K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2019

Lam Sơn là nơi Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần. Hồ Tả Vọng là nơi Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Lam Sơn, Hồ Tả Vọng là linh địa. Có vay có trả là tình nghĩa, ân nghĩa thủy chung. Tâm hồn Việt Nam rất đẹp .smiley

31 tháng 10 2019

Vì muốn cộc sống thanh bình cho đất nước

31 tháng 10 2019

Sau khi học xong văn bản " Sơn tinh, Thủy tinh" em rất thích chi tiết Sơn tinh đánh thắng Thủy tinh. Nhân dân đã khắc họa đúng sự thật lẽ phải luôn luôn thắng. Sau bao nhiêu vất vả và gian lao thì cái thiện cũng chiến thắng cái ác, đem lại hòa bình. Đồng thời đây cũng là đoạn quan trong nhất của văn bản. Phản ánh công cuộc chống thiên tai của nhân dân Bắc Bộ. Là một quá trình gian khó, đầy quyết tâm, kiên trì và lòng dũng cảm. Nhân đó, cũng tạo nên cái kết đẹp cho Sơn tinh và Mị nương được bên nhau mãi mãi. Thể hiện tình yêu của hai người, không có kẻ thứ ba xem vào.

31 tháng 10 2019

“Nhiều người cho rằng, Thủy Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa nước lũ, còn Sơn Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa tinh thần, ý chí, khả năng và thành quả chống bão lụt của nhân dân.Không hoàn toàn như vậy, Sơn Tinh và Thủy Tinh là những hình tượng huyền thoại, được hình thành, nhào nặn trong trí tưởng tượng của người Việt cổ, trong đó những yếu tố tự nhiên và xã hội, hiện thực và lí tưởng đã kết hợp, hòa lẫn với nhau, rất khó tách bạch. Sơn Tinh là sự khái quát hóa, hình tượng hóa và thần thánh hóa không chỉ riêng lực lượng con người (tinh thần, ý chí, thành quả chống lũ lụt của nhân dân) mà còn có cả lực lượng tự nhiên (rừng, núi). Sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa con người và hiện tượng bão lụt trong thiên nhiên mà còn phản ánh cả sự xung đột giữa con người với con người, giữa các bộ tộc miền biển và miền núi trong thời kì Văn Lang của các vua Hùng.Cơn giận lưu niên “năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” của Thủy Tinh là sự phản ánh và lí giải vô cùng độc đáo, tài tình hiện tượng bão lụt hàng năm (mang tính chu kì) của thiên nhiên và hiện tượng ghen tuông dai dẳng của con người.Chi tiết Thủy Tinh dâng nước cao lên bao nhiều Sơn Tịnh cũng dâng núi Tản Viền cao lên bấy nhiều thật nên thơ và độc đáo. Đó là ước mơ nhưng đồng thời cũng có nhiều tính hiện thực. Bởi vi trừ nạn hồng thủy ra, không có trận lụt nào có thể dâng nước lên cao hơn núi Ba Vì. Nếu không như vậy thì làm sao người Việt có thể tồn tại được đến ngày nay?”

31 tháng 10 2019

Trl :

Rìu đá , môi ăn cơm lưỡi cày , ..

Mk nghĩ zz nha ^^ có bn nào bt nữa thì bổ sung 

phát minh mới của người nguyên thủy là rìu đá

25 tháng 9 2021

Kì nghỉ hè năm vừa rồi là kì nghỉ vô cùng ý nghĩa đối với em. Vì em được bố mẹ dẫn về thăm ông bà ngoại.

Hôm đó, sau khi dự lễ tổng kết ở trường về, thì em nghe thấy bố mẹ đang bàn với nhau việc gì đó ở trong phòng khách. Thấy em về, mẹ liền gọi em vào và bảo:

- Hè năm nay, bố mẹ quyết định là cả nhà mình sẽ về quê thăm ông bà ngoại trong hai tuần.

Nghe mẹ nói vậy, em vô cùng vui sướng, lập tức nhảy lên và trả lời:

- Thật hả mẹ? Tuyệt vời quá đi!

Nhìn em vui sướng như vậy, bố mẹ cười theo. Sau đó, em có một ngày để cùng bố mẹ sửa soạn các thứ. Bố mẹ tất bật mua các loại hoa quả, trà bánh để làm quà cho họ hàng ở quê. Còn em thì được phân công sắp xếp quần áo và đồ dùng cá nhân vào vali. Tất bật suốt một ngày thì đến lúc chiều tối, mọi thứ đã xong xuôi. Suốt tối hôm đó, em cứ trằn trọc mãi không sao ngủ được. Nằm trên giường mà em cứ nghĩ đến chuyến về quê ngày mai, là sung sướng vô cùng. Mãi đến gần sáng, em mới chìm vào giấc ngủ. Sáng hôm sau, mới 6 giờ sáng, cả nhà đã lên xe để đi về nhà bà. Trên đường đi, em ngủ say sưa. Một lúc sau, nghe tiếng mẹ gọi dậy, bảo là đã đến cổng làng. Em liền bật dậy ngay, áp sát mặt mình vào cửa xe để nhìn ra ngoài. Vừa nhìn vừa trầm trồ, đây đúng là quê ngoại yêu dấu của mình rồi.

Trước mắt em, là một làng quê yên bình trong ánh nắng vàng ươm của mùa hè. Xe đi qua con đường trải nhựa bằng phẳng, êm ái. Hai bên là cánh đồng lúa chín vàng, trải rộng mênh mông. Thỉnh thoảng, có vài cô chú đi xem lúa, đang đạp xe trở về nhà đi ngang qua xe. Khi xe tiến vào làng, em thích thú ngắm nhìn những ngôi nhà, con đường tuy nhỏ nhưng sạch sẽ. Những khu vườn xanh tốt cây cối, và những ao hồ nhỏ dập dềnh bèo trôi. Tất cả thật tươi đẹp, thân thương đến lạ kì.

Vào đến sân nhà bà, em vừa mở cửa xe, đã nhìn thấy ông bà đứng chờ sẵn ở đó. Thế là em liền chạy nhanh về phía trước, ôm chầm lấy ông bà. Cảm nhận từng cái vuốt ve hiền từ của bà mà em thấy sung sướng, cảm động vô cùng. Vì đã hai năm rồi em mới được về quê ngoại, em thấy nhớ ông bà nhiều lắm. Lúc này, bố mẹ cũng đã xuống xe, mọi người nói chuyện rôm rả, dẫn nhau vào nhà. Vào trong nhà, em ngồi xuống chiếc ghế gỗ mát lạnh, uống cốc nước mơ ướp đá được bà pha sẵn mà thấy thư thái vô cùng.

Suốt những ngày ở quê với ông bà, em cảm thấy mình như đang được ở thiên đường. Ở đây không có máy tính, các trung tâm thương mại lớn, bể bơi, sân bóng… như ở thành phố. Nhưng lại có những trò chơi còn thú vị hấp dẫn hơn nhiều. Buổi sáng, em cùng bà ra chợ, xem cá, xem gà. Được ăn bao nhiêu món quà quê mới lạ, hấp dẫn. Buổi chiều, em theo ông ra vườn hái trái. Khu vườn của ông to lớn, bao nhiêu là trái ngọt làm em thích mê. Buổi tối, cả nhà lại ra ngồi trước sân, nghe ông bà kể chuyện thời xưa. Có lúc, em cùng các bạn nhỏ hàng xóm ra đồng xem lúa chín, hay ra sống chèo thuyền câu cá. Rồi lại đi đá bóng ở bãi đất trống giữa làng. Xong lại đi thả diều ở chân đê.

Suốt hai tuần ở nhà ông bà ngoại, lúc nào em cũng vui vẻ, tươi cười, và mong sao thời gian đừng trôi nữa. Thế nhưng, ngày trở lại thành phố cũng đến. Dù không muốn chút nào, em vẫn phải tạm biệt ông bà. Hôm đó, ông bà gói cho cả nhà rất nhiều đồ ăn ngon ở quê, nào gạo, gà, thịt, rau, hoa quả… Nhìn những món đồ ấy, em lại càng thấm thía tình cảm thân thiết, yêu thương của ông bà dành cho con cháu.

Trên đường về, em cứ nhớ mong về những ngày vừa qua. Em mong sao ông bà luôn khỏe mạnh và yêu đời như bây giờ. Để những lần sau, khi em về thăm quê sẽ lại được nhìn thấy hình bóng ông bà tươi cười hiền lành chờ đón ở trước sân.

Tên người : Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

VD :

- Đinh Tiên Hoàng

- Trần Hưng Đạo

- Trần Phú 

- Ngô Gia Tự

- Nguyễn Thị Minh Khai

- Tố Hữu

* Chú ý : Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận gọi tên cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.

VD :

- Ông Gióng

- Bà Trưng

- Đồ Chiểu

Tên địa lí : Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

VD :

- Thái Bình

- Trà Vinh 

- Cần Thơ

* Chú ý : Tên địa lí được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách viết kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lí và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lí.

VD :

- Bắc Bộ 

- Nam Bộ 

- Vàm Cỏ Đông

- Trường Sơn Tây

- Vũng Tàu

Tên người và địa lí nước ngoài : Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên cò nhiều âm tiết thì giữa các âm phải có dấu gạch nối 

VD :

- Hi-ma-lay-a

- Thô-mát Ê-đi-xơn

31 tháng 10 2019

Từ đơn: đẹp

Từ ghép tổng hợp: đẹp tươi, đẹp xinh

Từ ghép phân loại: đẹp lão, đẹp trai

30 tháng 10 2019

Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, Xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong một gia đình có truyền thống văn hóa và cách mạng. Sau khi tốt nghiệp khoa Văn, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội năm 1964, ông trở về miền Nam tham gia vào phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở thành phố Huế, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo làm thơ.

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bạn đọc bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Lời thơ Nguyễn Khoa Điềm không hoa mỹ kiêu kỳ mà như lời tự sự, lời tâm tình nhẹ nhàng bình dị nhưng lại có giá trị lay thức, ám ảnh tâm tư bạn đọc lâu dài bởi những triết luận sâu sắc được chuyển hóa qua những hình tượng thơ độc đáo, những tứ thơ có tính phát hiện mới đầy ám ảnh. Mẹ và quả là một bài thơ giản dị nhưng gợi nhiều liên tưởng mang tính nhân văn.

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Và chúng tôi một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi, mẹ mong chờ được hái

Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh

Nguyễn Khoa Điềm 

(Thơ Việt Nam 1945-1985 - Nhà xuất bản văn học Hà Nội -1985)

Bài thơ chia làm ba khổ, tất cả gồm 12 dòng thơ với âm lượng mỗi dòng không đều nhau (5 dòng 7 chữ, 7 dòng 8 chữ). Giai điệu của bài thơ không mượt mà, du dương bởi tác giả ít quan tâm đến việc phối thanh, gieo vần; chủ yếu nhà thơ muốn bày tỏ cảm xúc chân thành, những suy nghĩ nghiêm túc gởi vào trong những hình ảnh thơ bình dị làm chúng ta nhớ mãi.

Nhan đề bài thơ “Mẹ và quả” có vẻ rất đơn giản, nhưng nó không thoáng qua nhẹ nhàng mà đọng lại, gợi thức trong mỗi chúng ta nhiều suy ngẫm về người mẹ trải bao vất vả cưu mang, chăm chút để cho nhiều thứ quả trên đời, trong khi đó đạo sống của con người là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mở đầu cho những dòng suy tư cảm xúc về mẹ bằng mấy lời tự sự, như lời tâm tình chia sẻ với chúng ta những kỷ niệm thân thương về mẹ, về mái ấm gia đình bao năm quây quần sinh hoạt bên nhau.

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng

Những công việc vun trồng ngày này sang ngày khác, mùa này sang mùa khác của mẹ diễn ra có vẻ đơn giản, nhưng hàm chứa nhiều mong mỏi lớn lao của mẹ. Mẹ trông cậy vào thành quả tốt đẹp, khi đã dày công vun trồng chăm bón với ý thức trách nhiệm cao chứ không bỏ mặc để chúng phát triển tùy tiện. Ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã gợi ra mảnh vườn xanh tươi, gợi ra bóng dáng cuả mẹ ẩn hiện dưới giàn bí, len lõi giữa những luống khoai, vồng ớt, hàng cà lam lũ, như Nguyễn Duy khi “ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”, mà hình dung bóng dáng của mẹ tất bật xót xa:

Mẹ ta không có yếm đào

Nón mê thay nón quai thao đội đầu

Rối ren tay bí tay bầu 

Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa

Kết quả công lao khó nhọc của mẹ là “những mùa quả lặn rồi lại mọc” tiếp nối nhau, đem lại cuộc sống no đủ cho đàn con, cho gia đình. Những mùa quả “như mặt trời” rộ chín của cam vàng, ớt đỏ, bí ngô già; “khi như mặt trăng” trắng dịu màu hoa, xanh màu ngọc như quả cà, quả bầu, quả mướp. Lời thơ còn gợi ra một bầu khí quyển thanh khiết, yên bình của chốn hương đồng gió nội quê nhà, giúp cho mỗi chúng ta tạm xa rời thế giới đô thị ồn ào, vội vã, xô bồ; tìm về quê quán ta xưa để được đắm mình trong hoài niệm tuổi thơ hạnh phúc, lâng lâng với dòng sữa ngọt ngào nuôi ta phần xác và lời ru ấm áp của mẹ bồi dưỡng phần hồn trong sáng thanh cao.

Từ vườn cây của mẹ, Nguyễn Khoa Điềm bắt nhịp tự nhiên sang vườn người với những nhận xét so sánh hóm hỉnh mà thâm trầm.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng những giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Từ bàn tay chăm sóc chu đáo và tấm lòng yêu thương, quý mến của mẹ dành cho cây, cho con, nên tất cả đều phát triển tốt đẹp. Những đứa con cao lớn dần lên cả về thể chất lẫn đời sống tâm hồn; còn bí, bầu thì lớn xuống dài to ra. Tất cả đều là sự kết tinh bao nhọc nhằn lao khổ của mẹ. Tác giả đã có một liên tưởng thú vị mang theo tấm lòng biết ơn trân trọng dành cho mẹ khi hình dung bí, bầu “chúng mang dáng những giọt mồ hôi mặn/Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”.

Ý thơ Nguyễn Khoa Điềm gợi ta nhớ đến bài ca dao nói về nỗi vất vả của mẹ, của người nông dân một nắng hai sương.

Mồ hôi mà rỏ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

Mồ hôi mà đổ xuống vườn

Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ lòng

Nguyễn Khoa Điềm từng vận dụng chiếc khăn trong ca dao một cách độc đáo trong bài thơ Đất Nước. Nó không vì thương nhớ ai mà “khăn rơi xuống đất”, “khăn vắt lên vai”, “khăn chùi nước mắt”. Ông cho rằng “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn tay trong nỗi nhớ thầm”. Lần nữa, trong “Mẹ và quả” ông hình dung những giọt mồ hôi nhọc nhằn của mẹ trong việc trồng cây, trồng người nó đã không rơi xuống đất, mà “rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”. Nhà thơ đã thấu hiểu sâu sắc những giọt lòng đau đáu vì con, thương con của mẹ được liễm kết vào bên trong cõi lòng nhân hậu, hy sinh. Mẹ không than phiền cuộc sống khó khăn, nén tiếng thở dài vất vả, lau vội những giọt mồ hôi nhọc nhằn, chỉ với mong muốn cho các con được hưởng cuộc sống an nhiên hạnh phúc. Mẹ cao cả biết bao!

Từ chuyện bầu bí, mạch thơ chuyển hẳn sang chuyện người con. Dòng ý thức của nhà thơ, với tư cách là một đứa con, ông băn khoăn lo lắng khi “mẹ già như chuối chín cây” mà mình vẫn còn là thứ quả non xanh.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh

Trên đời này, ai trồng cây mà không mong thu hái mùa quả ngọt. Cây năm nào cũng có quả, mất mùa này còn hy vọng mùa sau. Còn những đứa con là thứ quả vô giá mà người mẹ chăm chút mòn mỏi qua bao năm tháng mới hy vọng đến độ chín - mới chín chắn - vững vàng, thành đạt. Trong góc nhìn quan tâm, bao dung của người mẹ, những đứa con dù tuổi đã lớn nhưng biết đâu vẫn nông nổi, dại khờ. Chỉ một lầm lạc, sai trái là có thể di hại một đời người; nên mẹ luôn dõi theo con từng bước. Chế Lan Viên cũng đã từng nghĩ về mẹ rằng:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con

Công ơn của cha mẹ lớn lao vô ngần như vậy, nên người con hiếu thảo cần phải biết trách nhiệm trả nghĩa, báo hiếu cho đấng sinh thành hết lòng, chu đáo, như ca dao nhắc nhở:

Mẹ già ở túp lều tranh

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con

Điều quan trong hơn là những đứa con cần hiểu niềm hạnh phúc lớn lao của cha mẹ là được chứng kiến sự thành đạt của các con. Trách nhiệm của những người con là phải tu dưỡng, học tập, rèn luyện để trở thành nhân cách có đạo đức, có văn hóa, có nghề nghiệp vững chắc, để mẹ yên lòng khi bàn tay đã mỏi. Đó là sự báo hiếu ý nghĩa nhất.

Nhà thơ đã sử dụng phép nói giảm, nói tránh như “ngày bàn tay mẹ mỏi” mà “mình vẫn còn một thứ quả non xanh” làm cho ý thơ nghe có vẻ nhẹ; nhưng thực ra nó có sức nặng lay thức tất cả chúng ta. Những đứa con trên cõi đời này hãy sống sao cho mẹ yên lòng thanh thản. Đừng tự biến mình thành thứ quả sâu, quả độc làm đau lòng mẹ; rồi khi cài lên ngực mình bông hồng trắng, mà hối hận thì đã quá muộn màng!

Vần thơ Mẹ và quả ngân lên như lời tỉ tê tâm sự giản dị, chân thành của Nguyễn Khoa Điềm với mỗi chúng ta về người mẹ yêu kính của thi sĩ. Nhưng dư âm của nó đã tạo ra những con sóng lan tỏa lâu dài trong trường tình cảm, trong ý thức của bạn đọc, từ đó mà mỗi người cần phải biết sống sao cho đúng nghĩa một con người ân tình hiếu thảo.

30 tháng 10 2019

Bạn thứ nhất trả lời câu hỏi của mình là bạn lấy trên mạng phải ko?

30 tháng 10 2019


Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Trả lời:

Ẩn dụ là một hình thái trong văn nói hay một cụm từ được dùng để thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa.

CREDIT: Wikipedia

30 tháng 10 2019

Tôi là một cây bàng non mới lớn, trước đây tôi còn sum suê xanh tốt, mơn mởn những chồi mập mạp và sung sức lắm. Vây mà giờ đây, tôi không cầm được nước mắt.

Số là mấy ngày trước đây, các cô cậu choai choai đến liên hoan, tiệc tùng gì đó ở gốc bàng tôi. Dưới trời nắng oi bức thế này, tôi nghĩ cũng thương bèn cố vươn rộng tán che chở cho mấy đứa nhỏ. Tự nhiên tôi lại thiếp đi vào giấc ngủ dưới ánh nắng sánh vàng của lão Mặt Trời.

"Rắc! Rắc!" - một tiếng động ghê rợn và cảm giác đau nhói giật lên làm tôi chợt tỉnh. Trời ơi! Còn đâu cành lá mơn mởn! Mới thiếp đi có mội tí thôi mà lũ trẻ đã hành hạ cái thân bàng tôi. Oái! Một đứa đu lên cánh tay tôi, tay tôi đã vốn chẳng chắc khỏe được như mấy bác bàng cổ thụ, đã thế còn bị tụi nhỏ giằng, kéo, giật và đu. Cảm giác đau nhói tiếp tục dày vò cái thân bàng khốn khổ này. Thế rồi như cọng bún, cánh tay tôi oặt xuống, gượng mãi tôi cũng chẳng nhấc nổi lên. Thấy tôi lầm lũi, đáng thương thế này mà chúng còn phá lên cười - những điệu cười xem chừng khoái trá lắm!

Chúng như còn chưa thỏa mãn với sự độc ác này bèn dùng con dao chém vào thân mình tôi. Ối! Ái! Cứ mỗi vết chém là người tôi thắt lại, đớn đau vô chừng. Máu tôi ứa ra, nhuộm trắng một phần thân mình.

Rồi ngón tay tôi, những chiếc lá xanh non của tôi cũng rời khỏi tôi, sao chúng nỡ... Tôi nào có làm điều gì độc ác đâu. Mùa hè tôi che chở cho lũ trẻ khỏi cái nắng cái gió, mùa mưa tôi hứng những giọt nước mưa lạnh ngắt cho chúng mà giờ chúng lại mang đến sự đau đớn, chúng giết tôi. Lòng tôi như se lại: "Sẽ chẳng bao giờ, phải chẳng bao giờ tôi che chở cho lũ trẻ vô ơn này nữa!".

Bỗng đâu lại có một lớp nữa kéo đến. Trong cơn sợ hãi, tôi nhắm tịt mắt lại, chuẩn bị cho cái chết đau đớn và dai dẳng. Tôi vừa giận dữ lại vừa lo lắng.

-   Các cậu ngừng ngay đi! Đừng làm cái trò ác độc đó nữa. Bàng là bạn của chúng ta mà! Nếu các cậu không dừng lại tôi sẽ đi mách các thầy cô đó!

Tôi ngạc nhiên quá chừng trước câu nói mang đầy sự nhân ái của một cậu học sinh chừng mười hai, mười ba tuổi.

Tôi chợt hiểu rằng không phải học sinh ai cũng xấu mà chỉ có một số bạn nông nổi đến mức chơi nghịch, chơi ác mà thôi!

Thời gian trôi qua, tôi cũng chẳng còn giận mấy cô cậu đó nữa và cũng khỏe khoắn hơn nhờ bàn tay chăm sóc hiền hậu của bác lao công. Nhưng cái cành giập gãy lủng lẳng thì vẫn không nhấc lên nổi. Các bạn học sinh ơi, đừng có nghịch ác như mấy cô cậu học trò hư kia nhé!

Các bạn thân mến! Các bạn có biết vì sao các bạn có thể sống khoẻ mạnh mỗi ngày không? Các bạn có thể tượng tượng bạn sẽ sống ra sao nếu tất cả cây cối nhà chúng tôi đều biến mất! Các bạn sẽ không được hít thở không khí trong lành! Các bạn sẽ không có bóng râm che mát…Và còn biết bao tai hoạ sẽ xảy ra đấy. Trong mái trường này, họ nhà bàng chúng tôi đã đem lại cho các bạn những điều tốt đẹp.

Nhân dịp năm mới, nhà trường đem tôi về trồng thay cho cây bàng năm trước bị bão đánh đổ. Được về sống ở môi trường này tôi sung sướng lắm. Vì hằng ngày tôi sẽ được các bạn chăm sóc yêu thương, được nghe, được thấy các bạn ca hát, nô đùa. Hàng ngày các bạn cho tôi uống nước, nhặt sâu cho tôi, những hôm trời nắng to, thương tôi còn nhỏ yếu, các cô, các bạn còn che cho tôi khỏi bị nắng làm héo lá.

Chỉ một thời gian sau, thân của tôi đã to hơn trước và cao hơn trước, những chiếc lá non mới lại bắt đầu nhú lên, trông thật mỡ màng và tràn đầy sức sống. Tôi thầm nhủ chẳng mấy chốc tôi sẽ lớn bằng các anh các chị nhà bàng được trồng cách đây mấy năm. Tôi mơ ước mình sẽ lớn thật nhanh, ra nhiều cành lá để các bạn gái còn chơi nhảy dây, các bạn nam sẽ đá cầu dưới tán lá xanh rì, mát rượi của tôi. Và tôi muốn mình sẽ vươn thật cao, tán toả ra thật rộng, để cho các bạn thật nhiều bóng mát.

Buổi sáng, tôi thức dậy thật sớm vươn vai, rung rinh những chiếc lá non xanh mỡ chuẩn bị chào đón các bạn nhỏ đến trường. Đến chiều tôi lại nghiêng nghiêng cái thân hình nhỏ nhắn của mình để tạm biệt mọi người.

Cuộc sống của tôi cứ êm ả trôi qua và có lẽ tôi sẽ lớn nhanh như thổi nếu như không có buổi sáng ấy. Tôi nhớ mãi hôm đó là một buổi sáng chủ nhật, tôi đang buồn vì sáng nay các bạn đều nghỉ học bỗng tôi nghe thấy tiếng lao xao của một vài bạn nhỏ, tôi sung sướng mừng thầm vậy là tôi đã có bạn chơi. Tôi nhận ra đó là các bạn học lớp 6. Sau một hồi đi dạo quanh sân trường nô đùa nhau ầm ĩ, các bạn dừng lại nghỉ chân ở ngay cạnh tôi! Tôi đung đưa trong gió khoe những chiếc lá mỡ màng để chào đón các bạn. Trong tiếng gió tôi thì thầm: Chào các bạn thân yêu!

Đáp lại tấm lòng hiếu khách của tôi, một bạn nam lên tiếng:

- Chơi từ nãy chán rồi thôi bọn mình thử đi tìm hiểu cây bàng mới lớn này xem sao.

Nghe vậy, tôi giật mình. Một cậu đứng lên chạy vòng quanh thân tôi, lấy chiếc que vạch vạch như tìm một cái gì đó. Bỗng cậu reo lên:

- Ôi các cậu ơi, cây này lắm rễ lắm, chúng mình thử cắt bỏ đi vài cái rễ xem nó có sống được không?

Nghe xong tôi thấy bủn rủn hết cả người. Nhưng chưa kịp định thần một cậu đã lấy tay vặt luôn hai chiếc rễ nhỏ phía ngoài của tôi. Tôi thét lên đau đớn, nhựa túa ra, cả thân cây như muốn đổ gục xuống. Nhưng cũng may tôi đã cố gắng đứng vững được, tôi cắn răng chịu đựng, và tôi thốt lên rằng:

- Tôi đau lắm các bạn ơi. Các bạn chỉ đứt một tí tay, chảy một chút máu thôi các bạn đã oà khóc rồi. Thế mà các bạn lại hành hạ. Tôi oà khóc nức nở. Nhưng chẳng ai thấy được những giọt nước mắt đang lăn dài của tôi. Họ vẫn thản nhiên trêu đùa nhau. Tôi đau đớn và chưa kịp định thần thì trước khi đi, một bạn lại tiện tay bẻ luôn cái ngọn non nớt vừa nhú của tôi. Tôi hoảng hốt hét to:

- Trời ơi đau quá! Các bạn thật độc ác. Các bạn giết tôi rồi. Tôi ngất đi, cả thân của tôi rũ xuống, phải mất một ngày sau tôi mới tỉnh và lúc đó tôi mới tin rằng mình vẫn còn sống. Nhìn vết thương vẫn còn đang rỉ những giọt nhựa, tôi đau đớn nhận ra mình sẽ không thể vươn lên cao được nữa. Tôi phải mang một vết thương suốt đời. Tôi gắng gượng đứng thẳng và hít khí trời.

Sáng hôm sau, các bạn nữ chạy đến chăm sóc tôi. Các bạn tỏ ra rất bực tức khi thấy tôi đã bị hành hạ như vậy. Nhờ có sự chăm sóc động viên của các bạn, tôi thấy đỡ đau đớn hơn nhiều. Và cũng thật may mắn, sau một thời gian tôi đã hoàn toàn hồi phục.

Và từ đấy, tuy tôi chẳng cao nên được là bao nhưng những tán lá lại mọc ra rất nhiều và thật khoẻ mạnh. Ngày ngày các bạn vẫn quây quần bên tôi, và có lẽ ân hận vì hành động trước đây của mình, các bạn trước đã từng bẻ cành non của tôi giờ tỏ ra rất yêu quý tôi, thỉnh thoảng mang nước tưới cho tôi và trong lúc ra chơi các bạn còn ra ngồi dựa vào thân tôi để học bài, hóng mát.

Tôi cũng không còn oán giận các bạn đó nữa, nhưng tôi chỉ muốn nói rằng chúng tôi cũng là một cơ thể sống, chúng tôi cũng biết đau, biết giận hờn.

Nhưng tôi vẫn còn buồn vì thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp có bạn chẳng có ý thức bảo vệ chúng tôi. Các bạn ngang nhiên bẻ cành vặt lá làm tổn thương đến họ hàng nhà cây chúng tôi.

Các bạn ơi! Hãy bảo vệ chúng tôi, việc làm đó cũng có nghĩa là bạn đang bảo vệ chính cuộc sống của mình.

30 tháng 10 2019

Tôi nhớ trước kia khi còn khỏe mạnh, dòng sinh lực trong cơ thể tuôn trào giúp tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào mình muốn. Tôi len lách đến mọi ngóc ngách của sự sống. Ở đó tôi được mọi người đón chào nồng nhiệt.

Tôi có một mái tóc dài óng ả với hàng nghìn bông hoa đua nhau nở vào mỗi dịp xuân về. Mùi hương lan tỏa khắp nơi khiến cho từng đàn ong bé xíu nhấp nhô trong các khóm hoa, các nàng bướm xinh đẹp với đôi cánh đầy màu sắc tung tăng dạo chơi khắp nơi. Khi đó, mọi sinh vật từ khắp nơi đổ về đây sinh sống. Rái cá, hải ly, chuột nước, gà nước cùng nhiều loài cá khác nhau đã tạo cho cuộc sống của tôi thêm màu sắc. Họ nô đùa trên cơ thể, vui buồn cùng tôi. Họ tung tăng bơi lội trong dòng sinh lực mãnh liệt trào dâng.

Bầy gấu hàng ngày đều đến uống nước và bắt cá. Chúng cảm thấy khỏe mạnh khi được thưởng thức làn nước ngọt lịm, trong veo và mát mẻ. Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho tôi một cơ thể tuyệt đẹp với những sợi nước hùng mạnh. Dòng nước nhỏ từ khắp nơi đổ về mang theo nhiều niềm vui mới. Chúng kể cho nhau nghe các câu chuyện mà mẹ thiên nhiên đã tạo ra, về những điều lý thú ơ nơi mà chúng đã đi qua. Các cô gái với mái tóc xõa dài trên làn nước trong mát, ca những bài hát ca ngợi về tôi. Những đứa trẻ nô đùa trong làn nước, vài chiếc thuyền nhỏ với ngư dân đang tung tấm lưới lớn trên mặt nước tạo ra nốt nhạc tươi vui của cuộc sống.

Từ đây, tôi mang dòng sinh lực mãnh liệt của mình đến với mọi nơi, nơi những hạt lúa chín vàng trên các cánh đồng lúa, những hạt ngô vàng óng phơi trên ánh nắng vàng. Tôi nuôi sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những hàng cây xanh tươi cùng con người khỏe mạnh, đầy ắp những ước mơ cứ thế ra đời.

Dòng sông kiệt quệ sức sống. Ảnh do độc giả cung cấp.

Giờ thì sao, tôi đã mất đi tất cả. Mái tóc dài óng ả giờ đầy ắp rác, thân cây khô héo mục nát. Đau đớn hơn, túi nilon đầy màu sắc hàng ngày trôi lơ lửng trên người tôi. Những mảnh chai lọ, thậm chí là xác chết của một vài vật nuôi trôi nổi bốc mùi hôi thối. Những bông hoa xinh đẹp giờ héo tàn, ủ rũ rồi biến mất. Người tôi bẩn đến mức không thể nào tin.

Cơ thể tôi bốc mùi hôi thối, dòng nước đen ngòm với vô số thứ bẩn thỉu. Các sinh vật một thời gắn bó với tôi giờ chẳng còn lại mấy. Một số không thể nào chịu đựng được đã bỏ đi nơi khác, một số khác ở lại bám trụ với nơi này. Nhưng cũng chẳng được bao lâu vì cuối cùng họ cũng sẽ cất bước ra đi bỏ lại tôi với một cơ thể yếu ớt, bệnh tật. Các nguồn nước giờ cũng chẳng thèm đến với tôi. Họ bỏ đi với một con sông khác, một số khác thì bị biến mất vì khô hạn.

Bây giờ, những dòng sông xưa đều rơi vào tình trạng như tôi, bị đối xử thậm tệ. Thay vào đó là các dòng nước bẩn đầy chất độc hại từ các nhà máy, thuốc nhuộm, hóa chất. Thậm chí, cánh đồng lúa với chất diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật liên tục đổ vào người tôi cả ngày lẫn đêm. Mùi của chúng thật khó chịu. Chúng khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt làm tôi chẳng thể nào thở được. Bầy cá chết hàng loạt, xác của chúng nổi trên mặt nước. Mắt chúng mở trong như oán trách tại sao tôi lại làm điều đó với chúng. Mái tóc đen óng ả của các thiếu nữ cũng rời xa tôi. Dòng nước nuôi dưỡng cánh đồng cũng bị chặn bởi các thớ đất rắc chắc. Tiếng nô đùa của lũ trẻ giờ đã mất. Tất cả đã đi vào dĩ vãng xa xôi. Con người mắc phải các căn bệnh khi uống nước của tôi. Họ xa lánh, rời bỏ tôi.

Những hàng cây xanh tươi hai bên bờ giờ chẳng còn giữ được dáng vấp như xưa. Chúng ủ rũ héo tàn, màu lá đen thẫm vàng vọt chẳng khác nào một người bệnh. Các cây thì thầm với tôi những tiếng yếu ớt, bệnh hoạn. Họ không thể chịu đựng được lâu hơn nữa.

Mẹ thiên nhiên không còn đủ sức để có thể giúp tôi vượt qua những tháng ngày đáng sợ này. Tôi cảm thấy khó thở, lồng ngực như muốn vỡ ra vì đau nhói. Giọt nước mắt tuôn trào vì cay đắng. Mũi tôi ngứa rang lên vì mùi hôi thối bốc lên từ chính cơ thể. Đầu tôi ngứa vì rác bẩn. Tôi đang hấp hối từng ngày. Tôi đã làm gì nên tội mà phải gánh chịu hậu quả như thế này? Hãy cứu lấy tôi, cứu lấy những gì đã mất dù chỉ là một hành động vô cùng nhỏ. Làm ơn!

Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa cũng đủ để bạn giúp đỡ các dòng sông đang bị ô nhiễm nặng trở về với những tháng ngày hạnh phúc nhất. Dòng sông đang kêu gào thảm thiết vì những hành động vô ý thức, lãng phí và thiếu kiến thức của chúng ta...

Tôi được mọi người gọi là sông Hồng. Có lẽ họ gọi thế vì nước của tôi đỏ màu phù sa. Tôi sinh ra đã lâu lắm rồi, từ ngày xửa ngày xưa. Có lẽ còn sớm hơn cả những truyện cổ tích mà các cô học trò thường được nghe bà kể. Đến nay tôi bao nhiêu tuổi, tôi cũng không thể nhớ được. Tôi là nhân chứng lịch sử của đất nước Việt Nam tươi đẹp này. Có một nhà thơ đã nói rất đúng rằng:
"Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!"...
Tôi tự hào là tôi có ích cho đất nước mà các bạn đang sống. Và tôi rất cảm ơn đất nước đãsinh ra tôi, nuôi dưỡng tôi. Tôi ước ao làm được nhiều việc tốt cho Đất Mẹ của mình, Đất Mẹ Việt Nam yêu quý. Tôi lại cần cù không mệt mỏi quanh năm chờ phù sa bồi đắp thêm cho Đất Mẹ.
Tự ngàn xưa tôi đã bồi đắp nên châu thổ sông Hồng. Do vậy mà người ta ghép tên đồng bằng này với tên tôi để cảm ơn tôi, ghi nhận công lao của tôi. Hằng năm tôi lại đem nước tưới cho đồng bằng thêm màu mỡ. Đất nước này bị nhiều kẻ xâm lược. Tôi nổi sóng cùng với người dân đất Việt đánh đuổi giặc ngoại xâm. Giặc tan, đất nước thanh bình, tôi lại làm công việc muôn thuở của mình. Tôi tạo lập ra mạng lưới giao thông đường thủy quan trọng bậc nhất ởmiền Bắc Việt Nam. Tàu bè chở sản vật từ rừng qua bao con sông con rồi về đến sông mẹ là tôi, từ đó về tới thành phố, nông thôn. Ngược lại, con người cũng chuyên chở lên miền ngược hàng hóa qua hệ thống sông mẹ sông con chúng tôi. Tôi cung cấp thực phẩm cho con người. Trong lòng tôi có biết bao tôm cá mà có lẽ con người khai thác không bao giờ hết. Các nhà khoa học còn đánh giá rất cao ở việc cân bằng hệ sinh thái đồng bằng sông Hồng. Nghĩa là khi thời tiết quá nắng nóng, trời hanh khô, tôi bốc hơi nước làm dịu không khí lại. Công nghiệp phát triển, biết bao ống khói nhà máy nhả khí độc lên bầu trời, gặp hơi nước chúng tôi sẽ giảm bớt độc hại... Những khi hiền hòa tôi đã là cảm hứng cho bao thisĩ. Được nghe người ta ca ngợi, tôi cũng sung sướng lắm. Nhưng có mấy ai biết về nỗi khổ tâm của tôi....
Người ta bảo niềm vui được chia sẻ sẽ nhân đôi, nỗi buồn được chia sẻ chỉ còn một nửa. Tôi đã kể với các bạn về niềm vui của tôi, quả là thật hạnh phúc. Giờ đây, tôi xin kể với các bạn về nỗi buồn của mình, hi vọng nó chỉ còn một nửa. Các bạn có biết vì sao về mùa lũ lụt tôi hay nổi nóng? Có khi nước dâng lên phá vỡ đê điều rồi trào vào cuốn băng nhà cửa cây cối gây thiệt hại nghiêm trọng. Không phải vì tôi đâu, vì con người đấy. Nguyên nhân chính là người ta chặt phá rừng đầu nguồn quá nhiều. Nước lũ tràn về quá mạnh. Rừng bị chặt phá không giữ nước lại được. Nước cứ dồn về, dồn về, từ suối dồn về sông, từ sông con dồn về sông mẹ. Tôi không đưa kịp nước ra biển. Thế là nước ứ lại, dâng lên. Tôi cũng không hiểu làm sao mà người ta lại còn làm nhà trên thân đê. Thật là nguy hiểm biết chừng nào! Tôi rất đau đớn, khi có người còn dùngthuốc nổ để đánh cá. Cá nhỏ chết, cá to chết. Thật là tai họa! Con người ta khi vô ý thức lại tự chuốc lấy tai họa cho chính mình. Lại có thời gian tôi bị ô nhiễm do con người xả rác thải, nước thải vào lòng tôi hòng nhờ tôi đem rác rưởi ra biển. Thật là phản khoa học.
Các bạn ơi, tôi muốn tâm sự thật nhiều để các bạn hiểu thêm về tôi. Hiểu thêm về tác dụng để khai thác và phát huy những khả năng của tôi, biết thêm về tác hại của tôi để phòng tránh. Còn tôi thật sự tôi không hiểu hết tôi. Tôi lại phải nhờ các bạn đấy. Tôi chúc các bạn lớn lên sẽ trởthành nhà khoa học để nghiên cứu sâu hơn về tôi. Lúc bấy giờ thì tình bạn chúng ta sẽ thắt chặt thêm nữa.