K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2017

Việt Nam là một quốc gia ven biển, có chiều dài bờ biển trên 3620 km, với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, đặc biệt có hai quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng sa. Biển nước ta được xác định theo 5 vùng: Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Theo Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982 Việt Nam có vùng biển rộng hơn 1 triệu km2, ước tính chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông. Biển đảo là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, gắn với quá trình sinh tồn và phát triển từ ngàn đời của dân tộc ta.

Biển đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đến sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Biển nước ta chứa đựng nhiều giá trị về kinh tế, là trục giao thông  đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương, chứa đựng tiềm năng kinh tế - du lịch biển to lớn. Nhìn từ góc độ an ninh quốc phòng, biển đảo nước ta là không gian chiến lược đặc biệt quan trọng, là tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, là những điểm tựa, những pháo đài tiền tiêu, là lá chắn vững chắc từ hướng biển. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta cho thấy trong số 14 lần kẻ thù tiến công xâm lược nước ta có tới 10 lần chúng bắt đầu từ hướng biển. Nhớ lại lịch sử và để chúng ta cảm nhận được câu thơ của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo/ Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn. Với vị trí địa lý như thế, bảo vệ và giữ gìn biển đảo trở thành nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc.

Từ ngày 7/5 đến ngày 16/5/2016, Đoàn cán bộ Học viện Cảnh sát nhân dân được vinh dự tham gia Đoàn công tác số 11 của Quân chủng Hải quân đi thăm, kiểm tra quân dân quần đảo Trường Sa  và Nhà Dàn DK1. Một hành trình hàng trăm hải lý, một trải nghiệm hải trình đầy ý nghĩa để có sự hiểu biết về biển đảo bằng trực giác, bằng cảm nhận từ thực tế với thật nhiều cảm súc dạt dào. Có lẽ hiếm có cơ hội trong cuộc đời mỗi người chúng ta có dịp được đi và trải nghiệm Trường Sa. 10 giờ sáng ngày 7/5/2016 Tàu 996 chở 198 hành khách cùng với các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng rẽ sóng tiến về biển đảo xa xăm. Chúng tôi thật không thể diễn tả hết tâm trạng chờ đợi mong mỏi để được đến với các hòn đảo nơi đầu sóng ngọn gió, vị trí tiền tiêu của Tổ quốc. 

Tàu 996 đưa Đoàn công tác số 11 ra thăm và làm việc tại quần đảo Trường Sa

Hành trình của Đoàn công tác cập đảo Đá lớn vào lúc 14 giờ ngày 9/5/ 2016, được gặp gỡ, giao lưu cùng các chiến sĩ Hải quân làm nhiệm vụ trên Đảo. Qua làm việc, thăm hỏi, giao lưu, chúng tôi mới thấy hết ý thức trách nhiệm, tình yêu của người lính đối với mỗi hòn đá, mỗi con sóng, giữa nắng gió và bão tố biển khơi. Giữa biển cả mênh mông, nơi chỉ có những con sóng bạc đầu, nơi ngày đêm người lính đảo luôn hướng về đất liền, tiếng cười, giọng nói, cái bắt tay, đôi câu trò truyện như những điều giản dị đời thường nhưng giữa đảo sóng xa xôi ấy lại là niềm mong mỏi, khát khao, chờ đợi…Có lẽ giữa bốn bề dài rộng vô tận của biển cả mỗi chúng ta mới thấy hết cái qúy giá của gọng nói, nụ cười, của những lời động viên chia xẻ. Trong bao la sóng dội ấy có tiếng cười đồng đội, có tình quân dân nồng ấm thân thương, có sự chia xẻ và có cả niềm tin vào sự vững bền của chân lý chủ quyền, của những giá trị thiêng liêng cao cả. Sự cao cả ở đây không chỉ là những khẩu hiệu, những chỉ thị mà là những việc làm rất cụ thể, là sức chịu đựng của những chàng trai lính đảo trước cái nắng nóng của biển đảo, sự chát mặn của biển sâu, những khó khăn, thiếu thốn trăm bề của đời sống vật chất và tinh thần giữa đảo xa vây quanh bốn bề sóng nước…

Đoàn cán bộ Học viện CSND chụp ảnh tại Cột đá chủ quyền Đảo Trường Sa lớn

Hành trình thăm và làm làm việc với quân dân đảo Trường Sa đưa chúng tôi đến với đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn Đông, Cô Lin, Phan Vinh A, Phan Vinh B, Đảo Đá Tây, Đảo Trường Sa Lớn và đến Nhà Dàn DK1 khép lại hành trình đầy ắp những trải nghiệm quý giá.

Đồng chí Đại tá, PGS,TS. Phạm Thái Bình - Trưởng đoàn tặng quà của Học viện CSND cho chiến sĩ Đảo Sơn Ca.

Được tới những đảo chìm, đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa, được tận mắt nhìn, suy ngẫm mới thấy biển cả thật rộng lớn, hùng vĩ và thân thương đến nhường nào! Biển đã trở thành một phần máu thịt của người dân Việt Nam, là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời, không thể chia cắt, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Biết bao máu xương, công sức, mồ hôi, nước mắt của các thế hệ người Việt đã đổ xuống để xác lập quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền các đảo trên Biển Đông!

Mang trong mình tình yêu biển cả da diết, nhưng chỉ khi được đến, trực tiếp nếm vị mặn chát của nước biển, trực tiếp chứng kiến những khó khăn vất vả của các chiến sĩ biển đảo Trường Sa chúng tôi mới càng ngấm, càng hiểu và càng thấy yêu quý Tổ quốc Việt Nam, dải đất cong cong hình chữ S đã trải qua bão dông, khói lửa, gian khó nhọc nhằn và sinh tồn cùng 4000 năm dựng nước, giữ nước. Đất nước của thế đứng, của nhưng bài ca chiến trận “sáng chắn bão dông, chiều ngăn nắng lửa…”. Đến với Trường Sa, chúng tôi càng cảm nhận hết câu nói của Bác Hồ kính yêu từng căn dặn “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng/ Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển/ Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.

Khi đoàn chúng tôi dừng lại tại vùng biển đảo Gạc Ma - Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa - nơi mà cách đây 28 năm, vào ngày 14/3/1988 đã diễn ra cuộc chiến đấu và hy sinh anh dũng của cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam vì sự vẹn toàn chủ quyền biển đảo thân yêu của Tổ quốc. Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Hải quân nhân dân Việt nam đã hy sinh trên quần đảo Trường Sa được tổ chức thành kính, trang nghiêm trên bong Tầu 996. Những người con anh hùng của đất mẹ Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại nơi biển sâu hàng ngàn mét trong lòng đại dương mênh mông, trong sóng vỗ gầm gào, trong nước biển mặt chát như máu và nước mắt, như tình thương và uất hận dâng trào…Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến từng viết: Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy/ Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân/ Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả/ Những chàng trai ra đảo đã quên mình…Trường Sa hôm nay trong Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, trong tĩnh lặng trầm tư của lòng người và sự lặng im hiếm hoi của biển cả, đồng chí Đại tá Đoàn Huy Tòng, Phó chủ nhiệm Hậu cần quân chủng Hải quân xúc động đọc Diễn văn tưởng niệm đưa chúng tôi về trở về với thời máu và hoa của dân tộc…Trong những chiến sĩ đã yên mình dưới lòng biển cả đất mẹ thân yêu có những chàng trai binh nhất, binh nhì, khi hy sinh chưa tròn một tuổi quân, chưa một lần biết yêu. Những chàng trai tuổi hai mươi ấy đã hóa thành sóng nước với biết bao nhiêu ước mơ, những nhiệt huyết đam mê tuổi trẻ còn dang dở, đành gửi lại biển xanh và nổi chìm cùng con sóng. Để hôm nay, những thông điệp về những giá trị sống được kết nối, hiện hữu và linh nghiệm trở về… Thông điệp ấy nói với chúng ta rằng, hơn tất cả là sự biết ơn, sự thành kính và tiếc thương những đồng chí đồng đội của chúng ta đã vĩnh viễn nằm lại nơi biển sâu. Họ để lại cho chúng ta một ý nghĩa cao cả về giá trị sống, để mỗi chúng ta cần học bài học để sống tốt hơn, không hổ thẹn với lương tâm mình và với những người đã ngã xuống trên biển đảo vì chủ quyền linh thiêng nơi vọng gác tiền tiêu của Tổ quốc. 

Khi làm lễ Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại vùng đảo Gạc Ma và tại vùng biển Nhà Dàn DK1, chúng tôi đã thả lễ vật, hương hoa, các vật dụng xuống biển như một hành động tri ân, tấm lòng thành kính trước hương hồn của các liệt sĩ hy sinh vì biển đảo quê hương. Biển sâu xanh thẳm, lạnh và mặt chát,  sự liên tưởng về một nghĩa trang bằng nước, nơi sâu thẳm của đại dương, chúng tôi và Tổ quốc luôn ghi công và nhớ về các anh! Vẫn biết không có cuộc chiến tranh nào lại không có sự hy sinh, những mất mát, bi thương. Các anh và còn nhiều lắm các liệt sĩ đã hy sinh và hóa thành tượng đài bất tử cho Tổ quốc được hòa bình. Nhớ lại những năm tháng chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, những nghĩa trang Trường Sơn, Quảng Trị, những nghĩa trang liệt sĩ ở tất cả các tỉnh thành trên đất nước từ Ải Năm Quan đến đất Mũi Cà Mau, từ Trường sơn đến nghĩa trang liệt sĩ trên biển đảo Trường Sa… Không chỉ có nghĩa trang trên biển mà có cả nghĩa trang trên sông. Có lẽ không một quốc gia nào giống như Việt Nam lại có nhiều nghĩa trang liệt sĩ đến thế. Hầu như làng nào, xã nào cũng có nghĩa trang liệt sĩ. Chỉ tính riêng ở Quảng trị đã có 72 nghĩa trang rồi với hàng vạn ngôi mộ. Nếu mỗi ngôi mộ chỉ thắp lên một ngọn nến thì đêm đêm cả nước ta sẽ sáng rực lên như một dải ngân hà. Chúng ta đã từng thả hoa và nến trên sông Thạch Hãn, hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã trôi đỏ trên dòng sông Thạch Hãn cùng những âm hưởng hào hùng bi tráng… Và hôm nay, chúng tôi thả hương hoa xuống Biển Đông trong lòng tự hỏi còn có bao nhiêu người lính nằm lại dưới đáy đại dương sâu lạnh kia? Có bao nhiêu người lính còn nằm lại nơi núi rừng Trường sơn heo hút?...Có lẽ, không có sự hy sinh nào vĩ đại và được nghi nhận như sự hy sinh vì Tổ quốc. Không có giá trị nào cao hơn giá trị của sự cống hiến vì độc lập, chủ quyền của dân tộc, vì từng tấc đất thiêng liêng của cha ông mà người lính đã ngã xuống. Anh có thể nằm lại trong lòng đất, đất ôm anh và sưởi ấm cho anh nơi cõi vĩnh hằng, để anh trở về trong lòng đất mẹ kính yêu. Anh có thể nằm lại nơi sông sâu, biển cả, nhưng sóng biển, mưa nguồn vẫn đưa anh trở về với đất mẹ, nơi đó có nhân dân và Tổ quốc của anh. 

Giữa biển cả gầm gào sóng vỗ, một vòng tròn Gạc Ma bất tử nơi ấy cách đây 28 năm Tàu HQ - 604 bị tàu chiến nước ngoài tấn công và bị bắn chìm, 64 sĩ quan chiến sĩ hải quân và công binh đã anh dũng hy sinh, các anh vĩnh viễn nằm lại với biển cả mênh mông, rộng lớn và sâu thẳm. Quên sao được hình ảnh Thiếu úy Trần Văn Phương đã hy sinh khi tay không giữ cờ Tổ quốc: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo”! Đúng, máu của các liệt sĩ hy sinh trên quần đảo Trường Sa đã tô thắm cho lá cờ truyền thống của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng. Giữa bốn bề biển cả mênh mông sự hy sinh của các anh hòa vào làm thành bản anh hùng ca dạt dào tiếng sóng. Và chỉ giữa biển cả mênh mông này, chúng tôi mới thấu hiểu sự hy sinh đó thật lớn lao đến nhường nào! Vì thế “Bảo vệ biển đảo của Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng cao cả, là mệnh lệnh trái tim của người lính” các lực lượng Hải quân nhân dân Việt nam anh hùng đã dũng cảm vượt mọi khó khăn gian khổ, kiên trì, mưu trí, sáng tạo, bản lĩnh, chủ động bình tĩnh xử lý các tình huống trên nguyên tắc chủ quyền biển đảo là giá trị tối cao, sự hy sinh của các anh đã viết tiếp trang sử 4000 năm dựng nước và giữ nước.

Trải nghiệm trong chuyến công tác Trường Sa, chúng tôi mới hiểu rõ rằng, chủ quyền của chúng ta về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện hữu không chỉ từ phương diện lịch sử, những văn bia, chứng sử hết sức rõ ràng mà còn là những cột mốc xi măng vững chắc chứa đựng thông điệp đanh thép về chủ quyền hợp pháp, không thể tranh chấp trên Biển Đông, những cột đá chủ quyền với những vĩ độ, kinh độ được thừa nhận dựa theo Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982. Những cột đá chủ quyền nơi đoàn công tác đến thăm vừa mang tính biểu tượng của chủ quyền quốc gia trên đảo song những cột đá chủ quyền ấy còn được đúc bằng máu, mồ hôi, sự hy sinh của người chiến sĩ Hải quân và nhân dân Việt Nam qua nhiều thế hệ. Họ không chỉ tạo dựng cột mốc trên thực địa đứng vững trước bão tố phong ba theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng mà còn là cột mốc sâu thẳm về giá trị trong lòng mỗi chúng ta. 

 

Đồng chí Đại tá Vũ Văn Lâu - Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai, thành viên của Đoàn tặng quà cho cán bộ chiến sĩ đảo Sơn Ca 

Có đi Trường Sa mới biết nước biển Trường Sa xanh và mặn nhường nào! Giữa những đảo nổi, đảo chìm chỉ có nước biển và nước biển, chỉ có một màu xanh tít tắp, chỉ có gió, bão tố, nắng nóng và mây trời mêng mông vô tận…Đến với Trường Sa chúng tôi chứng kiến màu xanh của thiên nhiên hoa trái, những cây bàng vuông, cây phong ba, những vạt rau xanh, những chậu hoa mười giờ đỏ thắm đang bật dậy với sức sống mãnh liệt giữa sóng cồn bão giật. May mắn được đến với Trường Sa chúng ta sẽ hiểu được sức mạnh của con người trên đảo thật quả cảm và khâm phục. Những cán bộ chiến sĩ, nhân dân trên đảo Trường Sa sống trong bão tố, thiếu thốn trăm bề, vậy mà vẫn có những con người cả đời gắn bó với biển đảo, có những chiến sĩ, những chàng trai mười tám, đôi mươi đã vượt lên sóng cả, bảo tố gian nguy đang ngày đêm chắc tay súng, giữ vững chủ quyền biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Các chiến sĩ Trường Sa vẫn đứng hiên ngang giữa bão tố phong ba để canh giữ từng mỏm đá, từng bãi san hô, giữ cho những ngọn hải đăng luôn sáng để thắp sáng cho chân lý chủ quyền là bất khả xâm phạm. Có đến, có đi Trường Sa chúng ta mới cảm nhận hết cái hay, cái thực của bài hát “Khúc quân ca Trường Sa” của nhạc sỹ Đoàn Bổng “Ngày qua ngày, đêm qua đêm, chúng tôi đứng đây giữ gìn quê hương. Đảo này là của ta, biển này là của ta, Trường Sa. Dù phong ba, dù bão tố, dù gian khổ ta vẫn vượt qua. Chiến sĩ Trường Sa, viết tiếp bài ca, về những tấm gương anh Bộ đội Cụ Hồ, đem chí trai, giữ vững chủ quyền Tổ quốc Việt Nam ta, giữ vững chủ quyền Tổ quốc Việt Nam ta… »

Một năm ở Trường Sa chỉ có vài tháng biển ít bão tố, các đoàn thăm đảo từ đất liền mới có thể thực hiện được hành trình. Những cuộc đi thăm như thế chỉ diễn ra chốc lát, vội vã bởi phải phụ thuộc vào nước biển lúc triều lên và chia tay khi nước triều chưa kịp rút. Những lời ca tiếng hát, những cái bắt tay thật chặt và ấm áp tình quân dân, đôi khi là những giọt nước mắt, những xẻ chia với người lính đảo rắn giỏi, sạm nắng, mạnh mẽ nhưng cũng rất lạc quan yêu đời, đầy đam mê và khát vọng. Chúng tôi đã hát cùng với người lính đảo bằng cả trái tim mình, và chúng tôi muốn gửi gắm đến họ lời nhắn nhủ từ đất liền rằng các anh cứ yên lòng và kiên trung canh giữ biển đảo, hơn 90 triệu trái tim người dân đất Việt luôn hướng về các anh, sẽ không thể có một thế lực nào có thể chia cắt giữa đất liền với biển đảo xa xôi, rằng “Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim Tổ quốc Việt Nam”.

Đoàn cán bộ Học viện CSND thăm hỏi và tặng quà cho các gia đình ở đảo Trường Sa lớn

Đến với Trường Sa, có một điều thật kì diệu, nơi đảo xa là thế, khó khăn là thế, vẫn có tiếng trẻ thơ hò reo nơi sân trường, tiếng giảng bài và học bài của cô và trò hòa cùng tiếng sóng. Ở nơi đó còn có những chùa chiền cổ kính, những nhà sư, những tiếng chuông chùa, bài tụng kinh niệm phật của sư thầy cầu cho quốc thái dân an, chủ quyền biển đảo được giữ vững, sóng yên biển lặng, cầu cho hải lộ bình an…Đến với Trường Sa, đến với những người lính đảo, những người dân, trường học và những cô giáo trẻ trung yêu đời yêu nghề, những ngư dân ngày đêm bám biển, những nhà sư nhất tâm thiền viện vì đẹp đạo tốt đời…một vạt rau xanh, một ngôi đền cổ kính, một mái chùa linh nghiêm…đó chính là hình ảnh của quê hương đất Việt nơi đảo xa. Đó cũng chính là chủ quyền dân tộc đã có từ ngàn xưa mà cha ông ta đã tạo dựng. Có đến với Trường Sa chúng ta mới thấy tình cảm quân dân nơi đây thật ấm áp chân tình, cởi mở, tự nhiên. Hình như giữa biển khơi, con người trở nên thật bé bỏng, mong manh và chỉ còn lại là sự đoàn kết, yêu thương, gần gũi. Trước giông tố biển cả, trước sức uy hiếp của kẻ thù để người lính đảo chắc tay súng, vượt lên muôn ngàn khó khăn gan khổ, hiểm nguy, thiếu thốn để bảo vệ những hòn đảo thân yêu của Tổ quốc, thì hơn 90 triệu người dân phải hướng về biển đảo. Hãy dành cho những người lính đảo sự quan tâm nhiều hơn nữa về vật chất và tinh thần để họ chắc tay súng bảo vệ biển đảo quê hương. 

                Cán bộ Học viện CSND với các trẻ em trên Đảo Trường Sa

Học viện Cảnh sát nhân dân đã nhiều năm nay luôn có những hoạt động hết sức thiết thực hướng về Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu. Năm nay Học viện gồm 15 thành viên trong đó có 13 đồng chí là cán bộ lãnh đạo cấp khoa, phòng, bộ môn và trung tâm cùng 2 đại biểu khách mời danh dự. Hoạt động của Đoàn đã hoàn thành tốt mục tiêu và kế hoạch, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm. Đoàn đã giao lưu và tặng 28 thùng quà cho các đơn vị đóng quân trên các đảo; Tặng quà cho 7 hộ dân đang sinh sống trên đảo Trường Sa lớn; Tham gia cuộc thi “Tìm hiểu về Trưởng Sa”  đạt được 2 giải thưởng… Một chuyến đi công tác tuy nắng gió, khắc nghiệt nhưng đầy ý nghĩa. Qua chuyến công tác này, chúng tôi trong mỗi bài giảng, trong phạm vi công tác của mình sẽ kể cho sinh viên, cho những ai chưa có cơ hội đến Trường Sa về một Trường Sa hùng vĩ, kiên cường, niềm tin và niềm kiêu hãnh của dân tộc, để cùng lắng đọng trong cảm xúc Trường Sa và thêm yêu hơn đất nước của mình. Chúng tôi sẽ kể cho sinh viên nghe về người lính đảo Trường Sa rắn giỏi, sạm nắng, kiên trung, yêu đời đang ngày đêm thầm lặng giữ gìn biển đảo quê hương, kể về 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trước họng súng thô bạo của quân thù hòng dã tâm chiếm đảo, về 7 chiến sĩ đã hy sinh khi cơn bão lớn làm đổ nhà Dàn…Tất cả những anh hùng liệt sĩ ấy, có người chưa một lần được yêu và có người chưa một lần nhìn thấy mặt đứa con đầu lòng, có đồng chí Chính trị viên Nhà giàn DK sau 3 ngày đêm chống chọi với bão biển hung dữ đã nhường phần lương khô nhỏ bé cuối cùng của mình cho đồng đội trẻ tuổi hơn và thả trôi mình vào vòng xoáy hung bạo của biển cả khi trên mình vẫn cuốn lá cờ Tổ quốc, hầu hết thi thể của các anh vẫn nằm dưới đáy đại dương sâu thẳm bao la…Những điều ấy chúng tôi muốn kể cho chính mình và cho những người chưa được đến Trường Sa để “Trường Sa, Hoàng Sa luôn trong trái tim chúng ta!" 

22 tháng 11 2017

Cuộc sống của các chiến sỹ và nhân dân trên các đảo của quần đảo Trường Sa cũng thật gần gũi, thân thương qua từng hình ảnh mà đoàn công tác đã ghi lại. Như ở đất liền, nơi đầu sóng ngọn gió ấy đều có những công trình gợi nhớ tới hình ảnh của làng quê Việt: Đó là những tượng đài uy nghi và những mái chùa cổ kính thâm nghiêm. Nơi ấy, ngày đêm luôn vang vọng tiếng chuông chùa, vang vọng lời nguyện cầu cho hòa bình, cho quốc thái dân an. Đó cũng là nơi đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng tâm linh rất Việt Nam của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân sinh sống trên quần đảo và hàng ngàn lượt công dân Việt Nam khi ra thăm huyện đảo Trường Sa, bởi Trường Sa là mảnh đất thiêng liêng và không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, thế nên dù ở bất cứ nơi đâu, nơi biên cương núi cao hay hải đảo xa xôi thì sự nghiệp “trồng người” luôn được các cấp chính quyền chăm lo. Qua lời kể của đồng chí Chính uỷ, tôi được biết ở đảo Trường Sa Lớn có một trường học đặc biệt, bởi trường học chỉ có vài học sinh song lại ở nhiều lớp khác nhau nhưng cùng chung một phòng học và 1 cô giáo dạy tất cả các chương trình học; trong giờ học, tiếng giảng bài và tiếng học bài của cô và trò hòa cùng tiếng sóng biển. Thật là một điều kỳ lạ và cũng vô cùng thân thương bởi ở quần đảo Trường Sa này, để có được lớp học bên bờ sóng, cô giáo trẻ phải chấp nhận hi sinh nhiều lợi ích cá nhân, phải có một tâm thế vững vàng đứng trên bục giảng với tất cả tấm lòng, nhiệt huyết của tuổi trẻ thì mới làm được điều kỳ diệu là đem ánh sáng văn hóa cho trẻ thơ trên đảo.

Ngày qua ngày, lớp học ở đảo Trường Sa vẫn vang lên tiếng ê a đánh vần. Những gương mặt trẻ thơ, hồn nhiên đến lớp trong tình yêu thương của cô giáo trẻ. Từ Trường Sa đầy nắng và gió, từ mảnh đất khô cằn, khắc nghiệt, những đứa trẻ đáng yêu kia sẽ là những mầm xanh tiếp tục đâm chồi, nảy lộc, vươn cao khẳng định sức sống nơi đảo xa…

Được chứng kiến giờ phút chia tay của đoàn công tác với cán bộ, chiến sỹ trên các đảo, những cánh tay giơ lên, những giọt nước mắt lăn dài trên má đã thực sự làm tôi xúc động. Trường Sa xa dần trong sóng nước mênh mông, khuất dần sau những con sóng bạc đầu. Những cây bàng vuông, những cánh hoa san hô, quà tặng của các chiến sỹ và nhân dân trên đảo đã rút ngắn khoảng cách giữa đảo xa với đất liền. Những người ở lại giữ đảo mang trong tim hình ảnh của Tổ quốc, của sự quan tâm sẻ chia của đất liền. Còn người về, trên ngực áp lấp lánh những chiếc Huy hiệu Trường Sa, lòng cảm phục những người đang ngày đêm chắc tay súng nơi đảo xa để giữ bình yên cho đất liền và một tình yêu vô bờ dành cho quần đảo này.

Trường Sa, hai tiếng thiêng liêng và rất đỗi tự hào của bất cứ người dân đất Việt nào khi đặt chân đến đây. Ai đã từng đến Trường Sa dù một lần cũng có thể đong đầy cảm xúc, và những câu chuyện về Trường Sa sẽ mãi mãi là những kỉ niệm đẹp, đáng nhớ. Những câu chuyện, những kỷ niệm sẽ không thể tải hết điều cần nói về Trường Sa, nhưng cũng sẽ rút ngắn khoảng cách giữa đảo xa với đất liền. Mỗi khi nhắc đến quần đảo Trường Sa, mọi người sẽ tự nhủ với chính mình: “Không xa đâu Trường Sa ơi!”, câu hát nằm lòng ít nhất với ai đã từng một lần đặt chân đến Trường Sa. Với tôi, tôi học được ở các chiến sỹ nơi muôn trùng sóng gió, khó khăn, gian khổ lòng yêu đời và   tinh thần cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Tôi nhận được nhiều giá trị đáng quý trong buổi nói chuyện này từ các chiến sỹ Trường Sa và biết mình cần phải sống và nên sống như thế nào cho ý nghĩa; tôi biết, đây không phải là suy nghĩ của riêng mình.

^^

Học giỏi !

22 tháng 11 2017

là sao ko hiểu

25 tháng 11 2017

bạn viết gì mình ko hiểu

22 tháng 11 2017

bà ấy 73 tuổi

vì bả bay là bảy ba

t nhes

22 tháng 11 2017

Bà ấy chết khi bà ấy bảy ba tuổi vì bả bay là bảy ba đó bạn. Đúng chưa hả?

22 tháng 11 2017

Tôi là Mã Lương, khi tôi vừa lên mười thì bố mẹ tôi mất, để lại tôi một mình trong cuộc đời đầy cô quạnh này. Tôi ngày ngày đi kiếm củi để bán lấy tiền, lên núi gánh nước, tuy tuổi còn nhỏ nhưng những công việc nặng nhọc của người lớn tôi đều đã từng làm qua. Tuy khổ cực nhưng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ từ bà con hàng xóm, điều đó làm tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi tuy nghèo nhưng lại có một mong ước vô cùng da diết, đó là được đi học, được cầm bút vẽ lên những vật mà tôi nhìn thấy hàng ngày. Nhưng ngay cả miếng ăn còn thiếu thốn thì việc đi học là vô cùng xa xỉ. Nhưng trong một lần nằm mộng, tôi đã gặp một ông lão đầu tóc bạc phơ, ông cho tôi một cây bút. Tôi vui mừng tỉnh dậy thì phát hiện trong tay đang cầm cây bút ở trong mộng. Từ khi có cây bút thần, cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi, tôi có thể rat ay giúp đỡ những người nghèo khó, đồng thời có thể thẳng tay mà trừng trị kẻ ác.

Ngày nào tôi cũng lên núi kiếm củi, bán cho những gia đình địa chủ để lấy phí sinh hoạt cho cuộc sống hàng ngày. Đồng thời tôi ra bờ suối để lấy nước, đây cũng là khoảng thời gian tôi yêu thích nhất, vì đây là khoảng thời gian tôi rảnh rỗi nhất trong ngày. Tôi có thể thỏa sức nô đùa cùng bạn bè cùng trang lứa, cũng có khi tôi rón rén đến một lớp học gần đó để xem thầy giáo dạy học. Đây cũng là lúc tôi được sống hết mình với niềm đam mê của mình, đó chính là vẽ. Vì nhà nghèo, không có tiền mua bút nên tôi dùng những cành củi khô mà vạch từng đường lên phiến đá. Tôi mô phỏng lại hình dạng của những con vật, những khung cảnh xung quanh mà tôi từng nhìn thấy.

Các bạn ai cũng tấm tắc khen ngợi những hình vẽ mà tôi vẽ ra, khen chúng rất giống thật. Còn người lớn mỗi khi đi ngang qua thì vỗ vai tôi khen “Mã Lương vẽ thật có hồn”. Nhận được những lời khen làm tôi vui lắm, tôi vẽ mọi nơi có thể, căn nhà nhỏ của tôi cũng tràn ngập những hình vẽ mà tôi dùng than củi để vẽ. Tôi vẽ nhiều đến mức bốn bức tường xung quanh chật kín những hình mà không thể vẽ tiếp được nữa. Đêm hôm ấy, khi đã chìm vào giấc ngủ, tôi mơ thấy mình đang ngồi trên phiến đá và vẽ vời những thứ mình thích thì bỗng ở đâu hiện lên một ông lão đầu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ.

22 tháng 11 2017

 Tôi là Mã Lương, khi tôi vừa lên mười thì bố mẹ tôi mất, để lại tôi một mình trong cuộc đời đầy cô quạnh này. Tôi ngày ngày đi kiếm củi để bán lấy tiền, lên núi gánh nước, tuy tuổi còn nhỏ nhưng những công việc nặng nhọc của người lớn tôi đều đã từng làm qua. Tuy khổ cực nhưng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ từ bà con hàng xóm, điều đó làm tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi tuy nghèo nhưng lại có một mong ước vô cùng da diết, đó là được đi học, được cầm bút vẽ lên những vật mà tôi nhìn thấy hàng ngày. Nhưng ngay cả miếng ăn còn thiếu thốn thì việc đi học là vô cùng xa xỉ. Nhưng trong một lần nằm mộng, tôi đã gặp một ông lão đầu tóc bạc phơ, ông cho tôi một cây bút. Tôi vui mừng tỉnh dậy thì phát hiện trong tay đang cầm cây bút ở trong mộng. Từ khi có cây bút thần, cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi, tôi có thể rat ay giúp đỡ những người nghèo khó, đồng thời có thể thẳng tay mà trừng trị kẻ ác.

Ngày nào tôi cũng lên núi kiếm củi, bán cho những gia đình địa chủ để lấy phí sinh hoạt cho cuộc sống hàng ngày. Đồng thời tôi ra bờ suối để lấy nước, đây cũng là khoảng thời gian tôi yêu thích nhất, vì đây là khoảng thời gian tôi rảnh rỗi nhất trong ngày. Tôi có thể thỏa sức nô đùa cùng bạn bè cùng trang lứa, cũng có khi tôi rón rén đến một lớp học gần đó để xem thầy giáo dạy học. Đây cũng là lúc tôi được sống hết mình với niềm đam mê của mình, đó chính là vẽ. Vì nhà nghèo, không có tiền mua bút nên tôi dùng những cành củi khô mà vạch từng đường lên phiến đá. Tôi mô phỏng lại hình dạng của những con vật, những khung cảnh xung quanh mà tôi từng nhìn thấy.

Các bạn ai cũng tấm tắc khen ngợi những hình vẽ mà tôi vẽ ra, khen chúng rất giống thật. Còn người lớn mỗi khi đi ngang qua thì vỗ vai tôi khen “Mã Lương vẽ thật có hồn”. Nhận được những lời khen làm tôi vui lắm, tôi vẽ mọi nơi có thể, căn nhà nhỏ của tôi cũng tràn ngập những hình vẽ mà tôi dùng than củi để vẽ. Tôi vẽ nhiều đến mức bốn bức tường xung quanh chật kín những hình mà không thể vẽ tiếp được nữa. Đêm hôm ấy, khi đã chìm vào giấc ngủ, tôi mơ thấy mình đang ngồi trên phiến đá và vẽ vời những thứ mình thích thì bỗng ở đâu hiện lên một ông lão đầu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ.

22 tháng 11 2017

không có quả nào

22 tháng 11 2017

bạn kia làm đúng rồi đó

k mk nha

thanks

^^

22 tháng 11 2017

I. Mở bài: giới thiệu mẹ
Mỗi chúng ta sinh ra ai cũng đều có mẹ. mẹ luôn là người che chở, đùm bọc và quan tâm chúng ta từng li từng tí. Đối với mỗi người thì mẹ chúng ta luôn là người tuyệt vời nhất. dù mẹ co xấu xi, già nua hay như thế nào thì vẫn là mẹ của chúng ta. Đối với các bạn mẹ của bạn như thế nào, đối với tôi, mẹ tôi là người tuyệt vời nhất. tôi yêu mẹ tôi nhất trên đời.

II. Thân bài
1. Tả ngoại hình
- Mẹ đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ
- Khuôn mặt mẹ tròn, nhìn rất hiền và phúc hậu
- Mắt to tròn và đẹp
- Đôi môi cong mịn
- Bàn tay mẹ chai sạm vì tần tảo làm việc nuôi tôi ăn học
- Mặc ăn mặc giản dị nhưng nhìn rất đẹp
2. Tả tính tình
- Mẹ tận tụy với công việc, chịu khổ cực đê nuôi e khôn lơn
- Mẹ rất quan tâm người khác và được nhiều người yêu mến
- Mẹ luôn hoàn thành tốt các công việc ở cơ quan và việc nhà
- Mẹ nấu ăn rất ngon
- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.
- Yêu thương mọi người xung quanh
- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khan và khổ cực
- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.

III. Kết bài
- Em rất tự hào về mẹ
- Mẹ là động lực, là nguồn sống của e
- Mẹ là chỗ dựa vững chắc cho bước đi của em đi đến tương lai

22 tháng 11 2017

 Mở bài: Giới thiệu em bé được tả: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ gì với em?

   - Cu Tí là em ruột của tôi.

   - Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy em đi được ba bốn bước.

   Thân bài:

   a) Tả hình dáng của em bé

   - Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).

   - Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc, đôi má, môi, miệng, răng lợi, chân tay...

      + Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười đỏ hồng như trái táo chín.

      + Đôi mắt tròn long lanh.

      + Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.

      + Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.

      + Cằm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.

      + Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.

   - Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.

     + Thích mặc quần áo trắng, tất trắng

     + Thích đi giày vải.

   b) Tính tình ngây thơ của bé

   - Tập đi, tập nói:

   (Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuổi tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)

   - Sinh hoạt của bé:

   Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.

   Kết bài: Cảm nghĩ của em về người tả.

   Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập đi, dạy hát và mong bé chóng lớn.

Chúc bạn học tốt !!!!!

22 tháng 11 2017

Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm được viết trong những năm tháng chiến tranh ác liệt chống xâm lược Mĩ của nhân dân ta.

Đoạn thơ trích dưới đây thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc và trách nhiệm công dân đối với đất nước trong mỗi chúng ta:

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về    
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất    
Những ai bậy giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn đò con cháu chuyện mai Sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ

Ở những đoạn thơ trước, khái niệm đất nước được nhà thơ gắn liền với truyền thống lịch sử văn hoá, phong tục tập quán và đời sống hằng ngày của dân tộc ta. Đến đây tẳc giả nhấn mạnh:

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Khái niệm về đất nước hết sức cụ thể, rõ ràng. Đó là làng trên, xóm dưới, là gốc đa, bến nước, sân đình… Nơi đó, chúng ta được sinh ra và lớn lên qua lời ru à ơi của bà, qua những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mẹ kể.

Nhà thơ tự hào về nguồn gốc dân tộc ta là con Rồng, cháu Tiên:

Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.

Câu thơ lấy chất liệu từ nguồn văn hóa dân gian nên hình tượng thơ trở nên trữ tình bay bổng. Dân tộc Việt Nam là sự kết hợp của cái đẹp vĩnh hằng (Tiên) và sức mạnh vạn năng (Rồng) tạo nên.

Đất nước hiện lên qua hình tượng mẹ Âu Cơ sinh bọc trứng trăm con. Đây là một truyền thuyết đẹp, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam khi nhắc tới nguồn gốc của mình.

Đất nước hình thành và tồn tại được là do suy nghĩ, cảm xúc và hành động – tức sự sống của từng con người trong cộng đồng dân tộc từ đời này tới đời khác:

Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Nhà thơ nhắc nhở trách nhiệm công dân đối với đất nước, dân tộc của mỗi người Việt Nam. ông cha ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã để lại cho con cháu non sông gấm vóc hôm nay. Chúng ta không chi hưởng thụ mà còn có nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng để đất nước ngày càng tươi đẹp.

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhở ngày giỗ Tổ

Ngày giỗ Tổ Hùng vương là ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm. Mọi người tưởng nhớ tới các vị vua đã có công dựng nước. Ý nghĩa của câu thơ không dừng lại ở đó mà cao hơn, sâu hơn, nó nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mổ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng tạ đang được hưởng thụ hôm nay. Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Chính sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc của các thế hệ hôm nay đã tạo nên sức sống muôn đời của non sông Việt Nam.

Ý nghĩa cốt lõi của đoạn thơ thể hiện ở chỗ tác giả khẳng định đất nước là của nhân dân. Đất nước Việt Nam có chiều sâu của lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào.


 

22 tháng 11 2017

BÀI LÀM

  Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông từng là Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin nay đã nghỉ hưu. Các tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô, Trường ca Mặt đường khát vọng. Đất nước là bài thơ được trích từ chương V trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống đường tranh đấu hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ để lại dấu ấn về nội dung và nghệ thuật sâu sắc nhất:

Đất là nơi anh đến trường

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ

         Như đã nói ở lúc đầu, Đất Nước  không ở đâu xa mà ở ngay xung quanh chúng ta, gần gũi, thân thương quanh ta là cái kèo cái cột, hạt gạo ta ăn hằng ngày, câu truyện mẹ kể, miếng trầu bà ăn... Và để làm rõ hơn về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã tách Đất Nước thành hai thành tố Đất và Nước – một yếu tố thuộc âm, một yếu tố thuộc dương, để giải thích một cách đơn giản nhưng cụ thể về Đất Nước.

         Bốn câu thơ đầu nhà thơ giải thích về Đất Nước theo lối chiết tự đi từ cái riêng đến cái chung.

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.

         Khi Đất Nước được tách ra thành hai thành tố  nó gắn với kỉ niệm đáng yêu, đáng nhớ, thân thuộc của một đời người. Tách thành tố ĐẤT – để chỉ  con đường hằng ngày anh tới trường, là ngôi trường cung cấp hành trang tri thức cho mỗi chúng ta tự tin để làm chủ cuộc sống. Tách thành tố NƯỚC – Là  dòng sông nơi em tắm mát, dòng sông chở nặng phù sa làm tốt xanh những cánh đồng, bãi mía, nương dâu.  Cách diễn giải ấy giúp ta hình dung cụ thể: Đất Nước là nơi ta lớn lên, học tập và sinh hoạt. Khi tách ra thì Đất Nước gắn với kỷ niệm riêng tư của mỗi người còn khi gộp lại Đất Nước lại sống trong cái ta chung. “Khi ta hò hẹn”, Đất Nước hòa nhập vào một, trở thành không gian hẹn hò, nâng bước và minh chứng cho tình yêu của hai đứa. Nơi trai gái hẹn hò gợi nên những không gian làng quê thanh bình yên ả: mái đình, hàng cau, lũy tre làng, chiếc cầu tre nho nhỏ… tất cả đều đẹp đều hài hòa và nồng đượm làm sao. Và khi hai đứa yêu nhau thì Đất Nước như cũng sống trong nỗi nhớ thầm của hai đứa  “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” . Câu thơ đậm đà chất dân ca ca dao, đặc trưng của văn hóa Việt xưa xa, gợi nhắc cho ta bài ca dao nổi tiếng:

 “Khăn thương nhớ ai  

Khăn rơi xuống đất

 Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

 Khăn thương nhớ ai

 Khăn chùi nước mắt”.

          Chiếc khăn bé nhỏ, giản dị cũng thật đáng yêu và dễ thương làm sao, nó cũng là vật chứng cho tình yêu đôi lứa “Gói một chùm hoa/ Trong chiếc khăn tay/ Cô gái ngập ngừng/ Sang nhà hàng xóm” (Phan Thị Thanh Nhàn)

          Tiếp tục tách hai thành tố Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại lí giải sâu sắc hơn nữa về Đất Nước: Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt :

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

          Tác giả cảm nhận Đất Nước trên bình diện không gian địa lý. Đất Nước được cảm nhận là“không gian mênh mông”. Có thể hiểu đó là núi sông, bờ cõi, là Bắc – Trung  – Nam  một dải. Là đất nước rừng vàng biển bạc. Trong ấy, bao thế hệ nối tiếp nhau quản lí đất nước từ dãy Trường Sơn hùng vĩ - "Nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” cho đến biển bờ Thái Bình Dương vỗ sóng mênh mang - nơi "Con cá ngư ông móng nước biển khơi". Đó là nơi dân mình đoàn tụ, phát triển giống nòi và làm ăn sinh sống làm nên non sông gấm vóc Việt Nam.

Tác giả cảm nhận Đất Nước không chỉ gắn liền với biên cương, lãnh thổ, địa lý mà Đất Nước còn gắn với lịch sử: đất nước được cảm nhận bằng chiều sâu “thời gian đằng đẵng”. Nguyễn Khoa Điềm với một tình cảm tự hào, ông gợi lại huyền sử lung linh về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của dân Lạc Việt. Đó là truyền thuyết:

 “Lạc Long Quân và Âu Cơ

 Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”

 Câu truyện cổ “Sự tích trăm trứng” đã ra đời từ lâu đời nhằm lý giải nguồn gốc của người Việt. Từ câu truyện ấy dân ta muôn đời ta tự hào mình là con rồng cháu tiên, con cháu Vua Hùng.  Cho nên đất nước luôn tiềm tàng mối quan hệ giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai: “Những ai đã khuất / Những ai bây giờ”. Những ai đã khuất là những người trong quá khứ - những con người sống giản dị chết bình tâm, những con người đã có công dựng nước và phát triển đất nước. Những ai bây giờ là những người trong hiện tại, đang sống và chiến đấu. Tất cả đều ý thức sâu sắc về sứ mệnh “Yêu nhau và sinh con đẻ cái” bảo tồn nòi giống con dân Việt để góp vào một nhiệm vụ to lớn và thiêng liêng “Gánh vác phần người đi trước để lại” . Tất cả đều ý thức về tổ tiên và nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc  “Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”. Câu thơ vận dụng sáng tạo câu ca dao “ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”. Cho nên tự trong bản thân nó đã bao hàm lời nhắc nhở về nguồn gốc, dòng giống Tổ tiên. Hai chữ “cúi đầu” thể hiện niềm thành kính thiêng liêng mà rất đỗi tự hào về nguồn gốc cha ông.  Cúi đầu để hướng về lịch sử về những Tổ Hùng Vương đã góp công dựng nên nước nhà Âu Lạc mà nay là nước Việt Nam hùng cường sánh vai bốn bể năm châu. Người Việt mình dù đi khắp thế giới nhưng trong tâm linh của họ luôn có một ngôi nhà chung để quay về. Đó chính là Quê cha đất Tổ Vua Hùng.

          Nguyễn Khoa Điềm, qua đoạn thơ trên, đã nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước, từ chiều sâu của văn hóa văn tộc, chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất nước. Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liêu văn hóa dân gian, từ truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động của dân tộc ta, kết hợp với những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.

22 tháng 11 2017
Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trong giai đoạn khó khăn, phức tạp. Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến không khỏi âu lo, trằn trọc. Nỗi lòng ấy của Người đã được thể hiện tinh tế trong bài thơ Cảnh khuya mà chúng ta từng đọc. Bước sang năm 1948, tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến khả quan. Niềm vui đang trở lại. Do đó vào đêm rằm tháng giêng (âm lịch) năm đó, sau một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ, Bác đã hứng khởi sáng tác bài thơ: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng). Phiên âm chữ Hán : Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên ; Yên ba thâm xử đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Xuân Thuỷ dịch : Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân ; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. Tác phẩm thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nguyên văn bằng chữ Hán. Nếu chúng ta dịch nghĩa của bản phiên âm thì bài thơ ấy có thể như sau : Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất, Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân ; Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân, Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền. Nhà thơ Xuân Thuỷ dịch Nguyên tiêu sang thơ tiếng Việt chuyển thành thơ lục bát, thể hiện khá tốt nội dung, ý nghĩa, nhưng đã làm hao hụt phần nào âm điệu và ngôn từ của bài thơ nguyên tác. Do đó, khi đọc bài thơ, ta cần cố gắng kết hợp bản dịch thơ với nguyên tác thì mới cảm nhận chính xác vẻ đẹp của thơ Bác. Bài Nguyên tiêu viết về đề tài tả cảnh thiên nhiên, rất gần với thơ Đường. Cả những hình ảnh, từ ngữ, âm diệu, vần điệu của bài thơ cũng vậy. Đọc bài thơ, lắng nghe âm điệu và thoáng qua các chất liệu tạo vật như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền... ta có cảm giác thơ của Bác Hồ giống thơ của Trương Kế trong bài Phong Kiều dạ bạc (Đêm ngủ ở bến Phong Kiều), nhất là câu cuối của hai bài. Kết bài Phong Kiều dạ bạc, Trương Kế viết : "Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền". Hồ Chí Minh viết: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền", về vóc dáng, hai câu thơ gần giống nhau, nhưng về cốt cách, bản chất thì khác nhau một trời một vực. Nói khác đi, bài thơ Nguyên tiêu tuy sử dụng nhiều chất liệu cổ thi, nhưng vẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Hồ Chí Minh, mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần của thời đại mới. Bác làm thơ Đường nhưng không máy móc mà đầy sáng tạo. Mỗi bài thơ của Người thể hiện tài năng và tâm hồn, trí tuệ của người chiến sĩ cách mạng hài hoà phong cách người nghệ sĩ ngày nay. Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên ; (Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân) Hai câu thơ đầu vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng sáng quá, đẹp quá. Bầu trời cao rộng, thoáng đãng. Trăng tròn đầy. Cả không gian tràn ngập sức sống, trải mênh mang tường như không có giới hạn. Tất cả đều tươi trẻ, dào dạt cảnh xuân. Dòng sông mùa xuân, nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân. Trong nguyên tác chữ Hán, tác giả dùng điệp từ "xuân" ba lần liền mạch, nối nhau, ngân nga như một dòng nhạc xanh êm dịu. Câu thơ có bảy tiếng thì năm tiếng có thanh không: Xuân giang, xuân..., xuân thiên mang âm hưởng bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao. Nhà thơ Hồ Chí Minh vẫn dùng ngòi bút chấm phá chọn nét cảnh tiêu biểu, ấn tượng, hài hoà thống nhất với nhau, đã tạo ra một bức tranh đêm rằm tháng giêng ớ chiến khu Việt Bắc năm 1948, vừa mang vẻ đẹp của tạo vật vừa ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đằng sau bức tranh ấy, là một cái nhìn, một cảm hứng, một phong thái binh tĩnh, ung dung, thanh thản của người nghệ sĩ - chiến sĩ. Đến hai câu kết của bài thơ thì chất chiến sĩ – nghệ sĩ càng hiện rõ : Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nquyệt mãn thuyền. (Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền) Một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ đã diễn ra trong đêm rằm tháng giêng ấy. Vị trí cuộc họp ở đâu ? Ở "yên ba thâm xứ" tức là ở "trên khói sóng nơi sâu thẳm", bí mật và thiêng liêng như trong huyền thoại vậy. Thế giới từng gọi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta là "cuộc kháng chiến thần thánh", có lẽ cũng căn cứ một phần vào cơ quan đầu não - những người chỉ huy kháng chiến - tài ba, huyền thoại này chăng ? Cuộc họp ấy đã bàn bạc, nhận định và quyết định những điều gì, chúng ta khống biết. Song điều chắc chắn chúng ta có thể tin được là cuộc họp ấy đã thành công rực rỡ, đem lại niềm vui, niềm tin cho mọi người. Do đó, lúc tan họp, mọi người ra về giữa đêm khuya, thấy trời như sáng ra, trăng như tròn hơn, ánh trăng ăm ắp đầy cả khoang thuyền: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền" (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền). Cả câu thơ nguyên tác lẫn câu thơ dịch đều đẹp. Những chiến sĩ kháng chiến chống ngoại xâm như được ngồi trên ánh sáng, tắm trong ánh trăng. Tất cả, ánh trăng rằm trên bầu trời Tổ quốc, con thuyền trên dòng sông quê hương và những tướng lĩnh của cuộc kháng chiến, tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh đã hoà hợp với nhau, cùng toả sáng cho nhau trong sức sống thanh xuân, trong niềm lạc quan và niềm tin chiến thắng. Có thể nói, nếu bài Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước, mối lo âu và tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp của đất nước thì bài "Nguyên tiêu" vừa nối tiếp vữa nâng cao những cảm hứng ấy của Bác Hồ, đồng thời thê hiện rõ hơn tinh thần chủ động, phong thái ung dung, lạc quan, niêm tin vững chắc ở sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ, người chiên sĩ - người nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ vừa mang âm điệu cổ điển vừa thể hiện tinh thần thời đại, khoe khoắn, trẻ trung. Nhờ đó, đêm rằm tháng giêng năm 1948 ấy vốn đã sáng, càng thêm sáng vì có nhiều niềm vui toả sáng... Nguon : http://hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-ram-thang-gieng-cua-ho-chi-minh-23-1705.html
22 tháng 11 2017

Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến là vị chủ tịch đáng kính của dân tộc Việt Nam mà người còn được cả thế giới biết đến về tài văn chương của người. Tâm hồn ấy luôn nói rằng “làm thơ ta vốn không ham”. Không ham nhưng những câu thơ những bào thơ của bác để lại thật khiến cho chúng ta cảm thấy cảm phục và trân trọng con người ấy biết bao. Nhắc đến những bài thơ của bác thì có rất nhiều trong đó có bài thơ “rằm tháng giêng đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng. Bài thơ không những cho người đọc thấy cảnh vật nên thơ mà Bác đang cảm nhận mà còn cho chúng ta thấy được nỗi lòng vì dân vì nước của Bác thật khiến cho chúng ta cảm động.

Mở đầu bài thơ đưa người đọc đến một không gian vô cùng rộng lớn mênh mông sóng nước.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Ý thơ thật đẹp và thật tự nhiên. Dường như ngay ở câu thơ đầu tiên Bác đã đưa chúng ta đến dòng sông ấy ánh trăng ấy để cùng cảm nhận thưởng thức cảnh đẹp cùng Bác. Lời thơ thật tự nhiên nhưng cũng thật tinh tế khiến cho chúng ta cảm nhận được bài thơ một cách chân thật nhất. Vào một buổi trăng rằm tháng giêng ,mùa xuân dường như đã làm tăng thêm cảnh đẹp cho cảnh vật nơi đây ánh trăng như tròn hơn cảnh vật như rộng lớn hơn qua việc Bác sử dụng từ láy “lồng lộng” được đảo lên nhằm thể hiện cái rộng lớn không gian bao la của đất trời của sông nước nơi đây. Có thể nói con người ấy con người của đất nước ấy không bao giờ cưỡng lại được trước vẻ đẹp lung linh huyền ảo của cảnh vật. Tâm hồn ấy dường như lúc nào cũng hướng về thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, tâm hồn ấy thật đáng để chúng ta trân trọng và ngợi ca. Đến câu thơ thứ hai Bác miêu tả cho chúng ta cảnh vật nơi đây với một phong cách rất riêng.

“Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”Câu thơ khá đặc biệt trong cách tả Bác tả từ xa đến gần từ cao đến thấp cùng với sự xuất hiện ba lần của từ xuân khiến câu thơ tràn ngập sắc xuân tràn ngập không khí rộn ràng của mùa xuân. Chữ xuân ấy chính là vẻ đẹp là sự trong trẻo là sức sống là tuổi trẻ. Câu thơ thứ ba cho thấy hoàn cảnh ngắm trăng của Bác.

“giữa dòng bàn bạc việc quân”

Thì ta người thi nhân không ngắm trăng một cách đơn giản chìm đắm như bao người khác mà người đó đang mang nặng một nỗi lòng đất nước. Giữa dòng nước đang mênh mang giữa đất trời đang đẹp tươi đang tràn ngập không khí mùa xuân thì bác cùng những người chiến sĩ đang bàn việc nước. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên cảnh vật. Điều đó thể hiện tư thế lạc quan yêu đời của Bác, đó là tư thế ung dung tự tại, không ngại khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện nhân cách đạo đức cao đẹp trong con người của Bác, đó là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo. 
 Câu thơ cuối bài lại gợi thêm một hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng về đêm trăng:

“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Câu thơ như một lời gợi ý sâu sắc về tương lai sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Con thuyền giữ dòng sông kia giống như con thuyền cách mạng và đã trở thành con thuyền chở trăng, con thuyền chở ánh sáng. Và như thế cũng có nghĩa con thuyền ấy đang đi về miền sáng, miền của thành công, con thuyền sẽ mang những điều tốt đẹp đến cho dân cho nước. Câu thơ như một mong muốn và cũng là một khẳng định rằng kháng chiến nhất địng sẽ thắng lợi.

Bài thơ thật đẹp gợi cho chúng ta thật nhiều ấn tượng. Bác đã hy sinh tất cả cuộc đời mình để phục vụ cho đất nước cho dân tộc ta. Con người ấy không một giây một phút nào trong cuộc đời không lo cho dân tộc không lo cho đất nước kể cả khi cảnh vật đang gọi lòng người thưởng thức. Hiểu được lòng Bác như thế chúng ta càng phải học tập thật giỏi để có thể báo đáp những suy tư trăn trở của người.

22 tháng 11 2017

tam giác ->tác giam ->đánh nhốt ->đốt nhánh ->thiêu cành ->thanh kiểu

vậy tên cô là THANH KIỀU

22 tháng 11 2017

cô tên là Tam

5 tháng 12 2017

mk cũng cần đổi đấy thôi !!!!!!!!!!

22 tháng 11 2017

???????????