K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự tác động của ChatGPT đến khả năng tư duy, sáng tạo của con người. Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.                     Mẹ Con bị thương, nằm lại một mùa mưa Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng...
Đọc tiếp

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự tác động của ChatGPT đến khả năng tư duy, sáng tạo của con người.

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.

                    Mẹ

Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.

Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao...

Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.

Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,
Con nói mớ những núi rừng xa lạ
Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!

“Ông mất lâu rồi...” - Mẹ kể con nghe
Những chuyện làm ăn, những phen luân lạc,
Mắt nhoà đục và mái đầu tóc bạc
Cả cuộc đời chèo chống bấy nhiêu năm...

Những lúc hiếm hoi, mưa tạnh, trời trăng,
Mẹ hể hả ngắm con hồng sắc mặt
Con ra ngõ, núi chập chùng xanh ngắt
Lại tần ngần nói với mẹ ngày đi.

Mẹ cười xoà, nước mắt ứa trên mi:
- “Đi đánh Mỹ, khi nào tau có giữ!
Súng đạn đó, ba lô còn treo đó,
Bộ mi chừ đeo đã vững hay chăng?”

...Ôi mẹ già trên bản vắng xa xăm
Con đã đi rồi, mấy khi trở lại?
Dằng dặc Trường Sơn những mùa gió trái
Những mùa mưa bạc trắng cả cây rừng!

Con qua đâu thấy mái lá, cây vườn,
Cũng đất nước, phơ phơ đầu tóc mẹ...
Từng giọt máu trong người con đập khẽ,
Máu bây giờ đâu có của riêng con?

                                         1972

                                      Bằng Việt

0

Đây là thơ

11 tháng 3

chủ đềlà gì nhỉ?


14 tháng 3

1 bài văn nghị luận văn học


11 tháng 3

Văn hóa truyền thống là linh hồn của một dân tộc, là sợi dây gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai. Trong thời kỳ hội nhập, việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa ấy càng trở nên cấp thiết. Là một học sinh, em nhận thấy mỗi người trẻ đều có trách nhiệm chung tay bảo vệ di sản quý báu này bằng những hành động thiết thực.
Trước hết, cần nâng cao nhận thức về văn hóa truyền thống. Mỗi học sinh nên tìm hiểu và trân trọng những nét đẹp văn hóa như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục, ẩm thực và nghệ thuật dân gian. Nhà trường và gia đình cần phối hợp giáo dục về cội nguồn, giúp thế hệ trẻ hiểu rõ giá trị của văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó, cần tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn văn hóa. Học sinh có thể tham gia các câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật dân gian, góp phần lan tỏa giá trị truyền thống qua các chương trình biểu diễn, tái hiện lễ hội hay thi tìm hiểu lịch sử. Những chuyến tham quan di tích, bảo tàng không chỉ giúp hiểu sâu hơn về văn hóa mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc.
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ vào bảo vệ văn hóa cũng là một hướng đi hiệu quả. Học sinh có thể tận dụng mạng xã hội để chia sẻ những bài viết, video về văn hóa truyền thống, giúp những giá trị ấy tiếp cận được nhiều người hơn. Đồng thời, cần tránh xa những xu hướng làm méo mó hoặc thương mại hóa quá mức các giá trị văn hóa, khiến chúng mất đi bản sắc vốn có.
Cuối cùng, bản thân mỗi học sinh cần giữ gìn văn hóa qua từng hành động nhỏ trong cuộc sống. Việc sử dụng tiếng Việt chuẩn mực, ăn mặc phù hợp trong những dịp quan trọng, cư xử lễ phép với người lớn hay đơn giản là giới thiệu với bạn bè quốc tế về văn hóa dân tộc đều góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp.
Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà cần sự chung tay của cả cộng đồng. Với những hành động thiết thực, mỗi học sinh đều có thể trở thành một "người giữ lửa", góp phần bảo vệ bản sắc dân tộc giữa dòng chảy hội nhập đầy biến động.


-cô bé nấm-

11 tháng 3

Câu trả lời ngắn gọn

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) đưa ra những giải pháp hợp lí để hạn chế sự xuống cấp của các di tích lịch sử. Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.        Đường vào Yên Tử                          Hoàng Quang Thuận Đường vào Yên Tử có khác...
Đọc tiếp

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) đưa ra những giải pháp hợp lí để hạn chế sự xuống cấp của các di tích lịch sử.

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.

       Đường vào Yên Tử

                         Hoàng Quang Thuận

Đường vào Yên Tử có khác xưa
Vẹt đá mòn chân lễ hội mùa
Trập trùng núi biếc cây xanh lá
Đàn bướm tung bay trong nắng trưa.

Cây rừng phủ núi thành từng lớp
Muôn vạn đài sen mây đong đưa
Trông như đám khói người Dao vậy(1)
Thấp thoáng trời cao những mái chùa.

                  (Thi vân Yên Tử(2), NXB Giáo dục, 2015)

* Chú thích:

(1) Người dân tộc Dao đốt lá cây rừng làm rẫy.

(2) “Thi vân Yên Tử” có nghĩa là được viết trên đỉnh mây ngàn của non thiêng Yên Tử. Tác giả Hoàng Quang Thuận đã sáng tác tập thơ này vào năm 1997, tại Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử, chùa Lân, khi ông hành hương về viếng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. 

0
Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc. Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây. TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG MÌNH TRẺ LẠI TRƯỚC MÙA XUÂN                                                Phạm Văn Tình Tiếng Việt chúng mình...
Đọc tiếp

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.

TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG MÌNH TRẺ LẠI TRƯỚC MÙA XUÂN

                                               Phạm Văn Tình

Tiếng Việt chúng mình có từ thời xa lắm
Thuở mang gươm mở cõi dựng kinh thành
Vó ngựa hãm Cổ Loa, mũi tên thần bắn trả
Vẽ nên hồn Lạc Việt giữa trời xanh.
Bao thế hệ đam mê sống lại thời chiến trận
Bài Hịch năm nào hơn mười vạn tinh binh
Cả dân tộc thương nàng Kiều rơi lệ
Lời Bác truyền gọi ta biết sống vượt lên mình.
Tiếng Việt ngàn năm trong ta là tiếng mẹ
Là tiếng em thơ bập bẹ hát theo bà
Xốn xang lời ru tình cờ qua xóm nhỏ
Ơi tiếng Việt mãi nồng nàn trong câu hát dân ca!
Anh lại cùng em bước vào thiên niên kỷ
Bỗng gặp lại quê hương qua lời chúc mặn mà
Lời chúc sớm mai, ngày mồng một Tết
Qua tấm thiếp gửi thăm thầy, thăm mẹ, thăm cha.
Tiếng Việt ngàn đời hôm nay như trẻ lại
Bánh chưng xanh, xanh đến tận bây giờ
Bóng chim Lạc bay ngang trời, thả hạt vào lịch sử
Nảy lộc đâm chồi, thức dậy những vần thơ.

* Chú thích: Nhân dịp tham dự tọa đàm "Tiếng Việt ân tình" chào mừng ngày Tôn vinh tiếng Việt 08/09/2024, PGS. TS. Phạm Văn Tình bày tỏ niềm vui khi được chia sẻ về nét đẹp của tiếng Việt. Thầy Tình đã gửi đến các bạn khán giả bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" do chính mình sáng tác. 

0