cuốn sách cố xúy người đọc có tư tưởng phản động hay những tật xấu đáng chê trách. Chính vì vậy chúng ta cần phải đọc sách có chọn lọc. Những cuốn sách hay, có giá trị luôn mở ra những con đường dẫn ta đến với một cuộc sống tốt đẹp hơn.

27 tháng 3 2018

Sống chết mặc bay" ở đây tác giả muốn phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong lúc người nông dân ở đồng bằng Bắc bộ hàng năm phải đương đầu với sự tàn phá dữ dội của thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của chính mình thì bọn quan lai, những người được mệnh dân là phụ mẫu của dân đang chễm chệ trên đình hoặc bên ván cờ.

26 tháng 3 2018

Trong thời Mạc, Nho giáo dù vẫn được coi là đạo trị nước chủ yếu, nhưng giai cấp thống trị, tầng lớp Nho sĩ cũng như dân thường đã giảm sút niềm tin vào Nho giáo và sự biện hộ của Nho giáo đối với những nguyên tắc cơ bản của chế độ quân chủ tập quyền. Lúc này, Nho giáo tỏ ra không đủ sức giúp nhà vua trị nước, yên dân, đưa mọi người tới cảnh thái bình thịnh trị, vua sáng tôi hiền, nhân dân hoà mục. Vì thế, nhiều Nho sĩ ít hứng thú với mục đích trị quốc, bình thiên hạ, bởi mục đích này thường gắn với sự tôn quân và trung quân. Nói cách khác, giới Nho sĩ đang phân vân phải theo ai để trị quốc, bình thiên hạ. Điều này là do, vào thế kỷ XVI, ở nước ta, chính quyền đã chuyển từ tay tập đoàn phong kiến này sang tay tập đoàn phong kiến khác, nên quan niệm trung quân trong kinh điển của Nho giáo phải được giải thích lại cho phù hợp với thực tế biến động của thời đại.

Thế kỷ XVI và XVII là thời đầy biến động của xã hội Việt Nam. Chiến tranh xảy ra liên miên giữa các tập đoàn phong kiến, từ cuộc chiến tranh Trịnh – Mạc cho đến Trịnh – Nguyễn, làm đảo lộn đời sống xã hội. Nho giáo, mặc dù trước đó có ảnh hưởng rất lớn ở Việt Nam nhưng lúc này, đã bộc lộ những hạn chế, dần mất vị trí của mình, tạo điều kiện cho sự phát triển Phật giáo, Đạo giáo… Tuy nhiên, suốt từ thời Mạc cho đến Lê trung hưng, Phật giáo, Đạo giáo hay bất cứ một tôn giáo nào khác cũng vẫn không thay thế được Nho giáo ở cương vị của một đạo trị nước, một học thuyết về quản lý xã hội. Điều đó lý giải cho sự tồn tại của Nho giáo trong xã hội phong kiến ở nước ta.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chế độ phong kiến Việt Nam thời Lê sơ hưng thịnh suốt thế kỷ XV và đạt đến đỉnh cao vào thời Lê Thánh Tông. Nhưng, bước sang thế kỷ XVI và tiếp đến thế kỷ XVII, nó bắt đầu khủng hoảng và suy thoái. Điều đó khiến cho Nho giáo, với tư cách hệ tư tưởng thống trị của chế độ phong kiến Việt Nam lúc ấy, cũng phải có những thay đổi cho phù hợp với tình thế. Do đó, vào thời kỳ này, nhiều vấn đề về nội dung và hình thức tồn tại của Nho giáo ở Việt Nam đã xuất hiện.

Như chúng ta đã biết, từ khi Lê Hiển Tông mất (1504) cho đến lúc Mạc Đăng Dung cướp ngôi (1527), có năm đời vua Lê thay thế nhau, gắn liền với những cuộc nội chiến tàn khốc để tranh giành quyền lực. Các vua Lê do không nắm được quyền lực, nên quyền bính của triều đình nhà Lê không rơi vào tay Mạc Đăng Dung thì cũng rơi vào tay tập đoàn phong kiến khác. Do đó, có thể nói, sự kết thúc của vương triều Lê vào lúc này là điều không tránh khỏi.

Nhà Mạc thay thế nhà Lê vẫn tiếp tục giương cao ngọn cờ Nho giáo, coi Nho giáo là cơ sở cho mọi hoạt động chính trị của mình. Nhưng trước sự thay thế vương triều Lê bằng vương triều Mạc, thái độ của các Nho sĩ có sự phân hoá. Nhiều Nho sĩ kiên quyết bộc lộ sự trung thành với triều Lê bằng việc chống đối hoặc phỉ báng Mạc Đăng Dung, rồi sẵn sàng nhận lấy cái chết. Có những Nho sĩ bỏ quan về ẩn cư nơi thôn dã. Nhưng cũng có một bộ phận Nho sĩ tiếp tục làm việc trong bộ máy chính quyền nhà Mạc. Trước thái độ như vậy của các Nho sĩ triều Lê, Mạc Đăng Dung muốn thông qua việc tổ chức thi cử để tuyển người cho bộ máy quan liêu mới, gắn bó hơn với nhà Mạc. Vì thế, nhà Mạc chỉ tồn tại được 65 năm mà đã tổ chức được 22 kỳ thi đại khoa, cứ ba năm một khoa. Năm 1529, dù mới làm vua được hai năm, Mạc Đăng Dung đã mở khoa thi hội đầu tiên, lấy 27 người đỗ. Cũng năm ấy, nhà Mạc bắt chước các vua Lê dựng bia tiến sĩ để khuyến khích việc học tập, thi cử. Tuy nhiên, các Nho sĩ được đào tạo và đỗ đạt trong thời Mạc không phải đều gắn bó với nhà Mạc. Trong đó, có những Nho sĩ từ quan về ở ẩn như Nguyễn Bỉnh Khiêm; có những Nho sĩ chạy sang hàng ngũ của họ Trịnh như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh.

Trong thời Mạc, Nho giáo dù vẫn được coi là đạo trị nước chủ yếu, nhưng giai cấp thống trị, tầng lớp Nho sĩ cũng như dân thường đã giảm sút niềm tin vào Nho giáo và sự biện hộ của Nho giáo đối với những nguyên tắc cơ bản của chế độ quân chủ tập quyền. Lúc này, Nho giáo tỏ ra không đủ sức giúp nhà vua trị nước, yên dân, đưa mọi người tới cảnh thái bình thịnh trị, vua sáng tôi hiền, nhân dân hoà mục. Vì thế, nhiều Nho sĩ ít hứng thú với mục đích trị quốc, bình thiên hạ, bởi mục đích này thường gắn với sự tôn quân và trung quân. Nói cách khác, giới Nho sĩ đang phân vân phải theo ai để trị quốc, bình thiên hạ. Điều này là do, vào thế kỷ XVI, ở nước ta, chính quyền đã chuyển từ tay tập đoàn phong kiến này sang tay tập đoàn phong kiến khác, nên quan niệm trung quân trong kinh điển của Nho giáo phải được giải thích lại cho phù hợp với thực tế biến động của thời đại.

Đứng trước sự thay thế của các vương triều và sự biến đổi nhanh chóng của số phận con người, các nhà Nho thời Mạc đã phải khai thác luật biến dịch trong Kinh Dịch, trong tượng số học và cả trong lý học của Tống Nho để cắt nghĩa những biến đổi của xã hội và của mỗi con người. Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà Nho uyên bác, một nhà tư tưởng lớn trong thời Mạc đã nói: "Bát quái tượng suy thiên vãng phục" (Suy tư trong tám quẻ sẽ biết hướng đi rồi lại của trời đất - Trung tân quán ngụ hứng) và "Cơ ngẫu tòng lai doanh cách hư. Âm dương tiêu trưởng nghiệm thừa trừ" (Chu Dịch hữu cảm). Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng nhiều Nho sĩ ở thế kỷ XVI đã cảm thấy sự bất lực của con người, nhất là sự bất lực của người Nho sĩ trước thời cuộc. Vì vậy, họ càng tin vào ý trời, mệnh trời và sự phụ thuộc của số phận con người vào mệnh trời. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhiều lần nhắc đến thiên cơ. Ông thường khuyên mọi người: "Được thua phú quý đều thiên mệnh. Chen lấn làm chi cho nhọc nhằn" (Thơ Nôm, tr.87). Không những giới Nho sĩ mà cả đông đảo những người bình dân cũng tin vào số trời, thần thánh và những lực lượng siêu nhiên. Quả thật, trong thời loạn, Nho giáo không giúp con người giải thích được mọi hiện tượng phức tạp trong xã hội, không tạo được niềm tin và thoả mãn được đời sống tinh thần của họ. Vì thế, Phật giáo, Đạo giáo lại có dịp phục hưng và phát triển bên cạnh sự sa sút của Nho giáo.

Lúc này, bọn vua chúa, công hầu đứng ra xây chùa và cúng ruộng vào chùa rất nhiều. Còn với các Nho sĩ, đạo Nho không còn thuần khiết và tồn tại như  quan điểm duy nhất, lập trường duy nhất để nhìn nhận mọi sự vật. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kết hợp Nho gia với Đạo gia, còn Nguyễn Dữ thì kết hợp lý thuyết của Nho giáo với lý thuyết của Đạo giáo. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lụccủa Nguyễn Dữ đã nói lên sự kết hợp đó.

Nho giáo thời Mạc không chỉ quan tâm đến những vấn đề chính trị - xã hội, đạo đức, mà còn chú ý cả đến những vấn đề triết học, như vận số, tình người, lý trời, âm dương bĩ thái, doanh hư, trị loạn, để giải thích những biến đổi phức tạp, mau lẹ của xã hội và đời sống con người. Vì thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phải tiếp thu triết học của Tống Nho, trước hết là tiếp thu lý học của Trình Chu,  tượng số học của Thiệu Ung. Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm mất, các học trò của ông đã nói lên điều đó:

"Sáu bộ thi thư suốt nghĩa bơi thuyền đến bến Hoàng Chu (Chu Hy)

Một kinh "Thái Ất thuộc lòng, đốt lửa soi gan Dương Tử (Dương Hùng)

Ngang trời dọc đất, cùng lòng Chu tể (Chu Công) tâm tư

Suy trước biết sau, học lối Nghiêu Phu (Thiệu Ung) môn hộ".

Việc xác lập  vương triều Mạc không giải quyết được những mâu thuẫn xã hội, không chấm dứt được nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến mà trái lại, còn làm cho cuộc nội chiến đó trở nên gay gắt. Sau khi Mạc Đăng Dung lên ngôi, các quan lại và tướng lĩnh cũ của nhà Lê đã nổi dậy ở nhiều nơi. Trong đó, nổi bật là cuộc nổi dậy do Nguyễn Kim cầm đầu. Nguyễn Kim lập Lê Duy Ninh lên làm vua, lấy danh nghĩa là khôi phục nhà Lê để tập hợp lực lượng chống lại nhà Mạc. Nguyễn Kim chiếm lấy vùng Thanh Hoá rồi tấn công ra Bắc. Sau khi Nguyễn Kim bị đầu độc chết, con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm lên thay. Cuộc chiến tranh giữa Trịnh và Mạc là cuộc chiến tranh giữa hai nhà nước phong kiến. Một là nhà nước phong kiến của họ Mạc ở Thăng Long, gọi là Bắc triều. Hai là nhà nước phong kiến của họ Trịnh mang danh nhà Lê trung hưng ở vùng Thanh Hoá trở vào, gọi là Nam triều. Cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc kéo dài mãi đến năm 1592. Trong lúc cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc diễn ra quyết liệt thì mầm mống của cuộc nội chiến thứ hai đã nảy sinh. Đó là mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn trong tập đoàn phong kiến Nam triều. Khi họ Trịnh diệt xong họ Mạc thì mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn trở nên gay gắt, dẫn đến cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn. Cuộc chiến tranh này tiếp tục lôi kéo nhân dân vào vòng binh lửa, chia cắt đất nước làm hai miền là Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Chiến tranh và bạo lực đã trở thành một thủ đoạn phổ biến để tranh bá đồ vương và thanh toán lẫn nhau giữa các tập đoàn phong kiến. Vì vậy, nguyện vọng được sống trong hoà bình, ổn định của nhân dân cũng được phản ánh trong tư tưởng của các nhà Nho đương thời, thể hiện ở những quan điểm về đức trị, về nhân nghĩa. Trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ viết: "Kẻ làm vua chúa nên lấy sự chính lòng mình để làm gốc chính triều đình, chính trăm quan, chính muôn dân"(Câu chuyện đối đáp với người tiều phu ở núi Na). Còn Phùng Khắc Khoan thì nhấn mạnh: "Tranh hùng, tranh bá liên miên không ngớt, ai biết được chí khí hào hùng của nhà Nho ta. Văn hiến không coi trọng việc đánh nhau", "Như nói đến phương sách cứu nước, cứu dân thì nhân nghĩa xin dâng lên nhà vua". Nhưng trước xu thế chiến tranh và bạo lực của thời đại, thì những tiếng nói nhân nghĩa, đức trị như vậy tỏ ra mong manh, yếu ớt, không còn sinh khí, sức mạnh như tiếng nói nhân nghĩa, đức trị của các nhà Nho thời Trần và Lê sơ.

Đứng trước cuộc hỗn chiến của các tập đoàn phong kiến, các Nho sĩ phải nhận thức lại quan niệm trung quân và tư tưởng “trị quốc, bình thiên hạ” của Nho giáo cho phù hợp với thời cuộc. Lẽ dĩ nhiên, người Nho sĩ phải chọn chủ mà thờ, phải phục vụ cho một tập đoàn phong kiến nhất định. Tư tưởng chính thống của Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng nhất định trong giới Nho sĩ thế kỷ XVI và XVII. Việc Phùng Khắc Khoan từ bỏ nhà Mạc, lặn lội vào Thanh Hoá để theo nhà Lê trung hưng đã chứng tỏ điều đó. Hơn nữa, việc họ Trịnh nắm mọi quyền bính mà vẫn phải giương cao ngọn cờ “trung hưng nhà Lê” thì rõ ràng, nó không thoát khỏi sự chi phối của tư tưởng Nho giáo chính thống, mặc dù họ Trịnh qua nhiều việc làm tỏ ra thèm muốn ngôi vua.

Trong thời nội chiến, các tập đoàn phong kiến dù là Bắc triều hay Nam triều, dù là chính quyền của họ Trịnh ở Đàng Ngoài hay chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong, tất cả đều giương cao ngọn cờ Nho giáo, coi Nho giáo là cơ sở tư tưởng để đưa ra mọi chủ trương, chính sách, tổ chức và điều hành mọi hoạt động xã hội. Do đó, tập đoàn phong kiến nào cũng lo mở mang việc học hành, thi cử theo Nho học và truyền bá đạo Nho để giáo hoá nhân dân, tuyển lựa nhân tài.

Nhà Lê trung hưng lúc mới lấy được miền Nam từ Thanh Hoá trở vào đã mở ba khoa Chế khoa vào các năm 1553, 1575 và 1577, lấy đỗ 28 tiến sĩ. Sau đó, họ Trịnh lại tiếp tục mở các khoa thi Nho học để lấy nhân tài. Bước sang thế kỷ XVII, chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài vẫn tiếp tục thực hiện các quy chế giáo dục và thi cử của thời Hồng Đức, tuy có điều chỉnh, bổ sung chút ít nhưng không đáng kể. Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn thực hiện việc  giáo dục và thi cử theo Nho học, tuy có dựa vào quy chế của thời Hồng Đức, nhưng cũng có nhiều sửa đổi cho phù hợp với tình hình chính trị, văn hoá ở đó. Ví dụ, chính quyền đã sửa đổi học vị của những người thi đỗ cũng như tổ chức các kỳ thi. Khoa thi đầu tiên ở Đàng Trong được tổ chức vào năm 1660 lấy đỗ 5 sinh đồ, 15 hoa văn. Năm 1674, cùng với khoa thi chính đồ và hoa văn, Chúa Nguyễn lại tổ chức thi thám phong, lấy đỗ 7 người. Năm 1675, chúa Nguyễn Phúc cho mở khoa thi Chính đồ, lấy đỗ 3 giám sinh, 8 sinh đồ, 15 nhiên học, 22 hoa văn và 10 thám đạo. Những sửa đổi như vậy của việc thi cử là xuất phát từ tình hình văn hoá Đàng Trong và nhu cầu tổ chức bộ máy chính quyền của chúa Nguyễn.

Sự phục hồi Phật giáo và Đạo giáo đã xuất hiện từ thời nhà Mạc thì đến thế kỷ XVII vẫn tiếp tục gia tăng. Chúa Trịnh cũng như chúa Nguyễn đều coi trọng đạo Phật. Ở Đàng Ngoài, Trịnh Tạ cho trùng tu chùa Tây Phương. Còn ở Đàng Trong, Nguyễn Hoàng đã cho dựng chùa Thiên Mụ (1601), chùa Hoà Vang (1667) và sửa chữa chùa Mỹ Am (1692). Cũng vào thế kỷ XVII, một loạt các thiền sư Trung Quốc đã đến nước ta cả Đàng Trong và Đàng Ngoài để truyền đạo. Trong thời gian này, những dấu hiệu chứng tỏ sự hưng thịnh của Đạo giáo ở nước ta cũng xuất hiện. Đó là việc Trịnh Tạ cho trùng tu quán Trấn Võ và đúc tượng đồng Trấn Võ. Hơn nữa, vào lúc này, lại có những Nho sĩ bỏ con đường hoạn lộ đi tu tiên, như Phạm Viện là người tu tiên nổi tiếng.

Sự hưng thịnh của Phật giáo và Đạo giáo ở Việt Nam hồi thế kỷ XVII chứng tỏ rằng, Nho giáo có mặt yếu kém, hạn chế, nên phải lùi bước để giành chỗ đứng cho Phật giáo, Đạo giáo. Sự yếu kém của Nho giáo ở Việt Nam lúc này, trước hết, biểu hiện về mặt nghĩa lý. Điều đó thể hiện ở sự giảm sút niềm tin của giai cấp thống trị, của tầng lớp Nho sĩ vào giá trị và tính hiệu quả của Nho giáo trên bình diện Nho giáo là đạo trị nước và là nhân sinh quan. Với tư cách là đạo trị nước, Nho giáo vẫn không giúp cho người ta chấm dứt được cảnh loạn lạc, thực hiện sự ổn định xã hội. Với tư cách là nhân sinh quan, Nho giáo không giải thích được nguyên nhân của mọi nỗi đau khổ trên trần gian và những số phận bi đát của con người. Trong trường hợp này, thuyết thiên mệnh hay thiên lý của Nho giáo tỏ ra đơn giản, có nhiều hạn chế, không thoả mãn được yêu cầu của con người. Tuy nhiên, suốt từ thời Mạc cho đến Lê trung hưng, Phật giáo, Đạo giáo hay bất cứ một tôn giáo nào khác cũng vẫn không thay thế được Nho giáo ở cương vị của một đạo trị nước, một học thuyết về quản lý xã hội và tổ chức hành chính. Vì vậy, chính quyền của họ Trịnh ở ngoài Bắc hay của họ Nguyễn ở trong Nam vẫn phải đề cao Nho giáo và mở mang giáo dục khoa cử theo Nho học một cách đều kỳ. Do đó, hết thế hệ Nho sĩ này đến thế hệ Nho sĩ khác được tái sản xuất một cách liên tục. Đó chính là cơ sở xã hội vững chắc cho sự tồn tại của Nho giáo trong xã hội phong kiến ở nước ta.

26 tháng 3 2018

graffti là tranh phun sơn nha bạn

Hươu cao cổ thì phải, mk chỉ nhớ sơ sơ.

Cậu thử vào Google dịch đi nha.

Hoặc tra từ điển nhưng hơi lâu.

Đất nước của chúng ta đang tiến theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy rất cần có những người tài. Học sinh chúng ta cũng như tất cả những người dân Việt càng ngày phải có nhiều hiểu biết, trình độ cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vì vậy học là điều rất cần thiết với chúng ta để nâng cao trình độ, kĩ năng đáp ứng cho cuộc sống sau này. Lê-nin có câu nói rất nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Vậy học là gì? 'Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho mình để tăng thêm hiểu biết, trình độ khoa học, kĩ thuật về mọi mặt, giúp chúng ta tăng thêm khả năng hiểu biết của mình. Học ở đây không phải chỉ đến trường mới học, mà ngay từ nhỏ, khi ta còn sống trong vòng tay chăm sóc của gia đình chưa được đến trường, cha mẹ đã dạy ta học nói, học đi, học ăn, học cư xử trong đời sống thông thường. Khi được đến trường, chúng ta được học kiến thức khoa học và xã hội, học một cách toàn diện cả tài cả đức theo chương trình của nhà trường dưới sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo. Ngoài ra, chúng ta còn có thể học hỏi thêm ở bạn nếu không hiểu, học những cái hay của bạn để bổ sung cho chỗ thiếu sót
của mình và học ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta còn có thể học hỏi, tìm hiểu thêm trên sách, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, học ở những người lao động xung quanh mình, trong cộng đồng của mình. Bên cạnh đó ta cần phải chú ý việc học toàn diện, không học lệch, học lí thuyết đi đôi với thực hành, vận dụng vào đời sống để nắm chắc bài học hơn. Còn “học nữa” là học hết trình độ này lại đến trình độ khác, từ dễ đến khó. Những con người ham học thì họ không bao giò' thỏa mãn với chính mình mà luôn chăm chỉ học suốt cuộc đời của mình nhằm nâng cao trình độ hiểu biết. Cũng giốngnhư hôm nay chúng ta học xong vấn đề này thì không nên dừng lại mà ngày mai lại chuyển sang kiến thức khác mới hơn, hay hơn. Cũng giốngnhư học hết lớp 12, ta học tiếp lên đại học, cao học và hơn nữa... Mỗi lần nâng một mức học như thế, con người sẽ trưởng thành và được trang bị đầy đủ, toàn diện đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội, sau này sẽ tự nuôi sông được bản thân mình, giúp đỡ gia đình và đóng góp cho xã hội. Nhất là khi chúng ta còn trẻ, có sức khỏe, trí nhớ tốt thì phải chăm chỉ học tập. Còn “học mãi” là học liên tục, không ngừng nghỉ suốt cuộc đời, luôn nâng cao vốn hiểu biết của mình về mọi mặt. Đó là những người ham học, lúc nào cũng cảm thấy mình còn chưa đủ hiểu biết, luôn đòi hỏi phải nâng cao trí tuệ, nâng cao hiệu suất làm việc. Tuy đã qua tuổi học, họ đã già, đầu óc không còn được minh mẫn như trước nữa nhưng họ vẫn tiếp tục vừa tham gia công tác, vừa học, vừa làm việc và rút ra những kinh nghiệm quý báu cũng là học. Như vậy, học là vô tận, học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi điều, nó giúp cho con người chúng ta hiểu biết sâu rộng hơn, nâng cao năng suất công việc. Trong lời dạy của Lê-nin có ba vế ngắt làm ba nhịp kết hợp với các từ “nữa”, “mãi”, điệp từ “học" được nhắc lại ba lần. Lời nói của Lê-nin rất đúng với thực tế, chí nghĩa, chí tình. Những con người thực hiện đúng lời dạy của Lê-nin thường là những người tài giỏi, nổi tiếng, có sự nghiệp rạng rỡ và hết lòng cống hiến cho dân, cho nước.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết đó là vì chính bản thân chúng ta. Nếu không đi học chúng ta sẽ không có nhiều tri thức, hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống sau này. Kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như mong đợi. Có học chúng ta mới có được việc làm tốt để nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình, xây dựng đất nước giàu đẹp, hạnh phúc hơn. Bác Hồ đã từng dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy, nếu con cháu chúng ta chăm chỉ học tập, rèn luyện thì đó sẽ là những nhân tố tích cực xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh, đất nước ta sẽ không thua kém gì các nước khác trên thế giới. Một đất nước no ấm, hạnh phúc thì mỗi gia đình, bản thân chúng ta sẽ được sông đầy đủ, hạnh phúc hơn. Vả lại, kiến thức của loài người là một kho tàng khổng lồ, thế giới càng ngày càng phát triển, mỗi ngày đều có thêm nhiều sáng tạo, tìm tòi, phát minh hơn. Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật càng tiến lên, sự đòi hỏi của xã hội ngày càng tăng, ta không học, không thể làm việc được, không theo kịp bước tiến của thời đại. Đến lúc đó, chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước xã hội, cộng đồng. Hơn thế nữa, hiếu học là một truyền thống tốt đẹp mà từ bao đời nay, ông cha chúng ta đã truyền lại cho con cháu. Không chăm chỉ học tập sẽ đi ngược với truyền thông, đạo lí tốt đẹp đó. Việc học trở thành một vấn đề rất cần thiết, cấp bách với chúng ta nên ta cần chăm chỉ học tập cho tốt.

Ngày xưa, ông cha ta rất coi trọng việc học nên thường răn dạy con cháu phải học tập cho tốt. Trong xã hội xưa có Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo, đêm đến vì không có đèn học nên ông đã phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học. Hay là nhân vật Trạng Nồi cũng là một chàng thư sinh nghèo khó, không có tiền mua gạo nấu cơm, nên mỗi lần học xong, chàng thường sang bên hàng xóm mượn nồi cơm, vét những hột cơm còn sót lại để ăn. Sau này, trạng Nồi đã thi đỗ Trạng nguyên và vẫn không quên công ơn tốt bụng của người hàng xóm đó.

Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ có rất nhiều các bạn nhỏ phải lặn lội trong mưa bom bão đạn của giặc để đến trường. cuộc sống tuy có khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn chăm chỉ học tập. Không ít những người trong họ đã trở thành những giáo sư, tiến sĩ góp phần xây dựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp, văn minh và hiện đang nắm trọng trách quan trọng trong bộ máy nhà nước ta.

Trong thời đại ngày nay, xã hội ta cũng xuất hiện nhiều tấm gương sáng về lòng ham học. Những bạn nhỏ ở vùng sâu vùng xa phải trèo đèo, lội suối qua những quãng đường dài để đến học ở những lớp học nghèo nàn, đơn sơ dựng tạm. Ấy vậy mà trong số họ xuất hiện bao bạn nhỏ là học sinh giỏi vượt khó, không thua kém bất kì bạn học sinh nào. Hay như những bạn nhỏ vừa học vừa làm thêm để lấy tiền nuôi sống bản thân, chi phí cho việc học. Họ đều là những con người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thôn, nhưng học tập vẫn chăm chỉ, cần mẫn, có những thành tích cao, tốt đẹp.

Trong văn học phải kể đến nhân vật Mã Lương ở truyện Cây bút thần - một tấm gương về lòng ham học và học thành tài. Vậy học tập góp phần rất quan trọng tới công việc, tương lai sau này của chúng ta nên cần phải học tập thật tốt.

Vậy muôn thực hiện lời dạy của Lê-nin ta phải làm gì? Chúng ta phải tự tìm lấy những cái thích thú, say mê trong học tập và phải luôn sáng tạo trong việc họ. c của mình để học tốt hơn. Bên cạnh đó, để học tốt, chúng ta còn rất cần đến nghị lực, quyết tâm học tập. Trong giờ học, ta cần phải chăm chỉ lắng nghe lời giảng của thầy giáo, nắm chắc bài học, học thêm ở bạn bè, lắng nghe thông tin đại chúng, sách báo. Ngoài ra chúng ta cần học tập trong cuộc sống, tìm tòi, sáng tạo thêm để học cho tốt. Học phải đi đôi với thực hành, học toàn diện.

Câu nói trên của Lê-nin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều, không được ngừng nghỉ để rồi sẽ phục vụ cho công việc sau này của mình. Học là rất quan trọng, vì nhờ có học, có kiến thức mới giúp chúng ta làm được việc, nuôi sông bản thân, gia đình và xây dựng đất nước. Bản thân ta sẽ luôn cố gắng để học tập thật tốt để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Hãy đừng bao giờ quên lời dạy của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi! ”.

Đất nước của chúng ta đang tiến theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy rất cần có những người tài. Học sinh chúng ta cũng như tất cả những người dân Việt càng ngày phải có nhiều hiểu biết, trình độ cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vì vậy học là điều rất cần thiết với chúng ta để nâng cao trình độ, kĩ năng đáp ứng cho cuộc sống sau này. Lê-nin có câu nói rất nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Vậy học là gì? 'Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho mình để tăng thêm hiểu biết, trình độ khoa học, kĩ thuật về mọi mặt, giúp chúng ta tăng thêm khả năng hiểu biết của mình. Học ở đây không phải chỉ đến trường mới học, mà ngay từ nhỏ, khi ta còn sống trong vòng tay chăm sóc của gia đình chưa được đến trường, cha mẹ đã dạy ta học nói, học đi, học ăn, học cư xử trong đời sống thông thường. Khi được đến trường, chúng ta được học kiến thức khoa học và xã hội, học một cách toàn diện cả tài cả đức theo chương trình của nhà trường dưới sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo. Ngoài ra, chúng ta còn có thể học hỏi thêm ở bạn nếu không hiểu, học những cái hay của bạn để bổ sung cho chỗ thiếu sót
của mình và học ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta còn có thể học hỏi, tìm hiểu thêm trên sách, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, học ở những người lao động xung quanh mình, trong cộng đồng của mình. Bên cạnh đó ta cần phải chú ý việc học toàn diện, không học lệch, học lí thuyết đi đôi với thực hành, vận dụng vào đời sống để nắm chắc bài học hơn. Còn “học nữa” là học hết trình độ này lại đến trình độ khác, từ dễ đến khó. Những con người ham học thì họ không bao giò' thỏa mãn với chính mình mà luôn chăm chỉ học suốt cuộc đời của mình nhằm nâng cao trình độ hiểu biết. Cũng giốngnhư hôm nay chúng ta học xong vấn đề này thì không nên dừng lại mà ngày mai lại chuyển sang kiến thức khác mới hơn, hay hơn. Cũng giốngnhư học hết lớp 12, ta học tiếp lên đại học, cao học và hơn nữa... Mỗi lần nâng một mức học như thế, con người sẽ trưởng thành và được trang bị đầy đủ, toàn diện đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội, sau này sẽ tự nuôi sông được bản thân mình, giúp đỡ gia đình và đóng góp cho xã hội. Nhất là khi chúng ta còn trẻ, có sức khỏe, trí nhớ tốt thì phải chăm chỉ học tập. Còn “học mãi” là học liên tục, không ngừng nghỉ suốt cuộc đời, luôn nâng cao vốn hiểu biết của mình về mọi mặt. Đó là những người ham học, lúc nào cũng cảm thấy mình còn chưa đủ hiểu biết, luôn đòi hỏi phải nâng cao trí tuệ, nâng cao hiệu suất làm việc. Tuy đã qua tuổi học, họ đã già, đầu óc không còn được minh mẫn như trước nữa nhưng họ vẫn tiếp tục vừa tham gia công tác, vừa học, vừa làm việc và rút ra những kinh nghiệm quý báu cũng là học. Như vậy, học là vô tận, học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi điều, nó giúp cho con người chúng ta hiểu biết sâu rộng hơn, nâng cao năng suất công việc. Trong lời dạy của Lê-nin có ba vế ngắt làm ba nhịp kết hợp với các từ “nữa”, “mãi”, điệp từ “học" được nhắc lại ba lần. Lời nói của Lê-nin rất đúng với thực tế, chí nghĩa, chí tình. Những con người thực hiện đúng lời dạy của Lê-nin thường là những người tài giỏi, nổi tiếng, có sự nghiệp rạng rỡ và hết lòng cống hiến cho dân, cho nước.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết đó là vì chính bản thân chúng ta. Nếu không đi học chúng ta sẽ không có nhiều tri thức, hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống sau này. Kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như mong đợi. Có học chúng ta mới có được việc làm tốt để nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình, xây dựng đất nước giàu đẹp, hạnh phúc hơn. Bác Hồ đã từng dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy, nếu con cháu chúng ta chăm chỉ học tập, rèn luyện thì đó sẽ là những nhân tố tích cực xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh, đất nước ta sẽ không thua kém gì các nước khác trên thế giới. Một đất nước no ấm, hạnh phúc thì mỗi gia đình, bản thân chúng ta sẽ được sông đầy đủ, hạnh phúc hơn. Vả lại, kiến thức của loài người là một kho tàng khổng lồ, thế giới càng ngày càng phát triển, mỗi ngày đều có thêm nhiều sáng tạo, tìm tòi, phát minh hơn. Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật càng tiến lên, sự đòi hỏi của xã hội ngày càng tăng, ta không học, không thể làm việc được, không theo kịp bước tiến của thời đại. Đến lúc đó, chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước xã hội, cộng đồng. Hơn thế nữa, hiếu học là một truyền thống tốt đẹp mà từ bao đời nay, ông cha chúng ta đã truyền lại cho con cháu. Không chăm chỉ học tập sẽ đi ngược với truyền thông, đạo lí tốt đẹp đó. Việc học trở thành một vấn đề rất cần thiết, cấp bách với chúng ta nên ta cần chăm chỉ học tập cho tốt.

Ngày xưa, ông cha ta rất coi trọng việc học nên thường răn dạy con cháu phải học tập cho tốt. Trong xã hội xưa có Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo, đêm đến vì không có đèn học nên ông đã phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học. Hay là nhân vật Trạng Nồi cũng là một chàng thư sinh nghèo khó, không có tiền mua gạo nấu cơm, nên mỗi lần học xong, chàng thường sang bên hàng xóm mượn nồi cơm, vét những hột cơm còn sót lại để ăn. Sau này, trạng Nồi đã thi đỗ Trạng nguyên và vẫn không quên công ơn tốt bụng của người hàng xóm đó.

Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ có rất nhiều các bạn nhỏ phải lặn lội trong mưa bom bão đạn của giặc để đến trường. cuộc sống tuy có khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn chăm chỉ học tập. Không ít những người trong họ đã trở thành những giáo sư, tiến sĩ góp phần xây dựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp, văn minh và hiện đang nắm trọng trách quan trọng trong bộ máy nhà nước ta.

Trong thời đại ngày nay, xã hội ta cũng xuất hiện nhiều tấm gương sáng về lòng ham học. Những bạn nhỏ ở vùng sâu vùng xa phải trèo đèo, lội suối qua những quãng đường dài để đến học ở những lớp học nghèo nàn, đơn sơ dựng tạm. Ấy vậy mà trong số họ xuất hiện bao bạn nhỏ là học sinh giỏi vượt khó, không thua kém bất kì bạn học sinh nào. Hay như những bạn nhỏ vừa học vừa làm thêm để lấy tiền nuôi sống bản thân, chi phí cho việc học. Họ đều là những con người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thôn, nhưng học tập vẫn chăm chỉ, cần mẫn, có những thành tích cao, tốt đẹp.

Trong văn học phải kể đến nhân vật Mã Lương ở truyện Cây bút thần - một tấm gương về lòng ham học và học thành tài. Vậy học tập góp phần rất quan trọng tới công việc, tương lai sau này của chúng ta nên cần phải học tập thật tốt.

Vậy muôn thực hiện lời dạy của Lê-nin ta phải làm gì? Chúng ta phải tự tìm lấy những cái thích thú, say mê trong học tập và phải luôn sáng tạo trong việc họ. c của mình để học tốt hơn. Bên cạnh đó, để học tốt, chúng ta còn rất cần đến nghị lực, quyết tâm học tập. Trong giờ học, ta cần phải chăm chỉ lắng nghe lời giảng của thầy giáo, nắm chắc bài học, học thêm ở bạn bè, lắng nghe thông tin đại chúng, sách báo. Ngoài ra chúng ta cần học tập trong cuộc sống, tìm tòi, sáng tạo thêm để học cho tốt. Học phải đi đôi với thực hành, học toàn diện.

Câu nói trên của Lê-nin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều, không được ngừng nghỉ để rồi sẽ phục vụ cho công việc sau này của mình. Học là rất quan trọng, vì nhờ có học, có kiến thức mới giúp chúng ta làm được việc, nuôi sông bản thân, gia đình và xây dựng đất nước. Bản thân ta sẽ luôn cố gắng để học tập thật tốt để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Hãy đừng bao giờ quên lời dạy của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi! ”.

26 tháng 3 2018

+ Lịch sử ta đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy. + Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đén các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bi tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn. Kết bài: Tác giả nêu lên bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thế hiện bằng các việc làm thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) đề góp phần vào công cuộc kháng chiến.
Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thông quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng theo trình tự thời gian. Tác giả chọn lọc dẫn chứng trong hiện tại phong phú, gợi lên không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến chông Pháp và khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Dần chứng đó thể hiện như sau: Thứ nhất là trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Thứ hai là trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”. Các dẫn chứng đưa ra thật phong phú ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền đều có chung lòng yêu nước.
Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Một trong những yếu tô góp phần quan trọng vào sự thành công đó chính là việc tác giả đã dùng các câu văn có hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh to lớn và vẻ đẹp của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hình ảnh so sánh rất đặc sắc được ta nhận thấy ngay ở phần mở bài: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tác giả đã so sánh “tinh thần yêu nước” (một khái niệm trừu tượng) với làn sóng to lớn mạnh mẽ (một hình ảnh cụ thể). Từ đó, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về sức mạnh phi thường, vô tận của tinh thần yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Cùng với việc kết hợp với các động từ mạnh “nhấn”, “lướt” đã góp phần làm cho người đọc thấy được cái linh hoạt mà mềm dẻo, mạnh mẽ vô cùng của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh tiếp theo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Cũng như hình ảnh so sánh trên, tác giả so sánh tinh thần yêu nước (mang tính chất trìu tượng) với các thứ của quí (các sự vật cụ thể). Từ đó giúp người đọc hình dung rõ ràng về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Cua quý khi đã cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm thì không ai nhìn thấy nhưng khi đã đem ra trưng bày thì ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Và tinh thần yêu nước cũng vậy, nó phải được thực hành vào những công việc cụ thể để góp phần đưa kháng chiến của chúng ta tới thắng lợi. Có thể nói đây là một hình ảnh so sánh đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước.

 

26 tháng 3 2018

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Một trong những yếu tô góp phần quan trọng vào sự thành công đó chính là việc tác giả đã dùng các câu văn có hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh to lớn và vẻ đẹp của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hình ảnh so sánh rất đặc sắc được ta nhận thấy ngay ở phần mở bài: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tác giả đã so sánh “tinh thần yêu nước” (một khái niệm trừu tượng) với làn sóng to lớn mạnh mẽ (một hình ảnh cụ thể). Từ đó, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về sức mạnh phi thường, vô tận của tinh thần yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Cùng với việc kết hợp với các động từ mạnh “nhấn”, “lướt” đã góp phần làm cho người đọc thấy được cái linh hoạt mà mềm dẻo, mạnh mẽ vô cùng của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh tiếp theo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Cũng như hình ảnh so sánh trên, tác giả so sánh tinh thần yêu nước (mang tính chất trìu tượng) với các thứ của quí (các sự vật cụ thể). Từ đó giúp người đọc hình dung rõ ràng về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Cua quý khi đã cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm thì không ai nhìn thấy nhưng khi đã đem ra trưng bày thì ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Và tinh thần yêu nước cũng vậy, nó phải được thực hành vào những công việc cụ thể để góp phần đưa kháng chiến của chúng ta tới thắng lợi. Có thể nói đây là một hình ảnh so sánh đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước.