Hãy kể về một việc làm mà em đã thực hiện để bảo vệ môi trường xung quanh.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người mà được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng gọi bằng Bác Hồ. Bác là người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng 8, lập lên nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Bác lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất đất nước. Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu "Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới”. Cả cuộc đời Bác là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống giản dị của Bác để cho nhân dân noi theo. Nhờ có sự lãnh đạo của Bác mà Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp nay đã thành một nước độc lập. Để biết ơn Bác, em nguyện ngoan ngoãn chăm học làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Đất nước Việt Nam đã sinh ra rất nhiều anh hùng làm rạng danh lịch sử nước nhà. Trong số đó, Trần Quốc Toản là vị anh hùng em rất khâm phục và ngưỡng mộ
Trần Quốc Toản hiệu là Hoài Văn Hầu là một tông thất nhà Trần. Vào năm 1282, Vua Trần Nhân Tông cho tổ chức hội nghị gồm các Vương Hầu và tướng lĩnh tại bến Bình Than để bàn kế sách chống quân Mông - Nguyên, do còn nhỏ tuổi nên Trần Quốc Toản không được tham gia và được vua ban cho một quả cam quý. Trong lòng Quốc Toản hổ thẹn, phẫn uất mà bóp nát quả cam lúc nào không biết.
Không nản lòng, Trần Quốc Toản lui về huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc sắm vũ khí, đóng chiến lên lá cờ thêu 6 chữ vàng"Phá cường địch, báo hoàng ân" {Phá giặc mạnh, đền ơn vua}. Tiếng vang của Quốc Toản với lá cờ thêu 6 chữ vàng lan truyền khắp mọi nơi.
Đến năm 1285, quân Mông - Nguyên tràn vào xâm lược nước ta. Lúc này lá cờ thêu 6 chữ vàng của Quốc Toản xuất hiện trên nhiều mặt trận. Ông chỉ huy quân đội sát cánh cùng và quân chủ lực của triều đình góp công làm nên chiến thắng vang dội ở Hàng Tử, Tây Kết, Chương Dương. Khiến giặc phải bỏ Thăng Long về Kinh Bắc{Bắc Ninh}để tìm đường về nước. Sau này khi ông hy sinh Vua Trần vô cùng thương tiếc cho cử hành tang lễ, đích thân làm và truy tặng Trần Quốc Toản tước Hoài Văn Vương.
Trần Quốc Toản không chỉ có tài năng mà còn mang những phẩm chất tốt đẹp như dũng cảm, kiên cường và nghị lực. Ông đã trở thành tấm gương sáng ngời về ý chí và lòng yêu nước để các thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.

Bài văn tả một người lao động đang làm việc
Trong cuộc sống hàng ngày, hình ảnh người lao động hiện lên với nhiều sắc thái và công việc khác nhau. Hôm nay, tôi muốn miêu tả hình ảnh của một người công nhân xây dựng đang miệt mài làm việc trên công trường.
Giữa cái nắng oi ả của buổi trưa, tôi thấy một người công nhân đang chăm chỉ thi công. Anh ấy khoảng 30 tuổi, thân hình vạm vỡ, làn da rám nắng vì tiếp xúc nhiều với nắng gió. Trên đầu anh là chiếc mũ bảo hộ màu vàng, vừa bảo vệ vừa thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc. Anh mặc bộ quần áo lao động màu cam, vừa thoải mái vừa dễ nhận diện.
Từng động tác của anh đều rất thuần thục. Anh đang cùng đồng nghiệp đào đất để xây dựng một căn nhà mới. Chiếc xẻng trong tay anh cắm xuống đất, từng nhát xẻng mạnh mẽ và dứt khoát. Những giọt mồ hôi lăn dài trên trán, nhưng anh vẫn không hề tỏ ra mệt mỏi. Thay vào đó, ánh mắt anh sáng lên với sự quyết tâm và niềm đam mê công việc. Khi nghỉ giải lao, anh cùng các đồng nghiệp trò chuyện vui vẻ, tạo nên không khí làm việc thật thoải mái và gắn kết.
Bên cạnh đó, trên công trường còn có tiếng máy móc ầm ầm và tiếng cát đá va chạm. Nhưng giữa những âm thanh ấy, tôi vẫn cảm nhận được sự tỉ mỉ và cẩn thận trong từng công đoạn mà anh thực hiện. Anh không chỉ xây dựng nhà cửa, mà còn xây dựng ước mơ cho nhiều gia đình.
Người công nhân ấy không chỉ là một lao động bình thường, mà còn là biểu tượng cho sức mạnh và sự kiên trì. Nhìn anh làm việc, tôi cảm nhận được sự trân trọng đối với những người lao động đã góp phần xây dựng đất nước, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người.
Cuối cùng, hình ảnh người công nhân trong bộ quần áo lao động, với nụ cười trên môi và sự cố gắng trong từng công việc, đã để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc. Anh là một phần không thể thiếu trong bức tranh lao động của xã hội, và tôi tự hào về những người như anh – những người hằng ngày làm việc chăm chỉ để xây dựng tương lai.


Câu này là một câu hỏi trong tiếng địa phương miền Trung, cụ thể là ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Để dịch chính xác, ta cần hiểu rõ từng từ:
- Vy: Là tên riêng, có thể là tên của một người.
- răng: Có nghĩa là "sao", "thế nào".
- rứa: Có nghĩa là "thế", "vậy".
Vậy, câu "Vy răng rứa" có thể được dịch sang tiếng phổ thông là:
- "Vy sao thế?"
- hoặc "Vy thế nào vậy?"
Câu này thường được dùng để hỏi thăm, thể hiện sự quan tâm khi thấy ai đó có vẻ không ổn hoặc có điều gì đó khác lạ.
:))))
hhhh