K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2016

a/ Gọi t là thời gian hai xe gặp nhau

Quãng đường mà xe gắn máy đã đi là :

S1= V1.(t - 6) = 50.(t-6)                                                                       

Quãng đường mà ô tô đã đi là :

S2= V2.(t - 7) = 75.(t-7)                                                                      

Quãng đường tổng cộng mà hai xe đi đến gặp nhau.

AB  = S1 +  S2                                                                                                 

\(\Leftrightarrow\) AB = 50. (t - 6) + 75. (t - 7)

\(\Leftrightarrow\)300 = 50t - 300 + 75t - 525

\(\Leftrightarrow\)125t = 1125     

\(\Leftrightarrow\)    t = 9 (h)

\(\Leftrightarrow\)       S1=50. ( 9 -  6 ) = 150 km                                                                  

Vậy hai xe gặp nhau lúc 9 h và hai xe gặp nhau tại vị trí cách A: 150km và cách B: 150 km.

b/ Vị trí ban đầu của người đi bộ lúc 7 h.

Quãng đường mà xe gắn mắy đã đi đến thời điểm t = 7h.

AC = S1 = 50.( 7 - 6 ) = 50 km.

Khoảng cách giữa người đi xe gắn máy và người đi ôtô lúc 7 giờ.

CB =AB - AC  = 300 - 50 =250km.

Do người đi xe đạp cách đều hai người trên nên:

DB = CD = \(\frac{CB}{2}=\frac{250}{2}=125\).              km                                         

Do xe ôtô có vận tốc V2=75km/h  > V1 nên người đi xe đạp phải hướng về phía A.

Vì người đi xe đạp luôn cách đều hai  người đầu nên họ phải gặp nhau tại điểm G cách B 150km lúc 9 giờ. Nghĩa là thời gian người đi xe đạp đi là:

           rt = 9 - 7 = 2giờ

Quãng đường đi được là:

DG = GB - DB = 150 - 125 = 25 km

Vận tốc của người đi xe đạp là.

V3 = \(\frac{DG}{\Delta t}=\frac{25}{2}=12,5\)                km/h

29 tháng 5 2016

Gọi t là thời điểm hai xe gặp nhau.
Quãng đường mà xe gắn máy đã đi: 
S1=V1.(t-6)=50.(t-6)
Quãng đường mà ôtô đã đi: 
S2=V2.(t-7)=75.(t-7)
Quãng đường tổng cộng mà hai xe đến gặp nhau: 
AB=S1+S2
300 = 50.(t-6) + 75.(t-7)
300 = 50.t - 50.6 + 75.t - 75.7
t = 9h
Vậy hai xe gặp nhau lúc 9h
Cách A số km là:
S1= 50. (9-6)=150 km 

27 tháng 2 2018

Cơ học lớp 8

Tham khảo nhahaha

Thời gian mà ô tô chạy trên đoạn đường nằm ngang là:
T1 = s1/v = 4600/20 = 230s
Công suất trung bình mà ô tô sinh ra trên đoạn đường nằm ngang và khi lên dốc:
P1 = A/t1 P2 = A/t2
Trong đó A là công sinh ra trên s1 , s2
A =A1 + A2
A1 = P.h = 5000.80 = 400000J
Ac = Fc.s2 = 100 . 600 =60000J
Vậy A = 460000J
P1 = A1/t1 = 460000/230 = 2000W
P2 = A/t2 = 460000/92 = 5000W
P2 > P1: ô tô khi chạy trên đường dốc sinh ra công lớn hơn khi chạy trên đoạn nằm ngang.

20 tháng 8 2020

Đổi 5cm = 0,05m;

3,6km/h = 1m/s

1h=3600s

Một giờ người đó đi được quãng đường:\(S=v.t=1.3600=3600m\)

Số bước chân trong 1h là: \(n=\frac{3600}{0,4}=9000\)(bước chân)

Công thực hiện của một bước chân là :

\(A_1=F.S=P.h=10m.h=10.50.0,05=25\left(J\right)\)

Công người này thực hiện trong 1h là:

\(A=n.A_1=9000.25=225000\left(J\right)=225\left(kJ\right)\)

Công suất mà người này thực hiện là:

\(P=\frac{A}{t}=\frac{225000}{3600}=62,5\left(W\right)\)



12 tháng 4 2017

VC = 1dm3 = 10-3m3 ; OA = 11OB ; D = 8,9g/cm3 = 8900kg/m3.

a) Hình vẽ:

Cơ học lớp 8

Thanh AB là một đòn bẩy có điểm tựa tại O. Các lực tác dụng lên thanh AB:

- Trọng lượng thanh AB kí hiệu là PAB có điểm đặt tại trung điểm G của thanh AB, cánh tay đòn là OG.

- Trọng lượng của quả cầu hợp kim cũng chính là lực căng của sợi dây, kí hiệu là PC, có điểm đặt tại điểm B, cánh tay đòn là OB.

Trọng lượng của quả cầu hợp kim:

\(P_C=10.D.V_C=10.8900.10^{-3}=89\left(N\right)\)

Gọi a là độ dài đoạn OB. Ta có:

\(OB+OA=AB\Rightarrow a+11a=AB\Rightarrow AB=12a\\ \Rightarrow GB=\dfrac{AB}{2}=6a\\ OG=GB-OB=5a\)

Vì đòn bẩy cân bằng nên ta có điều kiện cân bằng của đòn bẩy:

\(P_{AB}.OG=P_C.OB\Rightarrow\dfrac{P_{AB}}{P_C}=\dfrac{OB}{OG}\\ \Rightarrow\dfrac{P_{AB}}{89}=\dfrac{a}{5a}=\dfrac{1}{5}\\ \Rightarrow P_{AB}=\dfrac{89}{5}=17,8\left(N\right)\)

Vậy khối lượng thanh AB là: \(m_{AB}=\dfrac{P_{AB}}{10}=1,78\left(kg\right)\)

b) Hình vẽ:

Cơ học lớp 8

Khi nhúng ngập quả cầu hợp kim vào nước thì có lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu theo hướng từ dưới lên, làm cho thanh AB không còn cân bằng nữa và bị nghiêng về phía A. Muốn thanh AB cân bằng trở lại thì phải dịch chuyển giá thí nghiệm (điểm O) về phía điểm A, gọi độ dài đoạn cần dịch cuyển là x, vị trí mới của giá thí nghiệm là O'. Lúc này điểm tựa của đòn bẩy AB là ở O'.

Lực tác dụng lên đầu B của thanh AB là:

\(F=P_C-F_A=P_C-d_n.V_C=89-10^4.10^{-3}=79\left(N\right)\)

Theo câu a thì AB = 12a và đề cho thêm AB = 120cm

\(\Rightarrow a=\dfrac{AB}{12}=\dfrac{120}{12}=10\left(cm\right)\\ \Rightarrow O'B=OO'+OB=x+10\\ \Rightarrow O'G=GB-O'B=\dfrac{AB}{2}-x-10=60-x-10\)

Đòn bẩy AB cân bằng nên ta có:

\(P_{AB}.O'G=F.O'B\\ \Rightarrow\dfrac{P_{AB}}{F}=\dfrac{O'B}{O'G}\Rightarrow\dfrac{17,8}{79}=\dfrac{x+10}{50-x}\\ \Rightarrow890-17,8x=79x+790\\ \Rightarrow100=96,8x\\ \Rightarrow x\approx1,033\left(cm\right)\)

Vậy để thanh AB trở lại cân bằng thì cần dịch giá thí nghiệm về phía A một đoạn 1,033cm.

Kết quả chỉ là tương đối thôi.

30 tháng 1 2018

a là OB hả bạn

19 tháng 1 2018

Gọi khối lượng vàng và bạc trong vương miện lần lượt là a ; b

Do vươn miệng nặng 0.9 kg \(\Rightarrow a+b=0.9\)kg (1)

Mà vàng nguyên chất sẽ nhẹ hơn \(\dfrac{1}{20}\) lần khi ở trong nước còn bạc thì sẽ nhẹ hơn \(\dfrac{1}{10}\) lần khi ở trong nước khi ngâm khối lượng vàng và bạc trong vượn miện thì khối lượng vàng là \(\dfrac{19}{20}a\)kg ; khối lượng bạc là \(\dfrac{9}{10}b\) kg

\(\Rightarrow\)khối lượng của vương miện khi ngâm trong nước là \(\dfrac{19}{20}a+\dfrac{9}{10}b=0,9-0,\dfrac{9.1}{18}=\dfrac{17}{20}\)kg (2)

Từ (1);(2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a+b=0.9\\\dfrac{19}{20}a+\dfrac{9}{10}b=\dfrac{17}{20}\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0.8\\b=0.1\end{matrix}\right.\)

Vậy số bạc trong vương miệng là 0,1 kg

25 tháng 1 2018

hay

1. Lúc 7 giờ sáng có hai xe cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 60 km, chúng chuyển động đều và cùng chiều. Xe thứ nhất khởi hành từ A đến B với vận tốc 30km/h, xe thứ 2 khởi hành từ B với vận tốc 40km/h. a. Tính khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ kể từ lúc xuất phát. b. Sau khi xuất phát được 1 giờ, xe thứ nhất (từ A) tăng tốc và đạt đến vận tốc 50km/h. Hãy xác định thời điểm xe...
Đọc tiếp

1.

Lúc 7 giờ sáng có hai xe cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 60 km, chúng chuyển động đều và cùng chiều. Xe thứ nhất khởi hành từ A đến B với vận tốc 30km/h, xe thứ 2 khởi hành từ B với vận tốc 40km/h.

a. Tính khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ kể từ lúc xuất phát.

b. Sau khi xuất phát được 1 giờ, xe thứ nhất (từ A) tăng tốc và đạt đến vận tốc 50km/h. Hãy xác định thời điểm xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ hai, khi đó hai xe cách A bao nhiêu km.

c. Xác định thời điểm hai xe cách nhau 10 km?

2.

Hai khối hộp đặc, không thấm nước có thể tích bằng nhau và bằng 1000cm3 được nối với nhau bởi một sợi dây nhẹ không co dãn thả trong nước. Cho trọng lượng của khối hộp bên dưới gấp bốn lần trọng lượng của khối hộp bên trên. Khi cân bằng thì một nửa khối hộp bên trên bị ngập trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước D = 10 000 N/m3. Hãy tính:

a. Trọng lượng riêng của các khối hộp.

b. Lực căng của sợi dây.

c. Cần phải đặt lên khối hộp bên trên một vật có trọng lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để cả hai khối hộp đều chìm trong nước. Biết các vật không trạm vào đáy và thành bình.

3.

Ống hình trụ A có tiết diện S1 = 6 cm2, chứa nước có chiều cao h1 = 20 cm và ống hình trụ B có tiết diện S2= 14 cm2, chứa nước có chiều cao h2 = 40 cm, hai ống được nối với nhau bằng một ống ngang nhỏ có khóa, mở khóa K để hai ống thông nhau.

a. Tìm chiều cao mực nước mỗi ống.

b. Đổ vào ống A lượng dầu m1 = 48g. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh. Cho biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là: dn = 10000N/m3, dd = 8000N/m3.

c. Đặt vào ống B một pít tông có khối lượng m2 = 56g. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh.

4
15 tháng 5 2017

Cơ học lớp 8

Phân tích các lực tác dụng lên hệ thống:

- Trọng lượng của hai khối hộp là P1 và P2 có chiều từ trên xuống.

- Lực đẩy Ác-si-mét nước tác dụng lên hai khối hộp là FA1 và FA2 có chiều từ dưới lên.

- Lực căng sợi dây tác dụng lên khối hộp thứ nhất có chiều từ trên xuống, tác dụng lên khối hộp thứ hai là từ dưới lên lực căng dây bằng nhau là T.

a) Gọi trọng lượng riêng của hai khối hộp lần lượt là d1 và d2, thể tích của hai khối hộp là V. Hai khối hộp có cùng thể tích và trọng lượng của khối bên dưới gấp 4 lần khối bên trên nên trọng lượng riêng của khối bên dưới cũng gấp 4 lần khối bên trên d2 = 4d1.

Khi hai khối hộp cân bằng ta có:

\(P_1+P_2=F_{A1}+F_{A2}\\ \Rightarrow d_1.V+d_2.V=d\cdot\dfrac{V}{2}+d.V\\ \Leftrightarrow d_1.V+4d_1.V=d\cdot\dfrac{V}{2}+d.V\\ \Leftrightarrow d_1=\dfrac{d\cdot\dfrac{V}{2}+d.V}{V+4V}\\ =\dfrac{10000\cdot\dfrac{0,001}{2}+10000.0,001}{0,001+4.0,001}=3000\left(\text{ }N\text{/}m^3\right)\\ \Rightarrow d_2=12000\left(\text{ }N\text{/}m^3\right)\)

b) Sợi dây tác dụng một lực căng có chiều từ trên xuống lên khối hộp thứ nhất nên, khối hộp còn chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét nên.

\(F_{A1}=P_1+T\left(1\right)\)

Khối hộp thứ hai thì chịu tác dụng của lực căng dây có chiều từ dưới lên trên nên.

\(P_2=F_{A2}+T\left(2\right)\)

Từ (1) và (2)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_1+T=F_{A1}\\F_{A2}+T=P_2\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}d_1.V+T=d\cdot\dfrac{V}{2}\\d.V+T=d_2.V\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}3000.0,001+T=10000\cdot\dfrac{0,001}{2}\\10000.0,001+T=12000.0,001\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow T=2\left(N\right)\)

c) Gọi trọng lượng của vật nặng cần đặt lên để khối hộp thứ nhất vừa chìm dưới mặt nước là P3, FA1' là lực đẩy Ác-si-mét nước tác dụng lên khối hợp thứ nhất sau khi để vật nặng lên.

Lúc này tác dụng lên khối hộp thứ nhất có trọng lượng của khối hộp, lực đẩy Ác-si-mét, lực căng dây và trọng lượng của vật nặng. Khối hộp chìm hoàn toàn trong nước, khi khối hộp cân bằng thì các lực tác dụng từ trên xuống cân bằng với các lực tác dụng từ dưới lên ta có:

\(P_1+T+P_3=F_{A1}'\\ \Rightarrow d_1.V+T+P_3=d.V\\ \Leftrightarrow P_3=d.V-d_1.V-T\\ =10000.0,001-3000.0,001-2=5\left(N\right)\)

Vật vật nặng cần đặt lên khối hộp thứ nhất để nó chìm hoàn toàn phải có trọng lượng là:

\(P_3\ge5\left(N\right)\)

15 tháng 5 2017

a)

Thể tích nước trong hai bình thông nhau là:

\(V=S_1.h_1+S_2.h_2=6.20+14.40=680\left(cm^3\right)\)

Sau khi mở khóa K thì nước sẽ di chuyển qua giữa các bình nhưng vẫn giữ nguyên thể tích. Sau khi mực nước ở hai bình cân bằng thì chúng có độ cao bằng nhau gọi độ cao đó là h. Ta có:

\(V=S_1.h+S_2.h\\ \Rightarrow h=\dfrac{V}{S_1+S_2}=\dfrac{680}{6+14}=34\left(cm\right)\)

b)

Cơ học lớp 8

Gọi h1 là độ cao cột dầu có khối lượng m1 được đổ vào bình A. Ta có:

\(10m_1=S_1.h_1.d_d\Rightarrow h_1=\dfrac{10m_1}{S_1.d_d}=\dfrac{0,48}{0,0006.8000}=0,1\left(m\right)\)

Xét hai điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặt phân cách giữ dầu và nước ở bình A, gọi áp suất tại hai điểm này là pA và pB. Gọi h2 là độ cao cột nước ở trên điểm B. Ta có:

\(p_A=p_B\\ \Rightarrow d_d.h_1=d_n.h_2\\ \Rightarrow h_2=\dfrac{d_d.h_1}{d_n}=\dfrac{8000.0,1}{10000}=0,08\left(m\right)\)

Độ chênh lệch mực chất lỏng giữa hai bình là: \(h_1-h_2=0,1-0,08=0,02\left(m\right)=2\left(cm\right)\)

c)

Cơ học lớp 8

Áp suất do cột dầu tác dụng lên mặt nước ở bình A là: \(h_1.d_1=0,1.8000=800\left(Pa\right)\)

Áp suất do pít tông tác dụng lên mặt nước ở bình B là: \(\dfrac{10m_2}{S_2}=\dfrac{0,56}{0,0014}=400\left(Pa\right)\)

Ta thấy áp suất do cột dầu tác dụng lên mặt nước ở bình A lớn hơn áp suất do pít tông tác dụng lên mặt nước ở bình B nên mực nước ở bình A sẽ thấp hơn mực nước ở bình B sau khi đặt pít tông lên.

Xét hai điểm A' và B' cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặt dưới của pít tông ở bình B, gọi áp suất tại hai điểm mày là pA' và pB'. Gọi độ cao cột dầu trên điểm A' là h3. Ta có:

\(p_{A'}=p_{B'}\\ \Rightarrow h_3.d_1=\dfrac{10m_2}{S_2}\\ \Leftrightarrow h_3=\dfrac{\dfrac{10m_2}{S_2}}{d_1}=\dfrac{\dfrac{0,56}{0,0014}}{8000}=0,05\left(m\right)=5cm\)

Vậy độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai bình sau khi đặt thêm pít tông lên bình B là 5cm.

20 tháng 5 2017

30cm = 0,3m

Diện tích đáy của thùng sắt là:

\(S=r^2.3,14=0,3^2.3,14=0,2826\left(m^2\right)\)

Áp suất thùng sắt tác dụng lên mặt đất là:

\(p_1=\dfrac{P_1}{S}=\dfrac{10m}{S}=\dfrac{130}{0,2826}\approx460,014\left(Pa\right)\)

Áp suất lượng dầu hỏa tác dụng lên đáy thùng cũng như tác dụng lên mặt đất là:

\(p_2=p-p_1=5000-460,014=4539,986\left(Pa\right)\)

Trọng lượng dầu hỏa có trong thùng là:

\(P_2=p_2.S=4539,986.0,2826\approx1283\left(N\right)\)

Thể tích dầu hỏa trong thùng là:

\(V=\dfrac{P_2}{d}=\dfrac{P_2}{10D}=\dfrac{1283}{80000}\approx0,01604\left(m^3\right)=16,04\left(l\right)\)

18 tháng 11 2017

giúp tôi giải bài khó quá đố ai giải đc

19 tháng 7 2016

Đổi 300 cm2 = 0,03 m2

a ) Trọng lượng của người đó là :

P = F =p.S = 1,7.104 . 0,03 = 510 (N)

     Khối lượng của người đó là :

m = \(\frac{P}{10}\) = \(\frac{510}{10}\) = 51 (kg)

b ) Ta có : Diện tích tiếp xúc của hai bàn chân là 0,03 m2 thì diện tích tiếp xúc người đó đứng bằng một chân sẽ bằng 0,015 m2.

    Áp suất người đó đứng bằng một chân tác dụng lên mặt sàn :

p = \(\frac{F}{S}=\frac{P}{S}=\frac{510}{0,015}=34000\) ( Pa )

19 tháng 7 2016

Đổi 300 cm2=0,3 m2

Trọng lượng của người đó là

P=F=p.S=1,7x104xo0.03=510 N

Khối lượng của người đó là

\(m=\frac{p}{10}=\frac{510}{10}=51\left(kg\right)\)

19 tháng 12 2017

Gọi trọng lượng tối đa mà quả cầu có thể mang bay lên là Pmax, thể tích khi là Vmax,trọng lượng của khi cầu và người máy là P

Ta có : P+Pmax =Fa.

<=> P+dH2.Vmax=dkhông khí.Vmax

<=.> 3000+0,9Vmax=12,9Vmax

<=> Vmax =..... cậu tự tính

28 tháng 10 2017

Giả sử nước chảy từ A đến B. cano đi từ A ký hiệu là 1, cano đi từ B ký hiệu là 2. Vận tốc nước là: \(7,2\) (km/h).

+ Vận tốc cano so với nước là \(v\)(km/h).

Vận tốc xuôi dòng là: \(v+7,2\)

Vận tốc ngược dòng là: \(v-7,2\)

Thời gian cano đi đến khi gặp nhau là: \(t=\dfrac{S_1}{v+7,2}=\dfrac{S_2}{v-7,2}\left(h\right)\)

Thời gian cano 1 trở về A là: \(t_1=\dfrac{S_1}{v-7,2}\left(h\right)\)

Thời gian ca nô 2 trở về B là: \(t_2=\dfrac{S_2}{v+7,2}\left(h\right)\)

Thời gian cano 1 đi được là: \(t_A=t+t_1=\dfrac{S}{v-7,2}\left(h\right)\)

Thời gian cano 2 đi được là: \(t_B=t+t_2=\dfrac{S}{v+7,2}\left(h\right)\)

\(\Rightarrow t_A-t_B=\dfrac{S}{v-7,2}-\dfrac{S}{v+7,2}=1\)

\(\Leftrightarrow360S-25v^2+1296=0\left(1\right)\)

+ Vận tốc cano so với nước là \(v\)(km/h).

Tương tự ta có:

\(\Rightarrow\dfrac{S}{1,5v-7,2}-\dfrac{S}{1,5v+7,2}=\dfrac{24}{60}=\dfrac{2}{5}\)

\(\Leftrightarrow400S-25v^2+576=0\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) ta có hệ: \(\left\{{}\begin{matrix}360S-25v^2+1296=0\\400S-25v^2+576=0\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}S=18\\v=\dfrac{36\sqrt{6}}{5}\end{matrix}\right.\)

Tới đây bí gianroi

28 tháng 10 2017

Làm xong rồi lại bảo bí hả anh?