K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2019

Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tình yêu cũng như tâm hồn nhân vật “em”

    + Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời

    + Kết cấu song hành làm tăng hiệu quả của nhận thức, khám phá chủ thể trữ tình, tình yêu thủy chung, bất diệt

- Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của suy nghĩ, cảm xúc: cô gái nhìn ra biển cả, quan sát và suy ngẫm về tình yêu, những biến chuyển tinh tế

Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn, với những con sóng

    + Sự đa dạng muôn màu sắc, trạng thái: dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ

    + Không rõ cội nguồn, không thể định nghĩa, lý giải được

    + Sự mãnh liệt, sâu sắc trong khát khao sống, yêu thương

    + Sự chung thủy, gắn bó bền chặt

→ Sóng và em là sự cộng hưởng trọn vẹn trong suốt bài thơ, trải qua nhiều cung bậc tình yêu để hòa quyện vào nhau

→ Hình tượng sóng là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ

26 tháng 8 2019

Chị Hoài mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn:

     + Người thon gọn chiếc áo lông trần hạt lựu

    + Chiếc khăn len nâu thắt ôm khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng cười rất tươi

- Nét đằm thắm, mặn mà toát lên từ tâm hồn chị, từ tình cảm đôn hậu, từ cách ứng xử đến quan hệ với mọi người

    + Từng là dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, chị đã có một gia đình riêng nhưng mọi thứ vấn nhớ, vẫn quý, vẫn yêu chị

    + Người phụ nữ trưởng thành, để lại dấu ấn với mọi người trong gia đình

    + Nhân vật chị Hoài là mẫu phụ nữ đẹp truyền thống, giữ được nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người qua “cơn địa chấn” xã hội

8 tháng 10 2017

  • Ấn tượng của chị Hoài:
    • Người phụ nữ nông thôn, trạc 50. Người thon gọn trong chiếc áo bông trần hạt lựu. Khuôn mặt rộng có cặp mắt đằm thắm và cái miệng tươi.
  • Mọi người trong gia đình yêu quý chị Hoài vì:
    • Dù hiện tại đã có gia đình riêng, có một số phận khác, ít còn liên quan đến gia đình người chồng đầu tiên đã hi sinh, nhưng chị vẫn quan tâm đến những biến động của họ → Tình nghĩa, thuỷ chung.
    • Chị có một tấm lòng nhân hậu:
      • Đột ngột trở về sum họp cùng gia đình người chồng cũ trong buổi chiều cuối năm.
      • Những món quà quê giản dị của chị chứa đựng những tình cảm chân thành.
    • Quan tâm cụ thể, mộc mạc và nồng hậu tất cả thành viên trong gia đình bố chồng.
    • Chị trở lại khi gia đình ấy có những thay đổi không vui, rạn vỡ trong quan hệ do biến động xã hội.
⇒ Sự có mặt của chị gắn kết mọi người, đánh thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc, khiến cho bữa cơm tất niên “sang trọng và hân hoan khác thường” trong thời buổi khó khăn
8 tháng 8 2019

A. Mở bài

Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình thực sự đã có một dòng chảy của truyền thống gia đình. Dòng sông ấy đã thực sự chảy từ các thế hệ cha anh đến thế hệ của những chiến sĩ trẻ anh dũng thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Trong quan niệm của Nguyễn Thi, mỗi con người mỗi đời người trong một gia đình phải là khúc sông trong một dòng sông truyền thống: "chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm [...], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".

B. Thân bài

1. Khúc thượng nguồn của dòng sông hiện ra qua hình tượng chú Năm và má Việt

Truyền thống ấy chảy từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa con mà kết tinh là ở hình tượng chú Năm.

a. Chú Năm

Chú Năm không chỉ là người ham sông nước mà còn ham đạo nghĩa. Trong con người chú Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa.

- Chú Năm là một cuốn gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (Qua những câu hò, cuốn sổ gia đình).

b. Má Việt: Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống.

- Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "Cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi, người sực mùi lúa gạo- thứ mùi của đồng áng của cần cù mưa nắng".

- Ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn con và để tranh đấu.

- Người mẹ ấy không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả.

2. Khúc sông sau của dòng sông hiện ra qua hình tượng Chiến, Việt

- So với thế hệ mẹ thì Chiến là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông trước. Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa kịp cầm súng còn Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ đội trả thù cho ba má.

- Việt là chàng trai mới lớn lộc ngộ, vô tư

- Chất anh hùng ở Việt: Không bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống mái với kẻ thù.

- Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: Không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương vẫn là người đi tìm giặc. Việt chính là hiện thân của sức trẻ.

"Rồi trăm sông ......... nước ta"

=> Điều đó có nghĩa là, từ một dòng sông của gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả, đến đại dương của nhân dân và nhân loại.

=> Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.

C. Kết bài

Nêu ý kiến của bản thân về câu nói của Nguyễn Thi.