K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Đèn và trăng     Đây là một câu ca dao, cũng là một cuộc đối thoại tay ba nhiều kịch tính.     Thoạt đầu, đây là một cuộc tranh tài, khoe khôn, khoe giỏi của đèn và trăng (chắc là chẳng ai chịu kém cạnh, chẳng ai muốn thừa nhận bên kia). Nhân vật thứ ba, có thể gọi là trí khôn của nhân dân, phân xử bằng cách...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Đèn và trăng

     Đây là một câu ca dao, cũng là một cuộc đối thoại tay ba nhiều kịch tính.

     Thoạt đầu, đây là một cuộc tranh tài, khoe khôn, khoe giỏi của đèn và trăng (chắc là chẳng ai chịu kém cạnh, chẳng ai muốn thừa nhận bên kia). Nhân vật thứ ba, có thể gọi là trí khôn của nhân dân, phân xử bằng cách đặt ra cho mỗi bên một câu hỏi. Hỏi để được trả lời. Và có thể không trả lời cũng vẫn phải ngẫm nghĩ về câu hỏi ấy, rồi tự rút ra kết luận... Cái khéo của câu ca dao có kịch tính và triết lí chính ở chỗ này.

        Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
   Đèn ra trước gió được chăng hỡi đèn?
       Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
  Sao trăng lại phải chịu luồn đám mây?

     Thế là ai cũng giỏi và ai cũng có những mặt kém. Chuyện trăng và đèn, cũng là chuyện con người thôi! Các cụ ngày xưa cũng dạy: Không ai vẹn mười cả (nhân vô thập toàn). Hiện đại hay cổ xưa, ở nơi này hay nơi khác, nhìn nhận và đánh giá con người, luôn là khó khăn. Nhìn nhận, quan trọng nhất là sắc sảo. Đánh giá, cần thiết là sự bao dung, có tình có lí. Chúng ta đều biết câu tục ngữ: "Năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn.". Hình ảnh rõ và quá gần gũi. Triết lí thì sâu sắc. Ngay ngón tay trên bàn tay một con người còn rất khác nhau, nữa là con người trong xã hội. Xoè bàn tay nhìn, ta đã có một lời khuyên đầy nhân hậu, bao dung và cụ thể. Tuy nhiên, đôi với câu chuyện đèn và trăng thì sự gợi mở cho những suy nghĩ về bản thân là sâu sắc hơn cả. Sự tự nhìn nhận và đánh giá mình là yêu cầu thường xuyên, nhưng cũng là khó khăn nhất. Nếu bạn là trăng thì đâu là các loại mây có thể che mờ ánh sáng? Nếu là đèn (Ta nghĩ lại, cái đèn ở trong câu này là thứ đèn rất cổ. Có thể chỉ là một đĩa dầu - dầu lạc, dầu vừng,... với một sợi bấc đặt trong đĩa. Như câu này trong Kiều: "Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao".) thì gió sẽ tự phía nào? Tránh gió chăng, hay che chắn cách nào?

      Suy rộng ra, chuyện đèn và trăng chính là việc cần biết người, biết mình; mà quan trọng hơn là biết mình. Biết mình để làm gì? Chủ yếu để sửa mình. Đó là con đường chắc chắn nhất để phát triển, dù là một cá nhân, hay một nhóm, hay cả cộng đồng. Không tự biết mình, biết sai mà không sửa, đó chắc chắn là mầm sống của lụi tàn, thua kém, diệt vong,...

(Theo Phạm Đức, qdnd.vn, 28-2-2008)

Câu 1. Xác định kiểu văn bản của văn bản trên.

Câu 2. Vấn đề được đề cập đến trong văn bản là gì? 

Câu 3. Để làm sáng tỏ cho vấn đề, tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào?

Câu 4. Mục đích và nội dung của văn bản trên là gì?

Câu 5. Nhận xét cách lập luận của tác giả trong văn bản.

0
Đọc đoạn trích sau:[…]Nhớ năm Giôn-xơn đánh phá liên miênCháu sơ tán tận trên Hà Bắc,Ba mươi Tết, đạp về quê cập rập,Đêm không trăng, bà đi nấu xoong chèBếp nhỏ lui cui che chắn bốn bềIn hệt túp lều năm xưa kháng chiến(Có con chim xa kêu mùa vải chínĐom đóm bay xanh đặc cả cây vườn!)Cái năm cuối cùng bom đạn Ních-xơnBà sơ tán tận trên Triều KhúcLàng xa tắp, nằm kề bên Bến...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

[…]

Nhớ năm Giôn-xơn đánh phá liên miên
Cháu sơ tán tận trên Hà Bắc,
Ba mươi Tết, đạp về quê cập rập,
Đêm không trăng, bà đi nấu xoong chè
Bếp nhỏ lui cui che chắn bốn bề
In hệt túp lều năm xưa kháng chiến
(Có con chim xa kêu mùa vải chín
Đom đóm bay xanh đặc cả cây vườn!)

Cái năm cuối cùng bom đạn Ních-xơn
Bà sơ tán tận trên Triều Khúc
Làng xa tắp, nằm kề bên Bến Đục,
Giếng thơi xa, đi kéo nước một mình!
Cháu lên thăm, thắc thỏm mãi không đành,
Sắp đặt vội, để còn vào Quảng Trị,
Bà an ủi: “Dào ôi! Mày cứ vẽ,
Vào trong kia còn bom đạn bao nhiêu!”

Bãi cỏ lau già, bà đứng, dáng xiêu xiêu,
Cành xoan mảnh trên tay làm gậy chống.
Gió xa tắp, đồng tháng Năm lồng lộng,
Tóc phơ phơ, hắt đỏ ráng chiều...

Và cháu đi, không kịp nghĩ chi nhiều
Đến những ngày bà bắt đầu đau yếu...
Tháng Tám nước to, chỗ bà khuất nẻo,
Tháng Mười hai, dồn dập B.52!

Mười năm rồi, bà ạ!
Cháu chẳng có gì hơn trong phút tiễn đưa bà!

Giờ bà đã nằm trên đất đồng làng
Con đường cũ cháu về. Gắt gao màu nắng đỏ.
Cuộc đời bà đã qua tất cả
Lẳng lặng, khiêm nhường, không dấu tích gì!

Mười năm
Cháu dần lớn, nên người.
Rất nhiều điều phải đi đến tận cùng,
Chỉ có lòng bà thương
Đi bao giờ hết được?

              (Bằng Việt, Tuyển tập thơ Bằng Việt)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

Câu 2. Chủ đề của đoạn trích là gì?

Câu 3. Xác định nghĩa của từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau

a. Bà an ủi: “Dào ôi! Mày cứ vẽ,
Vào trong kia còn bom đạn bao nhiêu!”

b. Trong bức tranh, nét vẽ của con bé còn non.

Câu 4. Hình ảnh người bà được thể hiện thế nào thông qua các từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ sau?

Cái năm cuối cùng bom đạn Ních-xơn
Bà sơ tán tận trên Triều Khúc
Làng xa tắp, nằm kề bên Bến Đục,
Giếng thơi xa, đi kéo nước một mình!
Cháu lên thăm, thắc thỏm mãi không đành,
Sắp đặt vội, để còn vào Quảng Trị,
Bà an ủi: “Dào ôi! Mày cứ vẽ,
Vào trong kia còn bom đạn bao nhiêu!”

Bãi cỏ lau già, bà đứng, dáng xiêu xiêu,
Cành xoan mảnh trên tay làm gậy chống.
Gió xa tắp, đồng tháng Năm lồng lộng,
Tóc phơ phơ, hắt đỏ ráng chiều...

Câu 5. Từ nội dung của bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về giá trị của tình cảm gia đình đối với mỗi người?

0
(4,0 điểm) Đọc văn bản sau:     Tóm lược: Nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ lấy cảm hứng từ cốt truyện dân gian dựng nên vở kịch nói nổi tiếng cùng tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Vở kịch kể về bi kịch của Trương Ba – một người làm vườn hiền lành, đức độ nhưng vì một sự cố, linh hồn ông phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt phàm tục. Sự khác biệt giữa linh hồn...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản sau:

     Tóm lược: Nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ lấy cảm hứng từ cốt truyện dân gian dựng nên vở kịch nói nổi tiếng cùng tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Vở kịch kể về bi kịch của Trương Ba – một người làm vườn hiền lành, đức độ nhưng vì một sự cố, linh hồn ông phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt phàm tục. Sự khác biệt giữa linh hồn thanh cao và thân xác đầy bản năng tạo ra mâu thuẫn lớn, khiến Trương Ba ngày càng đau khổ. Ông phải đối mặt với sự thay đổi từ chính mình khi bắt đầu bị ảnh hưởng bởi những đòi hỏi bản năng của thân xác. Đồng thời, gia đình và những người thân yêu cũng dần xa lánh ông vì không còn nhận ra người Trương Ba trước kia. Trong tâm trạng giằng xé, ông có một cuộc đối thoại đầy căng thẳng với chính thân xác hàng thịt – nơi cả hai bên vạch trần những xung đột sâu sắc giữa linh hồn và thể xác. Đoạn trích sau là phần đầu chương 7 của vở kịch, tái hiện “Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác”.

     (Trên sân khấu, hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện hình lờ mờ trong dáng nhân vật Trương Ba thật. Thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân xác.)

Xác hàng thịt: (bắt đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác...

Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lý, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù...

Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!

Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!

Xác hàng thịt: Có thật thế không?

Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…

Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà tôi... Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại... Đêm hôm đó, suýt nữa thì...

Hồn Trương Ba: Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày...

Xác hàng thịt: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ! Tôi chỉ trách là sao đêm ấy ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của!... Này, nhưng ta nên thành thật với nhau một chút: Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao? Để thoả mãn tôi, chẳng lẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì? Nào, hãy thành thật trả lời!

Hồn Trương Ba: Ta... ta... đã bảo mày im đi!

Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã hoà với nhau làm một rồi!

Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn...

Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!

Hồn Trương Ba: (bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa!

Xác hàng thịt: (lắc đầu) Ông cứ việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu! Mà đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông toé máu mồm máu mũi không? Cơn giận của ông lại có thêm sức mạnh của tôi... Ha ha!

Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.

Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải lỗi tại tôi... (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác… Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác... Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!

Hồn Trương Ba: Nhưng... Nhưng...

Xác hàng thịt: Hãy công bằng hơn, ông Trương Ba ạ! Từ nãy tới giờ chỉ có ông nặng lời với tôi, chứ tôi thì vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ (thì thầm). Tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn...

Hồn Trương Ba: Chiều chuộng?

Xác hàng thịt: Chứ sao? Tôi thông cảm với những “trò chơi tâm hồn của ông”. Nghĩa là: Những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hà, miễn là... ông vẫn làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát của tôi!

Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện!

Xác hàng thịt: Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ của tôi đâu, tôi chỉ nhắc lại những điều ông vẫn tự nói với mình và với người khác đấy chứ! Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!

Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời!

Xác hàng thịt: (an ủi) Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng rất cần đến ông. Thôi, đừng cãi cọ nhau nữa! Chẳng còn cách nào khác đâu! Phải sống hoà thuận với nhau thôi! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này!

      (Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến đi. Chỉ còn lại xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chõng... Vợ Trương Ba vào.)

(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Tôi và chúng ta, NXB Kim Đồng, 2021)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định mâu thuẫn chính trong đoạn trích trên.

Câu 2. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

Câu 3. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt “thuận” trong những câu sau:

a. Phải sống hoà thuận với nhau thôi!

b. Thuyền thuận gió lao đi vun vút.

Câu 4. Phân tích một số lời thoại mà anh/chị cho rằng có tác dụng trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Trương Ba.

Câu 5. Anh/ chị đồng tình hay phản đối với những lập luận của phần xác anh hàng thịt trong đoạn trích trên. Hãy lí giải quan điểm của bản thân bằng đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 dòng.

0
30 tháng 3

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những ước mơ, khát vọng riêng biệt. Tuy nhiên, ngoài những mong muốn cá nhân, mỗi chúng ta còn phải đối diện với kỳ vọng của gia đình, đặc biệt là trong thời điểm quan trọng như việc chọn ngành nghề, định hướng tương lai. Làm thế nào để dung hòa những mong muốn của bản thân và kỳ vọng của gia đình là một câu hỏi không dễ dàng và cần có sự suy nghĩ, cân nhắc kỹ lưỡng.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ kỳ vọng của gia đình và mong muốn của bản thân. Gia đình luôn là người quan tâm và yêu thương chúng ta nhất, họ đặt ra kỳ vọng dựa trên những gì họ cho là tốt nhất cho con cái, thường là một công việc ổn định, có thu nhập cao, hoặc những thành công trong xã hội. Tuy nhiên, đôi khi những kỳ vọng này có thể không phù hợp với sở thích hay đam mê của chúng ta. Chính vì thế, bước đầu tiên là lắng nghe và hiểu rõ quan điểm của gia đình về tương lai của mình, nhưng cũng cần xác định rõ ràng những ước mơ và sở thích cá nhân.

Thứ hai, để dung hòa giữa mong muốn bản thân và kỳ vọng gia đình, cần phải có sự trao đổi thẳng thắn và cởi mở. Việc chia sẻ với gia đình về những đam mê, mục tiêu cá nhân là rất quan trọng. Điều này giúp gia đình hiểu rõ hơn về quyết định của chúng ta và những lý do đằng sau lựa chọn đó. Một cuộc trò chuyện thẳng thắn sẽ giúp giảm bớt sự lo lắng của gia đình khi thấy con cái đi theo con đường không phải lúc nào cũng an toàn. Đồng thời, chúng ta cũng cần lắng nghe và tôn trọng những lý lẽ của họ, vì đôi khi những kỳ vọng đó xuất phát từ tình yêu thương và sự lo lắng cho chúng ta.

Thứ ba, chúng ta cần tìm cách kết hợp những mong muốn cá nhân với kỳ vọng của gia đình một cách hợp lý. Đôi khi, không phải là phải lựa chọn giữa hai điều mà là làm thế nào để cả hai đều được thỏa mãn. Ví dụ, nếu bạn yêu thích nghệ thuật nhưng gia đình lại muốn bạn theo đuổi một ngành nghề ổn định, bạn có thể tìm cách kết hợp giữa đam mê và công việc thực tế. Bạn có thể theo học một ngành nghề ổn định, đồng thời duy trì việc theo đuổi nghệ thuật như một sở thích, hoặc thậm chí phát triển nghệ thuật như một nghề tay trái. Điều này không chỉ giúp bạn giữ vững đam mê mà còn đáp ứng được kỳ vọng của gia đình.

Cuối cùng, sự quyết đoán và kiên trì là yếu tố không thể thiếu. Sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng và có sự trao đổi thẳng thắn với gia đình, nếu bạn chắc chắn rằng con đường mình chọn là đúng đắn và có khả năng thành công, hãy kiên quyết theo đuổi mục tiêu của mình. Thành công không đến từ sự dễ dàng mà là từ sự kiên trì, nỗ lực không ngừng. Đồng thời, chúng ta cũng cần chứng minh cho gia đình thấy rằng sự lựa chọn của mình không phải là một quyết định bốc đồng mà là một con đường có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy trách nhiệm.

Tóm lại, để dung hòa mong muốn của bản thân và kỳ vọng của gia đình, chúng ta cần sự lắng nghe, thấu hiểu và trao đổi cởi mở. Mỗi quyết định trong cuộc sống đều cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và có sự hợp lý. Bằng cách tìm ra điểm cân bằng giữa đam mê và kỳ vọng, chúng ta không chỉ có thể đạt được ước mơ của mình mà còn nhận được sự ủng hộ và đồng hành từ gia đình.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5. (Trình bày ngắn gọn)​ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG ĐÁYDòng sông lặng ngắt như tờ,Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.Bốn bề phong cảnh vắng teo,Chỉ nghe cót két, tiếng chèo thuyền nan.Lòng riêng, riêng những bàn hoàn(1)Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng.Thuyền về, trời đã rạng đông,Bao la nhuốm một...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5. (Trình bày ngắn gọn)

​ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG ĐÁY

Dòng sông lặng ngắt như tờ,

Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.

Bốn bề phong cảnh vắng teo,

Chỉ nghe cót két, tiếng chèo thuyền nan.

Lòng riêng, riêng những bàn hoàn(1)

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng.

Thuyền về, trời đã rạng đông,

Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi.

Viết ngày 18 - 8 - 1949

(Đi thuyền trên sông Đáy, Hồ Chí Minh, nguồn: https://www.thivien.net/)

Chú thích:

- Bài thơ "Đi thuyền trên sông Đáy" được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác năm 1949 trong một lần Bác từ Khấu Lấu (thuộc xã Tân Trào) xuôi thuyền về huyện lỵ Sơn Dương thăm một lớp học của cán bộ kháng chiến.

- (1) Sử dụng hình thức lẩy Kiều (sửa chữa hay thay đổi một vài chữ trong câu Kiều nhằm diễn đạt một đề tài): Ở đây, tác giả mượn lời một câu thơ trong Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du (Câu 771: Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn).

Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết thể thơ của văn bản.

Câu 2. Liệt kê những dòng thơ miêu tả thiên nhiên có trong bài thơ. 

Câu 3. Phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Dòng sông lặng ngắt như tờ,

Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau?

Lòng riêng, riêng những bàn hoàn,

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng. 

Câu 5. Thông điệp anh/chị rút ra từ bài thơ là gì? (Viết đoạn văn từ 5 - 7 dòng)

1
30 tháng 3

Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình của bài thơ.
Đáp án: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tôi (bài thơ viết ở ngôi thứ nhất), có thể là Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc một người đại diện cho ý chí, tâm tư của Bác. Nhân vật này thể hiện những suy tư, cảm xúc về cảnh vật và tình hình đất nước trong thời kỳ kháng chiến.

Câu 2: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên trong bài thơ.
Đáp án:

Từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên:

"Dòng sông lặng ngắt như tờ"
"Bốn bề phong cảnh vắng teo"
"Thuyền về, trời đã rạng Đông"
"Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi"
Những hình ảnh này miêu tả sự tĩnh lặng của thiên nhiên, không gian vắng lặng, tĩnh mịch, hòa hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai dòng thơ: "Lòng riêng, riêng những bàng hoàng, Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng."
Đáp án:

Tác dụng của biện pháp ẩn dụ:

"Lòng riêng, riêng những bàng hoàng": Cụm từ này ẩn dụ cho tâm trạng của nhân vật trữ tình. "Bàng hoàng" không chỉ là cảm xúc lo lắng mà còn thể hiện sự suy tư, trăn trở về vận mệnh của đất nước.
"Giang san Tiên Rồng": Đây là ẩn dụ chỉ đất nước Việt Nam (Tiên Rồng là biểu tượng của sự vĩ đại và thiêng liêng), thể hiện sự lo lắng của nhân vật trữ tình về sự nghiệp khôi phục và xây dựng đất nước, mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa dân tộc.
Biện pháp ẩn dụ này làm nổi bật cảm xúc sâu sắc của nhân vật trữ tình, thể hiện nỗi lo âu, khát khao và quyết tâm bảo vệ, xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.

Câu 4: Phân tích mạch vận động của cảm xúc ở hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối.
Đáp án:

Hai dòng thơ đầu: "Dòng sông lặng ngắt như tờ, / Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo."

Cảm xúc ở đây là sự tĩnh lặng, yên bình của thiên nhiên, nhưng cũng chứa đựng sự bâng khuâng, trăn trở. Dòng sông lặng lẽ như tờ giấy, thuyền chờ đợi trăng gợi lên không gian tĩnh mịch, như một khung cảnh phù hợp để suy tư, chiêm nghiệm.
Hai dòng thơ cuối: "Thuyền về, trời đã rạng Đông, / Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi."

Cảm xúc chuyển từ trạng thái lặng lẽ, trầm tư sang một cảm giác tươi sáng, đầy hy vọng. "Trời đã rạng Đông" tượng trưng cho sự khởi đầu mới, "Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi" mang đến hình ảnh đất nước trong tương lai tươi sáng, đầy hy vọng và tiềm năng. Đây là dấu hiệu của sự phục hồi, của một thời kỳ mới, giàu sức sống.
Câu 5: Từ tâm thế của nhân vật trữ tình trong bài thơ, Anh/Chị hãy bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
Đáp án: Từ tâm thế của nhân vật trữ tình trong bài thơ, người đọc có thể thấy rằng, sự lo lắng về sự phục hồi và phát triển đất nước là điều mà bất kỳ ai, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần phải quan tâm. Bài thơ thể hiện sự trăn trở về giang sơn Tiên Rồng, đất nước sau chiến tranh. Điều này nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay về trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Trách nhiệm của thế hệ trẻ:

Học tập và rèn luyện: Thế hệ trẻ cần học hỏi, trang bị kiến thức để có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Kiến thức là nền tảng vững chắc để xây dựng một đất nước giàu mạnh.
Đoàn kết và yêu nước: Cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy, tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước là nguồn sức mạnh vô tận, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Làm việc cống hiến: Thế hệ trẻ cần cống hiến sức lực, tài năng để xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Mỗi công dân là một phần quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước.
Bài thơ "Đi thuyền trên sông Đáy" chính là một lời nhắc nhở về sự khôi phục và phát triển đất nước sau chiến tranh, mà trong đó thế hệ trẻ phải là người gánh vác, tiếp nối truyền thống yêu nước, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây. THƠ TÌNH CUỐI MÙA THUCuối trời mây trắng bayLá vàng thưa thớt quáPhải chăng lá về rừngMùa thu đi cùng...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây. 

THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU

Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay

Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ

Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may

(Trích Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984)

Chú thích: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân  thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. Xuân Quỳnh viết "Thơ tình cuối mùa thu" khi chị không còn ở tuổi đôi mươi mà đã là người phụ nữ trải qua nhiều biến động của cuộc đời. Bài thơ như một cách để Xuân Quỳnh trải lòng mình về tình yêu sau nhiều sóng gió. 

1
30 tháng 3

Câu 1:
Suy nghĩ về ý nghĩa của việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống

Văn hóa truyền thống là tài sản quý giá của mỗi dân tộc, bao gồm những phong tục, tập quán, lễ hội, ngôn ngữ, nghệ thuật, và các giá trị tinh thần truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống không chỉ giúp bảo tồn bản sắc dân tộc mà còn tạo ra sự gắn kết cộng đồng. Các giá trị văn hóa này giúp con người hiểu rõ nguồn gốc, cội nguồn của mình, từ đó tạo dựng niềm tự hào dân tộc, củng cố lòng yêu nước và trách nhiệm bảo vệ đất nước. Hơn nữa, những giá trị văn hóa truyền thống còn giúp con người phát triển nhân cách, hình thành những phẩm chất tốt đẹp như lòng nhân ái, sự tôn trọng gia đình, cộng đồng. Trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay, việc gìn giữ văn hóa truyền thống càng trở nên quan trọng, bởi chúng giúp mỗi cá nhân không bị mất đi bản sắc trong dòng chảy của sự thay đổi không ngừng. Đồng thời, phát huy giá trị văn hóa truyền thống còn là cách để chúng ta quảng bá, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của dân tộc với bạn bè quốc tế, góp phần xây dựng hình ảnh đất nước trong mắt thế giới.


Câu 2:
Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Thơ tình cuối mùa thu" của Xuân Quỳnh

"Thơ tình cuối mùa thu" là một trong những bài thơ nổi bật của Xuân Quỳnh, thể hiện một tình yêu sâu sắc, đằm thắm và đầy cảm xúc. Được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi tác giả đã trải qua những biến động của cuộc đời, bài thơ không chỉ là lời thổn thức của tình yêu mà còn là sự suy tư về thời gian, về sự thay đổi trong tình cảm và cuộc sống.

Nội dung bài thơ:
Bài thơ mở đầu với cảnh mùa thu đang dần qua đi, lá vàng rơi, mùa thu không còn ở lại nữa, mà cùng với lá, mùa thu ra đi vào không gian mênh mang của biển cả và cánh đồng hoa cúc. Hình ảnh "chỉ còn anh và em" trong đoạn thơ này thể hiện sự khẳng định tình yêu sâu đậm của hai người giữa dòng chảy của thời gian. Mặc dù mùa thu đi qua, dù cuộc đời có nhiều thay đổi, nhưng tình yêu của họ vẫn còn ở lại, vững vàng như hàng cây qua mùa gió bão, như dòng sông đã yên bình sau những thác lũ. Tác giả sử dụng những hình ảnh quen thuộc của mùa thu để làm nền tảng cho những suy nghĩ sâu sắc về tình yêu và thời gian.

Trong đoạn thơ thứ hai, "Chỉ còn anh và em" như một lời nhắc nhở về sự tồn tại của tình yêu giữa những biến động của cuộc sống. Những cảm giác xao động, sự thay đổi trong cảm xúc qua hình ảnh "lối đi quen bỗng lạ" hay "cỏ lật theo chiều mây" tạo nên một không gian vừa ấm áp, vừa có chút bâng khuâng, tiếc nuối. Điều này thể hiện sự thay đổi không ngừng của thời gian và tình cảm con người.

Nghệ thuật:
Bài thơ sử dụng các hình ảnh thiên nhiên như lá vàng, mùa thu, gió heo may để làm nền cho tình yêu và những suy tư về thời gian. Hình ảnh mùa thu, đặc biệt là lá vàng rơi, được tác giả sử dụng như một biểu tượng cho sự chia ly, sự trôi qua của thời gian, nhưng đồng thời cũng là minh chứng cho sự tồn tại mãi mãi của tình yêu chân thành. Xuân Quỳnh khéo léo sử dụng lối viết ngắn gọn, đầy ẩn ý để biểu đạt những suy nghĩ sâu sắc về tình yêu, về sự bền vững của mối quan hệ giữa anh và em, mặc cho những thay đổi của cuộc sống.

Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện sự giao hòa giữa các yếu tố hiện thực và mơ mộng. Cảm xúc trong thơ vừa lãng mạn, vừa thực tế, thể hiện một tình yêu vững bền giữa những thử thách của cuộc sống. Việc sử dụng các phép so sánh như "tình ta như hàng cây đã qua mùa gió bão" hay "tình ta như dòng sông đã yên ngày thác lũ" làm tăng sức mạnh biểu cảm cho bài thơ.

Tóm lại, "Thơ tình cuối mùa thu" của Xuân Quỳnh là một tác phẩm nổi bật thể hiện sự đắm say trong tình yêu và sự chiêm nghiệm về thời gian. Qua những hình ảnh mộc mạc, những câu thơ giản dị nhưng sâu sắc, tác giả đã gửi gắm thông điệp về tình yêu vĩnh cửu, luôn tồn tại và bền vững dù thời gian có trôi đi.


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5. (Trình bày ngắn gọn)LỄ BUỘC CHỈ CỔ TAY - PHONG TỤC ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI LÀO      Lễ buộc chỉ cổ tay (còn gọi là lễ Sou khoẳn) thường được người Lào tổ chức trong các dịp quan trọng, như: Bunpimay (Tết Lào), lễ cưới hỏi, ma chay, lễ tân gia… Lễ buộc chỉ tay của người Lào có nhiều ý...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5. (Trình bày ngắn gọn)

LỄ BUỘC CHỈ CỔ TAY - PHONG TỤC ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI LÀO

      Lễ buộc chỉ cổ tay (còn gọi là lễ Sou khoẳn) thường được người Lào tổ chức trong các dịp quan trọng, như: Bunpimay (Tết Lào), lễ cưới hỏi, ma chay, lễ tân gia… Lễ buộc chỉ tay của người Lào có nhiều ý nghĩa khác nhau, nếu được tổ chức vào dịp năm mới thì lễ buộc cổ chỉ tay để cầu may mắn cho bản thân và các thành viên trong gia đình; đối với đám cưới, lễ buộc chỉ cổ tay để chúc phúc cho cô dâu, chú rể; khi nhà có người ốm đau, gia đình tổ chức làm lễ để cầu sức khỏe cho người bị ốm; hay khi nhà có người mất thì họ hàng sẽ tổ chức lễ buộc chỉ cầu cho linh hồn được siêu thoát, con cháu được bình an...
      Lễ buộc chỉ cổ tay gồm 2 phần chính là nghi thức cúng và nghi thức buộc chỉ. Theo phong tục, nghi lễ phải được tổ chức ở nơi trang trọng nhất trong nhà, cơ quan. Người chủ trì nghi lễ theo nguyên tắc là Mophon (thầy cúng), nhà sư, nhà sư đã hoàn tục hoặc các bậc cao niên có uy tín trong dòng tộc, dòng họ làm lễ buộc chỉ cổ tay. Để chuẩn bị mâm lễ cúng, quan trọng nhất là tháp chỉ, các sợi chỉ được buộc vào mâm cúng và đủ dài để người dự lễ có thể nắm được, xung quanh tháp chỉ có thể trang trí hoa, trên đỉnh có cắm một cây nến vàng; lễ vật cúng gồm trứng luộc, thịt lợn, nước, cơm nếp, bánh kẹo…

       Chuẩn bị tiến hành lễ, tất cả những người tham dự sẽ ngồi xung quanh mâm cúng, khi tiến hành lễ, mỗi người tham dự sẽ dùng ngón cái của bàn tay trái kẹp một phần của sợi chỉ và truyền phần còn lại cho những người ngồi sau cứ thế kéo dài cho đến bao giờ hết sợi chỉ mới thôi. Ðến giờ lành, thầy cúng sẽ châm cây nến vàng trên đỉnh của mâm lễ và bắt đầu bài khấn, mọi người ngồi xung quanh mâm cúng, tay trái cầm sợi chỉ, tay phải chạm nhẹ vào mâm, những người ngồi xa, không với tới mâm thì vẫn chắp tay trái trước ngực, tay phải chạm nhẹ vào khuỷu tay của người ngồi phía trước để truyền lời nguyện của thầy cúng tới tất cả các thành viên. Khi cúng xong, thầy cúng cầm cuộn chỉ đã được chia thành nhiều đoạn buộc chỉ, đọc lời cầu phúc cho mọi người và phân phát cho người lớn, người cao tuổi để tiến hành buộc chỉ cổ tay cầu phúc, cầu an cho các con, cháu và khách tham dự lễ. Những người khác cũng lấy chỉ trên mâm cúng và buộc cho người khác để cầu phúc cho nhau. Theo quan niệm của người Lào, để những lời cầu chúc có hiệu nghiệm, người được buộc phải để sợi chỉ trên tay trong ít nhất ba ngày, không được tháo chỉ vì bất cứ lí do nào.

Ngữ văn 12, lễ buộc chỉ cổ tay của người Lào, olm

Lễ buộc chỉ cổ nhân dịp Bunpimay Lào

(Ảnh: Sabpanya Bilingual School)

       Phong tục buộc chỉ cổ tay của người Lào không chỉ độc đáo, mà còn mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh, khiến người được buộc chỉ cảm thấy bình an, hạnh phúc và phấn khởi hơn trong cuộc sống. Trải qua nhiều thập kỷ, người dân Lào vẫn giữ nguyên vẹn lễ buộc chỉ cổ tay vào các dịp đầu năm mới, cưới hỏi, ma chay... Ðây là lễ tục tâm linh mang đậm bản sắc dân tộc, vì thế cần được bảo tồn, giữ gìn trong thời kì hội nhập văn hóa như hiện nay.

(Nguyễn Cúc, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 4, ngày 17/4/2021)

Câu 1. Xác định đề tài của văn bản. 

Câu 2. Đối tượng thông tin được đề cập đến trong văn bản là gì?  

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản.

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu văn Phong tục buộc chỉ cổ tay của người Lào không chỉ độc đáo, mà còn mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh, khiến người được buộc chỉ cảm thấy bình an, hạnh phúc và phấn khởi hơn trong cuộc sống.?

Câu 5. Văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về đối tượng thông tin?

1
30 tháng 3

Câu 1:
Đề tài của văn bản là Lễ buộc chỉ cổ tay - Phong tục độc đáo của người Lào.

Câu 2:
Đối tượng thông tin được đề cập đến trong văn bản là lễ buộc chỉ cổ tay của người Lào, một phong tục độc đáo với các nghi lễ và ý nghĩa tâm linh trong các dịp quan trọng của người Lào như Tết Lào, lễ cưới hỏi, ma chay, lễ tân gia...

Câu 3:
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là hình ảnh (ảnh minh họa về lễ buộc chỉ cổ tay trong dịp Bunpimay Lào). Tác dụng của việc sử dụng hình ảnh là minh họa sinh động cho phong tục này, giúp người đọc dễ hình dung về không gian lễ hội và sự trang trọng trong nghi lễ. Đồng thời, hình ảnh cũng làm tăng tính hấp dẫn và sinh động cho bài viết.

Câu 4:
Câu văn "Phong tục buộc chỉ cổ tay của người Lào không chỉ độc đáo, mà còn mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh, khiến người được buộc chỉ cảm thấy bình an, hạnh phúc và phấn khởi hơn trong cuộc sống." có thể hiểu là phong tục này không chỉ là một nghi lễ độc đáo của người Lào mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Nó giúp người tham gia cảm thấy an lành, hạnh phúc, và đem lại niềm tin, sự may mắn trong cuộc sống. Sự kết hợp giữa yếu tố tâm linh và truyền thống giúp nâng cao giá trị tinh thần của cộng đồng.

Câu 5:
Văn bản gợi cho em suy nghĩ về sự quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong thời đại hội nhập hiện nay. Mặc dù xã hội ngày càng hiện đại hóa, nhưng các phong tục truyền thống như lễ buộc chỉ cổ tay vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối cộng đồng, duy trì các giá trị tinh thần. Việc gìn giữ và phát huy những phong tục này là cách để thế hệ trẻ hiểu và trân trọng hơn những giá trị văn hóa của dân tộc mình.


22 giờ trước (17:18)

uhhhh

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích sau:CON YÊU CON GHÉT   Lược phần đầu: Bớt và Nở đều là con gái bà Ngải nhưng lại nhận sự đối xử phân biệt yêu ghét trái ngược từ mẹ đến mức Bớt từng phải ấm ức khóc ầm ĩ: "Bu đừng có con yêu con ghét! Được, đã thế xem sau này bu già, một mình cái Nở có nuôi bu không, hay lúc ấy lại phải gọi đến tôi?". Sau này hai cô con gái đi...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

CON YÊU CON GHÉT

   Lược phần đầu: Bớt và Nở đều là con gái bà Ngải nhưng lại nhận sự đối xử phân biệt yêu ghét trái ngược từ mẹ đến mức Bớt từng phải ấm ức khóc ầm ĩ: "Bu đừng có con yêu con ghét! Được, đã thế xem sau này bu già, một mình cái Nở có nuôi bu không, hay lúc ấy lại phải gọi đến tôi?". Sau này hai cô con gái đi lấy chồng, bà vẫn đối xử kiểu phân biệt, có gì cũng bù trì cho Nở, tiền nong gửi cả Nở nhưng rồi lại bị chính Nở dáo dở lấy hết tiền gom góp dành dụm của bà. Bà giận, khóa cửa, xuống cuối làng ở với mẹ con Bớt.

   [...] Thấy mẹ đem quần áo nồi niêu đến ở chung, Bớt rất mừng. Nhưng chị cố gặng mẹ cho hết lẽ:

   - Bu nghĩ kĩ đi. Chẳng sau này lại phiền bu ra, như chị Nở thì con không muốn...

   Nghe con nhắc đến thế thì cụ lại ngượng. Bà cụ gượng cười:

   - Mày khác, nó khác. Với cái gì mà phải nghĩ hở con? Đây này, bu cứ tính thế này: Bao giờ đánh xong thằng Mỹ, bố con Hiên với cậu Tấn nó về, lúc bấy giờ ở đâu rồi hãy hay. Còn bây giờ bu cứ ở đây với mẹ con mày, chứ bu ở trên ấy một mình, vong vóng cũng buồn, mà mẹ con mày dưới này thì bấn quá. Mày thì đã lắm thứ công tác. Lại còn lo làm điểm lấy thóc nuôi con...

   Từ ngày bà đến ở chung, Bớt như người được cất đi một gánh nặng trên vai. Giờ Bớt chỉ lo công tác với ra đồng làm, giá có phải đi họp hay đi học dăm bảy ngày liền như lớp học chống sâu bệnh cho lúa vừa rồi, là Bớt có thể yên trí đùm gạo đi được, không phải như cái đận ngày xưa vừa họp đấy, mà bụng thì nôn lên với mấy đứa con còn vất vạ ra ở nhà, gửi liều cho hàng xóm. Mấy đứa trẻ được bà trông, chỉ vài tháng đã lớn, béo ra trông thấy. [...]

   [...] Bớt kéo con vào lòng, vạch tóc con ra và chỉ vào cái sẹo to bằng cái trôn bát ở gần đỉnh đầu, vô tình kể với bà:

  - Còn bố nó ở nhà, bố nó thương con này nhất, bố nó cứ bảo: Tội! Con gái xấu xí.

   Bà cụ thở dài và buột miệng cái điều mà bà vẫn lấy làm ân hận:

   - Ừ, đáng ra là thế, con nào chả là con. Có mẹ cổ nhân cổ sơ, ngày xưa mẹ mới dọa ra thế chứ!

   Bớt vội buông bé Hiên, ôm lấy mẹ:

   - Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?

1966 - 1974

 (Vũ Thị Thường, Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam 1945 - 2005, NXB Công an Nhân dân, 2005, tr.20 - 23)

Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện.

Câu 2. Chỉ ra một số chi tiết về cách ứng xử của chị Bớt Dương trong văn bản cho thấy chị không giận mẹ dù trước đó từng bị mẹ phân biệt đối xử.

Câu 3. Qua đoạn trích, anh/chị thấy nhân vật Bớt là người như thế nào?

Câu 4. Hành động ôm lấy vai mẹ và câu nói của chị Bớt: "- Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?" có ý nghĩa gì?

Câu 5. Qua văn bản, hãy nêu một thông điệp mà anh/chị thấy có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hôm nay và lí giải tại sao.

1
14 tháng 3

Câu 1:

  • Ngôi kể trong đoạn trích là ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình).

Câu 2:

Một số chi tiết cho thấy chị Bớt không giận mẹ dù trước đó từng bị phân biệt đối xử:

  • Khi mẹ đến ở cùng, Bớt rất mừng nhưng vẫn hỏi lại mẹ để mẹ suy nghĩ kỹ.
  • Chị không trách móc mẹ mà chỉ lo mẹ sẽ lại thay đổi ý định.
  • Chị tận tình chăm sóc mẹ, để mẹ ở cùng mà không oán giận chuyện cũ.
  • Khi mẹ ân hận, Bớt vội ôm lấy mẹ và trấn an để mẹ không phải suy nghĩ nhiều.

Câu 3:

Nhân vật Bớt là một người:

  • Bao dung, hiếu thảo: Dù từng bị mẹ phân biệt đối xử, chị vẫn mở lòng đón mẹ về sống cùng, không oán trách.
  • Chăm chỉ, tần tảo: Một mình chị vừa lo công tác, vừa nuôi con, làm ruộng.
  • Yêu thương gia đình: Chị quan tâm, lo lắng cho mẹ và các con, luôn cố gắng vun vén gia đình.

Câu 4:

Hành động ôm lấy mẹ và câu nói "- Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?" có ý nghĩa:

  • An ủi mẹ, giúp mẹ bớt mặc cảm, không dằn vặt về những lỗi lầm trong quá khứ.
  • Thể hiện sự bao dung của Bớt, chị không hề trách mẹ mà ngược lại còn muốn mẹ sống thanh thản.
  • Khẳng định tình cảm mẹ con: Dù trước kia có chuyện gì xảy ra, Bớt vẫn yêu thương và kính trọng mẹ.

Câu 5:

Thông điệp ý nghĩa nhất: "Hãy bao dung và yêu thương gia đình, bởi gia đình là nơi cuối cùng ta có thể trở về."

Lí do:

  • Gia đình có thể xảy ra mâu thuẫn, nhưng nếu biết tha thứ và yêu thương, mọi vết thương đều có thể hàn gắn.
  • Như chị Bớt, dù từng chịu thiệt thòi, chị vẫn mở lòng với mẹ, giữ gìn tình cảm gia đình.
  • Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người vì những mâu thuẫn nhỏ mà xa cách người thân, nên thông điệp này càng trở nên ý nghĩa.
II. VIẾT (6.0 ĐIỂM)Câu 1. (2.0 điểm) Từ phần đọc hiểu, viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hình tượng người ẩn sĩ được khắc họa qua hai bài thơ sau:               NHÀNMột mai, một cuốc, một cần câu,Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.Ta...
Đọc tiếp

II. VIẾT (6.0 ĐIỂM)

Câu 1. (2.0 điểm) Từ phần đọc hiểu, viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hình tượng người ẩn sĩ được khắc họa qua hai bài thơ sau:

               NHÀN

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến bóng cây ta hãy uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Thơ Nôm Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, NXB Khoa học Xã hội, 2021)

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. 

(Nguyễn Khuyến, NXB Hội Nhà văn, 2015)

0