K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

[Ngữ Văn 7]Phần I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 7]

Phần I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”

(Trích Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1 (0,5 điểm)

Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5 điểm)

Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?

Câu 3 (1 điểm)

Nội dung của đoạn trích trên là gì ?

Câu 4 (1 điểm)

Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Tác dụng của câu đặc biệt đó là gì?

Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên?

Câu 2 (5 điểm)

Viết bài văn nghị luận chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”?

45
19 tháng 4 2021

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản "Sống chết mặc bay của tác giả Phạm Duy Tốn

2. Thể loại văn bản: Truyện ngắn

3. Nội dung: Tình cảnh khốn đốn, vất vả của dân phu làng X đang cố gắng, khổ cực giữ gìn, bảo vệ khúc đê sông Nhị Hà sắp vỡ  

4. Câu đặc biệt là: Gần một giờ đêm

Tác dụng: Xác định thời gian, nơi chốn

 

19 tháng 4 2021

Tạo lập văn bản:

Câu 1: 

Trong đêm mưa gió tầm tã ở làng X, phủ X, nước sông dâng lên dữ tợn như muốn phá huỷ đê và cuốn trôi tất cả, những người nông dân vẫn phải dầm mưa, khẩn trương làm các công việc hộ đê. Họ dường như đã mệt, vì sức người có hạn, tình cảnh ngày càng trở nên nguy cấp. Vậy nhưng biết cầu cứu ai, than ai? Họ vẫn phải khổ cực, lội bì bõm dưới nước sâu để bảo vệ đê. Truyện đã phê phán hiện thực xã hội phong kiến thối nát, đê điều không được chăm lo, vỡ đê xảy ra liên tục, người nông dân rơi vào tình cảnh khốn cùng, đau thương và mất mát người thân. Qua đó, ta thêm phần xót thương và cảm thông với cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân thời phong kiến.

Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Anh làm thơ từ thời là học sinh, sinh viên. Bài thơ "Bếp lửa” viết năm 1963, khi anh đang học đại học ở nước ngoài. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của anh - một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình. Bài thơ có đoạn:“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.... Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”Đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những kỉ niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Ngọn lửa ấy được nhóm lên bàng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngàv xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”. Tiếng kêu tha thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại những kỉ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà. “Tám năm ròng”... - một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tư hỏi mình?

19 tháng 4 2021

Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Anh làm thơ từ thời là học sinh, sinh viên. Bài thơ "Bếp lửa” viết năm 1963, khi anh đang học đại học ở nước ngoài. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của anh - một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình. Bài thơ có đoạn:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.

... Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những kỉ niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Ngọn lửa ấy được nhóm lên bằng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngày xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”. Tiếng kêu tha thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại những kỉ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà. “Tám năm ròng”... - một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tư hỏi mình?

... Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Hình ảnh ngọn lửa và âm thanh tiếng kêu chim tu hú có một sức mạnh biểu cảm vang xa, tạo nên những liên tưởng nghĩa tình thấm thìa.

Sáu câu thơ tiếp theo với những chi tiết cụ thể và cảm động, Bằng Việt đã vẽ lên hình ảnh của bà, người bà đáng kính đáng yêu, suốt những năm dài khó nhọc đã chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người:

   Mẹ cùng cha bận công tác không về,

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

     Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học...

Câu thơ gồm hai vế tiểu đối cân xứng, nhịp thơ êm ái hài hòa. Từ “bà”, từ “cháu” được nhắc lại nhiều lần “Cháu ở cùng bà... bà bảo... bà dạy... bà chăm cháu học”, âm điệu quấn quýt như sự gắn bó giữa hai tâm hồn bà - cháu trong tình yêu thương. Cháu lớn khôn, trưởng thành trong đôi bàn tay nâng niu, trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà. Bà đã thức khuya dậy sớm “nhóm lửa” làm cho tâm hồn thơ bé của cháu sống trong cảnh xa mẹ cha trở nên ấm áp. Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ “bếp lửa” ấy đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu.

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:"Phan nói:- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng...
Đọc tiếp

undefined

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU 

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

"Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Câu 3. Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai?

Câu 4. Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau:

" - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."

Câu 5. Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.

II. PHẦN LÀM VĂN 

Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết).

Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó.

13
19 tháng 4 2021

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

"Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?)

Đoạn văn trên trích từ văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Tác giả là ai?

 Nguyễn Dữ

Câu 2. Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương: Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung, tại đây Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương là người cùng làng và hỏi han Vũ Nương.

Câu 3. Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai?

Từ “Tiên nhân”

- Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.

- Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.

Câu 4. Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau:

" - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."

- Phép nối: vả chăng

- Phép thế: "ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam" - "nỗi ấy"

Câu 5. Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.

Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ

- Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

- Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

- Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

II. PHẦN LÀM VĂN 

Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết).

Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó.

19 tháng 4 2021

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

"Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?)

Đoạn văn trên trích từ văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Tác giả là ai?

 Nguyễn Dữ

Câu 2. Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương: Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung, tại đây Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương là người cùng làng và hỏi han Vũ Nương.

Câu 3. Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai?

Từ “Tiên nhân”

- Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.

- Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.

Câu 4. Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau:

" - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."

- Phép nối: vả chăng

- Phép thế: "ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam" - "nỗi ấy"

Câu 5. Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.

Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ

- Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

- Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

- Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

II. PHẦN LÀM VĂN 

Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết).

Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó.

Theo mình nhận định sau là rất đúng và phản ánh được rất trân thực cuộc sống ngày nay.Khi ta đúng ta chẳng phải nổi giận làm gì cả mà thay vào đó ta sẽ vui vẻ, lạc quan và yêu đời hơn nhưng nếu bản thân chúng ta sai ta không có quyền gì để nổi giận vì đó là lựa chọn của chúng ta dù có sai hay đúng vẫn là ý kiến của bản thân và ý kiến sai đó cũng sẽ là một bài học quý để sau này khi phải đối mặt với điều đó ta có thể vượt qua bằng chính những kiến thức mà bản thân đã học tập được.

17 tháng 4 2021

Theo mình câu nói trên rất đúng, trong cuộc sống chúng ta cần bình tĩnh để giải quyết mọi việc không cần nóng vì nó sẽ dẫn đến việc không hay xảy ra 

[Ngữ Văn 6]Đọc kĩ đoạn văn sau và khoanh tròn đáp án đúng nhất.“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 6]

Đọc kĩ đoạn văn sau và khoanh tròn đáp án đúng nhất.

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy gạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. […] Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm”

(Bài học đường đời đầu tiên)

1. Vì sao nói: Những con vật trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa?

a. Chúng vốn là những con người đội lốt vật.

b. Chúng là những biểu tượng của đạo đức luận lí.

c. Chúng được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy, hành động và quan hệ như con người.

d. Chúng được miêu tả thực như chúng vốn thế.

2. Bài học đường đời đầu tiên là tên gọi một chương trong tác phẩm nào?

a. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.

b. Tuyển tập Tô Hoài.

c. Dế Mèn phiêu lưu kí.

d. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.

3. Trong câu: "Tôi đi đứng oai vệ ... Cho ra kiểu con nhà võ" thuộc kiểu nhân hóa nào?

a. Trò chuyện với vật như đối với người.

b. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.

c. Xưng hô với vật như đối với người.

d. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

4. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

a. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.

b. Đôi cánh dài xuống tận chấm đuôi..

c. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt.

d. Khi bách bộ cả người rung rinh một.màu nâu bóng mỡ.

5. Trong câu: "Đôi càng tôi mẫm bóng" - Vị ngữ câu trên thuộc loại từ gì?

a. Động từ.

b. Cụm tính từ.

c. Tính từ.

d. Cụm động từ.

6. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào em phải viết đơn?

a. Em nhặt được chiếc cặp của một bạn bỏ quên trong trường.

b. Em bị ốm, không đến lớp được.

c. Do sơ xuất em bị kẻ gian lấy mất chiếc xe đạp.

d. Em phạm lỗi với thầy giáo, mong muốn xin thầy tha lỗi.

7. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào?

a. Dế Mèn. 

b. Người kể chuyện. 

c. Chị Cốc. 

d. Dế Choắt.

8. Chủ ngữ câu sau đây trả lời cho câu hỏi gì? "Tôi tợn lắm."

a. Cái gì? 

b. Con gì? 

c. Ai? 

d. Việc gì?

9. Trong câu "nên tôi chóng lớn lắm",  từ "lắm" thuộc loại từ gì?

a. Phó từ chỉ sự phủ định.

b. Phó từ chỉ mức độ.

c. Phó từ chỉ quan hệ thời gian.

d. Phó từ chỉ sự cầu khiến.

10. Câu sau đây có những thành phần nào: "Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.".

a. Trạng ngữ, vị ngữ.

b. Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.

c. Trạng ngữ, chủ ngữ.

d. Chủ ngữ, vị ngữ.

11. Trong câu "Mỗi khi tôi vũ lên" từ nào là động từ?

a. tôi.

b. Mỗi khi. 

c. lên. 

d. vũ.

12. Trong câu "Tôi đi đứng oai vệ" từ nào là tính từ?

a. đi. 

b. Tôi.

c. đứng. 

d. oai vệ.

13. Khi làm văn miêu tả, người viết không cần phải có kĩ năng gì?

a. Xây dựng cốt truyện.

b. Nhận xét đánh giá.

c. Quan sát, nhìn nhận.

d. Liên tưởng, thưởng tượng, ví von, so sánh.

14. Bài học đường đời đầu tiên là sáng tác của nhà văn nào?

a. Tạ Duy Anh. 

b. Đoàn Giỏi.

c. Võ Quảng. 

d. Tô Hoài.

15. Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào?

a. Quốc hiệu, tên đơn, lí do gửi.

b. Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?

c. Quốc hiệu, tên đơn, người gửi.

d. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.

16. Tác giả sử dụng phép so sánh gì trong câu "Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua" ?

a. So sánh kém. 

b. So sánh ngang bằng.

c. Không có phép so sánh. 

d. So sánh hơn.

17
16 tháng 4 2021

1. Vì sao nói: Những con vật trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa?

a. Chúng vốn là những con người đội lốt vật.

b. Chúng là những biểu tượng của đạo đức luận lí.

c. Chúng được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy, hành động và quan hệ như con người.

d. Chúng được miêu tả thực như chúng vốn thế.

2. Bài học đường đời đầu tiên là tên gọi một chương trong tác phẩm nào?

a. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.

b. Tuyển tập Tô Hoài.

c. Dế Mèn phiêu lưu kí.

d. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.

3. Trong câu: "Tôi đi đứng oai vệ ... Cho ra kiểu con nhà võ" thuộc kiểu nhân hóa nào?

a. Trò chuyện với vật như đối với người.

b. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.

c. Xưng hô với vật như đối với người.

d. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

4. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

a. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.

b. Đôi cánh dài xuống tận chấm đuôi..

c. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt.

d. Khi bách bộ cả người rung rinh một.màu nâu bóng mỡ.

5. Trong câu: "Đôi càng tôi mẫm bóng" - Vị ngữ câu trên thuộc loại từ gì?

a. Động từ.

b. Cụm tính từ.

c. Tính từ.

d. Cụm động từ.

6. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào em phải viết đơn?

a. Em nhặt được chiếc cặp của một bạn bỏ quên trong trường.

b. Em bị ốm, không đến lớp được.

c. Do sơ xuất em bị kẻ gian lấy mất chiếc xe đạp.

d. Em phạm lỗi với thầy giáo, mong muốn xin thầy tha lỗi.

7. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào?

a. Dế Mèn. 

b. Người kể chuyện. 

c. Chị Cốc. 

d. Dế Choắt.

8. Chủ ngữ câu sau đây trả lời cho câu hỏi gì? "Tôi tợn lắm."

a. Cái gì? 

b. Con gì? 

c. Ai? 

d. Việc gì?

9. Trong câu "nên tôi chóng lớn lắm",  từ "lắm" thuộc loại từ gì?

a. Phó từ chỉ sự phủ định.

b. Phó từ chỉ mức độ.

c. Phó từ chỉ quan hệ thời gian.

d. Phó từ chỉ sự cầu khiến.

10. Câu sau đây có những thành phần nào: "Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.".

a. Trạng ngữ, vị ngữ.

b. Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.

c. Trạng ngữ, chủ ngữ.

d. Chủ ngữ, vị ngữ.

11. Trong câu "Mỗi khi tôi vũ lên" từ nào là động từ?

a. tôi.

b. Mỗi khi. 

c. lên. 

d. vũ.

12. Trong câu "Tôi đi đứng oai vệ" từ nào là tính từ?

a. đi. 

b. Tôi.

c. đứng. 

d. oai vệ.

13. Khi làm văn miêu tả, người viết không cần phải có kĩ năng gì?

a. Xây dựng cốt truyện.

b. Nhận xét đánh giá.

c. Quan sát, nhìn nhận.

d. Liên tưởng, thưởng tượng, ví von, so sánh.

14. Bài học đường đời đầu tiên là sáng tác của nhà văn nào?

a. Tạ Duy Anh. 

b. Đoàn Giỏi.

c. Võ Quảng. 

d. Tô Hoài.

15. Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào?

a. Quốc hiệu, tên đơn, lí do gửi.

b. Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?

c. Quốc hiệu, tên đơn, người gửi.

d. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.

16. Tác giả sử dụng phép so sánh gì trong câu "Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua" ?

a. So sánh kém. 

b. So sánh ngang bằng.

c. Không có phép so sánh. 

d. So sánh hơn.

16 tháng 4 2021

1. Vì sao nói: Những con vật trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa?

a. Chúng vốn là những con người đội lốt vật.

b. Chúng là những biểu tượng của đạo đức luận lí.

c. Chúng được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy, hành động và quan hệ như con người.

d. Chúng được miêu tả thực như chúng vốn thế.

2. Bài học đường đời đầu tiên là tên gọi một chương trong tác phẩm nào?

a. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.

b. Tuyển tập Tô Hoài.

c. Dế Mèn phiêu lưu kí.

d. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.

3. Trong câu: "Tôi đi đứng oai vệ ... Cho ra kiểu con nhà võ" thuộc kiểu nhân hóa nào?

a. Trò chuyện với vật như đối với người.

b. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.

c. Xưng hô với vật như đối với người.

d. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

4. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

a. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.

b. Đôi cánh dài xuống tận chấm đuôi..

c. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt.

d. Khi bách bộ cả người rung rinh một.màu nâu bóng mỡ.

5. Trong câu: "Đôi càng tôi mẫm bóng" - Vị ngữ câu trên thuộc loại từ gì?

a. Động từ.

b. Cụm tính từ.

c. Tính từ.

d. Cụm động từ.

6. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào em phải viết đơn?

a. Em nhặt được chiếc cặp của một bạn bỏ quên trong trường.

b. Em bị ốm, không đến lớp được.

c. Do sơ xuất em bị kẻ gian lấy mất chiếc xe đạp.

d. Em phạm lỗi với thầy giáo, mong muốn xin thầy tha lỗi.

7. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào?

a. Dế Mèn. 

b. Người kể chuyện. 

c. Chị Cốc. 

d. Dế Choắt.

8. Chủ ngữ câu sau đây trả lời cho câu hỏi gì? "Tôi tợn lắm."

a. Cái gì? 

b. Con gì? 

c. Ai? 

d. Việc gì?

9. Trong câu "nên tôi chóng lớn lắm",  từ "lắm" thuộc loại từ gì?

a. Phó từ chỉ sự phủ định.

b. Phó từ chỉ mức độ.

c. Phó từ chỉ quan hệ thời gian.

d. Phó từ chỉ sự cầu khiến.

10. Câu sau đây có những thành phần nào: "Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.".

a. Trạng ngữ, vị ngữ.

b. Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.

c. Trạng ngữ, chủ ngữ.

d. Chủ ngữ, vị ngữ.

11. Trong câu "Mỗi khi tôi vũ lên" từ nào là động từ?

a. tôi.

b. Mỗi khi. 

c. lên. 

d. vũ.

12. Trong câu "Tôi đi đứng oai vệ" từ nào là tính từ?

a. đi. 

b. Tôi.

c. đứng. 

d. oai vệ.

13. Khi làm văn miêu tả, người viết không cần phải có kĩ năng gì?

a. Xây dựng cốt truyện.

b. Nhận xét đánh giá.

c. Quan sát, nhìn nhận.

d. Liên tưởng, thưởng tượng, ví von, so sánh.

14. Bài học đường đời đầu tiên là sáng tác của nhà văn nào?

a. Tạ Duy Anh. 

b. Đoàn Giỏi.

c. Võ Quảng. 

d. Tô Hoài.

15. Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào?

a. Quốc hiệu, tên đơn, lí do gửi.

b. Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?

c. Quốc hiệu, tên đơn, người gửi.

d. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.

16. Tác giả sử dụng phép so sánh gì trong câu "Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua" ?

a. So sánh kém. 

b. So sánh ngang bằng.

c. Không có phép so sánh. 

d. So sánh hơn.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:   “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.   Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may,...
Đọc tiếp

undefined

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

   “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

   Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua"

(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2018)

Câu 1: Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in đậm ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

Câu 2: Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?

Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?

11
16 tháng 4 2021

câu 2:ta có:

-Bỏ cuộc do  bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí 

-gồng mình vượt qua"

 

16 tháng 4 2021

câu 3(ngắn lắm cô,vì viết trên máy tính nên em lười)

bạn đã bao h xem 1 bộ phim hành động chưa?đa phần chúng đều diễn tả một nhân vật hoặc nhiều nhân vật bị dồn vào bước đường cùng đã phát huy sức mạnh tiềm ẩn trong mình và chiến thắng kẻ thù.hay là những chuyện có thậ như mẹ tôi từng kể:ngày xưa,mẹ đi thăm trường bị con chó của bác bảo vệ đuổi,mẹ chạy rồi nhảy qua cái mương rộng gần 1m kiểu gì mà bây h mẹ vẫn ko hiểu đc!mejk tôi tường thuật.nhưng thật sự là ko phải ai cũng có thể làm được điều đó.trên ý kiến của tôi,điều " hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?"ko thực sự hoàn toàn đúng.bởi vì có những người ko dám đối mặt vói nỗi sợ mà chỉ giơ lưng chịu trận như là bị chó đuổi thì đúng im hoặc ngồi bệt xuống,ko dám đấu tranh để sống còn .những người như vậy sẽ chẳng bao giờ có thể khám phá hết được mình.thú thật,tôi cũng đã 1 lần khám phá ra sức mạnh tiềm ẩn của mình.hôm đó,tôi đang trên đườg đi học về,thì bắt gặp một bạn đang bị các anh khác bắt nạt.chẳng biết lúc đó tôi nghĩ gì chỉ chạy lại và ngăn mấy anh ấy lại.một anh giơ tay lên định đánh tôi.bỗng tôi giơ tay đỡ(tôi chưa từng hok võ nhé).sau đó may cho tôi,mấy anh ấy đã bỏ đi.tôi mói phát hiện ra mình có tiemf năng võ thuật từ đó mẹ mới cho tôi đi hok võ.do đó ,ko phải ai cũng có thể tìm thấy chính mình trong nguy khốn.

17 tháng 4 2021

Các tính từ giàu giá trị biểu cảm là:trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn. Tác dụng của những từ đó là:

- Làm cho câu văn thêm sinh động

- Làm cho nội dung bài đầy đủ hơn

- Các sự vật được kết hợp với các tính từ trên sẽ rõ ràng 

- Giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống, thiên nhiên trên Quần đảo Cô Tô ngày thứ năm. Nội dung của đoạn văn: Miêu tả cảnh đẹp của Quần đảo Cô Tô sau khi bão đi qua.

Chạy khắp rừng thấm mệt, anh Nai muốn nghỉ ngơi chút đỉnh. Anh nằm xuống bãi cỏ rồi nhờ Thỏ:– Chú mày làm ơn nửa giờ nữa đánh thức anh dậy nhé!Thỏ mừng rối rít: được anh Nai nhờ đâu phải chuyện chơi!– Anh cứ ngủ đi! Ngủ đi! Thế nào em cũng đánh thức anh dậy đúng giờ! – Thỏ hứa.Nai duỗi chân rồi nhắm mắt.– Để em lót cỏ cho anh ngủ nhé? – Thỏ đề nghị, rồi kéo cỏ...
Đọc tiếp

Chạy khắp rừng thấm mệt, anh Nai muốn nghỉ ngơi chút đỉnh. Anh nằm xuống bãi cỏ rồi nhờ Thỏ:

– Chú mày làm ơn nửa giờ nữa đánh thức anh dậy nhé!

Thỏ mừng rối rít: được anh Nai nhờ đâu phải chuyện chơi!

– Anh cứ ngủ đi! Ngủ đi! Thế nào em cũng đánh thức anh dậy đúng giờ! – Thỏ hứa.

Nai duỗi chân rồi nhắm mắt.

– Để em lót cỏ cho anh ngủ nhé? – Thỏ đề nghị, rồi kéo cỏ đến nhét dưới hông Nai.

– Cảm ơn, thôi không cần! – Anh Nai nói vẻ ngái ngủ.

– Không cần là thế nào? Nằm trên cỏ êm hơn chứ!

– Thôi được! Thôi được rồi… Tôi buồn ngủ…

– Hay để em mang cho anh cái gì uống trước khi ngủ? Gần đây có con suối. Em chỉ chạy nhoáng một cái là có liền!

– Thôi được rồi, không cần đâu… Tôi buồn ngủ lắm rồi…

– Thì anh cứ ngủ đi! Ngủ đi! Hay anh muốn em kể chuyện thần thoại cho anh nghe? Như thế anh sẽ dễ ngủ hơn! – Thỏ vẫn ngồi năn nỉ.

– Thôi được… Cảm ơn… Tôi ngủ thế này cũng được…

– Hay là mấy cái sừng nó làm anh khó ngủ?

Nghe đến đấy, Nai đứng dậy bỏ chạy một mạch.

– Anh đi đâu thế? – Thỏ ngạc nhiên hỏi – Chưa được hai mươi phút mà!

a. Theo em, tại sao Nai lại đứng dậy bỏ chạy?

b. Từ câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân? 

1
15 tháng 4 2021

a. Nai đứng dậy bỏ chạy vì cảm thấy khó chịu với sự quan tâm quá đáng của Thỏ.

b. Đôi khi trong cuộc sống bạn luôn muốn giúp đỡ người khác, tuy nhiên tùy từng hoàn cảnh mà sự giúp đỡ của bạn có khiến người được nhận sự giúp đỡ có thoải mái hay không.

14 tháng 4 2021

Lại mưa. Cả tuần nay, trời đổ mưa như chút nước. Tôi nhìn lên mái hiên trước nhà. Trời bỗng tối sầm và mây đen kéo đến. Những con gió. Tiếng sấm. Tiếng sét. Tất cả đều dữ dội, dồn dập như cơn thịnh nộ của trời xanh giáng xuống, khiến mọi người ngoài đường đều vội vàng chạy tìm nơi trú mưa.

Câu đặc biệt: lại mưa

Trạng ngữ: Cả tuần nay

14 tháng 4 2021
có 3 kho hàng chứa tất cả 200 tấn gạo. Kho thứ nhất nhiều hơn ko thứ hai 12 tấn gạo. Nếu chuyển 4 tấn gạo từ ko thứ hai sang kho thứ ba thì kho thứ 3 sẽ chiếm 2/5 tổng số gạo. số gạo lúc đầu ở kho 1 là ........kho 2 là ........kho 3 là ........
14 tháng 4 2021

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247:

Câu 1:

Tục ngữ Nga có câu nói nổi tiếng rằng 'Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Xấu hổi là trạng thái tâm lí của con người, là sự e thẹn, mất tự tin trước những người, những việc mình không quen biết hoặc khi làm sai điều gì đó. Như vậy, câu tục ngữ đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc học. Ta chỉ xấu hổ khi không học, không tích lũy kiến thức cho bản thân. Đó là lí do khiến ta không biết. Tại sao ta chỉ "xấu hổ khi không học"? Bởi lẽ mỗi chúng ta sinh ra, vạch xuất phát đều như nhau, ai tận dụng được thời gian, công sức nhiều hơn vào việc học, người đó là người giành chiến thắng. Giống như trên 1 chặng đua, chúng ta đều đứng ở vị trí như nhau, nhưng người về đich trước lại là người có kĩ năng, tinh thần cố gắng. Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức. Những  kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao. Không học sẽ không biết gì về thế giới, là người mù thông tin, mãi mãi tụt hậu so với sự tiến bộ của xã hội. Không học là không biết chuẩn bị cho mình những hành trang vào cuộc sống. Cái rễ của học vẫn thì cay đắng nhưng thành quả của nó lại ngọt ngào. Học không chỉ đơn giản là học kiến thức văn hóa mà còn tích lũy kiến thức xã hội, kĩ năng, thái độ. Vậy nên là những người trẻ tuổi, cơ hội học tập còn rất rộng mở, hãy tích cực học tập để làm giàu cho chính bản thân mình. 

14 tháng 4 2021

Câu 2:

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyện Kiều” - kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, ngoài giá trị nội dung sâu sắc "Truyện Kiều” còn rất thành công về nghê thuật. Với nghệ thuật tả người qua bút pháp ước lệ tương đương, tả cảnh thiên nhiên qua bút pháp tả và gợi thì nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật cũng rất xuất sắc. Tiêu biểu là đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích” và điển hình là tám câu thơ sau đã khắc họa một cách xúc động về nỗi nhớ người yêu, nhớ bố mẹ của Thúy Kiều, qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của chính nhân vật: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mẩy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm” Sau khi biết mình bị lừa vào trốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vì sợ mất vốn lẫn lời nên đã hứa đợi Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế rồi mụ đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người, Kiều sống ở lầu Ngưng Bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi. Trước mắt nàng chỉ là một không gian mênh mông rộn ngộp với non xa trăng gần, với những cồn cát bụi bay mù mịt, còn thời gian thì tuần hoàn khép kín, không gian và thời gian ấy như giam hãm con người, khiến nàng cảm thấy cô đơn buồn tủi đau đớn, tan nát cõi lòng. Và tám câu thơ giữa đã lột tả những cảm xúc, nỗi nhớ thương người yêu, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều. Trước hết Kiều nhớ đến Kim Trọng: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ” Chữ tưởng ở đây có nghĩa là hồi tưởng, nhớ lại. Nhớ về Kim Trọng là nhớ về người yêu nên bao giờ Kiều cũng nhớ về lời thề đôi lứa. ”Chén đồng” là chén rượu thề nguyền, đồng lòng, đồng dạ mà Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng vằng vặc: "Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh linh hai miệng một lời song song” Vầng trăng kia vẫn còn, chén rượu thề nguyền chưa ráo mà nay tình duyên đã chia cắt đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim yêu thương đang rỉ máu. Nhớ về Kim Trọng, đau đớn hình dung cảnh ở Liêu Dương xa xôi cách trở, Kim Trọng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn hướng về Kiều chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ chàng bao nhiêu thì Kiều càng thương cho số phận mình bấy nhiêu: “Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” Thương thân mình bơ vơ trên trời, góc bể, càng nuối tiếc cho mối tình đầu. Câu thơ "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có thể hiểu tấm son của Kiều đã bị hoen ố nàng không còn là một thiếu nữ phòng khuê, nhưng có thể hiểu "tấm son” là tấm lòng chung thủy son sắc của nàng dành cho Kim Trọng chẳng bao giờ nguôi ngoai. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn Kiều đã tạm để tấm lòng mình lắng xuống và nhớ đến Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thủy của một người. Chưa vơi nỗi nhớ người yêu, tâm can Kiều lại càng chồng chất nỗi nhớ thương cha mẹ, nên nhớ tới Kim Trọng nàng “tưởng” thì nhớ tới cha mẹ nàng ”xót”. “Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm” Kiều xót xa khi bố mẹ đã già yếu mà ngày ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con, nàng còn xót xa bởi mình không tự tay chăm sóc được cha mẹ và hiện thời ai là người chăm nom. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”, điển cố "sân lai”, ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nhớ về cha mẹ còn tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, mà sự đổi thay khiến nàng lo lắng nhất là “Có khi gốc tử đã vừa người ôm” nghĩa là cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Cụm từ "cách mấy nắng mưa” vừa nói được thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật. Lần nào nhớ về cha mẹ Kiều cũng "nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận day dứt vì đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được gửi gắm vào chiều dài thời gian, chiều sâu không gian bởi vậy mà càng thêm sâu xa. Đến đây ta hiểu tại sao trong nỗi nhớ thương Kiều lại nhớ Kim Trọng trước cha mẹ sau, phải chăng trong hai chữ tình hiếu nàng đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Còn với Kim Trọng trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng vào Kiều bao nhiêu. "Giữ vàng giữ ngọc cho hay Cho đành lòng kẻ chân mây với trời” Vậy là giờ đây, tấm thân Kiều đã bị hoen ố, nàng đã phụ bạc chàng Kim vì thế nàng luôn ân hận, day dứt như một kẻ phụ tình. Nỗi đau ấy cứ xé tâm can nàng khiến nàng luôn nhớ đến Kim Trọng, nhớ người yêu trước nhớ cha mẹ sau, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lý của Kiều. Đồng thời thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lý của Kiều. Đồng thời thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Du. Điều đáng lưu ý là dù trong hoàn cảnh cô đơn ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng trái tim Kiều đầy yêu thương nhân hậu vị tha. Nàng là người tình thủy chung, là người con rất mực hiếu thảo, thật đáng trân trọng biết bao. Tóm lại bằng việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, những từ ngữ hình ảnh tinh tế. Qua đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích” nói chung và tám cây thơ trên nói riêng, Nguyễn Du đã khắc họa thành công và thật xúc động nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều, qua đây cho thấy, Kiều không chỉ là một cô gái tài sắc vẹn toàn mà còn là người thủy chung hiếu nghĩa. Đồng thời đoạn thơ cho ta thấy được tấm lòng ngợi ca trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đây chính là biểu hiện cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

Câu 1:

Có ai đã từng nói rằng: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”. Quả thật, câu nói trên đã để lại trong lòng mỗi người một bài học ý nghĩa.

Trong cuộc đời của mỗi con người, có nhiều lúc chúng ta cảm thấy xấu hổ trước người khác. Đó có thể là khi ta mắc phải những lỗi lầm nào đó, hay khi làm những việc sai trái. Ở về thứ nhất “đừng xấu hổ khi không biết” là lời khuyên nhủ chúng ta không nên tự ti, xấu hổ khi bản thân không biết một kiến thức nào đó. Vì kiến thức là vô tận mà thời gian và sức lực của mỗi người là có hạn. Việc chúng ta không biết là hết sức bình thường trong cuộc sống. Ngay cả những tấm gương đã thành công trong cuộc sống, họ cũng chỉ hiểu biết sâu rộng ở một lĩnh vực cụ thể.

Nhưng nếu như chúng ta “không học” thì điều đó lại đáng xấu hổ vô cùng. Học tập là một quá trình tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của con người. Từ xưa cho đến nay, không có bất cứ ai muốn thành công mà không phải trải qua quá trình khổ luyện của học hỏi. Chúng ta từng biết đến Mạc Đĩnh Chi - vị Lưỡng Quốc Trạng Nguyên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền ông mồ côi cha từ nhỏ, hàng ngày phải vào rừng chặt củi nuôi mẹ kiếm sống. Vì dáng người thấp bé, dung mạo xấu xí nên ông thường bị trêu chọc, khinh rẻ. Ngay từ khi còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã ra sức học tập vì ông biết chỉ có học vấn mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo hèn. Với văn tài của mình, ông được Chiêu Quốc Vương nhận là môn đồ, chu cấp tiền cho ăn học thành tài. Năm 1304 đời vua Trần Hưng Tông, triều đình mở khoa thi. Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên. Khi mới đỗ nhà vua chê ông xấu, Mạc Đĩnh Chi bèn làm bài phú “Ngọc tỉnh liên” (Sen trong giếng ngọc) để tự ví mình với sen. Vua Trần Anh Tông xem rồi khen hay, sau này ông được vua cử đi sứ sang Trung Quốc và được phong là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Hay như tấm gương của một con người vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt hành trình ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Người luôn không ngừng học hỏi từ những công việc để kiếm sống đến tiếng nói của những nước mà người từng đi qua... Và đến ngày hôm nay, thế giới biết đến tên người là nhắc tới một danh nhân văn hóa thế giới. Học tập đã giúp con người thành công. Vậy nên, khi chúng ta không chịu cố gắng học hỏi là đang thể hiện sự vô trách nhiệm với gia đình và xã hội, đặc biệt là với chính bản thân.

 

Trong thời đại khoa học công nghệ bùng nổ, việc học tập chưa bao giờ trở nên dễ dàng như lúc này. Nhưng vẫn có những người không chịu cố gắng học hành. Phần lớn là ở đối tượng học sinh sinh viên - những người đang giành phần lớn thời gian của mình cho công việc học tập. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chính những học sinh, sinh viên ấy. Vì có lẽ, không có con đường nào đến với thành công nhanh hơn con đường học vấn. Ngoài ra, có những hiện tượng, nhiều người vì tính sĩ diện mà giấu dốt. Họ luôn tỏ ra là mình biết tất cả mọi thứ nhưng trên thực tế lại chẳng hiểu biết được bao nhiêu. Điều đó là không nên, nếu chúng ta dám nhìn nhận thẳng vào sự thiếu hụt của bản thân để hoàn thiện mới có thể ngày càng tốt hơn.

Đối với một học sinh như tôi, chắc chắn học tập là một điều vô cùng quan trọng. Khi đọc được quan điểm trên, bản thân tôi đã thấy vô cùng tâm đắc. Ý thức được điều đó, tôi không ngại thể hiện ra những điều mà bản thân chưa biết để có cơ hội được học hỏi thêm. Trong quá trình học trên lớp, tôi cũng tích cực trao đổi với thầy cô về những vấn đề mình còn thắc mắc. Ngoài ra, tôi cũng chăm chỉ đọc sách vì sách chính là kho tri thức khổng lồ của nhân loại. Mỗi khi đọc xong một cuốn sách, tôi lại biết thêm được nhiều điều thú vị. Quả thật, nếu không biết, chúng ta còn có thể học hỏi. Nhưng nếu không học hỏi, chúng ta sẽ chẳng biết được gì.

Tóm lại, quan điểm trên đã thể hiện được tầm quan trọng của việc học tập. Và mỗi chúng ta hãy luôn ý thức được rằng: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.