(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Chữ ta
Vừa ở Xơ-un (Hàn Quốc) về nước, đi công tác ở một số thành phố, thấy cần phải viết ngay một điều.
Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ”, có quan hệ chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế...
Đọc tiếp
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Chữ ta
Vừa ở Xơ-un (Hàn Quốc) về nước, đi công tác ở một số thành phố, thấy cần phải viết ngay một điều.
Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ”, có quan hệ chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ, đặt dưới chữ Hàn Quốc to hơn phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bẳng hiệu chữ Hàn Quốc. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta, nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài phải lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.
Rồi báo chí ở Hàn Quốc khá nhiều. Tôi không biết chữ Hàn Quốc nhưng cũng xem qua khá nhiều tờ báo. Có một số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp. Những các tờ báo phát hành ở trong nước đều không có mấy trang cuối viết bằng tiếng nước ngoài, trừ một số tạp chí khoa học, ngoại thương có in ở trang cuối mục lục bằng tiếng nước ngoài để người đọc nước ngoài nhờ dịch những bài cần đọc. Trong khi đó, ở ta, khá nhiều báo, kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta, có cái “mốt” là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho “oai”, trong khi đó, người đọc trong nước lại bị thiệt mất mấy trang thông tin.
Phải chăng, đó cũng là thái độ tự trọng của một quốc gia khi mở cửa với bên ngoài, mà ta nên suy ngẫm.
12-4-1994
(Hữu Thọ, theo Bình luận báo chí thời kì đổi mới, NXB Giáo dục, 2000)
Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
Câu 2. Vấn đề được đề cập đến trong văn bản là gì?
Câu 3. Để làm sáng tỏ cho luận điểm, tác giả đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng nào?
Câu 4. Chỉ ra một thông tin khách quan và một ý kiến chủ quan mà tác giả đưa ra trong văn bản.
Câu 5. Nhận xét về cách lập luận của tác giả.
Văn hóa truyền thống là linh hồn của một dân tộc, là sợi dây gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai. Trong thời kỳ hội nhập, việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa ấy càng trở nên cấp thiết. Là một học sinh, em nhận thấy mỗi người trẻ đều có trách nhiệm chung tay bảo vệ di sản quý báu này bằng những hành động thiết thực.
Trước hết, cần nâng cao nhận thức về văn hóa truyền thống. Mỗi học sinh nên tìm hiểu và trân trọng những nét đẹp văn hóa như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục, ẩm thực và nghệ thuật dân gian. Nhà trường và gia đình cần phối hợp giáo dục về cội nguồn, giúp thế hệ trẻ hiểu rõ giá trị của văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó, cần tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn văn hóa. Học sinh có thể tham gia các câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật dân gian, góp phần lan tỏa giá trị truyền thống qua các chương trình biểu diễn, tái hiện lễ hội hay thi tìm hiểu lịch sử. Những chuyến tham quan di tích, bảo tàng không chỉ giúp hiểu sâu hơn về văn hóa mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc.
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ vào bảo vệ văn hóa cũng là một hướng đi hiệu quả. Học sinh có thể tận dụng mạng xã hội để chia sẻ những bài viết, video về văn hóa truyền thống, giúp những giá trị ấy tiếp cận được nhiều người hơn. Đồng thời, cần tránh xa những xu hướng làm méo mó hoặc thương mại hóa quá mức các giá trị văn hóa, khiến chúng mất đi bản sắc vốn có.
Cuối cùng, bản thân mỗi học sinh cần giữ gìn văn hóa qua từng hành động nhỏ trong cuộc sống. Việc sử dụng tiếng Việt chuẩn mực, ăn mặc phù hợp trong những dịp quan trọng, cư xử lễ phép với người lớn hay đơn giản là giới thiệu với bạn bè quốc tế về văn hóa dân tộc đều góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp.
Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà cần sự chung tay của cả cộng đồng. Với những hành động thiết thực, mỗi học sinh đều có thể trở thành một "người giữ lửa", góp phần bảo vệ bản sắc dân tộc giữa dòng chảy hội nhập đầy biến động.
-cô bé nấm-
Câu trả lời ngắn gọn