K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2020

lên google

25 tháng 8 2020

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.

Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

đây nhé

trên mạng đấy 

https://vndoc.com/van-mau-lop-5-ta-lai-mot-canh-dep-cua-que-huong-ma-em-thich-nhat/download

24 tháng 8 2020

vì nó có thể dự trữ nước ở trong thân của nó(chắc vậy)

24 tháng 8 2020

Do cây xương rồng có những đặc điểm để thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt ở xa mạc như:
-Chịu được nhiệt độ cao,khô nóng. 
-Là tiêu biến thành gai để chống thoát hơi nước. 
-Thân cây mọng nước dự trữ nước trong cơ thể dưới dạng nhựa ( thân có dạng xốp hoặc rỗng để chứa nước tại những chỗ rỗng xốp đó ). 
-Rễ cây thường đâm sâu vào lòng đất để tìm mạch nước ngầm và cũng toả ra trên phạm vi rộng gần sát mặt đất để khi mưa xuống có thể hút hết nước trên mặt đất.

24 tháng 8 2020

- Nhân hóa : Sáng sớm, ông mặt trời gieo nắng xuống khắp các nẻo đường .

-So sánh : Tấm lòng của mẹ dành cho con còn hơn cả ngàn vì sao đang soi sáng ngoài kia .

- Ẩn dụ : Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài) .

-Hoán dụ :     Bàn tay ta làm nên tất cả

           Có sức người sỏi đá cũng thành cơm .

24 tháng 8 2020

Nhân hóa : Muôn ngàn cây mía múa gươm.

So sánh : Những ngôi sao thức ngoài kia

           Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Ẩn dụ : Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.

Hoán dụ : Áo nâu liền với áo xanh

        Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

1.vua nào mặt sắt đen sìvua nào trong thửa hàn vi ở chùa2.đông du ai đã đưa ngườicòn ai đập đá giữa trời trơ trơ3.mê linh đất cũ còn ghi muôn đờiyếm khăn đội vá trờigiặc tô mất vía rụng rời thoát thân4.đố ai trên bạch đằng gianglàm cho cọc nhọn dọc ngang sang ngời phá quân nam hán tơi bờigươm thần độc lập giữa trời vang lên5.đố ai cũng khách thoa quầncửu chân nức tiếng ngàn...
Đọc tiếp

1.vua nào mặt sắt đen sì

vua nào trong thửa hàn vi ở chùa

2.đông du ai đã đưa người

còn ai đập đá giữa trời trơ trơ

3.mê linh đất cũ còn ghi muôn đời

yếm khăn đội vá trời

giặc tô mất vía rụng rời thoát thân

4.đố ai trên bạch đằng giang

làm cho cọc nhọn dọc ngang sang ngời 

phá quân nam hán tơi bời

gươm thần độc lập giữa trời vang lên

5.đố ai cũng khách thoa quần

cửu chân nức tiếng ngàn thu

vì dân quyết phá ngục tù lầm than

6.đã vui hàm tử lại mừng chương dương

vân đồn cướp sạch binh cường

nồi bàng mai phục chặn đường giặc lui

7.chí linh mấy lượt nếm mùi đắng cay 

mười năm bình định ra tay

thành đông quan, mất vía bày vương thông

8.đố ai giải phóng thăng long

nửa dêm trừ tịch quyết lòng tiến binh

đống đa sông nhị vươn mình

giặc thanh vỡ mộng cường chinh toi đời

9.muốn cho nước mạnh dân giầu

tâu vua xin chém bảy đầu mọt dân

mũ cao áo rộng ko cần

lui về ẩn chốn lâm sơn một mình

10.từng phen khóc lóc theo cha 

núi lam tìm giúp minh quân

bình ngô đại cáo bút thầm ra tay

11.một phen quét sạch quân đường

 nổ danh bố cáo đại vương thuở nào

tiếc thay mệnh bạc tài cao

giang sơn đành phải rơi vào ngoại bang

12.vua nào thuở bé chăn trâu

trường yêu một ngọn cờ lau tập tành

sứ quân dẹp loạn phân tranh

dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền

 

 

 

 

 

 

2
19 tháng 8 2020

mai hắc đế và lý thái tổ

phan bội châu và phan chu chinh

hai bà trưng

ngô quyền

bà triệu

hưng đạo vưng trần quốc tuấn

lê lợi 

nguyễn huệ

chu văn an

nguyễn trãi

phùng hưng 

đinh tiên hoàng hoặc đinh bộ lĩnh

1, Mai Hắc Đế & Lý Thái Tổ .

2 , Phan Bội Châu và Phan Chân Trinh

3, Hai Bà Trưng .

4,Bà Triệu

5,Ngô Quyền

6.Trần quốc Tuấn

7. Lê Lợi

8.Quang Trung 

9. Chu Văn An

10.Nguyễn Trãi

11.Phùng Hưng

12. Đinh Bộ Lĩnh

13.Trần Quốc Tuấn và Quang Trung

18 tháng 8 2020

để cho người đọc biết rằng đù đã hi sinh nhưng lượm vẫn còn sống mãi trong lòng mọi người

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

9 tháng 8 2020

số chia là:

        (1640-23):67=...

9 tháng 8 2020

Số số bị chia là a ; số chia là b (a ; b là số tự nhiên)

Ta có a : b = 67 dư 23

=> (a - 23) : b = 67

=> a - 23 = 67b

Vì a < 1640

=> a - 23 < 1617

<=> 67b < 1617

=> b < 24,1

mà số dư luôn luôn bé hơn số chia

=> 23 < b < 24,1

=> b = 24 

Vậy số chia là 24 

9 tháng 8 2020

ta có:    số bị chia < 1640

             số chia >23

nếu số chia là 24 thì số bị chia là :

      67 x 24 + 23 =1631 ( t/mãn)

nếu số chia là 25  thì số bị chia là:

       67 x 25 + 23 =1698 ( ko t/m )

vậy để số bị chia < 1640 thì số chia là 24.

 k mình nha!

8 tháng 8 2020

Trong câu b dế mèn đóng vai trò là một loài động vật nói chung còn câu a "dế mèn" là tên nhân vật được nhân hoá lên trở thành tên riêng nên được viết hoa

8 tháng 8 2020

tại vì câu a Dế Mèn là nhân vật chính trong câu,còn câu b dế mèn là nhân vật phụ thôi.

                     HỌC TỐT NHÉ!

14 tháng 8 2020

Bài 1:

Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

“Người ta  hoa đất”(tục ngữ)

“Quê hương  chùm khế ngọt”               

(Quê hương  - Đỗ Trung Quân)

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

(Thu vịnh – Nguyễn Khuyến)

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên)

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

(Ca dao)

 Trong đó:

 + A – sự vật, sự việc được so sánh

 + B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

 + “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

 Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

“Người là cha, là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

(Sáng tháng Năm – Tố Hữu)

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

(Bầm ơi – Tố Hữu)

- Phân loại theo đối tượng:
 
+ So sánh các đối tượng cùng loại:

Ví dụ:

“Cô giáo em hiền như cô Tấm” 

+ So sánh khác loại:

Ví dụ:

“Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”

(Núi đôi – Vũ Cao)

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

Ví dụ:

“Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

(Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân) 

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Bài 2:

-Các phép so sánh trong đoạn trích là:

→Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

*Tác dụng: làm cho hình ảnh dòng nước trở nên giàu hình ảnh hơn với, sự hùng vĩ của dòng nước khi được so sánh với thác.

→Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

*Tác dụng: làm cho những con cá trở nên sinh động hơn, các hoạt động được miêu tả linh hoạt khi được so sánh như là người bơi.

→Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước

*Tác dụng: giúp sự miêu tả về con sông nơi Cà Mau khá là rộng và dài.

→Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

*Tác dụng: phép so sánh được sử dụng hằm giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật là một khu rừng đước. Giúp cho hình ảnh rừng đước rộng lớn và hùng vĩ hơn.

Bài 3:

a. Các phép so sánh được sử dụng trong bài : - "Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.” - “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.” - “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ." - "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước." b. Phép so sánh Dượng Hương Thư là độc đáo nhất vì chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dưt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.

Câu 1: Chép thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ.Câu 2: Cho đoạn văn: “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.a) Tìm và ghi lại các...
Đọc tiếp

Câu 1: Chép thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ.

Câu 2: Cho đoạn văn: “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

a) Tìm và ghi lại các phép so sánh có trong đoạn văn.

b) Nêu tác dụng của các phép so sánh tìm được.

c) Từ đoạn văn trên, em hãy nêu những việc làm để bảo vệ môi trường.

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn từ 8 – 10 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên trong bài thơ “Đêm này Bác không ngủ”. Trong đoạn văn cần sử dụng ít nhất một phép so sánh. (Gạch chân dưới phép so sánh).

1
5 tháng 8 2020

c2

nước ầm ầm......sóng trắng

tăng sức gợi hình gọi cảm cho sự diễn đạt

không phá rừng 

không săn bắn động thực vật quý hiếm

không mua bán lâm sản trái phép

c3

mình sợ hơi dài