K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 5 2018

Truyên chưa kể đến người cha nên ta suy ra người bị ngồi tù 30 năm là người cha.Nhưng thực chất hung thủ vẫn là nhân vật tôi.Sau khi ra tù người cha giết bà bảo mẫu vì bà biết nhân vật tôi là hung thủ

30 tháng 5 2018

mk ko bt nx, nhưng mk trả lời câu thứ 2 nha: có lẽ là vì cô bị lây bệnh của những ng bị bệnh trong gia đình

30 tháng 5 2018

Câu 1. Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nhà nước ta đã ban hành những Bộ luật dân sự nào? Những Bộ luật dân sự đó được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành vào thời gian nào?

  • Những Bộ luật dân sự được nhà nước ta ban hành từ năm 1945 đến nay:
    • BLDS 1995;
    • BLDS 2005;
    • BLDS 2015.
  • Thời gian thông qua và có hiệu lực thi hành các BLDS:
    • BLDS 1995: được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995.
    • BLDS 2005: được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005. Bộ luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2006.
    • BLDS 2015: được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2017.

Câu 2. Bộ luật dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015 có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005?

  • BLDS 2015: được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2017.
  • Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005: Thí sinh trình bày được những điểm mới căn bản sau:
    • Về những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự:
      • Quy định 5 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, ghi nhận tại Chương II BLDS 2015.
    • Bổ sung căn cứ pháp lý về xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự;
    • Hoàn thiện các cơ chế pháp lý bảo vệ tốt hơn quyền dân sự của người chưa thành niên, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự;
    • Hoàn thiện các quy định quyền nhân thân của cá nhân;
    • Về chủ thể quan hệ pháp luật dân sự;
    • Về tài sản và quyền sở hữu:
      • Bổ sung quy định về tài sản hình thành trong tương lai Điều 105;
      • Bổ sung quy định về quyền với bất động sản liền kề (Điều 245 đến Điều 256), quyền hưởng dụng (Điều 257 đến Điều 266), quyền bề mặt (Điều 267 đến Điều 273).
      • Quy định về các hình thức sở hữu có sự thống nhất với Hiến pháp 2013.
    • Về giao dịch dân sự:
      • Hình thức giao dịch dân sự quy định theo hướng linh hoạt hơn (Điều 119);
      • Cách thức giải quyết đối với giao dịch dân sự vô hiệu có những điểm sửa đổi, bổ sung;
      • Bổ sung quy định về giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 125;
      • Quy định cụ thể hơn về hậu quả của giao dịch vô hiệu để bảo đảm tốt hơn sự ổn định trong giao dịch dân sự tại Điều 131, 133.
    • Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:
      • Bổ sung thêm 2 biện pháp mới: cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu;
      • Về tài sản bảo đảm;
      • Về hiệu lực đối kháng với người thứ ba;
      • Về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm: Điều 308.
      • Về xử lý tài sản bảo đảm : Bổ sung tại Điều 299, 303.
    • Về hợp đồng dân sự:
      • Sử dụng thống nhất thuật ngữ “hợp đồng” thay cho “hợp đồng dân sự” trong BLDS 2005;
      • Sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung của hợp đồng;
      • Bổ sung quy định về hiệu lực của hợp đồng;
      • Bổ sung quy định về điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng;
      • Bổ sung về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng…
    • Về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
      • Sửa đổi, bổ sung quy định về thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm: Điều 590, 591 BLDS 2015;
    • Về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài:
      • Xác định rõ các quy định trong phần này tập trung điều chỉnh vấn đề về xác định và áp dụng pháp luật đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
      • Nêu rõ các trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài

lên google nghen!

30 tháng 5 2018

 lên GOOGLE nha bạn

31 tháng 5 2018

Nhà cửa , sách vở , bát đũa , chăn màn , giấy bút , giường ghế cốc chén, mũ khăn, giày dép.

Có thể có từ sai đó bạn ạ ,mong bạn tít cho mìn nhé .Kết bạn nhé!

3 , 

a, Quy đồng tử \(\frac{123}{456}=\frac{246}{912}\)

b, Quy đồng tử \(\frac{15}{2014}=\frac{30}{4028}\)

Có \(\frac{30}{4028}< \frac{30}{4018}< \frac{31}{4018}\)

c, So sánh phần bù

d, Quy đồng tử \(\frac{25}{99}=\frac{100}{495}\)

Có \(\frac{100}{495}< \frac{100}{405}< \frac{101}{405}\)

30 tháng 5 2018

Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng.

Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời.

Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau,  mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói:

“Mồ côi cha ăn cơm với cá

Mồ côi má lót lá mà nằm”

Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất… Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: “Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng  ông tao là một nhà khoa học”. Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là “một nhà khoa học” cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: “Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này”. Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ “Lê Đình Phi” cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời.

Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn.

Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây.

Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!

Mình chỉ copy ko chép nhé ko phạm luật

30 tháng 5 2018

Người ta thường nói rồi thời gian sẽ lấy đi những gì mà ta yêu quý. Nhưng không, đối với tôi, thời gian sẽ mãi mãi không bao giờ có thể mang đi hình ảnh của bà nội - hình ảnh luôn lung linh trong trái tim tôi như ngọn nến không bao giờ tắt mặc dù giờ đây, bà đã về chốn thiên đường để yên nghỉ giấc ngàn thu.

Hồi nhỏ, tôi đã quen sống với bà. Bố mẹ tôi đi làm hết, chỉ có tôi và bà ở nhà, quấn quýt bên nhau. Bà thường kể chuyện cho tôi nghe. Mỗi lần nghe là một lần ghi nhớ, mỗi lần nghe là một lần tôi yêu bà đến da diết! Đã hai năm trôi qua kể từ ngày bà mất nhưng hình bóng người bà yêu quý vẫn quanh quẩn đâu đây. Tôi nhớ mái tóc bạc trắng như cước của bà, nhớ lắm ánh mắt thân thương, gần gũi, nhớ nụ cười ấm áp nồng hậu của bà biết bao! Tuy tuổi đã xế chiều nhưng hồi ấy, mắt bà còn tinh lắm! Đôi mắt ấy biết nói, biết xoa dịu, vỗ về, biết khơi dậy niềm vui, biết động viên, khích lệ để chúng tôi học tập tốt hơn. Giờ đây, bà đã đi xa nhưng với tôi, bà vẫn sống, sống mãi trong tâm hồn thơ dại, trong trái tim của đứa cháu bé bỏng này. Cũng chính từ cô Tấm hiền dịu, anh Khoai chăm chỉ đến tên Lí Thông xảo quyệt, gian manh qua lời bà kể mà tôi biết phân biệt phải trái, tốt xấu. Nhớ những ngày tháng bố mẹ tôi đi làm xa, bà lại thay mẹ đèo tôi đi học trên con đường quen thuộc. Những lúc ấy tôi có cảm giác như đang được hưởng một tình yêu thương vô bờ bến, một thứ tình cảm ấm áp mà bà truyền cho tôi từ chính trái tim, tâm hồn đẹp đẽ của bà. Bà còn chơi búp bê, chơi đồ hàng với tôi trong những lúc rảnh rỗi. Tay bà khéo, may được cả quần áo cho búp bê. Ôi! Tôi nhớ bà quá! Tôi thương bà biết chừng nào!

Sinh nhật lần thứ chín, tôi được bà tặng một bộ quần áo và một cô búp bê rất xinh xắn, đáng yêu. Giờ đây, mỗi lúc mặc bộ quần áo ấy và ôm búp bê vào lòng, tôi có cảm giác như bà đang vỗ về, ôm ấp tôi. Thật là hạnh phúc biết bao khi có được một người bà như thế! Đêm về, khi những đứa trẻ được ôm ấp bởi vòng tay yêu thương của cha mẹ thì tôi lại được sống trong tình cảm yêu quý, vòng tay ấm áp, chan chứa yêu thương của bà. Những lúc ấy, bà như giúp tôi xua đi những giá lạnh của mùa đông. Chao ôi, tôi muốn trở lại những ngày tháng ấy quá! Bà nội kể, vào những đêm Giáng Sinh, ông già Nô-en thường ngồi trên chiếc xe Tuần Lộc đi phát quà cho những đứa trẻ có nhiều phiếu bé ngoan nhất. Thế là tôi cẩn thận xếp những tập phiếu của mình vào những chiếc hộp nho nhỏ, xinh xinh, để ngoài cửa sổ và không quên dặn ông già Nô-en: “Cháu muốn một bộ xếp hình thật to, thật bự”. Đêm, tôi cuộn mình trong chăn ngủ ngon lành với mong ước: “Bộ xếp hình sẽ được đặt ngoài cửa sổ phòng mình sáng hôm sau”. Và, đúng vậy thật, sáng tinh mơ, tôi reo lên vì, sung sướng: Điều ước của tôi đã trở thành hiện thực! Để rồi cho đến khi lớn lên, tôi mới phát hiện ra một sự thật rằng: Bà nội chính là ông già Nô-en đem đến cho tôi, những “ngôi sao may mắn”. Dù ở bất cứ nơi nào đi chăng nữa tôi vẫn luôn tự hào, kính trọng, biết ơn bà của tôi - người đã cùng tôi trôi qua một tuổi thơ êm đềm hạnh phúc. Sẽ không bao giờ, không bao giờ tôi quên hình bóng bà. Dù chỉ là trong những giấc mơ nhưng bà vẫn luôn hiện hữu trong tôi, cùng tôi chia sẻ những vui buồn.

Cuộc sống của hai bà cháu đang yên lành thì bà ốm. Đi khám, bác sĩ bảo bà đã mắc phải căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Nghe tin ấy, tôi như bị sét đánh ngang tai. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm! Bà ốm, nằm một mình xanh xao trên giường bệnh. Trời trở rét, bệnh bà càng nặng hơn, bà ho, ho nhiều lắm, ho đến tiều tụy cả đi, bà chẳng ăn được, bác sĩ thường xuyên đến nhà tiêm thuốc cho bà. Đêm, tôi ngủ muộn hơn, nằm canh bà, nhìn bà ngủ, nghe tiếng ho và tiếng thở khò khè của bà, khó nhọc. Tôi khóc, nhìn ra ngoài trời, chắp tay cầu nguyện: “Ông trời ơi, xin ông cho bà con khoẻ lại!”. Nhưng rồi một ngày, tôi vỡ oà trong tiếng khóc, điều ước của tôi đã không trở thành hiện thực. Bà lặng lẽ ra đi trong vô vàn nỗi đau, những mất mát quá lớn của con cháu, tưởng như không có gì có thể bù đắp lại được. Vâng lời bà, tôi đã cố gắng học tập thật tốt chăm ngoan để bà vui lòng. Biết đâu, ở dưới suối vàng, bà cũng đang lắng nghe lời tôi nói, cũng đang nhớ về đứa cháu gái bé bỏng này của bà.

“Những người thân đã xa ta, có thể là xa mãi mãi nhưng họ vẫn luôn hiện hữu bên ta, dù chỉ là trong những giấc mơ thì vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc, có một sự động viên, an ủi lớn lao. Bà ơi, bà có nghe thấy cháu nói gì không? Dẫu bà có ở chốn thiên đường hay hư vô cháu vẫn luôn muốn nói rằng. “Bà ơi, cháu yêu bà nhiều lắm! Bà sẽ mãi mãi là thiên thần hộ mệnh tuyệt vời và thân thương nhất của cháu!”.

17 tháng 6 2018

vì: -bài thơ khẳng định được chủ quyền lãnh thổ của dân tộc 
-khẳng định ý chí bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta 
-khẳng định tinh thần yêu nước

là 1 học sinh :

Tôi cần học tập thật tốt để trở thành ng có ích .

tinh thần yêu nước sẽ lun tồn tại trg tôi .

Bảo vệ tổ quốc đến cùng 

30 tháng 5 2018

 a, Cây hồi thẳng , cao , tròn xoe .

   Cây hồi : CN

   Thẳng , cao , tròn xoe : VN

   Tác dụng của dấu phẩy thứ nhất là ngăn cách bộ phận CN với VN

   Tác dụng của dấu phẩy thứ hai và thứ ba là ngăn cách bộ phận cùng giữ chức vụ như nhau trong câu .

b, Những làn mây 

   Những làn mây : CN

   Trắng trắng hơn , xốp hơn ,  trôi nhẹ nhàng hơn : VN

   Tác dụng của dấu phẩy thứ nhất là ngăn cách bộ phận CN với VN

   Tác dụng của dấu phẩy thứ hai và thứ ba là ngăn cách bộ phận cùng giữ chức vụ như nhau trong câu .

c, Mây bò trên mặt đất tràn vào nhà , cuốn vào người đi đường .

   Mây : CN

   Bò trên mặt đất tràn vào nhà , cuốn vào người đi đường : VN

  Tác dụng của dấu phẩy thứ nhất là ngăn cách bộ phận CN với VN

   Tác dụng của dấu phẩy thứ hai và thứ ba là ngăn cách bộ phận cùng giữ chức vụ như nhau trong câu .

30 tháng 5 2018

a) Chủ nhữ:Cây hồi 

     Vị ngữ: thẳng, cao,tròn ,xoe

+Tác dụng của dấu phảy là đẻ đánh dấu ranh giới giữa các vị ngữ trong câu 

b)Chủ ngữ :Những làn mây

  Vị ngữ:trắng, trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn

Dấu phẩy dùng để đánh dấu ranh giới các vị ngữ trong câu 

c)Chủ ngữ;mây

 Vị ngữ: bò trên mặt đất, tràn vào nhà, cuốn vào người đi đường

Dấu phẩy có tác dung đánh dấu phân chia ranh giới của các vị ngữ trong câu

Chúc bạn học tốt

30 tháng 5 2018

Nhưng lễ hội lớn nhất ở làng quê của em đó chính là lễ hội đình làng và lễ hội mùa xuân. Lễ hội đình làng chính là dịp kỉ niệm ngày giỗ của thành hoàng làng- người đầu tiên sinh sống và truyền nghề cho những người dân quê hương em. Không chỉ có làng quê của em mà rất nhiều những làng khác cũng có thành hoàng làng, mỗi nơi thờ một người sáng lập, khai phá đất đai và cũng là người truyền nghề riêng.

Vào mỗi dịp lễ thành hoàng làng thì người dân quê hương em lại tấp nập, nhộn nhịp chuẩn bị lễ tế, những đồ vật cho ngày lễ. Món bánh truyền thống mà người dân quê hương em dâng lên thành hoàng làng đó chính là món bán dày. Ngoài ra còn thờ thêm một bó lúa chín thơm, bởi đó chính là thành quả làm ra của dân làng trong một năm vất vả.

Mỗi lần diễn ra lễ hội lại có những trò chơi dân gian vô cùng thú vị, chẳng hạn như bịt mắt bắt dê, đi cầu kiều bắt vịt hay bịt mắt đập nồi đất…Cứ mỗi dịp lễ hội về thì dù là những người làm ăn xa cũng đều sẽ trở về quây quần bên gia đình cùng đón lễ hội.

30 tháng 5 2018

    Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.



 

30 tháng 5 2018

Dựa vào ý của đoạn thơ trên có thể biết tình cảm đối với con người cảnh vật quê hương là: họ cảm thấy Đất nước Việt Nam rất đẹp không sao tả xiết, với tình cảm thắm thiết, sâu đậm với quê hương đất nước trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

                                                                      Bài làm

Người ta ai cũng bảo thích ngắm bình minh, ngắm mặt trời mọc, bởi ai cũng thích những gì tươi sáng, và mong muốn thấy được ngày mai bắt đầu cũng như chính là sự khởi đầu. Và vì thế, hoàng hôn chính là sự kết thúc, kết thúc một ngày, kết thúc cho một chuỗi dài của cuộc đời. Đây cũng là em khiến em yêu thích hoàng hôn, bởi lúc ngồi ngắm nhìn nó, em cảm giác mọi thứ trở nên bình yên đến lạ, cảnh vật cũng trở nên huyền ảo và đẹp lung linh hơn.

Chiều chiều ngồi ngay chiếc cầu ngắm nhìn từng tia nắng cuối cùng từ từ chìm dần dưới ngọn núi xa xa thật thích làm sao. Ngọn núi như đang nuốt trọn vầng hào quang còn lé loi không muốn vụt tắt của mặt trời. Ánh sáng trở nên dịu dàng, bầu trời đổi màu. Em thắc mắc tại sao ban ngày trời lại xanh ngắt, mây trắng bồng bênh nhưng cứ khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống từng đám mây như được tô lên những sắc hồng, sắc vàng, sắc cam….trông thật ngọt ngào. Em cứ mải mê, ngắm nhìn và trôi theo từng đám mây đang lơ lửng trên cao.

Hoàng hôn cũng là thời khắc kết thúc một ngày, cảnh đồng trở nên im lặng và đang thả hồn theo làn gió mát, bác nông dân đi làm đồng về, khuôn mặt thấm mệt nhưng hạnh phúc vì một ngày lao động, họ tụ tập ngồi tán chuyện với nhau thật vui vẻ. Đàn trâu, đàn bò cũng trở nên nhởn nhơ hơn, bước từng bước thật thư thái để về với chuồng. Sau cùng là tiếng hò, tiếng kêu, tiếng sáo của những cô nhóc, chú nhóc đi chăn bò. Những âm thanh thật bình yên

Hoàng hôn cũng là lúc em được gặp bố mẹ sau một ngày dài, sà vào lòng mẹ ngửi mùi mồ hôi quen thuộc. Yêu sao mà yêu thế.

Hoàng hôn cũng là thời điểm để trẻ em bày những trò chơi quen thuộc, như nhày dây, đá banh, bắn bi, đuổi bắt, u quạ…trên các bãi đất trống từng nhóm người nô đùa, chạy nhảy.

Em thích hoàng hôn bởi cái khí trời bắt đầu mát mẻ, gió thổi len qua những tán lá kêu xào xạc, bầu trời đổi màu xinh đẹp và được mẹ âu yếm khi chiều về. Hoàng hôn chính là một sự kỳ diệu, nhắc nhở chúng ta một ngày nữa đã trôi qua, chúng ta đang dần lớn lên và trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn và có ý thức hơn. Đó là tất cả hoàng hôn trong em.

30 tháng 5 2018

                                Bài làm

Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển kúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

30 tháng 5 2018

Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.

Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. "Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng ùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần.. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Sau lọng là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già tre, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng.

Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy.

Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. Trò nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy rong còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, kéo co chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi... Rồi chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...

Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa - truyền thống dân tộc, mong sao tục lễ tổ chức lễ hội đầu năm này được mãi lưu truyền.

30 tháng 5 2018

Quê em là vùng đồng bằng miền Nam sông nước và kênh rạch chằng chịt. Hằng năm, lễ hội đua thuyền được tổchức vào Tết Nguyên đán thật hào hứng, náo nhiệt.

Từ trước ngày Rằm tháng Giêng một hôm, người ta treo cờ đuôi nheo đủ màu sắc trên bờ quãng sông rộng chảy qua xã em. Hai bờ xuất phát và đích đến đều có cờ phướn, băng rôn mừng xuân mới. Ngay tại đích đến bên kia sông, người ta treo nhiều chùm bóng bay đủ màu sắc rực rỡ. Đến ngày khai hội, ngay từ sáng sớm các vận động viên bơi thuyền và bà con dã tụ tập đông đảo trên hai bên bờ sông. Thuyền đua chia làm ba đội mặc áo khác màu nhau. Sau hồi trống lệnh, các vận động viên gò lưng chèo thuyền băng qua quãng sông để đến đích. Trống thúc, bà con hò reo cổ vũ, không khí thoáng rộng giữa trời cao, sông nước. Tiếng reo hò đếm nhịp rộn ràng, náo động cả khúc sông. Thuyền của đội nào cũng lướt băng băng. Tiếng mái chèo trên sóng nước bị át đi bởi tiếng reo hò cổ vũ của người xem.

Em rất yêu quê và thích những lễ hội của quê hương mình.