K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2

Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọn Cổ Loa làm kinh đô vì muốn tiếp nối truyền thống nước Âu Lạc xưa

20 tháng 2

Ngô Quyền chọn Cổ Loa là kinh đô đã một phần giúp nhân dân ta nhớ lại công lao bảo vệ và xây dựng đất nước của các bậc tiền nhân.

1
3 tháng 2

a)Các bộ phận của một dòng sông lớn : sông chính ; phụ lưu và chi lưu.

Mùa lũ của sông thường phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước sông. Ví dụ :

+ Sông có nguồn cung cấp từ nước mưa thì mùa lũ trùng vào mùa mưa.

+Sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ tuyết tan thì mùa lũ trùng vào mùa xuân.

+Sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ băng tan thì mùa lũ trùng vào mùa hạ.

+Sông có nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau thì mùa lũ sẽ phức tạp.

1
3 tháng 2

b) -Sông hồ là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

– Sông, hồ còn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật thuỷ sinh. Vì thế, nhiều sông, hồ thu hút dân cư làm nghề đánh bắt cá và nuôi thuỷ sản. – Các sông, hồ còn là đường giao thông thuỷ quan trọng. – Các cảnh quan mặt nước, ven sông, hồ có không khí trong lành còn tạo nên giá trị du lịch nghỉ dưỡng. – Các sông vùng núi có giá trị lớn về thuỷ điện.

4 tháng 2

Em xin trả lời ạ !

a. Sự hình thành nước ngầm là một vòng tròn khép kín, sau khi nước mưa rơi xuống đất một phần sẽ chảy ra các con sông, suối, ao, hồ và một phần thấm xuống đất, qua tầng thấm nước tạo thành nước ngầm. Nước ngầm sẽ chảy ra biển, đại dương và tham gia vào quá trình bốc hơi, tích tụ mây, tạo ra mưa.

Vai trò của nước ngầm là duy trì hệ sinh thái, dòng chảy của các con sông, ngăn chặn tình trạng sụt lún đất và xâm nhập mặn, là một phần quan trọng của các biện pháp nhằm thích ứng biến đổi khí hậu và là giải pháp quan trọng cho những nơi thiếu nước sử dụng an toàn.

b. Một số biện pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ nước ngầm là:

- Giữ sạch nguồn nước

- Xử lý phân thải đúng cách

- Nâng cao ý thức của cộng đồng

- Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm

- Trồng rừng, trồng cây xanh

- Tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất

Em xin hết!

H
24 tháng 3

a. Nước ngầm được hình thành: 

Sự hình thành nước ngầm là một vòng tròn khép kín, sau khi nước mưa rơi xuống đất một phần sẽ chảy ra các con sông, suối, ao, hồ và một phần thấm xuống đất, qua tầng thấm nước tạo thành nước ngầm. Nước ngầm sẽ chảy ra biển, đại dương và tham gia vào quá trình bốc hơi, tích tụ mây, tạo ra mưa.

- Vai trò của nước ngầm:

Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng trên thế giới.

+ Nước ngầm góp phần ổn định, điều tiết dòng chảy của sông ngòi.

+ Nước ngầm còn có vai trò cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún.

b. Một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước ngầm:

- Xử lí các nguồn nước từ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất,… trước khi thải ra ngoài.

- Hạn chế sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất,…

- Sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn nước ngọt.

- Xử lí nghiêm các tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm các nguồn nước.

- Tích cực trồng và bảo vệ các loại rừng.

- Quy hoạch và xử lí chất thải nhựa, rác thải từ sản xuất và sinh hoạt,…



21 tháng 2

a. Đất được hình thành do tác động đồng thời của năm nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.

- Đá mẹ: nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đất hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau sẽ có tính chất và màu sắc khác nhau.

- Khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa): tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

- Sinh vật: nguồn gốc sinh ra thành phân hữu cơ trong đất. Vi sinh vật phân hủy xác động vật, thực vật thành mùn. Động vật sống làm đất tơi xốp hơn.

- Địa hình (độ cao, độ dốc): ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất và độ phì của đất.

- Thời gian: trong cùng một điều kiện hình thành, nơi có thời gian hình thành đất lâu hơn, sẽ có tầng đất dày hơn.

b. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm đất của nước ta:

- Do con người: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường ở nước ta.

+ Sử dụng hóa chất trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ,...

 + Khai thác tài nguyên: khai thác than gây xói mòn đất, chất thải chứa hóa chất độc hại chưa qua xử lý thải ra môi trường,...

+ Chặt phá rừng: đất mất chất dinh dưỡng, độ phì.

+ Rác thải sinh hoạt: Chôn lấp rác không đúng cách, rác thải nhựa khó phân hủy,...

- Do tự nhiên: biến đổi khí hậu và thiên tai.

+ Mưa axit từ ô nhiễm không khí làm chua đất.

+ Xâm nhập mặn làm đất nhiễm mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

26 tháng 1

8,09 tỷ người nhé

26 tháng 1

8,09 tỷ người nhé

- Vương triều Đường + Nông nghiệp: nhà Đường áp dụng chế độ quân điền, chia ruộng đất cho nông dân, giảm thuế khóa. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. + Thủ công nghiệp: phát triển đa dạng, các xưởng sản xuất được tổ chức quy mô lớn với nhiều sản phẩm nổi tiếng như gốm sứ, tơ lụa, giấy, đồ đồng,...+ Thu hút một lượng lớn thương nhân từ nhiều khu...
Đọc tiếp

- Vương triều Đường

+ Nông nghiệp: nhà Đường áp dụng chế độ quân điền, chia ruộng đất cho nông dân, giảm thuế khóa. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. + Thủ công nghiệp: phát triển đa dạng, các xưởng sản xuất được tổ chức quy mô lớn với nhiều sản phẩm nổi tiếng như gốm sứ, tơ lụa, giấy, đồ đồng,...

+ Thu hút một lượng lớn thương nhân từ nhiều khu vực thông qua cả " con đường Tơ lụa" trên bộ và trên biển. giữa thế kỉ VIII, thành Trường An là một trong các đô thị lớn nhất thế giớ

* Vương triều Minh, Thanh

Nông nghiệp: + Hệ thống thủy lợi được mở rộng, giúp thúc đẩy hoạt động di dân, khai phá đất hoang, lập đồn điền. Nhờ đó, hàng triệu người đã di cư đến vùng cao nguyên Sơn Tây, Vân Nam, Quảng Tây,... + Từ thế kỉ XVI, nhiều loại cây trồng mới được du nhập và phổ biến nhanh chóng như bông, ngô, thuốc lá. =>Hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển đa dạng, quy mô được mở rộng. Thủ công nghiệp: + Thời Minh, Thanh phát triển trên nhiều lĩnh vực như in ấn, luyện kim, khai mỏ, đúc tiền, dệt lụa, làm đồ gốm sứ, làm giấy, chế tác đồ đồng,... + Sản xuất thủ công được tổ chức theo hình thức các xưởng của nhà nước và tư nhân với quy mô ngày càng lớn, được chuyên môn hóa và sử dụng nhiều nhân công. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng dần xuất hiện. Thương mại: + Hoạt động trao đổi, buôn bán của Trung Quốc phát triển với quy mô lớn. Hệ thống đường bộ và đường thủy được mở rộng, kết nối các thành thị sầm uất. + Nền sản xuất hàng hóa được mở rộng. + Tiền giấy được đưa vào lưu thông và ngày càng phổ biến. + Nhiều đô thị phát triển thịnh vượng như Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu,...Bên cạnh thương nhân từ Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư,...số lượng thương nhân phương Tây tới Trung Quốc buôn bán ngày càng đông đảo.

0
19 tháng 1

a.Phương thức khai thác bền vững tài nguyên đất ở Bắc Mỹ bao gồm nhiều biện pháp nhằm bảo vệ và duy trì độ phì nhiêu của đất trong sản xuất nông nghiệp. Dưới đây là một số phương thức chính: Đa canh và luân canh: Việc trồng nhiều loại cây khác nhau trên cùng một diện tích đất và thay đổi cây trồng theo mùa giúp giảm thiểu sâu bệnh, tăng độ phì nhiêu của đất và giảm xói mòn. Bảo vệ tài nguyên đất: Các biện pháp như trồng cây che phủ, bón phân hữu cơ, giảm cày xới đất và duy trì độ ẩm của đất bằng lớp phủ thực vật giúp bảo vệ đất khỏi thoái hóa. Kết hợp chăn nuôi và trồng trọt: Việc kết hợp chăn nuôi với trồng trọt giúp cây trồng cung cấp thức ăn tại chỗ cho vật nuôi, và vật nuôi cung cấp phân hữu cơ cho cây trồng, tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. Ứng dụng khoa học kỹ thuật: Sử dụng các công nghệ hiện đại và phân bón hữu cơ, vi sinh vật có lợi để tăng cường sức đề kháng của cây trồng và bảo vệ tài nguyên đất

Bảo vệ rừng Amazon là một nhiệm vụ quan trọng để duy trì hệ sinh thái và bảo vệ môi trường toàn cầu. Dưới đây là một số biện pháp chính mà các quốc gia Trung và Nam Mỹ đã áp dụng để bảo vệ rừng Amazon: Giám sát và kiểm soát khai thác rừng: Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng bằng cách sử dụng công nghệ vệ tinh và các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt. b. Trồng rừng và phục hồi rừng: Thực hiện các chương trình trồng rừng và phục hồi rừng để bù đắp diện tích rừng bị mất. Tuyên truyền và giáo dục: Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của rừng Amazon và vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng. Hợp tác quốc tế: Ký kết các hiệp định hợp tác quốc tế để bảo vệ rừng Amazon, như Hiệp định Leticia, nhằm tăng cường hợp tác khu vực và giám sát rừng bằng vệ tinh. Phòng ngừa hỏa hoạn và thảm họa: Áp dụng các biện pháp phòng ngừa hỏa hoạn và thảm họa để bảo vệ rừng khỏi các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo