K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Chủ đề: Câu chuyện lịch sử - thể loại truyện Câu 1. Thế nào là truyện lịch sử? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thể loại truyện lịch sử. Câu 2. Phân biệt truyện ngắn hiện đại với truyện lịch sử. Câu 3. Kể tên một số tác giả tiêu biểu của thể loại truyện lịch sử (ít nhất 3 tác giả) và giới thiệu nét tiêu biểu về các tác giả đó. Câu 4. Chỉ ra đặc điểm chung của các nhân vật...
Đọc tiếp

1. Chủ đề: Câu chuyện lịch sử - thể loại truyện

Câu 1. Thế nào là truyện lịch sử? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thể loại truyện lịch sử.

Câu 2. Phân biệt truyện ngắn hiện đại với truyện lịch sử.

Câu 3. Kể tên một số tác giả tiêu biểu của thể loại truyện lịch sử (ít nhất 3 tác giả) và giới thiệu nét tiêu biểu về các tác giả đó.

Câu 4. Chỉ ra đặc điểm chung của các nhân vật lịch sử chính diện. Nhà văn thường tập trung khắc họa nhân vật chính diện trên các phương diện nghệ thuật nào? Làm sáng tỏ với một nhân vật cụ thể.

Câu 5. Viết đoạn văn tổng hợp, nêu cảm nhận của em về lịch sử dân tộc qua các văn bản đã học.

2. Chủ đề: Vẻ đẹp cổ điển- thể loại thơ Đường luật

Câu 1. Thế nào là thơ Đường luật? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thơ Đường luật.

Câu 2. Phân biệt thơ Đường luật với các thể thơ đã học (thơ lục bát; thơ 4 chữ, 5 chữ; thơ tự do).

Câu 3. Kể tên 3 tác giả tiêu biểu của Việt Nam có nhiều tác phẩm sáng tác theo thể thơ Đường luật. Tìm hiểu thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của 3 tác giả đó.

Câu 4. Qua phần tìm hiểu các bài thơ Đường và các tác giả lớn, em hãy chỉ ra nét tâm trạng chung của các tác giả được thể hiện qua các VB. Lí giải tại sao, họ lại có chung nét tâm trạng đó.

Câu 5. Viết đoạn văn diễn dịch, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp cổ điển qua các VB đã học.

3. Chủ đề: Lời sông núi- thể loại nghị luận trung đại

Câu 1. Thế nào là văn bản nghị luận? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của bài văn nghị luận trung đại.

Câu 2. Chỉ ra dàn ý chung cho bài văn nghị luận trung đại. Chỉ ra điểm khác biệt với bài văn nghị luận xã hội mà các em đã được học ở lớp 7.

Câu 3. Tìm và đọc thêm các bài văn nghị luận đặc sắc được viết bởi những nhân vật kiệt xuất.

Câu 4. Qua các VB được tìm hiểu, em cố nhận xét gì về tình cảm của các tác giả dành cho dân tộc.

II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Câu 1. Thế nào là biệt ngữ xã hội? Chỉ ra các lưu ý và tác dụng của biệt ngữ xã hội trong khi nói và viết.

Câu 2. Thế nào là từ ngữ địa phương, từ ngữ toàn dân? Những lưu ý và tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong khi nói và viết. Em lấy ví dụ minh họa.

Câu 3. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình và tượng thanh trong khi nói và viết.

Câu 4. Đọc VB “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến, chỉ ra và nêu tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh.

Câu 5. Thế nào là biện pháp tu từ đảo ngữ? Chỉ ra các kiểu đảo ngữ và tác dụng.

Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đảo ngữ có trong VB “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

Câu 7. Chỉ ra đặc điểm của đoạn văn diễn dịch và quy nạp.

Câu 8. Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp phân tích 2 câu thơ cuối trong bài thơ “Thu điếu”.

III. VIẾT

Câu 1: Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa).

Câu 2: Viết bài văn phân tích một nhân vật trong truyện lịch sử mà em yêu thích.

Câu 3. Phân tích một bài thơ Đương luật mà em ấn tượng.

IV. ĐỀ BÀI THAM KHẢO

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Bà Huyện Thanh Quan)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Ngũ ngôn
D. Lục bát

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

A.Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần liền
D. Vần cách

Câu 3:Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?

A.Vui mừng, phấn khởi
B. Xót xa, sầu tủi
C. Buồn, ngậm ngùi
D. Cả ba phương án trên

Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận kết hợp biểu cảm
B. Biểu cảm kết hợp tự sự
C. Miêu tả kết hợp tự sự
D. Biểu cảm kết hợp miêu tả

Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?

A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà
C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt
D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?

A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.
B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.
C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
D.Trang nhã, đậm chất bác học.

Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ
D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng tự trọng
B. Yêu nhà, yêu quê hương
C. Sự hoài cổ
D. Cả ba ý trên

Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau:

Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng)

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan .

0
1. Chủ đề: Câu chuyện lịch sử - thể loại truyện Câu 1. Thế nào là truyện lịch sử? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thể loại truyện lịch sử. Câu 2. Phân biệt truyện ngắn hiện đại với truyện lịch sử. Câu 3. Kể tên một số tác giả tiêu biểu của thể loại truyện lịch sử (ít nhất 3 tác giả) và giới thiệu nét tiêu biểu về các tác giả đó. Câu 4. Chỉ ra đặc điểm chung của các nhân vật...
Đọc tiếp

1. Chủ đề: Câu chuyện lịch sử - thể loại truyện

Câu 1. Thế nào là truyện lịch sử? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thể loại truyện lịch sử.

Câu 2. Phân biệt truyện ngắn hiện đại với truyện lịch sử.

Câu 3. Kể tên một số tác giả tiêu biểu của thể loại truyện lịch sử (ít nhất 3 tác giả) và giới thiệu nét tiêu biểu về các tác giả đó.

Câu 4. Chỉ ra đặc điểm chung của các nhân vật lịch sử chính diện. Nhà văn thường tập trung khắc họa nhân vật chính diện trên các phương diện nghệ thuật nào? Làm sáng tỏ với một nhân vật cụ thể.

Câu 5. Viết đoạn văn tổng hợp, nêu cảm nhận của em về lịch sử dân tộc qua các văn bản đã học.

2. Chủ đề: Vẻ đẹp cổ điển- thể loại thơ Đường luật

Câu 1. Thế nào là thơ Đường luật? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thơ Đường luật.

Câu 2. Phân biệt thơ Đường luật với các thể thơ đã học (thơ lục bát; thơ 4 chữ, 5 chữ; thơ tự do).

Câu 3. Kể tên 3 tác giả tiêu biểu của Việt Nam có nhiều tác phẩm sáng tác theo thể thơ Đường luật. Tìm hiểu thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của 3 tác giả đó.

Câu 4. Qua phần tìm hiểu các bài thơ Đường và các tác giả lớn, em hãy chỉ ra nét tâm trạng chung của các tác giả được thể hiện qua các VB. Lí giải tại sao, họ lại có chung nét tâm trạng đó.

Câu 5. Viết đoạn văn diễn dịch, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp cổ điển qua các VB đã học.

3. Chủ đề: Lời sông núi- thể loại nghị luận trung đại

Câu 1. Thế nào là văn bản nghị luận? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của bài văn nghị luận trung đại.

Câu 2. Chỉ ra dàn ý chung cho bài văn nghị luận trung đại. Chỉ ra điểm khác biệt với bài văn nghị luận xã hội mà các em đã được học ở lớp 7.

Câu 3. Tìm và đọc thêm các bài văn nghị luận đặc sắc được viết bởi những nhân vật kiệt xuất.

Câu 4. Qua các VB được tìm hiểu, em cố nhận xét gì về tình cảm của các tác giả dành cho dân tộc.

II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Câu 1. Thế nào là biệt ngữ xã hội? Chỉ ra các lưu ý và tác dụng của biệt ngữ xã hội trong khi nói và viết.

Câu 2. Thế nào là từ ngữ địa phương, từ ngữ toàn dân? Những lưu ý và tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong khi nói và viết. Em lấy ví dụ minh họa.

Câu 3. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình và tượng thanh trong khi nói và viết.

Câu 4. Đọc VB “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến, chỉ ra và nêu tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh.

Câu 5. Thế nào là biện pháp tu từ đảo ngữ? Chỉ ra các kiểu đảo ngữ và tác dụng.

Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đảo ngữ có trong VB “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

Câu 7. Chỉ ra đặc điểm của đoạn văn diễn dịch và quy nạp.

Câu 8. Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp phân tích 2 câu thơ cuối trong bài thơ “Thu điếu”.

III. VIẾT

Câu 1: Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa).

Câu 2: Viết bài văn phân tích một nhân vật trong truyện lịch sử mà em yêu thích.

Câu 3. Phân tích một bài thơ Đương luật mà em ấn tượng.

IV. ĐỀ BÀI THAM KHẢO

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Bà Huyện Thanh Quan)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Ngũ ngôn
D. Lục bát

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

A.Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần liền
D. Vần cách

Câu 3:Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?

A.Vui mừng, phấn khởi
B. Xót xa, sầu tủi
C. Buồn, ngậm ngùi
D. Cả ba phương án trên

Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận kết hợp biểu cảm
B. Biểu cảm kết hợp tự sự
C. Miêu tả kết hợp tự sự
D. Biểu cảm kết hợp miêu tả

Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?

A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà
C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt
D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?

A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.
B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.
C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
D.Trang nhã, đậm chất bác học.

Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ
D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng tự trọng
B. Yêu nhà, yêu quê hương
C. Sự hoài cổ
D. Cả ba ý trên

Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau:

Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng)

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan .

1
21 tháng 10 2023

ai giúp mik với

17 tháng 10 2023

  Học sinh cần phải có khả năng tự học. Tự học ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Khi chúng ta có khả năng tự học, ta sẽ có thời gian cho bản thân nghiền ngẫm và khám phá tri thức đã biết lâu hơn. Ngoài ra còn có thể mở rộng phạm vi hiểu biết qua quá trình tìm hiểu thêm về các kiến thức bên ngoài sách vở. Phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Có thể nói, tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống. Chính vì vậy, con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập mới có thể chinh phục được đỉnh cao mình mong muốn. 

Từ Hán Việt: tri thức.

15 tháng 10 2023

Hai khổ thơ trên tượng trưng cho môi trường học tập và vai trò của trường học trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Chúng thể hiện một cái nhìn tích cực về giáo dục và học hành.

Khổ thơ đầu tiên mô tả bầu trời đêm đầy ngàn sao lấp lánh, tượng trưng cho sự mở cửa của tri thức và kiến thức cho học trò. Sao là những biểu tượng của kiến thức, và việc chúng "lấp lánh" biểu thị sự hứng thú và tò mò của học sinh trong việc học hỏi. Cảm giác "ước vọng" được tạo ra, thể hiện sự quyết tâm và khao khát thành công trong học tập.

Khổ thơ thứ hai miêu tả trường học như một "dòng sông mát" và "giọt trong kiến thức loài người." Đây là hình ảnh của môi trường học tập và vai trò của trường học trong việc truyền đạt kiến thức và giúp học sinh phát triển. Trường học được coi là nơi cung cấp sự thật và kiến thức, giúp học sinh "tắm trong sự thật" và phát triển "nhân nghĩa - tinh khôi."

Tổng cộng, hai khổ thơ này tôn vinh giáo dục và trường học như một nơi giúp học sinh phát triển kiến thức, đam mê, và phẩm chất nhân nghĩa. Chúng thúc đẩy tinh thần học hỏi và khao khát thành công trong học tập, và tạo ra một hình ảnh tích cực về giáo dục.

 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:   KHÚC BẢY chúng tôi không mệt đâu nhưng cỏ sắc mà ấm quá!   tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ nhiều đổi thay như một thoáng mây khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó ngậm im lìm một cọng cỏ may   những dấu chân rồi lùi lại phía sau dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất mười tám hai mươi sắc như...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

 

KHÚC BẢY

chúng tôi không mệt đâu

nhưng cỏ sắc mà ấm quá!

 

tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ

một cánh chim mảnh như nét vẽ

nhiều đổi thay như một thoáng mây

khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó

ngậm im lìm một cọng cỏ may

 

những dấu chân rồi lùi lại phía sau

dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

mười tám hai mươi sắc như cỏ

dày như cỏ

yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

 

cơn gió lạ một chiều không rõ rệt

hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên

hơn một điều bất chợt

 

chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

 

cỏ sắc mà ấm quá, phải không em?

(Thanh Thảo, trích Chương 1. Chiếc áo ngắn, trường ca Những người đi tới biển, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr. 138 – 139)

Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Căn cứ vào đâu để xếp đoạn thơ vào thể thơ đó?

0
10 tháng 10 2023

so sánh 11 mũ 1979 và 37 mũ 1320

 

10 tháng 10 2023

Để làm sáng tỏ ý kiến trên, chúng ta có thể lấy ví dụ về tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam thời Trung đại.

 

"Truyện Kiều" không chỉ là câu chuyện về số phận bi thảm của Thúy Kiều mà còn là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng trắc ẩn của Nguyễn Du. Trong bối cảnh nước nhà đang bị giặc ngoại xâm đe dọa, Nguyễn Du đã dùng hình ảnh Thúy Kiều, một người con gái xinh đẹp, tài năng nhưng phải chịu nhiều bi kịch trong cuộc đời để ẩn dụ về nước Việt Nam. Thúy Kiều tượng trưng cho đất nước đang phải chịu sự áp bức, đàn áp của kẻ thù. 

 

Qua "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã thể hiện tình yêu sâu sắc đối với tổ quốc, đồng thời phê phán những bất công trong xã hội, những thói hư tật xấu của con người, từ đó góp phần thức tỉnh lòng yêu nước trong mỗi người dân.

 

Vì vậy, có thể thấy rằng, dù văn học Trung đại đã tồn tại và phát triển qua 10 thế kỷ nhưng không bao giờ tách rời khỏi lòng yêu nước. Mỗi tác phẩm đều mang trong mình một thông điệp, một giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần thúc đẩy tinh thần yêu nước trong lòng mỗi người dân.

Mong dc đánh giá đúnggg aaa

10 tháng 10 2023

bn viết đc bài nam quốc sơn hà k ạ

 

9 tháng 10 2023

Suy nghĩ về người phụ nữ ngày nay – Có thể nói được răng không phải vô duyên vô cớ mà người ta lại gọi “phụ nữ” chính là phái đẹp. Thực sự những người phụ nữ đã như một nguồn cảm hứng trong thi ca từ xưa cho đến nay và luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ xã hội. Đóng vai trò quan trọng trong xã hội, có những thời kỳ khi mà thân phận của người phụ nữ bị coi thường, thậm chí miệt thị thì càng trong xã hội hiện đại, tiên tiến thì người phụ nữ lại càng được đề cao vai trò cũng như vị thế của mình trong xã hội.

Không thể phủ nhận được rằng, ngay chính trong xã hội cũ, người phụ nữ trong chuẩn mực “phong kiến”, người phụ nữ như phải chịu những “tam tòng tứ đức” và điều này đã khiến cho họ không thể có cơ hội tự khẳng định mình cũng như cống hiến tài năng, trí tuệ và sức lực của mình. Người phụ nữ trong xã hội cũ họ cũng như đã bị kìm kẹp tài năng trong phạm vi gia đình, đồng thời ở họ lại cũng không có tiếng nói trong xã hội. Ta như nhận thấy được đó cũng chính là những giá trị mới về chuẩn mực của người phụ nữ hiện đại trong thời đại giải phóng phụ nữ đã khiến cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn nhiều lần. Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây đó chính là người phụ nữ hiện đại có những gì?

Mỗi khi nhắc tới ‘phụ nữ hiện đại” thì người ta sẽ nghĩ ngay tới một người phụ nữ thành công trong công việc, mạnh mẽ, tự tin, quyết đoán và dám đấu tranh để có được hạnh phúc. Khác hẳn với những người phụ nữ trong xã hội cũ họ như bị vùi đập, nhấn chìm, ngay cả việc suy nghĩ thôi cũng đã bị những quân phép, phép tắc cản trở khiến họ trở nên rẻ rúm biết bao nhiêu.

Mẫu người phụ nữ hiện đại trước hết là một người phụ nữ “Trí tuệ” và tiếp theo đó chính là sắc đẹp. Nếu như trong xã hội cũ người phụ nữ không được học cho dù họ có muốn đến đâu đi chăng nữa. Bởi trong xã hội cũ vai trò của người phụ nữ không được đề cao, phụ nữ không cần hiểu biết nhiều, chỉ cần biết nghe lời và lặng lẽ làm việc như một đứa ở trong nhà mà thôi. Nhưng đến với thời hiện đại người phụ nữ như chủ động tích cực, tìm tòi sáng tạo và học tập không ngừng nghỉ. Thậm chí có những người phụ nữ họ rất giỏi về chuyên môn không hề thua kém gì cánh mày râu trong xã hội. Ta như cũng đã biết đến nhân vật Chúc Anh Đài – một nhân vật trong xã hội cũ muốn đi học thì phải cải trang thành trai thì mới được đến trường. Những nghĩa lễ giáo huấn hà khắc đã làm cho những người phụ nữ trong xã hội cũ bị vùi dập đến tê tái ngường nào. Trong xã hội hiện đại khi mà quyền bình đẳng giới được nêu cao thì vai trò của người phụ nữ lúc này đây đã được nhìn nhận lại một cách công bằng nhất. Người phụ nữ có thể đảm đương nhiều trọng trách, công việc của gia đình và ngoài xã hội một cách công bằng, thậm chí giỏi hơn cả cánh mày râu nữa. Đây thực sự là sự tiến bộ, một sự đổi mới lớn trong xã hội hiện đại.