K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2017

Gọi trọng lượng tối đa mà quả cầu có thể mang bay lên là Pmax, thể tích khi là Vmax,trọng lượng của khi cầu và người máy là P

Ta có : P+Pmax =Fa.

<=> P+dH2.Vmax=dkhông khí.Vmax

<=.> 3000+0,9Vmax=12,9Vmax

<=> Vmax =..... cậu tự tính

28 tháng 10 2017

Giả sử nước chảy từ A đến B. cano đi từ A ký hiệu là 1, cano đi từ B ký hiệu là 2. Vận tốc nước là: \(7,2\) (km/h).

+ Vận tốc cano so với nước là \(v\)(km/h).

Vận tốc xuôi dòng là: \(v+7,2\)

Vận tốc ngược dòng là: \(v-7,2\)

Thời gian cano đi đến khi gặp nhau là: \(t=\dfrac{S_1}{v+7,2}=\dfrac{S_2}{v-7,2}\left(h\right)\)

Thời gian cano 1 trở về A là: \(t_1=\dfrac{S_1}{v-7,2}\left(h\right)\)

Thời gian ca nô 2 trở về B là: \(t_2=\dfrac{S_2}{v+7,2}\left(h\right)\)

Thời gian cano 1 đi được là: \(t_A=t+t_1=\dfrac{S}{v-7,2}\left(h\right)\)

Thời gian cano 2 đi được là: \(t_B=t+t_2=\dfrac{S}{v+7,2}\left(h\right)\)

\(\Rightarrow t_A-t_B=\dfrac{S}{v-7,2}-\dfrac{S}{v+7,2}=1\)

\(\Leftrightarrow360S-25v^2+1296=0\left(1\right)\)

+ Vận tốc cano so với nước là \(v\)(km/h).

Tương tự ta có:

\(\Rightarrow\dfrac{S}{1,5v-7,2}-\dfrac{S}{1,5v+7,2}=\dfrac{24}{60}=\dfrac{2}{5}\)

\(\Leftrightarrow400S-25v^2+576=0\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) ta có hệ: \(\left\{{}\begin{matrix}360S-25v^2+1296=0\\400S-25v^2+576=0\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}S=18\\v=\dfrac{36\sqrt{6}}{5}\end{matrix}\right.\)

Tới đây bí gianroi

28 tháng 10 2017

Làm xong rồi lại bảo bí hả anh?

10 tháng 10 2017

< A B O x 1250

Đổi:

\(v_1=54km/h=15m/s\)

\(v_2=18km/h=5m/s\)

\(S=1,25km=1250m\)

Chọn trục toạ độ như hình vẽ.

Chọn mốc thời gian lúc 6h.

a) Phương trình chuyển động của xe A:

\(x_1=x_0+v.t\)

\(x_0=1250\); \(v=-15m/s\) (vì chuyển động ngược chiều dương của trục toạ độ)

\(\Rightarrow x_1=1250-15.t(m)\)

Phương trình chuyển động của xe B:

\(x_2=x_0+v_0t+\dfrac{1}{2}at^2\)

Có: \(x_0=0\); \(v_0=5m/s\); \(a=0,2m/s^2\)

\(\Rightarrow x_2=5.t+0,1.t^2(m)\)

10 tháng 10 2017

b) Hai xe gặp nhau khi:

\(x_1=x_2\)

\(\Rightarrow 1250-15t=5t+0,1t^2\)

\(\Rightarrow 0,1t^2+20t-1250=0\)

Giải phương trình trên ta được \(t=50s\)

c) Quãng đường xe thứ 2 đi được là:

\(S_2=v_0t+\dfrac{1}{2}at^2=5.50+0,1.50^2=500(m)\)

d) Vận tốc xe thứ 2 là:

\(v_2=v_0+at=5+0,2.50=15(m/s)\)

e) Khi tắt máy, xe thứ 2 có vận tốc là: \(v_2=15(m/s)\)

Áp dụng công thức:

\(v^2-v_0^2=2aS\)

\(\Rightarrow a = \dfrac{v^2-v_0^2}{2S} = \dfrac{0^2-15^2}{2.150}=0,75(m/s^2)\)

Thời gian xe 2 đã đi là:

\(t_2=\dfrac{v_2}{a}=\dfrac{15}{0,75}=20s\)

Quãng đường xe thứ 1 đi được là: \(S_1=v_1.t_2=15.20=300m\)Khoảng cách hai xe khi xe 2 dừng lại là: \(150+300=450(m)\)

4 tháng 11 2015

Tần số dao động: \(f=\frac{\omega}{2\pi}=\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{36}{0,1}}=3Hz\)

Trong dao động điều hòa, động năng và thế năng biến thiên với tần số gấp đôi tần số dao động.

\(\Rightarrow f'=2.3=6Hz\)

4 tháng 10 2017

Phương trình chuyển động của cây thước là: (mấy cái đặt chiều dương, mốc thời gian vận tốc thì xem như đặt rồi nhé, lấy g = 10).

\(x=\dfrac{gt^2}{2}=5t^2\)

Gọi khoản cách từ đầu dưới của thước tới lỗ sáng là: h

\(\Rightarrow h=5t_1^2\)

\(\Rightarrow t_1=\sqrt{\dfrac{h}{5}}\)

Quãng đường thước đi được đến khi đầu trên của thước vượt qua lỗ sáng là:

\(0,25+h\)

\(\Rightarrow h+0,25=5t_2^2\)

\(\Rightarrow t_2=\sqrt{\dfrac{h+0,25}{5}}\)

Nó sẽ che khuất đèn trong thời gian 0,1 giây

\(\Rightarrow t_2+t_1=0,1\)

\(\sqrt{\dfrac{h+0,25}{5}}-\sqrt{\dfrac{h}{5}}=0,1\)

Đặt \(\sqrt{\dfrac{h}{5}}=a\ge0\)

\(\Rightarrow\sqrt{a^2+0,05}-a=0,1\)

\(\Leftrightarrow a^2+0,05=a^2+0,2a+0,01\)

\(\Leftrightarrow a=0,2\)

\(\Rightarrow\sqrt{\dfrac{h}{5}}=0,2\)

\(\Leftrightarrow h=0,2\left(m\right)=20\left(cm\right)\)

PS: Bài này hồi mẫu giáo bé t làm được rồi. Bác lớp 10 mà chưa làm được hả hiha

4 tháng 10 2017

Hình ảnh có liên quan

Vi diệu '-'

26 tháng 9 2017

Xét tại vật m ta có:

\(\overrightarrow{P}+\overrightarrow{T}=\overrightarrow{0}\)

\(\Rightarrow T=P=2.10=20\left(N\right)\)

Xét tại vị trí treo vật ta có:

\(\overrightarrow{T}+\overrightarrow{F_{đh}}+\overrightarrow{F_{đh}}=\overrightarrow{0}\)

\(\Rightarrow T=\sqrt{F_{đh}^2+F_{đh}^2+2F_{đh}.F_{đh}.cos\left(120^o\right)}\)

\(\Leftrightarrow20=\sqrt{2F_{đh}^2-F_{đh}^2}=F_{đh}\)

\(\Rightarrow\Delta l=\dfrac{F_{đh}}{K}=\dfrac{20}{100}=0,2\left(m\right)=20\left(cm\right)\)

Chọn B

8 tháng 5 2017

Tóm tắt

m1 = 500g = 0,5kg

c1 = 380J/kg.K

t1 = 250oC ; t2 = 35oC

c2 = 4200J/kg.K

t = 50oC

Hỏi đáp Vật lý

a) t' = ?

b) Qthu = ?

c) m2 = ?

Giải

a) Nước nóng lên đến 50oC nên nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp là 50oC do đó nhiệt độ của thỏi đồng khi cân bằng cũng là t' = 50oC

b) Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t1 = 250oC xuống t = 50oC là:

\(Q_{tỏa}=m_1.c_1\left(t_1-t\right)=0,5.380\left(250-50\right)=38000\left(J\right)\)

Theo phương trình cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng thỏi đồng tỏa ra

\(\Rightarrow Q_{thu}=Q_{tỏa}=38000\left(J\right)\)

c) Nhiệt lượng nước thu vào là:

\(Q_{thu}=m_2.c_2\left(t-t_2\right)\\ \Rightarrow m_2=\dfrac{Q_{thu}}{c_2\left(t-t_2\right)}\\ =\dfrac{38000}{4200\left(50-35\right)}\approx0,61\left(kg\right)\)

Khối lượng nước là 0,61kg

7 tháng 9 2017

- Lực là gì ?

Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực

- Trọng lực là gì ?

Trọng lực là lực hút của trái đất

- Khối lượng là gì ?

Khối lượng là lượng chất chứa trong vật

- Đo độ dài , thể tích , lực , khối lượng như thế nào ?

Dùng bình chia độ, ca đong,...

- Có những máy cơ đơn giản thường dùng nào ?

Ròng rọc, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy

- Chúng giúp ích gì cho hoạt động của con người ?

Giúp con người di chuyển hoặc nâng các vật nặng dễ dàng hơn.

7 tháng 9 2017

- Lực là gì ?

Lực là tác dụng đẩy, kéo, ... của vật này lên vật khác gọi là lực

- Trọng lực là gì ?

Trọng lực là lực hút của Trái Đất

- Khối lượng là gì ?

Khối lượng là lượng chất chứa trong vật

- Đo độ dài , thể tích , lực , khối lượng như thế nào ?

* Đo độ dài :

Ước lượng độ dài cần đo.

+ Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp

+ Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng vui vạch sô 0 của thước.

+ Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật

+ Đọc và ghi kết quả do theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật

* Đo khối lượng : (dùng cân đồng hồ)

+ Chọn cân có GHĐ và có ĐCNN thích hợp

+ Điều chỉnh cân về vạch số 0

+ Tính ĐCNN của cân đó

+ Đặt vật lên cân, kim chỉ tới vạch nào, ta ghi kết quả đo

* Thể tích : (Ví dụ Bình Chia Độ)

B1 : Đổ nước vào BCĐ, thể tích trong bình là V1

B2 : Thả vật chìm vào BCĐ, thể tích nước dâng lên là V2

B3 : Thể tích vật :Vv = V2 - V1

(Ta có thể dùng các vật như bình tràn, ca đong để đo thể tích vật)

* Đo lực : (Dùng lực kế)

Tương tự như các thứ trên : (Trên mạng có, tự tìm nhé)

- Có những máy cơ đơn giản thường dùng nào ?

Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc (ròng rọc cố định và ròng rọc động)

- Chúng giúp ích gì cho hoạt động của con người ?

Chúng giúp con người làm giảm lực kéo, nhẹ nhàng hơn

13 tháng 7 2016

a)

O x A B

Chọ trục toạ độ Ox như hình vẽ, gốc O trùng với A.

Chọn mốc thời gian lúc người đó bắt đầu khởi hành, lúc 8h.

Phương trình tổng quát: \(x=x_0+v.t\)

\(x_0=0\)

\(v=20\)

Vậy phương trình chuyển động là: \(x=20.t\) (km)

b. Lúc 11h ta có: t = 11 - 8 = 3 (h)

Vị trí của người đó là: \(x=20.3=60\) (km)

c. Người đó cách A 40km suy ra: \(x=40\) km

\(\Rightarrow 20.t = 40\Rightarrow t = 2\) (h)

Thời điểm lúc đó là: \(8+2 = 10(h)\)

13 tháng 7 2016

đoạn trên là hệ quy chiếu phải không?