K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dân tộc ta từ lâu đã nổi tiếng với truyền thống đoàn kết, đặc biệt là trong những thời kỳ lịch sử quan trọng như kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Tuy nhiên, ý kiến cho rằng dân tộc ta chỉ cần đoàn kết trong thời kỳ kháng chiến còn trong thời bình thì không cần đoàn kết là một quan điểm sai lầm và thiển cận. Trái lại, đoàn kết vẫn là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong tất cả các thời kỳ, bao gồm cả thời bình.

Trước hết, đoàn kết trong thời bình là yếu tố quan trọng để duy trì sự ổn định và phát triển của đất nước. Trong thời kỳ hòa bình, đất nước không phải đối mặt với kẻ thù từ bên ngoài, nhưng lại đối diện với rất nhiều thách thức nội bộ như phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, và bảo vệ môi trường. Những vấn đề này đòi hỏi sự chung tay, hợp lực từ mọi tầng lớp, mọi vùng miền trong xã hội. Nếu không có sự đoàn kết, mỗi cá nhân hay mỗi nhóm sẽ chỉ lo cho lợi ích của riêng mình, dẫn đến sự chia rẽ và yếu kém trong công cuộc xây dựng đất nước.

Ngoài ra, đoàn kết là yếu tố then chốt trong việc nâng cao sức mạnh của dân tộc. Trong thời kỳ hòa bình, chúng ta không chỉ phải đối mặt với các vấn đề kinh tế mà còn phải đấu tranh với các mối đe dọa phi quân sự như tội phạm, tham nhũng, biến đổi khí hậu, và nhiều vấn đề xã hội khác. Tất cả những vấn đề này đòi hỏi sự hợp tác, chia sẻ trách nhiệm và nguồn lực giữa các cá nhân, cộng đồng và chính phủ. Đoàn kết giúp mỗi người cảm thấy có trách nhiệm đối với xã hội, từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp để vượt qua khó khăn.

Hơn nữa, đoàn kết trong thời bình không chỉ là sự hợp tác trong công việc mà còn thể hiện sự gắn bó tình cảm, sự đồng lòng trong một dân tộc. Tình cảm yêu nước, tinh thần tương thân tương ái sẽ làm cho xã hội phát triển bền vững và nâng cao đời sống của người dân. Những thành tựu như tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống hay giảm thiểu bất công xã hội đều bắt nguồn từ sự đoàn kết và hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức và các thế hệ.

Bên cạnh đó, sự đoàn kết trong thời bình giúp củng cố và phát triển nền văn hóa dân tộc. Khi người dân có thể hợp tác và chia sẻ những giá trị văn hóa, giáo dục và truyền thống, xã hội sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, bảo vệ và phát huy được những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời mở rộng tầm nhìn, học hỏi và hội nhập với thế giới.

Cuối cùng, lịch sử đã chứng minh rằng những thời kỳ hòa bình cũng chứa đựng không ít thử thách, nếu không duy trì được tinh thần đoàn kết, chúng ta sẽ dễ dàng mất đi những thành quả mà cha ông đã xây dựng. Mỗi thế hệ cần phải có trách nhiệm bảo vệ và tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, để đất nước ngày càng phát triển và thịnh vượng.

Tóm lại, đoàn kết không chỉ quan trọng trong thời kỳ kháng chiến mà còn cần thiết trong thời bình. Đoàn kết là sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tạo dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Vì vậy, chúng ta không thể coi nhẹ giá trị của đoàn kết, đặc biệt là trong thời bình.

Chúc bạn học tốt !

14 giờ trước (19:44)

mơn bạn Trinh nhiều ạ

Kiều Phương là cô bé hay lục lọi đồ vật và bôi bẩn mặt mình. Người anh trai đặt biệt hiệu cho cô bé là Mèo. Nhờ bé Quỳnh mà chú Tiến Lê- họa sĩ, phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa. Cả nhà đều vui mừng duy chỉ có người anh trai ghen tị, mặc cảm và luôn tìm cách xa lánh em gái. Trong một lần khi em gái đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh với bức tranh anh trai tôi, người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và tự thấy xấu hổ, hối hận về mình.


2 tháng 4

Tôi là một chàng trai nghèo, sống bằng nghề đánh cá bên bờ sông. Mỗi ngày, tôi quăng lưới mong bắt được cá để kiếm sống. Một hôm, tôi tình cờ nhặt được một chiếc lông chim rực rỡ giữa lòng sông. Không hiểu sao, tôi có cảm giác kỳ lạ khi chạm vào nó—như thể nó đang nắm giữ một bí mật nào đó.

Tối hôm đó, khi tôi nhẹ nhàng vuốt chiếc lông chim, một cô gái tuyệt đẹp xuất hiện trước mặt tôi. Nàng nói mình là công chúa bị lời nguyền, chỉ có thể trở lại hình dạng con người khi có người thật lòng yêu thương. Tôi biết đây là định mệnh của mình. Tôi quyết định bảo vệ nàng, dù điều đó có nghĩa là đối đầu với những thử thách đầy nguy hiểm.

Tôi đã chiến đấu, đã hy sinh, và cuối cùng cũng giải được lời nguyền. Công chúa trở về hình dạng thật, và chúng tôi sống bên nhau hạnh phúc mãi mãi. Chiếc lông chim, thứ mang đến sự kỳ diệu, cũng tan biến trong gió, như một dấu ấn của câu chuyện tình yêu đầy thử thách nhưng cũng thật đẹp đẽ của chúng tôi.

4o
2 tháng 4

baka


2 tháng 4

Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân ái , biết đồng cảm ,thương xót trước mảnh đời bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. Biết cho đi tình cảm đó là một niềm an ủi lớn hơn đồng tiền

2 tháng 4

Suốt chiều dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.“Rừng vàng biển bạc” là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.

Thật vậy, những cánh rừng bát ngát xanh từ bao đời nay đã gắn bó với con người như một người bạn tốt. Rừng ví như một lá phổ khổng lồ để thanh lọc bầu không khí của con người. Nhịp thở đều đặn, kiên nhẫn của rừng cũng chính là nhịp thở khỏe mạnh của mỗi thân thể cường tráng của chúng ta. Rừng còn là một bức bình phong vĩ đại, một vành đai vững chắc để tránh gió bão từ biển khơi cuồng nộ cuốn vào hòng phá tan cuộc sống của chúng ta. Cũng nhờ vành đai ấy mà đất đai không bị sạt lở, cuốn trôi ra biển. Cuộc sống con người chỉ thực sự yên bình khi ngoài kia, những cánh rừng được phủ xanh bát ngát, vẫn rì rào cùng gió ngàn muôn thuở. Chưa hết, rừng còn chứa đựng trong lòng nó biết bao tài nguyên quý giá. Bên cạnh nguồn cung cấp gỗ quý phục vụ xuất khẩu, sinh hoạt của con người. Rừng còn là nguồn dược liệu vô cùng quan trọng. Biết bào loài thực vật đã trở thành những bài thuốc có giá trị chữa bệnh cho con người. Rừng còn là xứ sở của những loài động vật phong phú, đa dạng, đóng góp biết bao lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Những mỏ khoáng sản mà con người tìm thấy từ sâu thẳm trong lòng đất cũng đã nói với chúng ta rằng: sự có mặt của rừng là một phần không thể thiếu trong sự sống và phát triển nhiều mặt của con người.

Ngoài ra, rừng còn là nơi sinh sống của rất nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm, mang lại sự đa dạng sinh học. Nhưng đứng trước thực trạng cuộc sống hiện đại như hiện nay, ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề cấp bách của toàn xã hội và rừng xanh được xem như “lá phổi xanh” của Trái Đất cung cấp oxi, điều hòa khí hậu và làm cho môi trường xung quanh chúng ta trong lành, mát mẻ hơn. Nó còn là thành trì khá vững chắc ngăn chặn lũ lụt, chống xói mòn đất, hạn chế lũ quét và những tổn thất, mất mát to lớn do thiên tai mang lại. Không những vậy, rừng còn là địa điểm thu hút khách du lịch ở khắp mọi miền đất nước, là nơi nghỉ dưỡng trong lành, thoáng đãng, yên tĩnh, là địa điểm tham quan, nghiên cứu... như rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Nam Cát Tiên (Lâm Đồng), U Minh (Kiên Giang),... Và về mặt tinh thần, rừng cũng là nguồn cảm hứng dồi dào cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ... như Nhớ rừng (Thế Lữ), Việt Bắc (Tố Hữu), Rừng xanh yêu thương (Huy Cường)...

Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ chôn quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc “Nhạc rừng” mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ “Rừng Việt Bắc” đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến... và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa.

Hiện nay, nhiều khu rừng ở Việt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Nhiều người không có ý thức thì cứ thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Không những chặt cây lấy gỗ, họ còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép. Chính vì việc phá hoại rừng của một bộ phận người không có ý thức đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.Cuộc sống của con người đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn sóng thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng gây mất cân bằng sinh thái. Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. Hay như hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất đai cứ thế mà sạt lở. Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người

Có thể thấy, rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng, nó mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta cần ra sức chung tay bảo vệ rừng, duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên sẵn có bằng cách tích cực tham gia vận động mọi người trồng cây gây rừng, có những biện pháp phòng chống cháy rừng, ngăn chặn triệt để nạn lâm tặc, nạn phá rừng bừa bãi để duy trì nguồn tài nguyên vô giá của nước ta vì bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lý nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.

2 tháng 4

Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.Thật vậy, những cánh rừng bát ngát xanh từ bao đời nay đã gắn bó với con người như một người bạn tốt. Rừng ví như một lá phổ khổng lồ để thanh lọc bầu không khí của con người. Nhịp thở đều đặn, kiên nhẫn của rừng cũng chính là nhịp thở khỏe mạnh của mỗi thân thể cường tráng của chúng ta. Rừng còn là một bức bình phong vĩ đại, một vành đai vững chắc để tránh gió bão từ biển khơi cuồng nộ cuốn vào hòng phá tan cuộc sống của chúng ta. Cũng nhờ vành đai ấy mà đất đai không bị sạt lở, cuốn trôi ra biển. Cuộc sống con người chỉ thực sự yên bình khi ngoài kia, những cánh rừng được phủ xanh bát ngát, vẫn rì rào cùng gió ngàn muôn thuở. Chưa hết, rừng còn chứa đựng trong lòng nó biết bao tài nguyên quý giá. Bên cạnh nguồn cung cấp gỗ quý phục vụ xuất khẩu, sinh hoạt của con người. Rừng còn là nguồn dược liệu vô cùng quan trọng. Biết bào loài thực vật đã trở thành những bài thuốc có giá trị chữa bệnh cho con người. Rừng còn là xứ sở của những loài động vật phong phú, đa dạng, đóng góp biết bao lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Những mỏ khoáng sản mà con người tìm thấy từ sâu thẳm trong lòng đất cũng đã nói với chúng ta rằng: sự có mặt của rừng là một phần không thể thiếu trong sự sống và phát triển nhiều mặt của con người.Ngoài ra rừng phòng hộ có vai trò chặn lũ quét, xói mòn đất, làm dịu bớt sự gay gắt của thiên tai, những biến đổi bất thường của thời tiết. Thiên tai như một hung thần dữ tợn thường đến bất ngờ cướp đi tính mạng và tài sản của biết bao con người. Nhưng nhờ có rừng che chắn bảo vệ đã giúp ngăn chặn và giảm thiểu rất nhiều sự tàn khốc cũng những thiệt hại to lớn do bão lũ gây ra cho con người. Nếu không có rừng thì ta không thể lường trước được cái giá mà con người phải trả cho thiên nhiên đắt đỏ như thế nào. Nhận thức được tầm quan trọng ấy chúng ta cần phải biết trân trọng và bảo vệ rừng.Rừng quan trọng là vậy nhưng thật đáng buồn làm sao khi hiện nay, xã hội phát triển, dân số bùng nổ nhanh chóng và do đó nhu cầu về sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ rừng cũng nhanh chóng tăng cao. Dân số tăng làm nhu cầu về chỗ ở và các dịch vụ xã hội tăng, do đó rừng bị con người chặt phá để lấy đất làm nhà, xây trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,… Nguồn lợi nhuận mà rừng mang lại là vô cùng lớn, do đó rất nhiều người bất chấp mà khai thác gỗ rừng và các loại động thực vật khác một cách tràn lan và thậm chí là trái phép. Bên cạnh đó, những cư dân sống gần rừng thường là bà con dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn hạn chế nên chưa nhận thức được tầm quan trọng mà còn thường xuyên phá rừng làm nương rẫy, sau nhiều mùa vụ không canh tác nữa thì bỏ không, tạo thành những khoảng đất trống đồi trọc, không chỉ là phá hoại rừng mà còn gây nguy cơ xói mòn, sạt lở đất mỗi khi có mưa lũ. Tất cả những nguyên nhân ấy làm diện tích đất rừng giảm đáng kể và là một sự phá huỷ không nhỏ đối với môi trường tự nhiên.Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.

Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình.

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn sau:ÁO TẾT       Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:- Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.      Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn sau:

ÁO TẾT

       Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:

- Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.

      Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được. Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về ngoại thì mùng hai hai đứa đi tới nhà cô giáo. Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn.
       Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:

- Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?

- Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được.

- Vậy mầy được mấy bộ?

- Có một bộ hà.

Con bé Em trợn mắt:

- Ít quá vậy?

- Con Út Mót với Con Út Hết được hai bộ. Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó.

- Vậy à?

Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không.

Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó:

- Còn mầy?

- Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng một tới mùng bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn.

- Mầy sướng rồi.

Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn. Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh hai nó để lại. Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách. Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới. Má nó nói hoài: "Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho". Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng:

- Bộ đồ mầy may chắc đẹp lắm, bữa mùng hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen?

Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen:

- Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.

Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý bé em. Thiệt đó.

(Áo TếtNguyễn Ngọc Tư, in trong Xa xóm Mũi, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2023, trang 60 -64)​

* Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn nữ nổi tiếng nhất của Việt Nam đương đại. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư thường tập trung vào đề tài cuộc sống của người dân miền Tây sông nước. Bà sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng vẫn giàu chất thơ, tạo nên những câu chuyện vừa chân thực vừa lãng mạn.  

 

DÀN Ý

Mở bài           Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả

- Trong dòng chảy của văn chương Việt Nam hiện đại, Nguyễn Ngọc Tư nổi lên như một nhà văn tiêu biểu với những tác phẩm mang đậm chất Nam Bộ.

- Truyện ngắn "Áo Tết" là một minh chứng rõ nét cho khả năng sáng tác tinh tế và giàu cảm xúc của bà.

            Khái quát những nét đặc sắc  của tác phẩm (chủ đề, hình thức nghệ thuật nổi bật).

-           Qua câu chuyện giản dị nhưng sâu lắng về tình bạn và sự chênh lệch về hoàn cảnh sống, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa rõ nét những mảnh đời nhỏ bé nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa.

Thân bài       Trình bày luận điểm về chủ đề tác phẩm.

 Nêu ngắn gọn nội dung chính của truyện ngắn:

 - Truyện kể về bé Em, một cô bé hạnh phúc với cuộc sống khá giả và những bộ quần áo mới cho ngày Tết. Ngược lại, bạn của bé Em, Bích lại sống trong một gia đình nghèo khó, chỉ có một bộ đồ mới cho Tết. Sự chênh lệch này đã khiến bé Em, dù rất muốn khoe chiếc áo đầm hồng mới, lại cảm thấy do dự khi nghĩ đến hoàn cảnh của bạn.

- Truyện viết về đề tài về tình bạn và sự đồng cảm giữa những đứa trẻ, một đề tài quen thuộc nhưng được Nguyễn Ngọc Tư khai thác theo cách rất đời thường và đầy tình cảm.

- Chủ đề của truyện là sự cảm thông và tình bạn chân thành, vượt qua mọi khác biệt về hoàn cảnh sống.

            Phân tích những lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ một vài khía cạnh nội dung chủ đề.

- Tác phẩm thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu giữa hai nhân vật chính, bé Em và Bích, qua các hành động nhỏ nhặt như chia sẻ, nhường nhịn và hy sinh cho nhau.

+ Bé Em: nhân vật chính được xây dựng với tính cách hồn nhiên, trong sáng và giàu tình cảm. Tính cách này được thể hiện qua việc bé Em thích khoe đồ mới và có lòng hiếu khách khi nhận ra hoàn cảnh khó khăn của bạn. Sự tinh tế và sâu sắc của tâm hồn bé Em khiến cho người đọc cảm thấy xúc động và có sự đồng cảm.

+ Bích: Bạn của bé Em, mặc dù đối diện với hoàn cảnh khó khăn, nhưng vẫn giữ được sự lạc quan và vui vẻ. Sự lạc quan này không chỉ làm cho nhân vật trở nên đáng yêumà còn là nguồn động viên cho người đọc.

-> Truyện khắc họa nhân vật chân thực, sinh động từ đó giúp độc giả hiểu rõ hơn về tâm trạng và suy nghĩ của họ.

- Tác giả sử dụng những tình huống đời thường để nhấn mạnh vào giá trị của tình bạn và lòng nhân ái, giúp độc giả nhận ra ý nghĩa sâu sắc của việc hiểu biết và chia sẻ.

Thông điệp:

- "Áo Tết" mang lại một thông điệp tích cực và ý nghĩa về tình bạn và lòng nhân ái. Từ câu chuyện, chúng ta học được rằng tình bạn không phải chỉ dựa vào những điều vật chất mà còn là sự hiểu biết và chia sẻ. Đồng thời, việc trân trọng những giá trị tốt đẹp của tuổi thơ cũng là một yếu tố quan trọng để làm giàu cuộc sống.

            Trình bày luận điểm về những nét đặc sắc nghệ thuật.

Truyện “Áo tết” của Nguyễn Ngọc Tư có nhiều nét đặc sắc về mặt nghệ thuật: cốt truyện, ngôi kể, tình huống huống truyện, ngôn ngữ, hình ảnh,…

            Phân tích lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm.

- Truyện có cốt truyện đơn giản nhưng sâu sắc, tập trung vào một tình huống nhỏ để từ đó làm nổi bật lên chủ đề của truyện.

- Ngôi kể thứ ba, với điểm nhìn khách quan, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và đồng cảm với các nhân vật.

- Cách dựng tình huống trong truyện rất khéo léo, khi Nguyễn Ngọc Tư chọn một chi tiết nhỏ - chiếc áo đầm hồng - để khai thác sự chênh lệch về hoàn cảnh sống của hai cô bé.

- Cách khắc họa nhân vật qua lời nói, hành động và suy nghĩ cũng rất tinh tế, giúp người đọc cảm nhận được rõ nét tính cách và tâm hồn của từng nhân vật trong câu chuyện này.

- Ngôn ngữ truyện mộc mạc, giản dị nhưng giàu cảm xúc, mang đậm chất Nam Bộ, tạo nên một giọng điệu trầm lắng, nhẹ nhàng nhưng thấm đượm tình người.

Kết bài           Khẳng định lại ý kiến về chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

 - Truyện "Áo Tết" của Nguyễn Ngọc Tư đã thành công trong việc tạo dựng một câu chuyện giản dị nhưng sâu sắc về tình bạn và lòng nhân ái.

- Sự sắc sảo trong việc xây dựng nhân vật, cốt truyện và ngôn từ, cùng lối kể chuyện giản dị đã khắc họa thành công khía cạnh của tâm hồn của con người, khiến cho tác phẩm trở nên đặc sắc và gần gũi với độc giả.

            Nêu suy nghĩ, cảm xúc hoặc bài học rút ra được từ tác phẩm.

- Truyện không chỉ giúp ta nhận thức được giá trị của tình bạn mà còn nhắc nhở ta về trách nhiệm đối với những người xung quanh, đặc biệt là trong cuộc sống đầy rẫy những bất công.

0
Viết bài văn nghị luận tác phẩm truyện ngắn Lụm còi của nhà văn Nguyễn Ngọc TưLỤM CÒITôi quyết định rồi, tôi sẽ bỏ nhà đi bụi đời […]. Tôi quyết định đến ngã tư chỗ rẽ về nhà ngoại, thể nào lúc ba mẹ cuống cuồng chạy đi tìm cũng qua đây […]Ở đó, tôi gặp thằng Lụm.[…] Thằng Lụm rờ cái cặp đầy nhóc quần áo tôi:- Mầy đi đâu mà ngồi đây?Tôi nói dõng dạc để...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận tác phẩm truyện ngắn Lụm còi của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư

LỤM CÒI

Tôi quyết định rồi, tôi sẽ bỏ nhà đi bụi đời […]. Tôi quyết định đến ngã tư chỗ rẽ về nhà ngoại, thể nào lúc ba mẹ cuống cuồng chạy đi tìm cũng qua đây […]

Ở đó, tôi gặp thằng Lụm.

[…] Thằng Lụm rờ cái cặp đầy nhóc quần áo tôi:

- Mầy đi đâu mà ngồi đây?

Tôi nói dõng dạc để chứng tỏ con người mình đầy dũng cảm:

- Đi bụi đời

Nó chê liền:

- Tướng mầy mà đi bụi? Yếu như cọng bún mà nói đi bụi, mắc cười.

Tôi giận lắm, tuy nhiên để chứng tỏ mình là người lớn, tôi nhún vai ra chiều không chấp. Tôi hỏi lại nó ra đây làm cái gì. Nó nói, nó tìm má nó. Tôi hỏi má nó ở đâu, nó lắc đầu hỏng biết. Tôi hỏi tới:

- Sao kỳ vậy?

Thằng Lụm “còi” nhún vai, co mình lại tuồng như ngọn gió vừa bay qua lạnh lắm vậy.

- Hồi đó, hồi tao còn nhỏ ơi là nhỏ, má tao bỏ tao lại đây nè.

- Là sao?- tôi chưng hửng.

- Tao cũng đâu có biết. Chắc má tao gặp chuyện gì đó buồn lắm, nuôi không nổi tao nên bỏ tao lại đấy. Bởi vậy tao tên Lụm đó.

[…]

- Sao mày đi bụi? - thằng Lụm chợt hỏi/

- Ba tao – tôi chép miệng ra vẻ oan ức. Ba tao đánh tao.[…]

Giọng thằng Lụm vừa hồ hởi vừa có vẻ ganh tị.- Mày sướng thiệt (trời, bị đánh mà sướng nỗi gì). Vậy mà còn bỏ nhà đi. Đồ ngu!

Tự nhiên vậy rồi nó chửi tôi à. Tôi cãi:

- Mầy đâu có má có ba đâu có biết. Người lớn khó dữ lắm.

- Chẳng thà có má, có ba, bị rầy gì tao cũng chịu - thằng Lụm trở nên trầm ngâm, coi nó già quá trời!- Nhưng mầy đừng có lo, tao ngồi đây thể nào cũng gặp má tao thôi. Thế nào má đi qua má cũng nhìn ra tao. Mai mốt bị rầy, bị đòn cho đã. […]

Thằng Lụm “còi” làm tôi hối hận và nhớ ba mẹ quá chừng. Tôi muốn trở về. Tôi ngồi im lặng suy nghĩ trong khi thằng Lụm đứng dậy để nhìn mỗi khi có một lượt xe dừng lại trước đèn đỏ. Tôi chợt sợ quá, có khi nào ba mẹ giận bỏ tôi luôn như thằng Lụm không. Ba mẹ sẽ sanh nhiều thiệt nhiều em khác còn tôi thì biết kiếm đâu ra ba mẹ khác bay giờ. Tôi ngồi lo lắng đến mức, khi ba mẹ tôi ghé xe lại dưới đường tôi còn không hay. Thấy bóng mẹ đứng sịch trước mặt mình, tôi bật khóc:

- Con tính đâu ba mẹ bỏ con luôn rồi.

Mẹ không vồ vập ôm lấy tôi mà điềm đạm cầm bàn tay tôi bóp mạnh, còn ba thì vỗ vỗ vào đầu tôi.

- Con hư quá. Con đừng làm vậy ba mẹ buồn.

Thằng Lụm đứng trân trân nhìn tôi với đôi mắt buồn tủi. Tôi quẹt nước mắt bước lại gần nó, bất giác tôi gọi thằng Lụm bằng anh:

- Em về nghen, anh Lụm.

[…] Thằng Lụm cảm động, lắc đầu, nó nói trổng không:

- Mai mốt ra đây chơi, nghen mậy!

Tôi vừa ngoái vừa gật đầu. Ba tôi hỏi ai, tôi trả lời “Bạn con. Anh Lụm. Anh Lụm tội nghiệp lắm ba à…” không biết thằng Lụm “còi” có biết tôi đang kể về nó không mà nó nhìn theo xe tôi đến khuất thì thôi. Khi tôi ngoái lại, dưới đèn sáng rực, tôi thấy trong mắt nó lấp loáng những giọt nước.[…]

(Trích Lụm còi, In trong tập Xa Xóm Mũi, Nguyễn Ngọc Tư. NXB Kim Đồng, 2016)

* Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau, là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Chị thường viết về những mảnh đời éo le, bất hạnh trong cuộc sống thường nhật với giọng văn giản dị, giàu cảm xúc, đậm chất Nam bộ. Truyện ngắn Lụm còi là một trong những tác phẩm độc đáo như vậy của tác giả.

Dàn ý phân tích truyện ngắn “Lụm còi”

1. Mở bài

+ Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống, nơi con người được soi mình trong những dòng chảy của cảm xúc và suy tư.

+ Tác phẩm "Lụm Còi" của Nguyễn Ngọc Tư là một trong những câu chuyện đầy ý nghĩa, mang đậm chất Nam Bộ, nơi mà từng con chữ không chỉ kể chuyện mà còn chạm đến trái tim người đọc.

+ Nguyễn Ngọc Tư, một nữ nhà văn trẻ với phong cách viết giản dị, gần gũi nhưng sâu sắc, đã tạo nên những câu chuyện đầy tính nhân văn và chứa đựng những giá trị cuộc sống đáng quý.

+ Trong truyện ngắn "Lụm Còi", tác giả đã khắc họa chân thực và xúc động tình bạn giữa hai cậu bé – một người có gia đình đầy đủ nhưng lại cảm thấy thiếu thốn tình cảm, và một người mồ côi, luôn khát khao tình thương từ gia đình.

2. Thân bài

* Khái quát

+ Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976 tại Cà Mau, là một nữ nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt trong giai đoạn văn học đổi mới.

+ Những tác phẩm của bà thường mang âm hưởng của miền quê Nam Bộ, với giọng văn nhẹ nhàng, mềm mại.

+ Đặc biệt, Nguyễn Ngọc Tư rất giỏi trong việc khai thác những mảnh đời éo le, những số phận gặp nhiều khó khăn, bất hạnh, nhưng luôn ẩn chứa sự lạc quan, hy vọng.

+ Tác phẩm "Lụm Còi" của bà được kể theo ngôi thứ nhất qua điểm nhìn của nhân vật "tôi", một cậu bé đang trong giai đoạn nổi loạn, cảm thấy thiếu thốn tình cảm từ gia đình.

+ Cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một mạch truyện duy nhất – cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa nhân vật tôi và Lụm.

+ Truyện có ít nhân vật, trong đó hai nhân vật chính là tôi và Lụm, với Lụm là nhân vật trung tâm, làm nổi bật chủ đề về tình thương, sự đồng cảm và giá trị của gia đình.

Tóm tắt và nêu chủ đề

+ "Lụm Còi" là câu chuyện xoay quanh nhân vật "tôi", một cậu bé bị ba đánh và quyết định bỏ nhà đi bụi. Trên đường, cậu gặp Lụm, một cậu bé mồ côi được nhận nuôi bởi một người phụ nữ. Cuộc trò chuyện giữa hai cậu bé mở ra những suy nghĩ, nhận thức mới về cuộc sống, về giá trị của gia đình và tình thương.

+ Qua cuộc trò chuyện, nhân vật "tôi" dần nhận ra rằng sự hờn dỗi và quyết định bỏ nhà đi chỉ là một sự bồng bột, trong khi Lụm, dù thiếu thốn tình cảm gia đình, vẫn luôn hy vọng và chờ đợi sự trở về của mẹ.

+ Câu chuyện sự đối lập giữa hai hoàn cảnh sống, qua đó làm nổi bật giá trị của gia đình, tình thương và sự đồng cảm.

* Phân tích nhân vật chính

+ Mặc dù truyện có nhan đề “Lụm” nhưng nhân vật chính trong truyện là "tôi", một cậu bé cảm thấy bất mãn với gia đình và quyết định bỏ nhà đi bụi sau khi bị ba đánh.

+ Hoàn cảnh của cậu bé tuy không thiếu thốn về mặt vật chất, nhưng lại cảm thấy thiếu tình cảm và sự thấu hiểu từ gia đình.

+ Hành động bỏ nhà đi là biểu hiện của sự phản kháng, của nhu cầu tìm kiếm sự tự do và khẳng định bản thân.

+ Tuy nhiên, qua cuộc trò chuyện với Lụm, nhân vật "tôi" dần nhận ra rằng mình may mắn hơn rất nhiều so với Lụm – một cậu bé mồ côi, không có ba mẹ để mà hờn dỗi hay bị đánh.

+ Lời nói và suy nghĩ của Lụm khiến nhân vật "tôi" suy ngẫm và hối hận về hành động của mình.

=> Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nhân vật này để khắc họa sự mâu thuẫn trong suy nghĩ và cảm xúc của tuổi mới lớn, đồng thời làm nổi bật giá trị của gia đình và tình yêu thương.

* Phân tích các nhân vật khác

+ Một nhân vật khác rất quan trọng trong câu chuyện này là Lụm, một cậu bé mồ côi, sống nhờ sự cưu mang của một người phụ nữ. Lụm là hiện thân của sự thiếu thốn và khát khao tình thương từ mẹ. Dù hoàn cảnh khó khăn, phải tự kiếm sống, Lụm vẫn luôn giữ trong mình hy vọng về một ngày mẹ sẽ trở lại tìm cậu. Sự kiên nhẫn, lòng tin tưởng và sự lạc quan của Lụm trái ngược hoàn toàn với sự bồng bột, hờn dỗi của nhân vật "tôi".

=> Lụm là nhân vật làm nền, nhưng lại là yếu tố quan trọng giúp nhân vật "tôi" nhận ra giá trị của gia đình và tình thương.

=> Qua nhân vật Lụm, Nguyễn Ngọc Tư muốn nhấn mạnh rằng, dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu, con người vẫn cần phải giữ niềm tin và hy vọng vào tương lai.

* Đánh giá về nghệ thuật của đoạn trích

+ Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một mạch truyện duy nhất để khắc họa rõ nét sự phát triển tâm lý của nhân vật chính.

+ Ngôi kể thứ nhất qua điểm nhìn của nhân vật "tôi" giúp người đọc dễ dàng đồng cảm và hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật này.

+ Cách dựng tình huống của truyện cũng rất tự nhiên, không kịch tính nhưng lại sâu lắng, khiến người đọc phải suy ngẫm.

+ Cách khắc họa nhân vật thông qua dòng nội tâm và hành động, lời nói giúp làm nổi bật sự đối lập giữa hai hoàn cảnh sống, đồng thời truyền tải được thông điệp về giá trị của gia đình và tình thương.

+ Ngôn ngữ trong truyện giản dị, gần gũi nhưng tinh tế, giàu cảm xúc. Nguyễn Ngọc Tư sử dụng những câu văn nhẹ nhàng, mang đậm chất Nam Bộ, với những hình ảnh và phép so sánh độc đáo, giúp người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận được về hoàn cảnh của từng nhân vật.

=>Nghệ thuật kể chuyện là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm này.

Đánh giá chung và liên hệ

+ Tác phẩm "Lụm Còi" của Nguyễn Ngọc Tư là một câu chuyện giản dị nhưng đầy ý nghĩa, được viết bằng giọng văn mềm mại, thấm đẫm tình người.

+ Truyện đã khắc họa rõ nét sự đối lập giữa hai hoàn cảnh sống, qua đó làm nổi bật giá trị của gia đình và tình yêu thương.

+ Thông qua câu chuyện, tác giả gửi gắm thông điệp về ý nghĩa của tình cảm gia đình trong cuộc sống mỗi con người, đồng thời nhắc nhở người đọc biết trân trọng và giữ gìn tình cảm thiêng liếng ấy.

+ Nguyễn Ngọc Tư đã thành công trong việc tạo ra một câu chuyện giản dị nhưng sâu sắc, khiến người đọc phải suy ngẫm và trăn trở.

+ So sánh với những tác phẩm cùng đề tài, truyện ngắn “Lụm” vẫn có một nét rất riêng, rất khác biệt.

3. Kết bài

+ "Lụm Còi" là một tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Ngọc Tư, không chỉ vì cách kể chuyện mộc mạc mà sâu lắng, mà còn vì những giá trị nhân văn mà nó truyền tải.

+ Tác phẩm khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc sâu sắc về tình thương, sự đồng cảm và giá trị của gia đình.

+ Đồng thời, nó cũng nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm giữ gìn và trân trọng những giá trị ấy.

+ Sức sống của truyện không chỉ nằm ở câu chữ mà còn ở thông điệp, khiến nó mãi mãi ghi dấu trong lòng người đọc.

0