K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
21 tháng 10 2023
Đúng vậy, vùng Đông Nam Á là một khu vực đa dân tộc, với nhiều dân tộc phân bố trên các quốc gia và không theo biên giới quốc gia. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc quản lý và ổn định chính trị xã hội ở các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, việc giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực cũng được thuận lợi hơn, giúp tăng cường hợp tác và phát triển kinh tế, văn hóa của khu vực. Ngoài ra, sự đa dạng về phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá, xã hội của người dân Đông Nam Á cũng tạo nên một bản sắc văn hóa đặc trưng cho khu vực này.
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Tác động từ vị trí địa lí:

+ Nhật Bản nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động châu Á - Thái Bình Dương, thuận lợi cho giao thương quốc tế và phát triển kinh tế. Có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các hải cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển.

+ Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên chịu tác động của nhiều thiên tai ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên không thuận lợi cho phát triển kinh tế, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.

- Tác động từ đặc điểm dân cư – xã hội:

+ Số dân đông tạo cho Nhật Bản một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh. Tuy nhiên dân số già gây ra sự thiếu hụt về lực lượng lao động, tạo ra sức ép lên hệ thống phúc lợi xã hội và giảm khả năng cạnh tranh kinh tế của Nhật Bản.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao, dân cư tập trung mật độ cao ở các vùng đô thị nảy sinh các vấn đề về nhà ở, việc làm,…

+ Các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử đã góp phần phát triển ngành du lịch.

+ Người dân Nhật Bản chăm chỉ, ý chí vươn lên đã giúp quốc gia này khắc phục được những khó khăn về điều kiện tự nhiên và cho phép Nhật Bản duy trì sự thịnh vượng của mình.

+ Chú trọng đầu tư cho giáo dục, đề cao thái độ và giá trị đạo đức tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm trong cuộc sống và công việc.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết

- Năm 1917 Liên bang Xô viết được thành lập.

- LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc. Nhiều sản phẩm công - nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong Liên Xô.

2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 của thế kỉ XX)

- Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém.

- Đầu những năm 1990, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
+ Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
+ Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tình hình chính trị, xã hội bất ổn.
+ Vị trí, vai trò của LB Nga trên trường quốc tế suy giảm.
3. Nền kinh tế Nga đang khôi phục lại vị trí cường quốc

a) Chiến lược kinh tế mới

Từ năm 2000, LB Nga bước vào thời kì mới với chiến lược :

+ Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.

+ Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.

+ Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

+ Nâng cao đời sống nhân dân.

-> Khôi phục lại vị trí cường quốc.

b) Những thành tựu đạt được sau năm 2000

- Sản lượng kinh tế tăng.
- Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 thế giới.
- Trả xong các khoản nợ nước ngoài.
- Xuất siêu.
- Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
- Nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới ( G8).

- Tuy vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, LB Nga còn gặp nhiều khó khăn như sự phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Những chỉ tiêu được sử dụng để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển: tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người (HDI).

- Sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội giữa các nhóm nước:

+ Về kinh tế, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: quy mô, tốc độ phát triển; cơ cấu kinh tế; trình độ phát triển kinh tế…

+ Về xã hội, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: dân cư và đô thị hóa, giáo dục và y tế,…

1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về...
Đọc tiếp
1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh tế 3.sự áp đặt lối sống văn hóa của các siêu cường cơ hội tiếp thu các văn hóa tinh hoa của nhân loại thách thức giá trị đạo đức bị biến đổi theo chiều hướng xấu,đánh mất bản sắc dân tộc. 4.chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận. cơ hội tiếp cận đầu tư công nghệ hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật thách thức trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển 5.toàn cầu hóa trong công nghệ cơ hội tạo điều kiện đi tắt đón đầu thành tựu khoa học công nghệ để phát triển. thách thức gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu 6.chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới thách thức sự cạnh tranh trở nên quyết liệt 7.sự đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế cơ hội tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước thách thức chảy máu chất xám, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
0
13 tháng 1 2017

Đáp án: A. hai nhóm nước

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Cộng hòa Nam Phi nằm ở phía nam của châu Phi, ba mặt giáp đại dương, có thiên nhiên đa dạng và phong phú: vị trí này đã tạo thuận lợi cho Cộng hòa Nam Phi giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế, phát triển các ngành kinh tế biển, đặc biệt là giao thông hàng hải và khai thác hải sản.

- Cộng hòa Nam Phi là quốc gia đa văn hóa với nhiều ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Những chỉ tiêu được sử dụng để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển: tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người (HDI).

- Sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội giữa các nhóm nước:

+ Về kinh tế, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: quy mô, tốc độ phát triển; cơ cấu kinh tế; trình độ phát triển kinh tế…

+ Về xã hội, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: dân cư và đô thị hóa, giáo dục và y tế,…

14 tháng 1 2018

Đáp án C:

Thuận lợi của đặc điểm dân cư Trung Quốc là:

Là nước đông dân nhất thế giới => đem lại nguồn lao động dồi dào => nhận xét A đúng.

Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo => nhận xét B đúng

Trung Quốc chú trọng phát triển giáo dục. Hiện nay, đang tiến hành cải cách giáo dục -> nâng cao trình độ dân trí cũng như chất lượng nguồn lao động => nhận xét D đúng.

Dân cư Trung Quốc phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông và khu vực nông thôn.

dẫn đến sự phân bố lao động không đều trong cả nước. => Đây không phải là thuận lợi của đặc điểm dân cư xã hội Trung Quốc