K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

[CUỘC THI TRÍ TUỆ VICE]Xem thêm tại: Cuộc thi Trí tuệ VICE | Facebook, đừng quên đóng góp 1 like cho trang nha!*Trả lời đúng và hay sẽ được nhận 1-2GP/câu trả lời nha ^^ Hãy đưa ra quan điểm của bạn!-----------------------------------------------------------[Ngữ văn.C611 _ 30.3.2021]"Nó lại quên làm việc này rồi... Tất cả là do cái điện thoại!""Quên quên nhớ nhớ, chỉ tại dùng điện thoại, máy tính mà ra!""Thử hỏi con nhà...
Đọc tiếp

[CUỘC THI TRÍ TUỆ VICE]

Xem thêm tại: Cuộc thi Trí tuệ VICE | Facebook, đừng quên đóng góp 1 like cho trang nha!

*Trả lời đúng và hay sẽ được nhận 1-2GP/câu trả lời nha ^^ Hãy đưa ra quan điểm của bạn!

-----------------------------------------------------------

[Ngữ văn.C611 _ 30.3.2021]

"Nó lại quên làm việc này rồi... Tất cả là do cái điện thoại!"

"Quên quên nhớ nhớ, chỉ tại dùng điện thoại, máy tính mà ra!"

"Thử hỏi con nhà người ta xem chúng nó có dùng nhiều đồ điện tử không, sao lại cứ phải học trên máy làm gì?"

"Trước đây bố mẹ không có điện thoại, máy tính mà dùng mà vẫn sống tốt đó, nên các con cũng chẳng cần những thứ phân tâm này để học tập!"

Chắc hẳn rất nhiều bạn học sinh đã nghe rất nhiều lần những câu nói trên đây. Ngày nay, rất nhiều bậc phụ huynh có cái nhìn tiêu cực về điện thoại, máy tính, họ luôn coi mọi lỗi lầm con cái gây ra đều là do tác động của những vật dụng này.

Vậy liệu đây có là bản án công bằng dành cho những món đồ điện tử? Các bạn hãy đưa ra ý kiến nhé!

6
30 tháng 3 2021

Chính vô cái ngày tôi hỏi xin bame toi mua cái đt để tiện việc học hành, họ đã lôi ra cái lý do y hệt trên kia :)

Thực sự ko có đt tôi đã bỏ lỡ rất nhiều thứ, mà trong khi đó là những thứ bame toi muốn? Vậy bame nghĩ con là siêu nhân à :)?

Chả hạn như vụ câu lạc bộ của toi, lúc mới vô clb, toi còn đt, toi không nói làm gì, cơ mà họ ko hề lắp nổi cho toi cái 3G để xem cái tin nhắn của mấy anh chị. Điều đó làm toi bỏ lỡ rất nhiều thứ mà anh chị nói, bởi toi học nội trú về được mỗi buổi tối, mà trong khi buổi trưa các anh chị đã bàn xong về vấn đề đó rồi. Cảm giác như mình là "bù nhìn" vậy :) Muốn toi tham gia clb, muốn toi hòa đồng với mấy anh chị mà ko cho toi nỗi cái đk thì thề, toi nói thẳng là tốt nhât đừng đòi hỏi :) Ok, vì quá tức nên toi xin mấy anh chị out luôn

Hoặc là về vụ mượn đt để tra bài. Thực sự rất bất tiện cho 1 đứa như toi mà nói. Đã ko đi học thêm rồi thì chớ, toi muốn có đt để tiện tra bài trên lớp thực sự. Do trước đây toi toàn học trong sách mà vẫn ổn nên bame tôi nghĩ bây giờ cũng vậy :)? Họ nghĩ rằng hôm nào toi cũng có thể vác cả núi sách lên trường để ngồi ngâm cứu hay sao ấy :v Nói thì bame kêu mượn bạn để tra, nhưng thử hỏi coi, các bạn bị mượn đt nhiều quá các bạn có thấy phiền ko? Quá phiền là đằng khác ấy, ko kể như chả hạn buổi trưa toi ngồi học một mình trên lớp, chúng nó về nhà hết rồi, muốn làm bài tập mà gặp bài khó ko biết giải như nào, toi lúc đấy kiểu: ?????

Ừ và bame toi cũng đã nêu lý do y hệt trên kia: Hồi xưa thằng anh họ m học có cần đt quái đâu mà vẫn học tốt kia. Xin thưa nhé, bây giờ khác trước đây, so sánh nghe rất khập khiễng luôn. Toi ko muốn nói nhiều về thằng anh tôi nên tôi cũng lười nói lại :v

Và họ sợ toi mất tập trung học hành vì mải chơi game :D? Thề, tôi mà thích game toi đâm đầu xuống đất. Giải trí thì toi toàn nghe nhạc hoặc lên face xem mây bài stt hay hay chứ chả nghiện đến nỗi đấy. Bame kêu t hiểu m rõ thế m kêu gì, mà ngay cả việc toi thích chơi game hay ko cũng ko biết, xong gán mác: nghiện game nên ko cho :v 

Nói chung nhà toi rất nhiều lý do oái oăm để cấm toi sd đt, lần trước đã thuyết phục gần như được rồi, mẹ đã kêu để xem xét đã, cơ mà là từ t10 năm ngoái, giờ chưa thấy động tĩnh gì. Toi cũng lười đi tranh luận nên cũng kệ luôn, haizz, giờ toàn phải tự lực cánh sinh, học hành thì toàn nhờ chút sách ít ỏi và tối về mới tra được mạng, bất tiện vô cùng :(

Theo mình thì bản án này vẫn chưa công bằng với các món đồ điện tử đâu nhé :>

Vì các món đồ điện tử cũng giúp chúng ta xử lý rất nhiều các vấn đề quan trọng.Theo mình nghĩ thì hầu hết việc học hành có tiến bộ hay không cũng chỉ là dựa vào ý thức của bản thân mà thôi,việc sử dụng các món đồ điện tử giúp chúng ta học khá lên hay không cũng sẽ dựa vào bản thân và chính chúng ta đưa ra kết quả cho mình.

Phần I. ( 4 điểm)Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh sau khi nhắc lại việc chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:… “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất...
Đọc tiếp

undefined

Phần I. ( 4 điểm)

Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh sau khi nhắc lại việc chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:

… “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”

(Trích ngữ văn 9, tập một NXB Giáo dục Việt Nam 2015)

Câu 1: Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

Câu 2: Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập phát triển.

Phần II. ( 6 điểm)

Ở bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại:

   … “Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…

rồi trở về thực tại:

   “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

   Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

   Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

   – Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

   (Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Câu 2: “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng gì?

Câu 3: Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)

Câu 4: Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.

21
30 tháng 3 2021

1. - Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa thanh cao và giản dị.

- Tình cảm của tác giả dành cho Người là: kính yêu, ngưỡng mộ, trân trọng và tự hào.

2. - Hai danh từ được sử dụng như tính từ là:

+ Việt Nam

+ Phương Đông

- Tác dụng: Tác giả khẳng định bản sắc văn háo dân tộc thấm đẫm trong Người.

Câu 3

 Bản sắc văn hoá dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành và tồn tại, phát triển qua quá trình lịch sử lâu dài. Các giá trị ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng. Là thanh niên, là thế hệ trẻ của Việt Nam, chúng ta cần phải biết giữ gìn các bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập phát triển. Chúng ta cần nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…,tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. Đây là một việc vô cùng quan trọng, đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức. Mỗi chúng ta hãy cố gắng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển để đem lại cho Việt Nam ta một nét riêng, một nét tinh tuý ngàn đời của ông cha ta.

30 tháng 3 2021

Phần II

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bếp lửa 

– Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi đất nước vẫn còn nhiều khó khăn: miền Bắc đã được hòa bình, đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến; miền Nam đang đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước.

– Nhà thơ Bằng Việt đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Nhớ về quê hương, về người bà thân yêu, về những kỉ niệm tuổi thơ gian khổ mà ấm áp nghĩa tình, nhà thơ đã viết nên bài thơ này.

Câu 2

- Câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” nhắc nhớ đến kỉ niệm khi nhà thơ lên bốn tuổi, năm 1945, miền Bắc lâm vào nạn đói khủng khiếp khiến 2 triệu đồng bào chết đói.

– Việc tách từ “mòn mỏi” tạo thành tổ hợp “đói mòn đói mỏi” có tác dụng nhấn mạnh sự dai dẳng, khủng khiếp của cơn đói cũng như nỗi cơ cực, nhọc nhằn của mỗi người dân trong nạn đói.

Câu 3

       Khổ thơ trên đã cho ta thấy được tình bà cháu sâu nặng của tác giả và bà của mình. Tình cảm ấy vượt trên cả khoảng cách không gian “cháu đã đi xa”, đến những phương trời mới, đất nước xa xôi, khoảng cách thời gian. Người cháu đã khôn lớn, trưởng thành, vượt lên cả sự khác biệt về hoàn cảnh sống , một cuộc sống đủ đầy về vật chất, tiện nghi. Nhưng những nỗi nhớ về bà, về những kỉ niệm tuổi thơ luôn luôn thường trực trong tâm thức, trong trái tim người cháu. Cháu khi còn nhỏ đã được bà chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ. Bà luôn tần tảo sớm hôm, mong cho cháu được học hành, mai này trở thành một con người tốt. Nhưng nay khi cháu trưởng thành, cháu lại rời xa bà đến một khung trời mới. Vì thế, người cháu mới có những câu tự hỏi mình: "Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa". Qua đây ta lại thấy được những tình cảm sâu nặng của cháu dành cho bà, luôn nhớ về bà, mong được về với bà. Đoạn thơ đã giúp em thấy được những công lao của bà với cuộc đời của mình, dặn lòng rằng mình phải yêu bà hơn, phải cố gắng học hành để sau này chăm lo ông bà thật tốt.

Câu 4

Bài thơ viết về tình bà cháu trong chương trình Ngữ văn THCS: Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh.

 

4 tháng 4 2021

Nghĩa đen:Đỏ

Nghĩa bóng:Son sắt,thủy chung

15 tháng 10 2021

Nghĩa đen: vị ngon ngọt không đổi thay

Nghĩa bóng:tấm long thủy chung son sắc với cuộc đời

[Ngữ văn 6]PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)Đọc kỹ câu hỏi và chọn phương án theo em là đúng nhất.Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng nghệ thuật hoán dụ?A. Áo chàm đưa buổi phân ly.B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.C. Ngày Huế đổ máu.D. Bàn tay ta làm nên tất cả.Câu 2: Trong câu: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” có mấy phó từ?A. Một.B. Hai.C. Ba.D. BốnCâu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải nhân hóa?A....
Đọc tiếp

[Ngữ văn 6]

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Đọc kỹ câu hỏi và chọn phương án theo em là đúng nhất.

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng nghệ thuật hoán dụ?

A. Áo chàm đưa buổi phân ly.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Ngày Huế đổ máu.
D. Bàn tay ta làm nên tất cả.

Câu 2: Trong câu: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” có mấy phó từ?

A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải nhân hóa?

A. Cây dừa sải tay bơi
B. Cỏ gà rung tai
C. Bố em đi cày về
D. Kiến hành quân đầy đường

Câu 4: Dòng nào thể hiện đúng và đủ cấu trúc phép so sánh?

A. Sự vật được so sánh- từ so sánh – sự vật so sánh
B. Từ so sánh- sự vật so sánh- phương diện so sánh.
C. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh-sự vật so sánh.
D. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh- sự vật dùng để so sánh.

Câu 5. Câu thơ nào sau đây có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ:

A. Người Cha mái tóc bạc 
B. Bóng Bác cao lồng lộng
C. Bác vẫn ngồi đinh ninh
D. Chú cứ việc ngủ ngon

Câu 6. Nếu viết: “ Buổi sáng, khi mặt trời lên cao” thì câu trên mắc lỗi nào?

A. Thiếu chủ ngữ 
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D. Đủ các thành phần câu

Câu 7. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào?

“Tung hoành”: Thỏa chí hành động không gì cản trở được.

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

Câu 8: Trong hai dòng thơ sau dòng nào viết đúng chính tả:

A. Ca nô đội lệch
B. Ca lô đội lệch

PHẦN II: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”

(SGK Ngữ văn 6 –NXB Giáo dục 2018)

1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả bài thơ?

2. Đoạn thơ viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

3. Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

4. Trong đoạn thơ,tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật gì ? Viết đoạn văn 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó ?

23
29 tháng 3 2021

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng nghệ thuật hoán dụ?

A. Áo chàm đưa buổi phân ly.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Ngày Huế đổ máu.
D. Bàn tay ta làm nên tất cả.

Câu 2: Trong câu: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” có mấy phó từ?

A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải nhân hóa?

A. Cây dừa sải tay bơi
B. Cỏ gà rung tai
C. Bố em đi cày về
D. Kiến hành quân đầy đường

Câu 4: Dòng nào thể hiện đúng và đủ cấu trúc phép so sánh?

A. Sự vật được so sánh- từ so sánh – sự vật so sánh
B. Từ so sánh- sự vật so sánh- phương diện so sánh.
C. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh-sự vật so sánh.
D. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh- sự vật dùng để so sánh.

Câu 5. Câu thơ nào sau đây có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ:

A. Người Cha mái tóc bạc 
B. Bóng Bác cao lồng lộng
C. Bác vẫn ngồi đinh ninh
D. Chú cứ việc ngủ ngon

Câu 6. Nếu viết: “ Buổi sáng, khi mặt trời lên cao” thì câu trên mắc lỗi nào?

A. Thiếu chủ ngữ 
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D. Đủ các thành phần câu

Câu 7. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào?

“Tung hoành”: Thỏa chí hành động không gì cản trở được.

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

Câu 8: Trong hai dòng thơ sau dòng nào viết đúng chính tả:

A. Ca nô đội lệch
B. Ca lô đội lệch

29 tháng 3 2021

Phần II :Đọc-hiểu

Câu 1 Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ, tác giả: Minh Huệ

Câu 2 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 3  Hoàn cảnh: Bài thơ dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

Câu 4

Khổ thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: như, hơn và kết hợp từ láy : lồng lộng, cho thấy sự mơ màng của anh đội viên. Trong sự mơ màng ấy, anh đã thấy hình ảnh Bác hiện lên "cao lồng lông", bác đến bên anh đội viên, thật ấm áp, gần gũi :"ấm hơn ngọn lửa hồng". Khi mọi người đang say giấc nồng, thì Bác lại không ngủ. Hình ảnh Bác ở đây thật lớn lao, vĩ đại, nhưng lại vô cùng ấm áp, gần gũi với mọi người. Qua đó, cho thấy tình cảm kính yêu, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác. Đồng thời, đoạn thơ cũng thể hiện tình cảm ngợi ca trân trọng của tác giả với Bác Hồ kính yêu. Đọc xong đoạn văn, lòng em không khỏi xúc động trước những tình cảm của Bác dành cho mọi người,cho nhân dân. Qua đó thấy rằng mình cần cố gằng hơn trong học tập, lao động để không phụ công lao của Người.

20 tháng 4 2021

Câu 1: Xác định phép nhân hóa và kiểu nhân hóa:

a) Những chòm cổ thụ trầm ngâm lặng nhìn xuống nước 

- Phép nhân hóa: Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật. ( Phép nhân hóa là cụm từ được gạch chân )

b) Núi cao chi lắm núi ơi

    Núi che mặt trời chẳng thấy người thương

- Phép nhân hóa: Dùng từ gọi vật như gọi người ( Phép nhân hóa là từ được gạch chân )

Câu 2: Có mấy kiểu so sánh. Cho ví dụ

- Phép so sánh gồm:

 + So sánh ngang bằng: Đôi mắt mẹ sáng long lanh như những vì sao trên bầu trời.

 + So sánh không ngang bằng: Cái cây kia cao và to hơn cả một cây cổ thụ lâu năm.

18 tháng 4 2021

ptbd: miêu tả

so sánh ngang bằng

DHT là một nguoi khoe manh day dan kinh nghiem

20 tháng 4 2021

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:" Những động tác thả sào, rút sào... vâng vâng dạ dạ ( Bài "Vượt thác" Tiếng Việt 6 tập 2" )

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Miêu tả

- Các câu có sử dung biện pháp so sánh là:

  + '' Những động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt ''

  + '' Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc ''

Câu 2: Xác định phép so sánh trong đoạn trích trên.

  + '' Các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ '' 

Câu 3: Qua đoạn trích trên em có cảm nhận gì về nhân vật Dượng Hương Thư

- Em thấy nhân vật Dượng Hương Thư  khỏe mạnh, nhanh nhẹn ,mạnh mẽ và dũng cảm.

29 tháng 3 2021

1.quần đảo

2.dâu tây

3. chịu 

4. lịch sử

n. đường đời

25 tháng 4 2021

1 quần đảo

2 dâu tây

3 xít (cứt)

4 lịch sử 

n đường đời

Bởi tôi Ăn uống điều độ và làm việc có chừmg mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân,ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia...
Đọc tiếp

Bởi tôi Ăn uống điều độ và làm việc có chừmg mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân,ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thanh cái áo dài kín xuống tận cham đuoi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phanh phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cùng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi ràu tôi dài và uốn cong một về rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hành diện với bà con về cập râu ấy lắm. Cử chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hat chân lên vuốt râu

a,đoạn văn trên trích từ văn bản nào? tác giả?

b,ai là người kể? ngôi thứ mấy? vì sao em biết?

c, đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?chép lại câu văn có sử dụng phép ssánh ? cho biết chúng thuộc kiểu ss nào? vì sao em biết.

d, qua đoạn văn trên,em thấy dế mèn hiện lên như thế nào? trình bày hiểu bt của e về nv dế mèn (4-6 câu)

giúp em với

ko cần làm hết cg đc ạ

làm hết dc thì càng tốt

2
26 tháng 3 2021

\(x = {-b \pm \sqrt{b^2-4ac} \over 2a}\)

27 tháng 3 2021

giúp e với

ko cần làm hết đâu