K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2022

minh can gap 

20 tháng 12 2022

sau đó thằng bé nhà giàu ra khỏi nhà nó vừa chạy vừa khóc gặp thằng bé nghèo nhặt bánh ăn hai đứa trẻ ngồi nói với nhau thằng giàu nói vì nó ko thích loại bánh nó ko thích nên nó đi

18 tháng 12 2022

vần lưng

16 tháng 12 2022

Cái này thì bn lên trên mấy trang mạng khác mà tham khảo chứ đừng lấy ở đây vì thứ nhất có những bn cx sẽ lấy trên nguồn trang khác, thứ hai bn lấy ý tưởng của người khác là ko đc và những trang khác đều có những từ ngữ, câu hay hơn, vd như: Vietjack, loigiaihay,.......mik cx hay tham khảo ở đó lắm hoặc bn cs thể mua sách tham khảo đọc bn ạ :3

(Mik chỉ góp ý thui nha)

17 tháng 12 2022

I. Mở bài

Nêu lên đối tượng: Chiếc áo dài Việt Nam

VD: Trên thế giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình. Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

(*) Nguồn gốc, xuất xứ

  • Không ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
  • Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
  • Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội họa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
    • Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động => áo tứ thân và ngũ thân.
    • Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa.... Bởi vậy áo dài đã có từ rất lâu.

(*) Hiện tại

  • Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
  • Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn hóa phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

(*) Hình dáng

  • Cấu tạo
    • Áo dài từ cổ xuống đến chân
    • Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
    • Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
    • Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.* Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
    • Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
    • Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo tới cổ tay.
    • Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
    • Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng.... với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
  • Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
  • Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng…
  • Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm
  • Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tùy theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết đỏ thẫm…

(*) Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế

  • Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…
  • Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài

III. kết bài

cảm nghĩ của em về tà áo dài. 

16 tháng 12 2022

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là biệp báp so sánh: “Bao nhiêu...bấy nhiêu”
Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh nhằm so sánh những sợ tóc bạc đi với nỗi buồn của mẹ. Từ đó, làm nổi bật lên những khó khăn, vất vả của mẹ hi sinh vì con. Mẹ tuy vất vả trăm bề nhưng vẫn không quên dành tình cảm, quan tâm chăm sóc con. Bên cạnh đó cũng thể hiện tình cảm, sự cảm thông của người con trước sự hi sinh lớn lao của mẹ.

16 tháng 12 2022

khổ thơ...của tác giả...(điền tên tác giả, tác phẩm)đã bộc lộ lên những công việc thường ngày bình dị của 1 gia đình. 2 dòng thơ:"người chị vấn hái lá cho thỏ mẹ, thỏ con" đã cho chúng ta thấy rằng người chị là một người yêu quý động vật, hàng ngày chăm sóc chúng. Còn người em được tác giả khắc lên hình ảnh 1 người con gái đảm đang, chăm chỉ lo bếp lúc, việc nhà. Người bố trong câu thơ trên lại khác với những người bô khác,ông biết nấu cơm, biết mua cá "nấu chua". Qua khổ thơ trên, tác giả đã nói lên được khung cảnh 1 gia đình sống êm đềm, biết phân chia việc làm. Cho thấy tác giả muốn gửi đén chúng ta rằng: hãy biết đoàn kết, chia sẻ và chăm chỉ rèn luyện từ những viẹc nhỏ nhất

13 tháng 12 2022

Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông nội. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.

Nhà tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng. Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.Qua những câu chuyện của ông, tôi dần lớn lên.

Tôi thầm cảm ơn những ngày tháng được sống cùng ông nội. Vì ông đã dạy cho tôi những bài học thật giá trị. Từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy yêu thương và kính trọng ông rất nhiều.

13 tháng 12 2022

Trong cuộc đời, ai cũng có lúc mắc sai lầm. Nhưng quan trọng hơn hết là cách chúng ta đối mặt và sửa chữa những lỗi lầm ấy. Đã có lần, em che giấu tội lỗi của bản thân mà khiến cho mẹ buồn. Em rất ân hận vì hành động khi đó.

Cách đây hai năm, em mới học lớp bốn. Sau khi tiếng trống trường báo hiệu giờ tan học vang lên, em cùng đám bạn thân hớn hở khoác cặp chạy thật nhanh ra khỏi lớp. Chúng em đã hẹn chơi bắn bi ở đình làng. Em nhanh chóng lấy xe đạp rồi ra tiệm tạp hóa mua túi bi. Khi đến nơi, chúng em cùng nhau tụ lại một chỗ và bắt đầu đếm số bi của mình. Lũ trẻ trong làng thấy vậy thì xúm lại nhìn. Cách bắn bi rất đơn giản. Anh Hòe - anh trai họ của em hướng dẫn: "Chỉ cần kẹp bi vào ngón trỏ và ngón giữa, nhằm đúng mục tiêu, bật ngón tay trỏ cho viên bi bắn ra. Nếu ai bắn trúng viên bi nào thì sẽ được ăn viên bi đó". Em và đám bạn thân cùng nhau chơi đến tận sáu giờ tối. Lúc này, em mới sực nhớ ra lời dặn của mẹ rằng hôm nay phải về sớm để đi thăm bà ngoại. Em vội vàng tạm biệt mọi người rồi về nhà. Mẹ đã đợi em từ lâu. Thấy em, mẹ liền hỏi:

- An, sao con về muộn thế?

Em ấp úng trả lời:

- Dạ, con bị hỏng xe mẹ ạ.

Mẹ liền nói tiếp:

- Con hỏng xe ở đâu? Mẹ đã đi tìm quanh làng nhưng không thấy con.

Em im lặng, trong lòng nổi lên nỗi lo sợ chưa từng có. Mẹ không nói gì rồi đưa em đi thăm bà. Tối đó, em suy nghĩ rất nhiều. Em chạy sang phòng, thành thật kể lại việc chiều nay và xin lỗi mẹ. Mẹ nhìn em với ánh mắt trìu mến, khẽ xoa đầu nhắc nhở và dặn dò sau này không được làm như thế nữa. Lúc ấy, em thở phào nhẹ nhõm, vội gật đầu và hứa sẽ không nói dối mẹ đi chơi.

Kỉ niệm ấy đã cho em bài học về sự trung thực. Chúng ta cần quan tâm tới cảm xúc, suy nghĩ của người thân. Nếu không, ta sẽ vô tình đánh mất những người luôn yêu thương mình.

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: Bài đọc: (Xuý Vân vốn được cha mẹ sắp đặt gả cho Kim Nham, một học trò nghèo. Sau khi cưới, Kim Nham lên kinh dùi mài kinh sử; Xuý Vân buồn bã trong cảnh đợi chờ. Xuý Vân bị Trần  Phương - một gã nhà giàu phong tình tán tỉnh, xui nàng giả điên để thoát khỏi Kim Nham. Xuý Vân nghe theo.) XUÝ VÂN: […] Chị em ơi! Ra đây có phải xưng danh, không nào? (Đế(1)) Không xưng danh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Bài đọc:

(Xuý Vân vốn được cha mẹ sắp đặt gả cho Kim Nham, một học trò nghèo. Sau khi cưới, Kim Nham lên kinh dùi mài kinh sử; Xuý Vân buồn bã trong cảnh đợi chờ. Xuý Vân bị Trần  Phương - một gã nhà giàu phong tình tán tỉnh, xui nàng giả điên để thoát khỏi Kim Nham. Xuý Vân nghe theo.)

XUÝ VÂN: […]

Chị em ơi!

Ra đây có phải xưng danh, không nào?

(Đế(1)) Không xưng danh ai biết là ai?

XUÝ VÂN:

Bước chân vào, tôi thưa rằng vậy,

Chẳng giấu gì Xuý Vân là tôi.

Tuy dại dột, tài cao vô giá,

Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

Ai cũng gọi là cô ả Xuý Vân.

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,

 Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

(Hát điệu con gà rừng(2)):

Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với công,

Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

Mà để láng giềng ai hay?

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên(3),

Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

(Tiếng trống nhịp nổi lên, Xuý Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xuý Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch(4)…)

 (Trích Xuý Vân giả dại, chèo Kim Nham, Theo Tư liệu tham khảo văn học Việt  Nam, tập một – Văn học dân gian, BÙI VĂN NGUYÊN – ĐỖ BÌNH TRỊ chọn lọc, chú thích, giới thiệu, NXB Giáo dục, 1975) 

Chú giải:

(1) Đế: nói chêm vào lời của diễn viên trên sân khấu chèo (người nói là khán giả hoặc các diễn viên khác đứng sau sân khấu đối đáp với các diễn viên trên sân khấu).

(2) Điệu con gà rừng: một điệu hát chèo, thường được dùng khi muốn diễn tả nỗi niềm  đắng cay, bực tức của nhân vật.

(3) Xuân huyên: cha mẹ (xuân: một loại cây to, sống lâu, được dùng để chỉ người cha;  huyên: một loài cây lá nhỏ, dài, thường ví với mẹ).

(4) Điệu sa lệch: một điệu hát chèo, thường được dùng khi cần thể hiện tâm trạng lưu  luyến, nhớ thương hay ai oán.

Câu 1. Chỉ ra các chỉ dẫn sân khấu có trong đoạn trích trên.

Câu 2. Trong lời xưng danh, Xuý Vân kể điều gì về bản thân? Qua đoạn xưng danh, có thể  nhận ra những đặc điểm gì của sân khấu chèo?

Câu 3. Những câu hát sau cho thấy ước mơ gì của Xuý Vân?

     "Chờ cho bông lúa chín vàng,

     Để anh đi gặt, để nàng mang cơm."

Câu 4. Thực tế cuộc sống của Xuý Vân trong gia đình chồng như thế nào? Những câu hát nào  diễn tả điều đó?

Câu 5. Qua đoạn trích, em thử lí giải nguyên nhân vì sao Xuý Vân lại "Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương"? 

Câu 6. Theo em, Xuý Vân đáng thương hay đáng trách? Hãy câu trả lời trong đoạn văn ngắn  (khoảng 3 – 5 câu).

Câu 7. Nếu nhân vật Xuý Vân sống ở thời hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát  cho bi kịch của bản thân như thế nào?

 

1
18 tháng 12 2023

câu1: 

-Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)

câu2:

-Xúy Vân kể về bản thân: Cô là người có tài cao, hát hay nhưng vì say đắm Trần Phương mà đã phụ tình Kim Nham để rồi kết cục trở thành người điên dại.

-

Đặc điểm của sân khấu chèo thể hiện qua đoạn xưng danh của Xúy Vân:

- Xưng danh: nhân vật tự giới thiệu bản thân.

- Sự tương tác: nhân vật không diễn thao thao bất tuyệt mà có sự tương tác với khán giả thông qua các câu hỏi tu từ, lời tự sự.

 

 

 

13 tháng 12 2022

Xuân qua én cũng đi qua
Niềm vui ở lại với ta suốt đời
Công thành danh toại rạng ngời
Gia đình êm ấm ơn trời riêng ban

Đâu là hạnh phúc thế gian
Có cha có mẹ muôn vàn yêu thương
Con cái hiếu thảo bốn phương
Vui lòng cha mẹ vượt tường khổ đau

Hạnh phúc ơi đến mau mau
Và luôn ở lại cho nhau tiếng cười
Gia đình là lộc bởi trời
Con cái là lộc trong người mẹ cha.

12 tháng 12 2022

Hai tiếng “gia đình” vang lên gợi biết bao niềm thiêng liêng, yêu mến. Gia đình là mái nhà nơi cha mẹ dựng xây bằng tình yêu thương nhau nồng cháy, từ tình yêu thắm thiết ấy, những đứa con đẹp đẽ, ngoan hiền cất tiếng khóc chào đời trong niềm vui khôn xiết của cả cha và mẹ. Bởi vậy, gia đình là nơi gắn kết chúng ta bằng sợi dây ruột thịt vô cùng thiêng liêng. Là nơi bắt nguồn những tình cảm vô cùng cao đẹp: tình vợ chồng, tĩnh mẫu tử, tình phụ tử, tình anh chị em…Chân thành, thiêng liêng, sâu nặng nhất. Minh chứng cho những tình cảm đó không chỉ có những cảm xúc cá nhân của mỗi chúng ta dành cho người thân trong gia đình mà còn có dòng sông văn học tuôn chảy bao đời nay cũng lấy đó làm đề tài bất diệt.