K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về nhân vật Thị Phương trong đoạn trích sau. Bài đọc: GẶP QUỶ DỮ VÀ THẦN RỪNG (HỔ) (Trích chèo Trương Viên) Mụ: - Con ơi, bây giờ mẹ đói bụng khát nước, nhọc lắm... Mẹ không thể đi được nữa, con xem có gần nhà ai thì con xin cho mẹ một chút đỡ đói lòng. Thị Phương: (Nói sử) - Mẹ ơi, Con trông bên đông có...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về nhân vật Thị Phương trong đoạn trích sau.

Bài đọc:

GẶP QUỶ DỮ VÀ THẦN RỪNG (HỔ)

(Trích chèo Trương Viên)

Mụ: - Con ơi, bây giờ mẹ đói bụng khát nước, nhọc lắm... Mẹ không thể đi được nữa, con xem có gần nhà ai thì con xin cho mẹ một chút đỡ đói lòng.

Thị Phương: (Nói sử) - Mẹ ơi,

Con trông bên đông có lửa

Mẹ ngồi đây, con thử vào coi

Có cơm cháo xin người thí bỏ

Quỷ: (Ra) - Động ta đây nghiêm chỉnh sắp bày

Ủa kìa người họa phúc tới đây

Sai chúng quỷ ra vây bắt lấy

(Xưng danh) Mỗ bạch yêu tinh

Chiếm cao san nhất động

Ngày ngày thường bắt người nuốt sống

Đêm thời đón khách nhai gan

Lộc thiên trù đưa đến tự nhiên

Nay được bữa no say... cha chả!

Này người kia,

Sơn lâm rừng vắng

Đỉnh thượng non cao

Chốn hang sâu sao dám tìm vào

Đi đâu đó, kìa con, nọ mẹ?

Thị Phương: - Trình lạy ông thương đoái

Mẹ con tôi đói khát lắm thay

Xẩy nhà lạc bước đến đây

Có cơm cháo xin người thí bỏ

Quỷ: - Không khiến kêu van kể lể

Ta quyết nhai tuổi, nuốt sống không tha

Quỷ cái: (Ra) - Chàng ăn thịt gì cho thiếp tôi ăn với!

Quỷ: - Ta ăn thịt Thị Phương.

(Lược một đoạn: Quỷ nói chuyện với Quỷ cái. Thương cho Thị Phương, Quỷ cái nhận Thị Phương là em kết nghĩa để nàng không bị ăn thịt. Quỷ cái còn cho Thị Phương năm lạng vàng để nàng đem về nuôi mẹ.)

Thị Phương: (Quay ra) - Mẹ thức hay ngủ mẹ ơi!

Mụ: - Con vào đấy có được tí gì không?

Thị Phương: - Thưa mẹ, con vào đó, quỷ đông đòi ăn thịt.

Mụ: - Ăn cơm với thịt đông à?

Thị Phương: - Quỷ đông đòi ăn thịt con, mẹ ạ. Quỷ cái ra can rồi lại cho vàng.

Mụ: (Cầm vàng) - Ở hiền rồi lại gặp lành (hát sắp)

Gặp vợ chú quỷ cho thanh tre già

(Nói sử) Ới con ơi,

Mẹ cảm thương thân mẹ

Mẹ lại ngại thân con (Hát văn)

Như dao cắt ruột mẹ ra

Trăm sầu, nghìn thảm chất đà nên con!

(Nói) - Con ơi, trời còn sớm hay đã tối mà con cứ dắt mẹ đi mãi thế này?

Thị Phương: - Trình lạy mẹ,

Vầng ô đã lặn

Vắng vẻ cửa nhà

Mẹ con ta vào gốc cây đa

Nằm nghỉ tạm qua đêm sẽ liệu (ngồi nghỉ).

Thần rừng (Hổ): (Ra) - Ra oai hùm gầm kêu ba tiếng

Phóng hào quang chuyển động phong lôi

Xa chẳng tỏ, nhảy lại ngó coi

Giống chi chi như thể hình người

Đi đâu đó? - Kìa con, nọ mẹ

Muốn sống thời ai chịu cho ai

Vào nộp mệnh cho ta nhai một.

Thị Phương: - Trăm lạy ông,

Nhẽ ngày hôm qua một tận không còn

Tôi kêu trời khấn đất đã vang

Qua nạn ấy, nạn này lại phải

Ơn ông vạn bội

Ông ăn thịt một, còn một ông tha

Ông để mẹ già, tôi xin thế mạng.

Mụ: (Nói sử) - Trình lạy ông

Con tôi còn trẻ

Công sinh thành, ông để tôi đền

Ông ăn thịt tôi, ông tha cháu nó.

Thị Phương: - Thưa mẹ, mẹ để con chịu cho.

Mụ: - Ới con ơi, con còn trẻ người non dạ, để mẹ chịu cho.

Thần rừng (Hổ): - Nhẽ ra thời ăn thịt cả không tha

Thấy mẹ con tiết nghĩa thay là

Tha cho đó an toàn tính mệnh.

(Trích Trương Viên, in trong Tuyển tập chèo cổ, Hà Văn Cầu, NXB Sân khấu, 1999)

Tóm tắt đoạn trích: Trương Viên quê đất Võ Lăng, nhờ mẹ sang hỏi cưới Thị Phương, người con gái của Tể tướng đã hồi hưu. Thấy chàng học giỏi, cha Thị Phương đồng ý và cho đôi ngọc lưu ly làm của hồi môn. Giữa lúc chàng đang dùi mài kinh sử thì được chiếu đòi đi dẹp giặc, chàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ để ra chiến trường. Trong cảnh chạy giặc, Thị Phương đã dắt mẹ chồng lưu lạc suốt mười tám năm. Hai người bị quỷ dữ trong rừng sâu đòi ăn thịt, song may nhờ người vợ quỷ nhận làm chị em xin tha rồi cho vàng. Tiếp đó họ lại bị hổ dữ đòi ăn thịt. Thị Phương tình nguyện dâng mạng mình để cứu mẹ chồng. Hổ tha mạng cho cả hai mẹ con.

0

Đề thi đánh giá năng lực

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Chi-hon trong đoạn trích sau: Hãy chăm sóc mẹ      Ngay sau khi được tin mẹ bị lạc, cô bực tức hỏi mọi người trong gia đình sao không có ai ra ga tàu điện ngầm Seoul đón bố mẹ.      “Còn cô đã ở đâu?”      “Tôi ư?” Cô mím chặt môi. Tận bốn ngày sau khi mẹ bị lạc cô mới biết tin. Mọi người...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Chi-hon trong đoạn trích sau:

Hãy chăm sóc mẹ

     Ngay sau khi được tin mẹ bị lạc, cô bực tức hỏi mọi người trong gia đình sao không có ai ra ga tàu điện ngầm Seoul đón bố mẹ.

     “Còn cô đã ở đâu?”

     “Tôi ư?” Cô mím chặt môi. Tận bốn ngày sau khi mẹ bị lạc cô mới biết tin. Mọi người trong gia đình cô đổ lỗi cho nhau về chuyện mẹ bị lạc nhưng ai cũng cảm thấy day dứt trong lòng.

     Rời khỏi nhà anh cả, cô bắt tàu điện ngầm về nhà nhưng rồi lại xuống ở ga Seoul, nơi mẹ biến mất. Trong nhà ga người đông như nêm, họ chen lấn va quệt vào cô khi cô tìm đường đi tới chỗ mẹ bị lạc. Chắc mẹ cô cũng bị lạc trong tình trạng hỗn loạn như thế này. Mọi người xô đẩy cô khi cô đứng tại nơi mẹ đã tuột mất bàn tay bố. Không ai nói một lời xin lỗi. Có lẽ mọi người đã ào ạt đi qua như thế trong khi mẹ cô đứng đấy, không biết phải làm gì.

     Người ta có thể lật lại hồi ức được bao xa? Hồi ức về mẹ thì sao?

     Từ khi nghe tin mẹ bị lạc đến tận bây giờ, cô không thể tập trung suy nghĩ được gì. Những ký ức cô đã quên lãng từ lâu bỗng nhiên trỗi dậy. Nỗi ân hận cứ bám theo từng ký ức. Cô nhớ lại nhiều năm về trước, mấy ngày trước khi cô rời thị trấn quê nhà lên thành phố, mẹ dẫn cô ra cửa hàng quần áo ngoài chợ. Cô muốn chọn một chiếc váy trơn nhưng mẹ lại chọn cho cô một chiếc váy xếp nếp có đai và đường diềm.

     “Cái này thế nào?” mẹ cô hỏi.

     “Không,” cô nói rồi gạt đi.

     “Tại sao? Con cứ mặc thử đi.”

     Mẹ lúc đó còn trẻ, mở to mắt ngạc nhiên không hiểu. Chiếc váy xếp nếp ấy tương phản hoàn toàn với chiếc khăn cũ kỹ lem nhem mẹ đội trên đầu như hai thế giới tách biệt không ăn nhập gì với nhau.

     “Trông trẻ con quá.”

     “Thật sao?” Mẹ cô nói nhưng vẫn cầm chiếc váy ngắm nghía mãi không nỡ rời. “Nếu là con thì mẹ đã thử cái váy này,” mẹ cô lẩm bẩm.

     Thấy mẹ có vẻ hơi buồn khi cô cho rằng kiểu váy đó trẻ con, cô nói, “Cái này có phải kiểu mẹ hay mặc đâu.”

     Mẹ nói, “Không, mẹ thích kiểu này, chỉ có điều mẹ thì không mặc được.”

     “Mình lẽ ra nên mặc thử cái váy đó”, cô thầm nghĩ. Cô khuỵu chân ngồi xuống có lẽ đúng chỗ mẹ cô đã từng ngồi. Vài ngày sau khi nhất quyết đòi mua váy trơn, cô đã đến chính sân ga tàu điện ngầm Seoul này cùng mẹ. Mẹ nắm chặt tay cô, bước đi giữa biển người với phong thái có thể đe dọa cả những tòa nhà lừng lững đang từ trên cao nhìn thẳng xuống, rồi băng qua quảng trường và đợi anh cả dưới chân tháp đồng hồ. Sao một con người như vậy có thể bị lạc? Khi ánh đèn từ con tàu đang vào ga vừa rọi tới, mọi người đổ xô lại, liếc xéo qua chỗ cô ngồi cứ như thể họ đang bực bội vì cô cứ ngồi trên lối đi.

     Lúc mẹ bị xô tuột khỏi tay bố, cô đang cùng đồng nghiệp tham dự triển lãm sách tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Lúc mẹ cô bị lạc ở ga tàu điện ngầm Seoul, cô đang cầm trên tay bản dịch tiếng Trung cuốn sách của cô tại một quầy sách ở triển lãm. Cô tự hỏi tại sao bố không đi taxi mà lại đi tàu điện ngầm chứ? Chỉ cần bố không đi tàu điện ngầm thì chắc đã không xảy ra chuyện này.

     Bố cô nói ông đã nghĩ tại sao phải đi taxi khi ga tàu hỏa cũng nối liền với ga tàu điện ngầm? Có những khoảnh khắc mà người ta thường suy ngẫm lại sau khi có việc gì đó xảy ra, nhất là sau khi chuyện không may xảy ra. Khoảnh khắc mà người đó nghĩ, “Lẽ ra mình không nên làm vậy”. Khi bố cô nói với cả nhà rằng bố mẹ có thể tự tìm đến nhà anh Hyong-chol, tại sao khác với những lần trước anh chị em cô lại để bố mẹ làm thế? Bình thường mỗi lần bố mẹ lên thành phố thăm các con, trong số anh em cô vẫn có người ra ga xe lửa hay ga tàu điện ngầm Seoul đón họ. Điều gì khiến bố cô, vốn luôn dùng xe của nhà hoặc đi taxi mỗi lần lên thành phố, quyết định đi tàu điện ngầm vào cái ngày định mệnh ấy? Khi tàu điện đến, bố mẹ vội vã chạy lại. Nhưng lúc bố lên tàu, nhìn lại phía sau thì đã không thấy mẹ đâu. Đó là một buổi chiều thứ Bảy đông đúc. Mẹ lạc bố giữa đám đông, đoàn tàu lăn bánh khi mẹ hoàn toàn mất phương hướng.

     (...)

     Bố cô xuống ở bến kế tiếp và quay lại ga tàu điện ngầm Seoul nhưng mẹ cô đã không còn ở đó.

     “Dù không bắt được tàu nhưng sao có thể quên được đường cơ chứ? Bảng hướng dẫn ở đâu cũng có. Mẹ biết dùng điện thoại công cộng, chỉ cần đến bốt điện thoại là có thể gọi được mà.” Chị dâu cô một mực cho rằng chắc chắn đã có chuyện gì đó xảy ra với mẹ, rằng thật khó hiểu khi mẹ không thể tìm thấy nhà anh cả chỉ vì không lên đúng chuyến tàu điện ngầm như bố. Có điều gì đã xảy ra với mẹ ư? Đó là suy nghĩ của những người muốn nghĩ mẹ là một bà già quê mùa.

     Khi cô nói, “Có thể mẹ đã bị lạc đường chứ chị,” thì chị dâu cô tròn mắt ngạc nhiên. “Chị biết dạo này mẹ thế nào rồi đấy,” cô giải thích nhưng chị dâu làm ra vẻ không hiểu cô đang nói gì. Nhưng thực ra cả gia đình đều biết tình trạng của mẹ dạo này. Có thể cô sẽ không tìm được mẹ.

(Shin Kyung Sook (2022), Hãy chăm sóc mẹ, Lý Hiệp Lâm – Lê Nguyễn Lê dịch, NXB Hà Nội, trang 13, 14.)

0
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận về nhân vật cô Tâm trong truyện ngắn Cô hàng xén (Thạch Lam) sau:     Cô Tâm bớt mệt hẳn đi khi nhìn thấy cây đa và cái quán gạch lộ ra trong sương mù. Cùng một lúc, dãy tre đầu làng gần hẳn lại, cành tre nghiêng ngả dưới gió thổi và nghe thấy tiếng lá rào rào và tiếng thân tre cót két. Cô sắp về đến nhà rồi, gánh hàng trên vai nhẹ đi,...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận về nhân vật cô Tâm trong truyện ngắn Cô hàng xén (Thạch Lam) sau:

    Cô Tâm bớt mệt hẳn đi khi nhìn thấy cây đa và cái quán gạch lộ ra trong sương mù. Cùng một lúc, dãy tre đầu làng gần hẳn lại, cành tre nghiêng ngả dưới gió thổi và nghe thấy tiếng lá rào rào và tiếng thân tre cót két. Cô sắp về đến nhà rồi, gánh hàng trên vai nhẹ đi, và những cái uốn cong của đòn gánh bây giờ nhịp với chân cô bước mau. Cô thấy chắc dạ và ấm cúng trong lòng, bỏ hẳn nỗi lo sợ từ nãy vẫn quanh quẩn trong trí khi cô qua quãng đồng rộng, trơ gốc rạ dưới gió bấc vi vút từng cơn.

     Qua cái cổng gạch cũ, cô vào hẳn trong làng. Ngõ tối hơn, đất mấp mô vì trâu bước, nhưng cô thuộc đường lối lắm. Chân cô dẫm lên lá tre khô và tai nghe tiếng xao xác đã quen; mùi bèo ở dưới ao và mùi rạ ướt đưa lên ẩm ướt. Ði ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra.

    Cô Tâm lại nghĩ đến mình, mẹ già đang mong đợi và các em đang nóng ruột vì quà. Gói kẹo bỏng cô đã gói cẩn thận để ở dưới thúng, mỗi đứa sẽ được hai cái. Chắc hẳn chúng sẽ vui mừng lắm.

    [...] Tâm đã bước xa rồi, hàng tre vi vút thêm, trời lại lấm tấm mưa lạnh rơi xuống mặt. Cô đi qua nhà bà cụ Nhiêu rồi về đến ngõ. Cánh cửa gỗ chưa đóng. Cô xoay đầu đòn gánh đẩy cửa rồi bước vào. Tất cả cái tối tăm rét mướt, và cánh đồng hoang vắng cô để lại ở ngoài. Ðây là nhà rồi. Mùi phân trâu nồng ấm sặc ngay vào cổ; thoáng qua, cô nghe tiếng chân trâu đập trong chuồng. Con vá thấy động sủa lên, rồi chạy lại vấp vào chân quấn quít. Trong nhà mấy đứa em reo:

    – A, á. Chị Tâm đã về.

    Tâm mỉm cười xoa đầu em. Cô sung sướng vì thấy mẹ săn sóc, các em mến yêu. Bao nhiêu nỗi mệt nhọc cô thấy tiêu tán cả. Những lúc này khiến cô quên hết cả bao nhiêu nỗi e ngại khó khăn. Cô thấy vui vẻ và nẩy nở trong thâm tâm những ý muốn tốt đẹp cho gia đình. Bà Tú lại âu yếm giục:

     – Con ăn cơm đi, không đói. Thôi, hãy để đấy rồi bảo con sen nó cất cho có được không.

    Tâm đáp: "vâng"; nhưng cô vẫn chưa lại ngồi ăn ngay. Cô còn thu xếp hàng đã; hai cái hộp gỗ vuông đựng các thức hàng, và những gói buộc kỹ trong thúng. Tất cả vốn liếng quý báu, bởi nhờ nó, cô kiếm lời nuôi các em, giúp đỡ cha mẹ từ ngày trong nhà sút đi và ông Tú ở trên tỉnh dọn về đã ba bốn năm nay rồi. Ruộng nương chỉ còn hơn mẫu, cấy đủ thóc ăn, và căn nhà gạch cũ này là nhà thờ, chung cả họ. Ông Tú độ mắt kém cũng thôi không dạy học nữa.

    Bữa cơm ngon lành quá, Tâm ngồi ăn dưới con mắt hiền từ và thương mến của mẹ. Các em cô quây quần cả chung quanh, hỏi chuyện chợ búa của chị. Tâm ngắm nghía các nét mặt xinh xẻo, những con mắt ngây thơ lóng lánh dưới mái tóc tơ của các em: cô thấy lòng đầm ấm và tự kiêu, lòng người chị chịu khó nhọc để kiếm tiền nuôi các em ăn học. Cô hỏi han sách vở của thằng Lân và thằng Ái, học lớp ba ở trường làng. Ngày trước, thời còn sung túc, cô cũng đã cắp sách đi học và về nhà lại được ông Tú dạy thêm chữ nho. Nhưng đã lâu, cô rời bỏ quyển sách, để bước chân vào cuộc đời rộng rãi hơn, khó khăn và chặt chẽ. Buôn bán bây giờ mỗi ngày một chật vật, bởi cô vốn ít. Tất cả gánh hàng của Tâm chỉ đáng giá hai chục bạc.

    Sáng sớm hôm sau, trong gió bấc lạnh, Tâm đã mở cổng gánh hàng lên chợ. Sương trắng còn đầy ở các ngõ trong làng; mùi rơm rác và cỏ ướt thoang thoảng bốc lên, mùi quen của quê hương và của đất mầu khiến Tâm thấy dễ chịu và thêm can đảm.

    [...]

(Thạch Lam, Cô hàng xén, NXB Văn học, 2014, tr.171 – 187)

0
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích hình tượng dòng sông Hương trong đoạn văn sau. [...] Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích hình tượng dòng sông Hương trong đoạn văn sau.

[...] Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại. Thế kỉ mười tám, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. Cùng với niềm cổ vũ nồng nhiệt dành cho nó trong mùa xuân Mậu Thân, Huế đã nhận được những lời chia buồn sâu sắc nhất của thế giới về sự tàn phá mà đế quốc Mĩ đã chụp lên những di sản văn hoá của nó. “Các trung tâm lớn của chúng ta về lịch sử, văn hoá, học thuật và về chính quyền rất nhiều. Phải hiểu rằng Huế là một thành phố kết hợp tất cả những cái đó, giống như các thành phố Luân Đôn, Pa-ri và Béc-lin... Một số trong các di sản đó đã bị phá huỷ lúc Thành Nội Huế bị ném bom. Không thể so sánh sự mất mát này với sự mất mát của một viện bảo tàng hay một thư viện ở Mỹ. Sự phá huỷ những di sản này cũng có tính chất giống như sự mất mát xảy ra đối với nền văn minh châu Âu khi một số công trình của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại bị đổ nát vì các nhà thờ bị phá hoại”. Đó là sự đánh giá đầy phẫn nộ của chính người Mỹ, Ra-pha-en Li-tao-ơ, Noóc-man U-phốp và nhóm giáo sư Đại học Coóc-nen, trong một tác phẩm khoa học đầy mùi thuốc nổ và hoá chất độc mang tên Cuộc chiến tranh không quân ở Đông Dương.

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?, NXB Thuận Hóa, Huế, 2002)

0
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích vẻ đẹp của con sông Đà trong đoạn trích sau:     Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích vẻ đẹp của con sông Đà trong đoạn trích sau:

    Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bung trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.

(Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Nguyễn Tuân toàn tập, tập IV, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)

0
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích sau:      Cũng có kẻ mắc vào khóa lính,      Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan,          Nước khe cơm vắt gian nan, Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời.      Buổi chiến trận mạng người như rác,      Phận đã đành đạn lạc tên rơi,          Lập lòe...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích sau:

     Cũng có kẻ mắc vào khóa lính,

     Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan,

         Nước khe cơm vắt gian nan,

Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời.

     Buổi chiến trận mạng người như rác,

     Phận đã đành đạn lạc tên rơi,

         Lập lòe ngọn lửa ma trơi,

Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương!

     Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp,

     Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa,

         Ngẩn ngơ khi trở về già,

Ai chồng con tá biết là cậy ai?

     Sống đã chịu một đời phiền não,

     Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,

         Đau đớn thay phận đàn bà,

Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?

     Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,

     Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi,

     Thương thay cũng một kiếp người,

Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan.

                                  (Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh(1))

Chú thích: 

Văn tế thập loại chúng sinh còn được gọi là Văn chiêu hồn, là một sáng tác xuất sắc bằng chữ Nôm của đại thi hào Nguyễn Du, hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên Đông Dương tuần báo năm 1939 thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Tuy nhiên, GS. Hoàng Xuân Hãn lại cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết tác phẩm này trước cả Truyện Kiều, tức khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802 - 1812).

0
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về hình tượng "nàng Vọng Phu" trong bài thơ sau: - Về thôi nàng ơi Niềm sum họp đã vào từng cánh cửa Sao nàng còn đứng trong mưa, trong gió Cô đơn giữa mây trời? - Thế để đâu những lời Ta đã hẹn với người ta thương nhớ? - Người ấy chẳng bao giờ về nữa Mấy ngàn năm ngắn ngủi lắm sao Đất nước qua trăm trận binh đao Lở bồi,...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về hình tượng "nàng Vọng Phu" trong bài thơ sau:

- Về thôi nàng ơi
Niềm sum họp đã vào từng cánh cửa
Sao nàng còn đứng trong mưa, trong gió
Cô đơn giữa mây trời?

- Thế để đâu những lời
Ta đã hẹn với người ta thương nhớ?

- Người ấy chẳng bao giờ về nữa
Mấy ngàn năm ngắn ngủi lắm sao
Đất nước qua trăm trận binh đao
Lở bồi, dâu bể...

- Người đời biết thân ta hoá đá
Nhưng hay đâu ta hoá đá niềm tin
Hoá đá nỗi cô đơn
Và thời gian chờ đợi!

- Nhưng nàng chẳng thể nào đợi nổi
Ngày người ấy trở về
Chẳng ai hiểu bằng ta điều đó
Chẳng ai hiểu bằng ta nỗi khổ
Của người vợ chờ chồng...

Ta hoá đá đợi triệu lần nỗi đợi
Để những người vợ muôn đời thoát khỏi cảnh chờ mong.

(Trò chuyện với nàng Vọng Phu, Vương Trọng, Thơ tình người lính, NXB Phụ nữ, Hà Nội, tr.257 - 258)

0
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật “em” trong văn bản Chân quê của Nguyễn Bính.         CHÂN QUÊ Hôm qua em đi tỉnh về, Đợi em ở mãi con đê đầu làng. Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng. Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật “em” trong văn bản Chân quê của Nguyễn Bính.

        CHÂN QUÊ

Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

                                 (Nguyễn Bính, In trong Tổng hợp Văn học Việt Nam, tập 25, NXB Khoa học Xã hội, 2000, tr.257 - 458)

0