K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ôi nghe: Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi; thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy. Cho nên người dùng binh giỏi không lấy sự thắng nhỏ mà mừng, không lấy sự thua to mà sợ. Nay các ông lấy tàn tốt vài nghìn, giữ một thành trơ trọi, lương sắp hết và viện chưa thấy đến, chúng lìa lòng mà quân ngày ít đi, cái thế mạnh yếu được thua, có thể ngồi mà tính...
Đọc tiếp

ôi nghe: Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi; thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy. Cho nên người dùng binh giỏi không lấy sự thắng nhỏ mà mừng, không lấy sự thua to mà sợ. Nay các ông lấy tàn tốt vài nghìn, giữ một thành trơ trọi, lương sắp hết và viện chưa thấy đến, chúng lìa lòng mà quân ngày ít đi, cái thế mạnh yếu được thua, có thể ngồi mà tính được. Huống hồ nước An Nam binh tướng thì nhiều, tâm lực đều nhau, chiến khí càng tinh, sĩ khí càng mạnh, kẻ sĩ trí mưu, các tướng sĩ vũ dũng, chẳng khác cây rừng rậm rạp, răng lược khít nhau vậy. Các ông có thắng một trận nhỏ cũng không thấy là mạnh; mà ta có thua một trận nhỏ cũng không thấy là yếu. (Thư cho Vương Thông, Nguyễn Trãi) Văn bản trên thuộc thể loại nào? Nguyễn Trãi viết đoạn văn bản trên nhằm mục đích gì ? Chỉ ra câu văn nêu luận điểm của đoạn văn. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Huống hồ nước An Nam binh tướng thì nhiều, tâm lực đều nhau, chiến khí càng tinh, sĩ khí càng mạnh, kẻ sĩ trí mưu, các tướng sĩ vũ dũng, chẳng khác cây rừng rậm rạp, răng lược khít nhau vậy.”

0
(1) Những ngày này, trên các trạng mạng xã hội, không khó để thấy những người trẻ thể hiện tình yêu đất nước theo nhiều cách: có thể là làm những đoạn phim ngắn giới thiệu một di tích lịch sử; đăng tải những bài hát Cách Mạng đi cùng năm tháng; chia sẻ những đoạn phim về thời khắc lịch sử của dân tộc; tạo các trend về lòng yêu nước trong các sự kiện lịch sử, chính trị của...
Đọc tiếp

(1) Những ngày này, trên các trạng mạng xã hội, không khó để thấy những người trẻ thể hiện tình yêu đất nước theo nhiều cách: có thể là làm những đoạn phim ngắn giới thiệu một di tích lịch sử; đăng tải những bài hát Cách Mạng đi cùng năm tháng; chia sẻ những đoạn phim về thời khắc lịch sử của dân tộc; tạo các trend về lòng yêu nước trong các sự kiện lịch sử, chính trị của đất nước … Xuất phát chung từ mong muốn lan tỏa tình yêu nước và bày tỏ lòng biết ơn về sự hy sinh của cha ông để bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc những người trẻ đã tự sáng tạo ra nhiều video truyền cảm hứng trên tất cả các nền tảng mạng xã hội hướng tới ngày đại lễ của dân tộc và những sự kiện lớn của đất nước. Sáng tạo và lan tỏa tình yêu quê hương qua các trang mạng xã hội, những video này không chỉ khẳng định cá tính riêng của người trẻ ngày nay mà nó còn lan tỏa rất nhiều tình yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam.

          (2) Bên cạnh việc lan tỏa những thông tin tích cực, những người trẻ Việt Nam đã mạnh mẽ lên án những hành động, phát ngôn “lệch lạc”, phản tuyên truyền trên internet. Như gần đây, sự kiện một cô hoa hậu chia sẻ bức ảnh của Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp tại Hội nghị Bandung 2015, trong đó có sự xuất hiện của lá cờ vàng ba sọc để biện minh cho các nghệ sĩ nước ngoài chụp ảnh với lá cờ này; nhưng hành động này không những không được đồng tình mà ngay lập tức bị “cộng đồng mạng” lên án vì sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng về lịch sử và ý thức chính trị của cô “hoa hậu” này. […]

          (3) Bước vào thời kỳ hiện đại hóa, rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đã yêu tổ quốc bằng khả năng, sự sáng tạo của mình: Bạn trẻ Viên Hồng Quang với đam mê phục chế màu cho những thước phim lịch sử đã phục chế bộ phim tài liệu “Vĩ tuyến 17 - Chiến tranh Nhân dân” – bộ phim do đạo diễn người Hà Lan thực hiện tại Việt Nam năm 1967 từ nguyên gốc là phim đen trắng thành phim màu và tặng lại cho người dân Quảng Trị và phục chế miễn phí màu các tư liệu phim và ảnh lịch sử; trong đó có đoạn băng Bác Hồ trả lời phóng viên văn phòng phát thanh truyền hình Pháp năm 1964… […]

          (4) Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay chính là sự tiếp nối của dòng chảy lịch sử, là ngọn lửa thiêng liêng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lời nói và hành động của thế hệ trẻ Việt Nam đã khẳng định: Cho dù đất nước Việt Nam đang có những chuyển biến vô cùng tích cực về tầm vóc và vị thế trên thế giới, thì lòng yêu nước vẫn luôn luôn chảy trong trái tim, dòng máu của những con người Việt Nam. Và thế hệ trẻ Việt Nam sẽ luôn giữ vững truyền thống yêu nước, khắc ghi những trang sử hào hùng cha ông ta đã để lại; quyết chung sức, đồng lòng đưa đất nước Việt Nam vươn cao và tiến xa trên con đường hội nhập và phát triển.

Câu 5. Nhận xét về mối liên hệ giữa các đoạn văn

0
11 tháng 3

Có 10 quả táo, mỗi đĩa có 5 quả. Hỏi 9 đĩa như vậy có mấy quả táo?

11 tháng 3

CHÚNG MÌNH CÙNG NHAU ĐỚP

NGỒI NGỊCH CH*M TRONG LỚP

THẾ MỚI LÀ BẠN CÙNG LỚP

11 tháng 3

🤜🏻🇵🇹🇵🇹🇵🇹🇵🇹🇵🇹🇵🇹🇵🇹🇵🇹🇵🇹🇵🇹🇵🇹🇵🇹🇵🇹🇵🇹🇵🇹🇵🇹🥷🏻

11 tháng 3

Văn hóa truyền thống là linh hồn của một dân tộc, là sợi dây gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai. Trong thời kỳ hội nhập, việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa ấy càng trở nên cấp thiết. Là một học sinh, em nhận thấy mỗi người trẻ đều có trách nhiệm chung tay bảo vệ di sản quý báu này bằng những hành động thiết thực.
Trước hết, cần nâng cao nhận thức về văn hóa truyền thống. Mỗi học sinh nên tìm hiểu và trân trọng những nét đẹp văn hóa như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục, ẩm thực và nghệ thuật dân gian. Nhà trường và gia đình cần phối hợp giáo dục về cội nguồn, giúp thế hệ trẻ hiểu rõ giá trị của văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó, cần tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn văn hóa. Học sinh có thể tham gia các câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật dân gian, góp phần lan tỏa giá trị truyền thống qua các chương trình biểu diễn, tái hiện lễ hội hay thi tìm hiểu lịch sử. Những chuyến tham quan di tích, bảo tàng không chỉ giúp hiểu sâu hơn về văn hóa mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc.
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ vào bảo vệ văn hóa cũng là một hướng đi hiệu quả. Học sinh có thể tận dụng mạng xã hội để chia sẻ những bài viết, video về văn hóa truyền thống, giúp những giá trị ấy tiếp cận được nhiều người hơn. Đồng thời, cần tránh xa những xu hướng làm méo mó hoặc thương mại hóa quá mức các giá trị văn hóa, khiến chúng mất đi bản sắc vốn có.
Cuối cùng, bản thân mỗi học sinh cần giữ gìn văn hóa qua từng hành động nhỏ trong cuộc sống. Việc sử dụng tiếng Việt chuẩn mực, ăn mặc phù hợp trong những dịp quan trọng, cư xử lễ phép với người lớn hay đơn giản là giới thiệu với bạn bè quốc tế về văn hóa dân tộc đều góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp.
Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà cần sự chung tay của cả cộng đồng. Với những hành động thiết thực, mỗi học sinh đều có thể trở thành một "người giữ lửa", góp phần bảo vệ bản sắc dân tộc giữa dòng chảy hội nhập đầy biến động.


-cô bé nấm-

11 tháng 3

Câu trả lời ngắn gọn

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) đưa ra những giải pháp hợp lí để hạn chế sự xuống cấp của các di tích lịch sử. Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.        Đường vào Yên Tử                          Hoàng Quang Thuận Đường vào Yên Tử có khác...
Đọc tiếp

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) đưa ra những giải pháp hợp lí để hạn chế sự xuống cấp của các di tích lịch sử.

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.

       Đường vào Yên Tử

                         Hoàng Quang Thuận

Đường vào Yên Tử có khác xưa
Vẹt đá mòn chân lễ hội mùa
Trập trùng núi biếc cây xanh lá
Đàn bướm tung bay trong nắng trưa.

Cây rừng phủ núi thành từng lớp
Muôn vạn đài sen mây đong đưa
Trông như đám khói người Dao vậy(1)
Thấp thoáng trời cao những mái chùa.

                  (Thi vân Yên Tử(2), NXB Giáo dục, 2015)

* Chú thích:

(1) Người dân tộc Dao đốt lá cây rừng làm rẫy.

(2) “Thi vân Yên Tử” có nghĩa là được viết trên đỉnh mây ngàn của non thiêng Yên Tử. Tác giả Hoàng Quang Thuận đã sáng tác tập thơ này vào năm 1997, tại Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử, chùa Lân, khi ông hành hương về viếng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. 

0
Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc. Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây. TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG MÌNH TRẺ LẠI TRƯỚC MÙA XUÂN                                                Phạm Văn Tình Tiếng Việt chúng mình...
Đọc tiếp

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.

TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG MÌNH TRẺ LẠI TRƯỚC MÙA XUÂN

                                               Phạm Văn Tình

Tiếng Việt chúng mình có từ thời xa lắm
Thuở mang gươm mở cõi dựng kinh thành
Vó ngựa hãm Cổ Loa, mũi tên thần bắn trả
Vẽ nên hồn Lạc Việt giữa trời xanh.
Bao thế hệ đam mê sống lại thời chiến trận
Bài Hịch năm nào hơn mười vạn tinh binh
Cả dân tộc thương nàng Kiều rơi lệ
Lời Bác truyền gọi ta biết sống vượt lên mình.
Tiếng Việt ngàn năm trong ta là tiếng mẹ
Là tiếng em thơ bập bẹ hát theo bà
Xốn xang lời ru tình cờ qua xóm nhỏ
Ơi tiếng Việt mãi nồng nàn trong câu hát dân ca!
Anh lại cùng em bước vào thiên niên kỷ
Bỗng gặp lại quê hương qua lời chúc mặn mà
Lời chúc sớm mai, ngày mồng một Tết
Qua tấm thiếp gửi thăm thầy, thăm mẹ, thăm cha.
Tiếng Việt ngàn đời hôm nay như trẻ lại
Bánh chưng xanh, xanh đến tận bây giờ
Bóng chim Lạc bay ngang trời, thả hạt vào lịch sử
Nảy lộc đâm chồi, thức dậy những vần thơ.

* Chú thích: Nhân dịp tham dự tọa đàm "Tiếng Việt ân tình" chào mừng ngày Tôn vinh tiếng Việt 08/09/2024, PGS. TS. Phạm Văn Tình bày tỏ niềm vui khi được chia sẻ về nét đẹp của tiếng Việt. Thầy Tình đã gửi đến các bạn khán giả bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" do chính mình sáng tác. 

0