K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản sau: Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

(Trích Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Câu thơ Ngàn năm trước con theo cha xuống biển gợi cho em về truyền thuyết nào của dân tộc ta?

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.

Câu 4. Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

Câu 5. Qua đoạn thơ trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau:        Tự tình với quê hương Quê hương ơi! yêu dấu tự ngàn đời Đẹp từ lúc trong nôi lời mẹ hát Bến đò xưa dòng Lô giang ào ạt Con nước đôi bờ thắm vị phù sa. Tuổi thơ con đẹp tựa một bài ca Ngọn Tam Đảo reo âm vang hùng vĩ Tháp Bình Sơn vững vàng bao thế kỉ Đứng mặc trầm như đá tạc vào thơ. Con lớn lên theo từng trang sách vở Thầy dạy cho...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

       Tự tình với quê hương

Quê hương ơi! yêu dấu tự ngàn đời
Đẹp từ lúc trong nôi lời mẹ hát
Bến đò xưa dòng Lô giang ào ạt
Con nước đôi bờ thắm vị phù sa.

Tuổi thơ con đẹp tựa một bài ca
Ngọn Tam Đảo reo âm vang hùng vĩ
Tháp Bình Sơn vững vàng bao thế kỉ
Đứng mặc trầm như đá tạc vào thơ.

Con lớn lên theo từng trang sách vở
Thầy dạy cho biết yêu tiếng quê mình
Thơ Xuân Hương ấm mãi vành môi xinh
Con thuộc nằm lòng như mẹ thuộc lời ru.

Tổ quốc gọi con bước vào quân ngũ
Khoác trên mình màu áo lính thân thương
Đêm đứng gác sao lòng thấy vấn vương
Nhớ Đồng Đậu, nhớ Tây Thiên vời vợi.

Vĩnh Phúc ơi! Lòng con luôn mong đợi
Được trở về với làng gốm Hương Canh
Được trở về với Đại Lải mát xanh
Để được yêu thêm mảnh đất biếc quê mình.

           (Lê Gia Hoài, Mùa say đắm 1, NXB Hội Nhà văn, 2017)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Xác định hình ảnh được sử dụng để so sánh với tuổi thơ con trong văn bản.

Câu 3. Trình bày hiệu quả của việc sử dụng hình thức lời tâm sự con với mẹ trong văn bản.

Câu 4. Xác định một biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của nó.

Đêm đứng gác sao lòng thấy vấn vương

Nhớ Đồng Đậu, nhớ Tây Thiên vời vợi.

Câu 5. Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình con trong văn bản, anh/ chị hãy bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của quê hương trong hành trình trưởng thành của mỗi con người.

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau: Xin cảm ơn những con đường ven biển Cho rất nhiều đôi lứa dẫn nhau đi Cám ơn sóng nói thay lời dào dạt Hàng thuỳ dương nói hộ tiếng thầm thì Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời Em là sóng nhưng xin đừng như sóng Đã xô vào xin chớ ngược ra khơi Anh như núi đứng nghìn năm chung thuỷ Không ngẩng đầu dù chạm tới...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

Xin cảm ơn những con đường ven biển
Cho rất nhiều đôi lứa dẫn nhau đi
Cám ơn sóng nói thay lời dào dạt
Hàng thuỳ dương nói hộ tiếng thầm thì

Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển
Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời
Em là sóng nhưng xin đừng như sóng
Đã xô vào xin chớ ngược ra khơi

Anh như núi đứng nghìn năm chung thuỷ
Không ngẩng đầu dù chạm tới mây bay
Yêu biển vỗ dưới chân mình dào dạt
Dẫu đôi khi vì sóng núi hao gầy...

Cám ơn em dịu dàng đi bên cạnh
Biển ngoài kia xanh quá nói chi nhiều
Núi gần quá - sóng và em gần quá
Anh đủ lời để tỏ một tình yêu.

              (Biển, núi, sóng và em, Đỗ Trung Quân, Tạp chí sông Thương, 30/01/2013)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Chỉ ra từ ngữ dùng để chỉ nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 2. Xác định đề tài của bài thơ.

Câu 3. Trình bày hiệu quả của biện pháp so sánh trong đoạn thơ:

Anh như núi đứng nghìn năm chung thuỷ

Không ngẩng đầu dù chạm tới mây bay

Câu 4. Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Câu 5. So sánh tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên với tình yêu của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:

Nếu từ giã thuyền rồi

Biển chỉ còn sóng gió

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố.

           (Trích Thuyền và biển, Xuân Quỳnh)

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau:                   XUÂN SẦU (II)     Trăm hoa đua nở đẹp hơn cười     Một cái oanh vàng uốn lưỡi chơi     Phong cảnh chiều xuân vui vẻ thế     Xuân sầu chi để bận riêng ai!        Mười lăm năm trước xuân xanh Tri Tri cất tiếng, Hữu Thanh gọi đàn     Tình nguyện vọng chứa chan non nước     Bạn tri âm man mác giời mây        Nở gan một cuộc cười...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

                  XUÂN SẦU (II)

    Trăm hoa đua nở đẹp hơn cười
    Một cái oanh vàng uốn lưỡi chơi
    Phong cảnh chiều xuân vui vẻ thế
    Xuân sầu chi để bận riêng ai!
       Mười lăm năm trước xuân xanh
Tri Tri cất tiếng, Hữu Thanh gọi đàn
    Tình nguyện vọng chứa chan non nước
    Bạn tri âm man mác giời mây
       Nở gan một cuộc cười say
Đường xa coi nhẹ gánh đầy như không
    Phận nam nhi tang bồng là chí
    Chữ trượng phu ý khí nhường ai
       Non sông thề với hai vai
Quyết đem bút sắt mà mài lòng son
    Dư đồ rách, nước non tô lại
    Đồng bào xa, trai gái kêu lên
       Doanh hoàn là cuộc đua chen
Rồng Tiên phải giống ngu hèn, mà cam!
    Tiếng gọi bạn nửa năm vừa dứt
    Sức thua giời, trăm sức mà chi
       Tình duyên đến lúc phân ly
Giang sơn bảng lảng, tu mi thẹn thùng
    Xếp ngọn bút, đau lòng son sắt
    Giã đàn văn, lánh mặt phong sương
       Cho hay trần luỵ đa mang
Trăm năm duyên nợ văn chương còn nhiều
    Thuyền một lá buông liều sông nước
    Lái tám năm xuôi ngược dòng sông
       Nực cười trận gió đông phong
Làm cho chú lái không công mất thuyền
    Ngồi nghĩ lại mối duyên sao lạ
    Dẫu kêu rằng món nợ cũng hay
       Trần hoàn trả trả vay vay
Kể chi công nợ, cho rầy thanh tao
    Mừng xuân mới, rượu đào khuyên cạn
    Vắng tri âm mà bạn non xanh
       Gan vàng, tóc bạc, non xanh
Thiên nhiên ai hoạ bức tranh xuân sầu?

                                               (Tản Đà)

* Chú thích: Tản Đà là chủ bút của tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Bài thơ Xuân sầu (II) được sáng tác vào năm 1936, trong khoảng thời gian tờ An Nam tạp chí của ông bị đình chỉ nhiều lần, sau đó phải đóng cửa vĩnh viễn.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết được thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì?

Câu 3. Nhận xét về không gian và thời gian trong văn bản.

Câu 4. Qua văn bản, nhân vật trữ tình gửi gắm những tâm trạng, cảm xúc gì?

Câu 5. Phân tích tác dụng của phép đối trong văn bản.

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau:                   BIẾT ƠN CHA MẸ     Ngày tháng bảy mưa rơi lướt thướt     Chạnh lòng con sướt mướt canh thâu        Mẹ cha giờ khuất nơi đâu Dương gian hay cõi thâm sâu ngút ngàn     Đêm trở gió bàng hoàng tỉnh giấc     Nhớ công ớn chất ngất lòng đau        Mẹ cha khuất bóng đã lâu Con chưa đền đáp ơn sâu cửu trùng     Nhớ cái thuở bần...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

                  BIẾT ƠN CHA MẸ

    Ngày tháng bảy mưa rơi lướt thướt
    Chạnh lòng con sướt mướt canh thâu
       Mẹ cha giờ khuất nơi đâu
Dương gian hay cõi thâm sâu ngút ngàn
    Đêm trở gió bàng hoàng tỉnh giấc
    Nhớ công ớn chất ngất lòng đau
       Mẹ cha khuất bóng đã lâu
Con chưa đền đáp ơn sâu cửu trùng

    Nhớ cái thuở bần cùng cạn kiệt
    Cha đảm đương mải miết vườn rau
       Cơm canh khoai sắn bên nhau
Chắt chiu ngày tháng mong cầu vươn lên

    Thời gian vững lòng bền cha bước
    Lên tỉnh thành sau trước lo toan
       Đàn con sâm sấp hiền ngoan
Mẹ thay cha dạy bảo ban con khờ

    Rồi đến lúc con thơ đã lớn
    Bỏ mẹ cha về chốn phồn hoa
       Đứa an phận đứa bôn ba
Xót xa con trẻ lệ nhòa đêm thâu

    Khi con đã bắt đầu ổn định
    Thì mẹ cha thân tịnh bất an
       Mẹ đi về chốn mây ngàn
Cha thương nhớ mẹ võ vàng theo sau

    Con chưa kịp ơn sâu đền đáp
    Chỉ mong sao Phật Pháp nhiệm màu
       Mẹ cha thoát kiếp khổ đau...
Luân hồi sanh tử nguyện cầu vãng sanh.

                                            (Hoàng Mai)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì?

Câu 3. Mạch cảm xúc của bài thơ này là gì?

Câu 4. Phát biểu đề tài, chủ đề của bài thơ.

Câu 5. Qua bài thơ, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau:                       Trưa vắng     Hồn tôi đấy: căn trường nho nhỏ     Nước vôi xanh, bờ cỏ tươi non         Lâu rồi còn thoảng mùi thơm Chân đi nghe động tới hồn ngây thơ     Sâu rộng quá những giờ vui trước     Nhịp cười say trên nước chưa trôi         Trưa hè thưng thấy hai tôi Ném đầu chim chích, bắt đuôi chuồn chuồn     Đời đẹp...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

                      Trưa vắng
    Hồn tôi đấy: căn trường nho nhỏ
    Nước vôi xanh, bờ cỏ tươi non
        Lâu rồi còn thoảng mùi thơm
Chân đi nghe động tới hồn ngây thơ

    Sâu rộng quá những giờ vui trước
    Nhịp cười say trên nước chưa trôi
        Trưa hè thưng thấy hai tôi
Ném đầu chim chích, bắt đuôi chuồn chuồn

    Đời đẹp quá, tôi buồn sao kịp?
    Trang sách đầu chép hết giây mơ
        Ngả mình trên bóng nhung tơ
Tôi nguyền: sau lớn làm thơ suốt đời

    Cỏ mấy bận xanh rồi lại tạ
    Gió lùa thu trong lá bao lần
        Bạn trường những bóng phù vân
Xót thương mái tóc nay dần hết xanh

    Hồn xưa dậy: chim cành động nắng
    Lá reo trên hồ lặng nước trong
        Trưa im im đến não nùng
Tôi ngờ trống học trong lòng trưa vang….

          (Hồ Dzếnh, Trích Tuyển tập thơ Việt Nam 1930 - 1945)

Chú thích: Hồ Dzếnh (1916 - 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ của Việt Nam. Ông được biết nhiều nhất qua tập thơ Quê ngoại với một giọng thơ nhẹ nhàng, phảng phất hương vị thơ cổ Trung Hoa. Ngoài ra, Hồ Dzếnh còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm, tiêu biểu là tập truyện ngắn Chân trời cũ (1942), Thạch Lam đề tựa.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2: Tìm những hình ảnh miêu tả về ngôi trường trong kí ức của nhân vật trữ tình ở khổ thơ thứ nhất.

Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu thơ "Đời đẹp quá, tôi buồn sao kịp"?

Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Cỏ mấy bận xanh rồi lại tạ

Gió lùa thu trong lá bao lần

Bạn trường những bóng phù vân

Xót thương mái tóc nay dần hết xanh.

Câu 5: Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm với trường lớp đã gắn bó với mỗi con người trong thời học sinh.

0
12 tháng 2

Trong thế giới hiện đại ngày nay, điện thoại di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, việc lạm dụng điện thoại quá mức đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội. Chính vì vậy, từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại quá nhiều là điều cần thiết, không chỉ để bảo vệ sức khỏe mà còn để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đầu tiên, việc sử dụng điện thoại quá nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhiều người dành quá nhiều thời gian nhìn vào màn hình điện thoại, khiến cho mắt bị mỏi mệt, đau nhức, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như cận thị, viễn thị. Bên cạnh đó, việc sử dụng điện thoại vào ban đêm, đặc biệt là trước khi đi ngủ, làm cho cơ thể không thể sản sinh ra melatonin - hormone giúp chúng ta thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Điều này dẫn đến tình trạng mất ngủ, gây mệt mỏi, suy giảm khả năng tập trung vào ngày hôm sau.

Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại quá nhiều còn ảnh hưởng lớn đến tinh thần và khả năng giao tiếp. Mạng xã hội, game trực tuyến, hay những ứng dụng giải trí khác dễ dàng khiến người dùng trở nên mải mê, lơ là với cuộc sống xung quanh. Điều này dẫn đến việc con người ngày càng sống khép kín hơn, thiếu đi sự kết nối thật sự với gia đình, bạn bè và cộng đồng. Những cuộc trò chuyện trực tiếp bị thay thế bằng những tin nhắn nhanh chóng, không còn sự quan tâm, chia sẻ sâu sắc. Cảm giác cô đơn, trống rỗng dễ dàng xuất hiện khi con người quá lệ thuộc vào thế giới ảo.

Bên cạnh đó, thói quen sử dụng điện thoại quá nhiều cũng làm giảm hiệu quả công việc và học tập. Nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là giới trẻ, dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động trên điện thoại, bỏ qua những nhiệm vụ quan trọng như học tập, làm việc hay chăm sóc bản thân. Việc liên tục kiểm tra thông báo, lướt mạng xã hội, xem video, chơi game khiến chúng ta không còn đủ tập trung vào công việc hay học tập, dẫn đến năng suất giảm sút và kết quả không như mong đợi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn gây thiệt hại cho xã hội.

Vì vậy, từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại quá nhiều là điều cần thiết. Để làm được điều này, mỗi người cần tự nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý thời gian và cân bằng cuộc sống. Một trong những biện pháp hiệu quả là lập kế hoạch sử dụng điện thoại hợp lý. Hãy dành thời gian cho những hoạt động khác như đọc sách, thể thao, hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa để tăng cường sức khỏe và phát triển bản thân. Bên cạnh đó, cũng cần tạo ra những khoảng thời gian không sử dụng điện thoại, nhất là trong các buổi gặp gỡ bạn bè, gia đình hay khi làm việc, học tập.

Từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại quá nhiều không chỉ giúp chúng ta cải thiện sức khỏe mà còn tạo ra những cơ hội để phát triển các kỹ năng sống, duy trì các mối quan hệ xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy nhận thức và hành động ngay hôm nay để chúng ta có thể sống một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn.

12 tháng 2

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội như Facebook đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, việc lạm dụng Facebook có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe cũng như tinh thần của mỗi người. Do đó, tôi xin đưa ra một số lý do và khuyến nghị mọi người nên từ bỏ thói quen lạm dụng Facebook. Thứ nhất, việc lạm dụng Facebook có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Việc ngồi trước màn hình điện thoại hoặc máy tính quá lâu không chỉ gây mỏi mắt mà còn ảnh hưởng đến cột sống và cơ xương. Ngoài ra, việc sử dụng Facebook quá nhiều cũng khiến chúng ta ít vận động, dẫn đến tình trạng béo phì và các vấn đề về sức khỏe khác. Thứ hai, việc lạm dụng Facebook cũng ảnh hưởng đến tinh thần của mỗi người. Việc so sánh bản thân với những người khác trên mạng xã hội có thể tạo ra cảm giác tự ti, không hài lòng với bản thân. Ngoài ra, việc theo dõi thông tin không tích cực trên Facebook như tin đồn, tin tức giả mạo cũng có thể gây ra stress và lo lắng không cần thiết. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cũng như tinh thần của mình, tôi khuyên mọi người nên từ bỏ thói quen lạm dụng Facebook. Thay vì dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, hãy tìm kiếm những hoạt động khác để giải trí và thư giãn như đọc sách, tập thể dục, gặp gỡ bạn bè trực tiếp. Hãy sử dụng Facebook một cách hợp lý, chỉ dành thời gian cho những thông tin tích cực và hữu ích. Cuối cùng, việc từ bỏ thói quen lạm dụng Facebook không chỉ giúp chúng ta cải thiện sức khỏe mà còn giúp chúng ta tăng cường mối quan hệ xã hội và tạo ra một môi trường sống tích cực hơn. Hãy đồng hành cùng nhau để xây dựng một cộng đồng mạng xã hội lành mạnh và tích cực hơn.


12 tháng 2

1.Truyện Thỏ và Rùa thuộc truyện ngụ ngôn.

2.Nhân vật chính trong câu chuyện Thỏ và Rùa là chú Thỏ và chú Rùa.

3.Trong câu''Đồ chậm như sên''sử dụng biện pháp so sánh.

4.( mình k làm được=)))

5.Nguyên nhân là do Rùa đã biết mình chạy chậm nên đã không dừng lại và Thỏ thì nghĩ rằng mình chạy nhanh hơn nên cứ từ từ.

6.Em nghĩ rằng chú Thỏ đang khinh thường Rùa,cho rằng nếu thi thì chỉ có nó thắng thôi.Qua câu nói này có thể cho thấy Thỏ có thái độ kiêu căng,xem thường Rùa.

7.Qua câu chuyện em rút ra bài học: Không nên khinh thường,không tôn trọng người khác,bởi cũng sẽ có người khác giỏi hơn mình.

Chúc học tốt! Dù câu văn của mình chưa được hay lắm hoặc lủng củng nhưng cũng mong là giúp được phần nào đó cho bài tập của bạn.=)))