K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hômnay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Đểrồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảmxúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàntoàn, và ngày khai...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm

nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để

rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm

xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn

toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp

thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần

ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng

ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ

sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi

đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là

một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

 

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Xác định thể loại của văn bản

dó.

Câu 2: Tìm hai từ láy có trong đoạn trích và xác định kiểu.

Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa với từ “học trò” trong ngữ liệu.

Câu 4: Trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được.

Câu 5: Từ hoài niệm của người mẹ về tuổi thơ, từ sự lo lắng của mẹ dành cho con

trong buổi tựu trường, em thấy người mẹ là người như thế nào?

Câu 6: Hãy nhớ và viết lại cảm xúc ngày đầu tiên đến trường của em bằng một đoạn văn

0
Bài 1‘‘Công cha như núi ngất trờiNghĩa mẹ như nước ở ngoài biển ĐôngNúi cao biển rộng mênh môngCù lao chín chữ ghi lòng con ơi !’’(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1)Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào ?Xác định phương thức biểu đạt chính? Nêu nội dung cụ thể của bài ca dao?Câu 2:a.Tìm từ láy có trong bài ca dao trên. Cho biết đó thuộc loại từ láy nào ?b.Chỉ ra biện pháp tu từ “so...
Đọc tiếp

Bài 1

‘‘Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !’’

(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào ?Xác định phương thức biểu đạt chính? Nêu nội dung cụ thể của bài ca dao?

Câu 2:

a.Tìm từ láy có trong bài ca dao trên. Cho biết đó thuộc loại từ láy nào ?

b.Chỉ ra biện pháp tu từ “so sánh” được sử dụng trong bài cao dao trên ?Nêu tác dụng?

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng từ 8-10 câu ) nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài ca dao trên.(Trong đó có sử dụng một từ ghép - gạch chân).

Bài 2

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

(Ngữ văn 7- tập 1, trang 38)

Câu 1:

a. Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Xác định phương thức biểu đạt chính?

b. Nêu nội dung chính của bài ca dao?

Câu 2:

a.Chỉ ra và xác định hai từ ghép, hai từ láy trong ngữ liệu trên.

b.Chỉ ra biện pháp tu từ “so sánh” được sử dụng trong bài cao dao trên?Nêu tác dụng?

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng từ 8-10 câu) nêu cảm nhận của em về hai câu cuối trong bài ca dao trên.(Trong đó có sử dụng ít nhất một từ ghép đẳng lập -gạch chân)

0
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum suê, ngã xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?- Cháu tên là Ngoan.- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:- Cảm ơn cây.- Này, vì sao cậu không khắc tên...
Đọc tiếp

Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum suê, ngã xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm cháu chịu thôi!

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2)

 

a. Em hãy cho biết nội dung chính của văn bản trên. (1.0 điểm)

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

b. Theo câu chuyện, cậu bé đã có hành động gì với câu si già? (1.0 điểm)

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

c. Xác định một từ ghép, một từ láy có trong câu văn sau và cho biết nó thuộc loại từ ghép, từ láy nào? (1.0 điểm)

- Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây.

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

d. Xác định một đại từ có trong câu sau và cho biết đại từ đó dùng để trỏ gì? (1.0 điểm)

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

.......................................................................................................................................................

e. Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em rút ra được bài học gì? Hãy diễn đạt suy nghĩ của em bằng một vài câu văn (3 - 5 câu). (2.0 điểm)

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

0