K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 8 2019

Chọn đáp án: A

10 tháng 9 2019

a, Trật từ từ trong câu này thể hiện thứ tự trước sau của hành động:

    Cai lệ hung hãn, vô nhân đạo định trói anh Dậu → chị Dậu xám mặt, đặt con xuống đất, đến đỡ lấy tay tên cai lệ.

  b, Cụm từ " cai lệ và người nhà lý trưởng" là trật tự thể hiện thứ bậc, sự xuất hiện của từng nhân vật.

    Trật tự từ " roi song, tay thước và dây thừng" thể hiện trật tự xuất hiện lần lượt của từng sự vật.

Chọn một sự kiện phù hợp điền vào chỗ trống (dấu ba chấm) trong đoạn văn sau để được một văn bản tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?Nhận bát gạo của bà hàng xóm giúp đỡ, chị Dậu nấu một nồi cháo cho chồng và con ăn vì cả nhà đã nhịn đói suốt từ hôm qua. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông...
Đọc tiếp

Chọn một sự kiện phù hợp điền vào chỗ trống (dấu ba chấm) trong đoạn văn sau để được một văn bản tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?

Nhận bát gạo của bà hàng xóm giúp đỡ, chị Dậu nấu một nồi cháo cho chồng và con ăn vì cả nhà đã nhịn đói suốt từ hôm qua. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bọn chúng không những không nghe mà còn bịch vào ngực chị mấy bịch ...

A. Chị đã kiên quyết cự tuyệt, giằng nắm bạc ném vào mặt hắn và du hắn ngã kềnh, chạy thoát về nhà.

B. Chị Dậu gạt mạnh bàn tay bẩn thỉu của lão, vùng chạy ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực.

C. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết.

D. Chị Dậu tức quá liền liều mạng chống cự lại quyết liệt, đánh ngã cả cai lệ và người nhà lí trưởng.

1
24 tháng 1 2018

Chọn đáp án: D

Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích sau:a) Tiếng chó sủa vang các xóm.Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:- Bác trai đã khá rồi chứ ?- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu,...
Đọc tiếp

Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích sau:

a) Tiếng chó sủa vang các xóm.

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ ?

- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. 

- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì.

- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!

Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo  đền Tổ quốc!

(Sự tích Hồ Gươm)

c) Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. […]

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

- Khốn nạn… Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.

(Nam Cao, Lão Hạc)

1
21 tháng 7 2017

a, Đoạn trích Tắt đèn

   - Bác trai đã khá rồi chứ? - hành động hỏi

   - Cảm ơn cụ… mỏi mệt lắm – hành động trình bày

   - Này, bảo bác ấy… cho hoàn hồn – hành động điều khiển, hứa hẹn.

   - Vâng, cháu cũng… tới giờ rồi còn gì. – hành động hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

   - Thế thì phải giục… kéo vào rồi đấy! – hành động điều khiển.

  b, Đoạn trích Sự tích Hồ Gươm.

   - Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. – hành động trình bày.

   - Chúng tôi nguyện đem… báo đền Tổ Quốc! – hành động hứa hẹn.

  c, Đoạn trích Lão Hạc

   - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! – hành động trình bày

   - Cụ bán rồi? – hành động hỏi.

   - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. – hành động trình bày

   - Thế nó cho bắt à? – hành động hỏi

   - Khốn nạn… dốc ngược nó lên – Hành động bộc lộ cảm xúc xen hành động trình bày.

Chọn một sự kiện phù hợp điền vào chỗ trống (dấu ba chấm) trong đoạn văn sau để được một văn bản tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”? Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho...
Đọc tiếp

Chọn một sự kiện phù hợp điền vào chỗ trống (dấu ba chấm) trong đoạn văn sau để được một văn bản tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bọn chúng không những không nghe mà còn bịch vào ngực chị mấy bịch ...

A. Chị đã kiên quyết cự tuyệt, giằng nắm bạc ném vào mặt hắn và du hắn ngã kềnh, chạy thoát về nhà

B. Chị Dậu gạt mạnh bàn tay bẩn thỉu của lão, vùng chạy ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực

C. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết

D. Chị Dậu tức quá liền liều mạng chống cự lại quyết liệt, đánh ngã cả cai lệ và người nhà lí trưởng

1
24 tháng 6 2017

Chọn đáp án: D

Trật tự các từ và các cụm từ in đậm dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và những trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào?a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy...
Đọc tiếp

Trật tự các từ và các cụm từ in đậm dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và những trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào?

a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b) Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

1
6 tháng 7 2017

a, Trật tự từ trong câu trên thể hiện thứ tự trước sau của công việc cần phải làm

    - Tầm quan trọng của sự việc.

  b, Trật tự từ trong câu thể hiện:

    - Việc làm thường xuyên và là việc chính xếp trước: bán bóng đèn.

    - Việc làm không thường xuyên, việc phụ xếp sau: bán cả vàng hương

Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây.a) Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:- Bác trai đã khá rồi chứ?(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…(Nam Cao, Lão Hạc)c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng…...
Đọc tiếp

Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây.

a) Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

(Nam Cao, Lão Hạc)

d) Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:

- Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay  của những con búp bê)

e) Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:

- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

g) Em tôi sụt sịt bảo:

- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

h) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về được về nhà cơ mà.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

1
12 tháng 6 2017

a, Tình thái từ nghi vấn "chứ": dùng để hỏi, nhưng điều muốn hỏi ít nhiều đx biết trước câu trả lời

b, Tình thái từ cảm thán "chứ" : nhấn mạnh điều vừa thực hiện

c, Tình thái từ nghi vấn "ư" biểu lộ sự hoài nghi, thắc mắc

d, Tình thái từ nghi vấn "nhỉ" biểu lộ sự băn khoăn, nghi vấn

e, Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm "nhé": biểu thị thái độ thân mật, cầu mong

g, Tình thái từ cảm thán "vậy": miễn cưỡng đồng ý

h, Tình thái từ "cơ mà": biểu thị thái độ động viên, an ủi một cách thân tình.

Anh nghèo và anh giàuNgày xửa ngày xưa có hai anh hàng xóm, một anh nghèo và một anh giàu. Anh giàu rất sùng đạo. Chẳng thế mà có lần anh ta bỏ ra ba ngày liền chúi mũi vào một quyển sách lễ, đọc tất cả những quy tắc lễ nghi, không bỏ sót một lời cầu khấn nào. Tự nhủ phải giải khuây chút đỉnh, anh ta sai chuẩn bị một bữa tiệc lớn, mời mọi người quanh vùng đến dự. “Nhưng tên hàng...
Đọc tiếp

Anh nghèo và anh giàu

Ngày xửa ngày xưa có hai anh hàng xóm, một anh nghèo và một anh giàu. Anh giàu rất sùng đạo. Chẳng thế mà có lần anh ta bỏ ra ba ngày liền chúi mũi vào một quyển sách lễ, đọc tất cả những quy tắc lễ nghi, không bỏ sót một lời cầu khấn nào. Tự nhủ phải giải khuây chút đỉnh, anh ta sai chuẩn bị một bữa tiệc lớn, mời mọi người quanh vùng đến dự. “Nhưng tên hàng xóm cùng đinh ta sẽ không mời, loại người như thế không có chỗ giữa những người đàng hoàng.”

Tối đến, anh ta sai đốt một đống lửa thật lớn để quay thịt, vần ra những thùng rượu vang, khách mời tha hồ ăn uống thỏa thích, vui chơi thả cửa.

Đang tiệc, chị vợ anh giàu dắt một con bê con mới sinh trong ngày đến gần đống lửa để sưởi ấm, con bê con nhớ mẹ kêu “be, be” ầm ĩ. Anh hàng xóm nghèo nghe tiếng kêu, tưởng đâu người láng giềng giàu có mời mình, anh liền chạy sang, tự thu xếp cho bản thân một chỗ gần đống lửa. Anh giàu đang bận săn sóc khách khứa, đáp lễ mỗi người một vài câu xã giao lấy lòng, bất thần thấy anh nghèo thì cau mày:

- Anh làm gì ở đây? Một kẻ thô lỗ như anh không có việc gì làm trong một buổi tiệc như thế này!

- Hình như lúc nãy ông đã gọi tôi! Anh nghèo mỉm cười.

- Anh có họa điên mới tưởng như thế! Anh giàu cáu tiết. Ra khỏi đây, không được đến làm phiền khách mời của ta!

Anh nghèo về nhà phàn nàn với vợ:

- Cuộc đời những người nghèo chúng ta phải đâu là lố bịch! Giá mà mình thấy vẻ mặt của ông ấy lúc nhìn thấy tôi! Cứ như chúng ta không thể vậy, chúng ta cũng có thể chứ, chúng ta cứ vui chơi tiệc tùng xem sao!

- Mình đừng băn khoăn, chị vợ đáp. Chúng ta cũng có thể chứ sao, chúng ta sẽ tự tổ chức một bữa tiệc nhỏ.

Tức thì hai vợ chồng lấy ra một thùng nhỏ rượu vang, giết con lợn gày, và cùng các con lên núi. Trên một sườn núi rộng, họ dựng một túp lều cũ nát vá víu chằng chịt, đốt một đống lửa lớn. Khi ngọn lửa bốc cao lên trời, anh nghèo lẩm nhẩm cầu khấn:

- Hãy nhìn xem, ôi Thượng đế, chẳng lẽ Người không thấy bất công trên trái đất ư? Người không thấy người giàu có trái tim bằng đá, và những kẻ nghèo chúng con cực khổ quá ư? Ôi, đức Phật trên núi cao! Ôi, thượng đẳng thần linh, làm sao Người có thể dửng dưng trông thấy cảnh đau lòng này? Phải chăng con không lam lũ sớm chiều trên đồng ruộng? Phải chăng con không dâng lên Người đủ đồ lễ? Công bằng liệu có hay không? Nhưng con đã nói rồi, nếu Người chẳng làm gì cho con cả, con sẽ không dâng lên Người bất cứ lễ vật nào nữa!

Dứt lời, anh cùng vợ con ăn con lợn quay gày còm. Họ ăn thỏa thích và nhận chìm nỗi đắng cay của mình trong những ngụm rượu lớn. Rồi họ nắm tay nhau nhảy vòng tròn quanh đống lửa đến khuya. Nửa đêm, chị vợ chui vào túp lều cũ nát ngủ cùng các con. Anh nghèo ngồi lại bên đống lửa đang lụi dần. Những ý nghĩ buồn bã trở về với anh.

“Thế là hết sạch”, anh tự nhủ. “Hôm nay, chúng ta có được một lúc vui, nhưng hết cả rồi. Mai lấy gì mà bỏ vào miệng!”

Anh nằm dài trên mặt đất, đăm đắm nhìn bầu trời đầy sao. Không thể tìm được giấc ngủ, anh trở mình hết bên này lại bên kia mà vẫn không sao chợp mắt được. Sau một hồi lâu mệt mỏi vì mở trong mắt, anh ngồi dậy, lấy chiếc khăn trắng thường dùng để cầu nguyện - chiếc “Khata”, một ngọn đèn và mấy nén nhang, rồi rảo bước về phía ngôi chùa gần nhất.

Anh vào chùa, cúi lạy thật thấp trước tượng Phật, vắt chiếc khăn trắng lên tay tượng, thắp đèn, đốt hương và rì rầm khấn những lời sau:

- Lạy trời, lạy Phật, xin hãy công bằng một chút. Người muốn dân nghèo chúng con phải làm gì, chúng con đói chẳng có gì ăn, trong lúc phải làm việc quần quật? Vừa cầu khấn, anh vừa nhìn chăm chú nét mặt không chút biểu cảm của tượng Phật, dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn. Trong đầu anh trăn trở bao ý nghĩ tối tăm về những ngày đói khát sắp tới. Cuối cùng, do cả ngày mệt nhọc, anh ngồi xổm xuống đất trước đức Phật và, chẳng hiểu sao, anh ngủ thiếp đi.

Khi anh tỉnh dậy thì ngọn đèn đã tắt từ lâu, một tia sáng yếu ớt rọi qua gian chùa tối tăm. Anh nghèo giụi mắt. ánh sáng phát ra từ đế tượng Phật. Tò mò, anh đứng lên đến gần pho tượng. Anh nhận thấy có một lỗ hở ở chân đế. Cúi xuống nhìn vào bên trong anh vô cùng kinh ngạc, lỗ hở ấy mở ra một cái hang rộng! Giữa hang, một đống lửa to cháy rực, cạnh đống lửa có hai người lùn dị dạng ngồi chồm chỗm - một nam, một nữ - mỗi người cầm một khúc xương to bám đầy thịt. Anh nghèo rùng mình, cơn rùng mình chạy suốt dọc xương sống. Cảnh tượng hai người lùn nhồm nhoàm gặm xương giáng cho anh một cú bất ngờ thích đáng, đến độ anh lùi lại một bước, làm miếng ván sàn kêu đánh rắc.

- Mụ này, hình như có người, gã lùn càu nhàu.

- Ông nói gì vậy? Cứ giữ khúc xương của ông ấy, là lũ chuột chạy trong chùa đấy.

Lát sau mụ đàn bà đứng dậy, nhấc từ trên tường xuống một chiếc đũa vàng, vươn người chạm đến vòm hang, ở đấy có treo ba túi da. Mụ lấy đầu đũa gõ vào chiếc túi thứ nhất và nói:

- Chảy ra, dầu, chảy ra! Mụ vừa dứt lời thì một thứ dầu thượng hạng, thơm phức từ trong túi chảy ra.

Mụ lại dùng chiếc đũa gõ vào chiếc túi thứ hai:

- Bày ra, Tsam-pa(*), bày ra! Mụ vừa dứt lời thì món Tsam-pa ngon lành, vàng óng bày ra ê hề.

Rồi mụ chạm đũa vào chiếc túi thứ ba, nói:

- Nhảy ra, đùi lợn, nhảy ra! Lập tức những khúc đùi lợn quay vàng rộm, chín tới nhảy ra khỏi túi da.

Hai người lùn đánh chén ngon lành, họ nhai tóp tép, thở phì phò, lèn đầy bụng tưởng lòi mắt khỏi tròng và, để kết thúc bữa ăn, họ dùi thủng thùng rượu vang, uống mãi không thôi.

“Bấy nhiêu thức ăn ngon, chỉ để cho hai con người nhỏ thó!” Anh nghèo thở dài, tủi phận mình: “Trong khi những kẻ bất hạnh chúng ta, thường phải bụng rỗng đi ngủ! Quả là quá bất công!”

Anh lách qua khe vào hang, nhón chân đến gần tường cuỗm gọn chiếc đũa vàng. Rồi anh lấy luôn ba chiếc túi da treo trên vòm hang, nhẹ nhàng như bỡn, không một tiếng động, anh trở ra chùa theo lối đã vào. Vừa qua được ngưỡng cửa, anh vắt giò lên cổ chạy.

Về đến lều, anh thấy vợ con còn đang ngủ say. “Dậy, dậy mau! Tôi mang về cả kho báu đây này!” Anh nghèo kể lại chuyện. Chị vợ nhìn anh bán tín bán nghi, nghĩ rằng chồng mình đã mất trí. Chỉ đến khi nhờ chiếc đũa vàng, anh chồng làm tuôn ra từ ba túi da đủ các món ăn ngon, chị mới tin.

Vui làm sao! Thế là hết mọi lo phiền! Vì tốt bụng và hào phóng, anh nghèo mở ngay một bữa tiệc lớn mời tất cả những người nghèo trong vòng nhiều dặm quanh đấy đến dự. Tin này đến tai anh láng giềng giàu có.

“Xì!” Anh ta chun mũi, “ta muốn tận mắt thấy bữa tiệc của gã. Chắc gã thết khách mời bằng gạo hẩm.” Quá tò mò, nên dù không được mời anh ta vẫn len vào giữa đám thực khách. Anh ta không tin nổi mắt mình. Khắp nơi là những thùng rượu vang hảo hạng, trên các que xiên là món đùi lợn quay tuyệt ngon, không khí ngào ngạt mùi thơm kích thích.

“Tên cùng đinh kiếm đâu ra các thứ này? Chắc chỉ ăn trộm đâu đây thôi.” Anh ta xồng xộc đi tìm anh nghèo, không úp mở hỏi xem anh kiếm đâu ra nhiều cao lương mĩ vị đến thế. Cũng dễ hiểu khi thoạt đầu anh nghèo không muốn nói ra điều bí mật của mình, anh lưỡng lự, trả lời quanh co, nhưng vì anh giàu cứ hỏi mãi, rốt cuộc anh kể ra bằng hết.

“Nếu tên cùng đinh này chỉ mất một nén nhang còm đã được bao nhiêu là thứ”, anh giàu nghĩ, “vậy thì với một món lễ vật giá trị, Phật sẽ cho ta thứ gì nhỉ?” Tức thì, anh ta không thiết ăn uống gì nữa, chạy nhanh về nhà mình ở kế bên, sai chị vợ:

- Bảo giết ngay con lợn béo nhất, chúng ta sẽ đem lễ Phật.

Thế là anh giàu dẫn vợ con lên núi, mang theo một chiếc lều thật đẹp. Đến sườn núi, họ dựng lều, đốt một đống lửa lớn để quay những miếng thịt béo ngậy. Họ uống rượu và nhảy múa. Nửa đêm, chị vợ cùng các con về lều ngủ, anh giàu còn lại một mình.

Anh ta soạn một cây đèn đã đổ đầy dầu tinh khiết màu hồng, một túi rượu vang hảo hạng, một miếng thịt quay to tướng - miếng béo nhất, khăn lễ khata trắng, một nắm hương, và rảo bước về phía ngôi chùa.

Đến nơi, anh ta cúi lạy trước tượng Phật, thắp đèn, đốt nhang, vắt chiếc khata trắng trên cánh tay vươn ra của tượng Phật, túi rượu vang và miếng thịt quay đặt dưới đất. Rồi anh ta lầm rầm cầu khấn:

- Tấu lạy đức Phật tối linh thiêng, Người biết rằng con luôn luôn nghĩ đến Người, rằng con đã bớt phần ngon nhất, cũng là phần Người thích nhất, làm lễ vật dâng cúng Người. Con muốn biết Người có công bằng hay không. Chắc người còn nhớ tên cùng đinh đến đây mới rồi. Người đã cho gã bao nhiêu là thứ chỉ vì một nén nhang còm.

Anh ta cầu khấn mãi, và rồi, vì buồn ngủ, anh ta ngồi xệp xuống đất, chẳng bao lâu thì thiếp đi.

Khi anh ta tỉnh dậy đèn đã tắt. Ngôi chùa tối đen chỉ còn sót lại tia sáng hắt ra từ chân đế tượng Phật. Anh giàu đến gần khe hở, ghé mắt nhìn vào bên trong. Tim anh ta nhảy dựng lên vì vui mừng. Bên đống lửa ở chính giữa hang anh ta trông thấy hai người lùn - một nam, một nữ - đang chén những miếng thịt ngon lành.

- Mụ có nghe thấy không? Có người! Gã lùn la lên giận dữ.

- Lúc nào ông cũng có chuyện gì đó để mà nói đi nói lại: Nếu có ai đó, có khi chỉ là một con chuột! Mụ vợ không nghĩ ngợi gì trả lời luôn, và tiếp tục đánh chén.

- Một con chuột xinh đẹp chứ gì, gã lùn càng lúc càng điên tiết. Lần trước, con chuột của mụ chả nẫng mất của chúng ta báu vật vô giá đó thôi. Mà ta cảnh cáo mụ: đêm nay mụ không được uống rượu, phải canh gác cho cẩn thận! Nói xong, gã lùn kéo thùng rượu vang lại gần, nâng lên tu ừng ực. Chỉ lát sau, đầu gã gục xuống ngực, và gã rơi vào giấc ngủ mê man.

- Miễn là còn rượu, mụ vợ càu nhàu. Mụ nâng thùng lên dốc rượu vào miệng, uống ừng ực cho đến cạn sạch. Rồi mụ lăn ra đất, ngủ say sưa.

Anh giàu chỉ rình có lúc này. Anh ta lách qua khe hở, nhẹ nhàng đến gần gỡ chiếc đũa vàng ra khỏi tường, không quên ba túi da treo trên vòm hang.

“Ta phải lấy món gì đó hơn gã nhà nghèo mới được”, anh ta tự nhủ và nhìn quanh xem còn gì có thể lấy đi. Chợt anh ta chú ý đến cái gì đó lấp lánh trong góc hang. Anh ta lao tới, quên mất gã lùn đang nằm dài dưới đất. Anh ta vấp phải chân gã và - khủng khiếp chưa! - gã lùn cựa mình tỉnh giấc, đôi mắt xanh nhìn anh giàu giễu cợt.

- Thế là ta tóm được mi rồi, quân ăn trộm kho tàng! Gã lùn nắm lấy anh giàu trong bàn tay sắt.

Sự việc diễn ra chẳng lâu la gì và trong hang bên cạnh ngọn lửa cháy rừng rực, hai người lùn - một nam, một nữ - lại ngồi gặm xương.

- Món quay này ngon tuyệt! Gã lùn thừa nhận.

- Hiếm khi tôi được ăn cái gì ngon hơn, mụ vợ phụ họa.

Tại nhà anh giàu, người ta nhọc công đi tìm người chủ gia đình.

Anh ta đi đâu? Không ai có thể biết được.



t

1
16 tháng 11 2016

tui thấy chả cj hay ho

nhưng ông thích thj cứ nhích thui namblue

15 tháng 11 2016

ông hay đọc nhìu truyện dài nhỉ namblue

Đọc đoạn trích sau và kể lại theo lời của chị Dậu (ngôi thứ nhất)“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!- Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và kể lại theo lời của chị Dậu (ngôi thứ nhất)

“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

1
22 tháng 10 2019

Kể lại đoạn trích sau theo lời kể của chị Dậu - ngôi kể thứ nhất:

Thay đổi nhân xưng trong lời dẫn, lời thoại có thể giữ nguyên; thay đổi nhân xưng đối với anh Dậu (có thể thay bằng "nhà tôi", ví dụ: Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh nhà tôi."); thay đổi một số từ ngữ trong lời dẫn thoại, ví dụ: "Tức quá, không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:". Thay đổi chi tiết miêu tả, biểu cảm, ví dụ:

"Tên người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Nhanh tay, tôi nắm ngay được gậy của hắn. Tôi giằng co, du đẩy với hắn, rồi buông gậy ra, áp vào vật nhau với hắn. Hai đứa con tôi kêu khóc om sòm. Cuối cùng, hắn bị tôi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm."

hạnh phúc luôn đến vs người thật thàCô Kim và cô Ngân luôn mơ đến những vị hôn thê giàu có, dòng dõi cao sang, trong khi cô Xà cừ chỉ mong người chồng tương lai có tấm lòng thực thà, lương thiện.Một sáng đẹp trời, cô Kim xách chiếc xô nhỏ bằng vàng đi lấy nước. Cô mở cửa và lùi lại vì kinh sợ. Trên ngưỡng cửa nằm dài một kẻ ăn mày bọc trong mớ quần áo rách rưới, không tài nào...
Đọc tiếp

hạnh phúc luôn đến vs người thật thà

Cô Kim và cô Ngân luôn mơ đến những vị hôn thê giàu có, dòng dõi cao sang, trong khi cô Xà cừ chỉ mong người chồng tương lai có tấm lòng thực thà, lương thiện.

Một sáng đẹp trời, cô Kim xách chiếc xô nhỏ bằng vàng đi lấy nước. Cô mở cửa và lùi lại vì kinh sợ. Trên ngưỡng cửa nằm dài một kẻ ăn mày bọc trong mớ quần áo rách rưới, không tài nào nhìn rõ mặt.

- Ngươi làm gì ở đây, đồ ngoại đạo? Cô Kim la lên. Xéo ngay khỏi đường đi của ta!

- Giúp lão với, cô ơi, kẻ ăn mày trả lời, giọng mũi lè nhè, xương cốt lão già nua thế này, lão đứng lên khó lắm.

- Ngươi hãy tự giúp mình đi, ai khiến ngươi nằm đây! Cô gái vênh mặt đáp, mũi hếch lên trời. Cha ta cần nước pha rượu, mẹ ta cần nước pha trà, còn ta, ta muốn gội đầu. Hoặc ta bước qua ngươi, hoặc ta xéo lên ngươi, chứ ta không thèm giúp ngươi đâu. Xưa nay ta vẫn muốn gì làm nấy!

Cô làm như đã nói. Khi bước qua kẻ ăn mày cô giẫm phải tay ông ta. Kẻ ăn mày ngẩng đầu nhìn cô nghiêm khắc. Khi cô Kim quay về nhà thì kẻ ăn mày đã biến mất.

Sáng hôm sau, cô Ngân ra khỏi nhà, tay xách một chiếc xô nhỏ bằng bạc đi lấy nước. Trên ngưỡng cửa lại vẫn kẻ ăn mày hôm trước nằm co ro. Cô gái lùi lại.

- Ngươi làm gì trên ngưỡng cửa nhà ta vậy, trong mớ giẻ rách kinh tởm thế kia? Xê ra!

- Cô gái xinh đẹp ơi, không dễ vậy đâu, kẻ ăn mày trả lời, vẻ áy náy. Toàn thân lão đau nhức. ái chà, cô làm ơn làm phúc giúp lão đứng dậy với!

- Ngươi có điên không? Cô rút lui vẻ ghê tởm. Đưa tay cho ngươi, ta nghe nhầm chăng! Cút khỏi đây, nếu không ta bước lên người bây giờ. Nói là làm cô bước qua kẻ ăn mày, chiếc xô bạc va phải đầu ông ta. Cặp mắt nảy lửa của ông nhìn cô gái chằm chằm, rồi kẻ ăn mày biến mất.

 

Sáng ngày thứ ba, đến lượt cô Xà cừ đi xách nước. Cô xách một chiếc xô nhỏ bằng xà cừ, lấp lánh đủ sắc cầu vồng dưới ánh mặt trời.

- Xin vui lòng nhường cho cháu một lối nhỏ để đi qua, cô rụt rè đề nghị.

- Rất sẵn lòng, nhưng không dễ dàng đâu. Xương cốt lão đau nhức. Lão không thể tự mình đứng dậy.

- Nào, cháu sẽ giúp ông, cô Xà cừ nhã nhặn đáp. Cô đưa tay cho kẻ ăn mày, nhưng khó mà nâng được một người nặng đến thế! Suýt nữa cô ngã! Cô tự nhủ không để cho con người khốn khổ đó biết đối với cô, ông ta nặng như thế nào để ông khỏi phật lòng. Cô mỉm cười, nói:

- Ông lão ơi, ông đã nằm trên đá lạnh lâu quá đấy, ông bị cóng rồi, nhưng ông sẽ thấy dễ chịu ngay thôi.

- Chỉ mới nghe cô nói, lão đã ít nhiều tin cô, kẻ ăn mày nhún vai trả lời. Vì lòng tốt của cô, lão chúc cô gặp được vị hôn phu giàu có nhất vùng.

- Giàu hay không giàu điều đó không quan trọng, cô Xà cừ vừa cười vừa nói, điều quan trọng là người ấy có trái tim nhân hậu cơ ạ!

- Người như thế có đấy, kẻ ăn mày ấp úng, tập tễnh theo cô đến nơi lấy nước. cô Xà cừ múc nước vào xô, khi xô đã đầy, cô toan nâng lên vai.

 

- Đợi đấy, lão sẽ giúp cô, kẻ ăn mày lật đật chạy lại và ùm, oẳng! ông làm nghiêng xô, nước đổ lênh láng ra đất.

- Ông đừng phiền lòng, cô gái cười xòa, chính cháu đã nhiều lần đánh đổ nước! Cô lại lấy nước đầy xô, và kẻ ăn mày giúp cô nâng cái xô lên.

- Nhờ ông nâng cao hơn chút nữa, nếu không thì nặng quá!

- Sẵn lòng, kẻ ăn mày nâng lên nhưng cao quá cô gái không thể đỡ lấy đặt lên vai.

- Xin ông đừng giận, nhưng thế này thì xô nước cao quá, cháu không với tới được.

- Không sao cả, lão lại thử lần nữa, kẻ ăn mày nghiêng mạnh xô đến nỗi nước đổ ra ướt sũng lưng cô gái. Lão vụng về quá, ông lão ngao ngán nói.

- ồ không, ông không hề vụng về. Ai cũng có lúc lỡ tay làm hỏng việc gì đó, cô gái động viên ông lão. Kẻ ăn mày nhìn cô, nghĩ ngợi. Ông nhấc chiếc xô lên một lần nữa và choang! Chiếc xô tuột khỏi tay ông vỡ tan tành. Lần này, cô gái không thể kiềm chế hơn được nữa, cô oà khóc. Kẻ ăn mày vẫn nhìn cô hết sức chăm chú.

- Không phải là lỗi của ông đâu, ông lão, cô gái vừa nói vừa khóc nức nở, ông chỉ muốn giúp cháu thôi, nhưng bây giờ về nhà, cả nhà sẽ nổi giận. Một cái xô bằng xà cừ như thế này biết tìm đâu ra!

 

Trong mớ quần áo rách nát, đôi mắt buồn ánh lên vẻ yêu thương.

- Có khi lão sẽ sửa được xô cho cô, kẻ ăn mày dịu giọng. Ông nhanh chóng chắp nối những mảnh xà cừ, đặt chúng vào vị trí cũ và trong nháy mắt chiếc xô đã ở trước mặt cô gái, đầy nước trong. Kẻ ăn mày cũng đột nhiên thay hình đổi dạng. Ông đứng thẳng dậy dẻo dai, dễ dàng nâng cái xô đặt lên vai cô gái. Ông nói giọng kiên quyết và êm ái khiến cô run rẩy:

- Cô có thể làm giúp ta một việc không?

- Tất cả những gì cháu có thể, cô Xà cừ trả lời với tất cả nhiệt thành. Cháu không biết sẽ phải làm thế nào nếu không nhờ có ông giúp đỡ. Mẹ cháu sẽ không thôi mắng nhiếc cháu vì cái xô bị vỡ.

- Nhờ cô hỏi gia đình xem ta có thể nghỉ qua đêm trong bếp không.

- Việc này, cháu không biết liệu mẹ cháu có cho phép không. Bà không chịu được những người hành khất, cô gái buồn rầu thú thật. Nhưng cháu sẽ nói khó với bà.

- Để trả công, cháu có thể để lại cho bà thứ bà tìm thấy trong đáy xô, kẻ ăn mày vừa cười vừa nói với người con gái đang hết sức kinh ngạc. Có cái gì ở dưới đáy xô? Người này không phải là một kẻ ăn mày bình thường. Cái xô xà cừ tưởng chừng không thể vá lại được nhưng chỉ trong chớp mắt đã lành lặn như mới. Biết đâu chẳng là một phúc thần?

 

Cô gái đem xô nước về nhà. Cô hỏi bà mẹ xem bà có thể cho phép một ông lão ăn mày qua đêm trong bếp không.

- Không phải lão già ghê tởm đã nằm ba đêm liền ở ngưỡng cửa nhà ta đấy chứ? Bà mẹ hỏi, đã bắt đầu nổi cáu. Cô gái cúi đầu, xách xô nước đổ vào một bồn lớn bằng đồng. Có cái gì kêu lanh canh dưới đáy bồn nước, lấp lánh như vàng. Hai mẹ con nhìn nhau im lặng. Bà mẹ vọc tay xuống nước, lấy ra một chiếc nhẫn vàng nặng trĩu. cô Xà cừ nhớ lại lời ông lão hành khất.

- Cái đó kẻ ăn mày biếu mẹ, đền ơn đêm tá túc trong bếp, cô vội nói.

- Một kẻ ăn mày cho vàng! Bà mẹ sửng sốt. Vậy thì đêm nay cho lão ngủ trong bếp!

Chập tối, như lệ thường, cả nhà quây quần bên nhau. Ông bố uống trà, bà mẹ cuộn len, ba cô gái nói chuyện các chàng cầu hôn.

Cô Kim tuyên bố:

- ít nhất phải là một hoàng tử ấn Độ, không thế thì chị sẽ không lấy làm chồng.

Cô Ngân đánh giá:

- Không nhất thiết phải là ấn Độ, hoàng tử với em là được rồi. Còn em, em muốn lấy ai? Cô hỏi em gái thứ ba. cô Xà cừ đang ngồi im lặng.

Vừa lúc đó, cửa mở, kẻ ăn mày bước vào, ông lão chen ngang:

 

- Lão biết một vị hôn phu cho cô Xà cừ. Chính hoàng tử Mipam sẽ rất sung sướng được lấy một cô gái đẹp người, đẹp nết như cô ấy.

- Hoàng tử Mipam là ai? Hai cô chị hỏi. Chàng ta có hùng mạnh, có giàu có bằng một hoàng tử ấn Độ không?

- Có thể còn giàu có hơn, hùng mạnh hơn, kẻ ăn mày vẻ bí hiểm nhìn cô Xà cừ bằng cặp mắt sâu, đoạn nói riêng với cô:

- Mipam sẽ rất sung sướng được kết hôn với cô và cô sẽ hạnh phúc hơn bất cứ ai. Hãy tin lão, cô Xà cừ. Khi lão đi khỏi đây, hãy theo dấu gậy của lão, lão sẽ dẫn cô đến với chàng. Cô có muốn lấy chàng không?

Cô gái nhớ lại chuyện cái xô xà cừ được sửa lại một cách kỳ diệu, cô gật đầu đồng ý. Kẻ ăn mày quay người, bước ra khỏi cửa. cô Xà cừ vội vã đi theo.

- Con chạy đi đâu? Con có điên không? Bà mẹ kêu lên. Một kẻ ăn mày chỉ có thể tìm cho con một kẻ ăn mày khác làm chồng.

Nhưng cô Xà cừ đã đến ngưỡng cửa nhà mình. Kẻ ăn mày biến mất. Trong ánh trăng chỉ còn một dãy lỗ đen trên mặt đất, mất hút phía đằng xa. Cô chạy theo dấu lỗ ấy.

- Vậy thì, mày cứ đi theo ý mày! Bà mẹ cáu tiết la với theo. Nhưng đã thế đừng bao giờ vác mặt về nhà nữa!

 

Cô Xà cừ đi suốt đêm theo dấu gậy của kẻ ăn mày. Cuối cùng mặt trăng nhạt dần phía chân trời, và những tia nắng hồng của rạng đông xuất hiện. Cô gái thấy mình đến một đồng cỏ rộng. Một bác chăn cừu đang chăn đàn cừu dễ đến ngàn con.

- Bác có thấy một ông lão ăn mày đi ngang qua đây không? Cô gái hỏi bác chăn cừu.

- Tôi chả thấy ai khác ngoài lãnh chúa Mipam của chúng tôi vừa qua đây. Tất cả số cừu này là của ông đấy.

Cô gái đi tiếp và chẳng bao lâu thấy một đàn bò thật lớn:

- Bác có thấy một ông lão ăn mày đi ngang qua đây không? Cô hỏi bác chăn bò.

- Tôi chả thấy ai khác ngoài lãnh chúa Mipam của chúng tôi vừa qua đây. Những con bò Tây Tạng này là của ông ấy.

“Kẻ ăn mày đi đâu rồi nhỉ?” Cô gái tự hỏi. “Phải chăng chính ông ta là lãnh chúa Mipam? Vậy thì phải chăng ta sẽ kết hôn với một ông lão ăn mày?” Nàng lại đi, đi xa hơn nữa, gặp một đàn ngựa. Nàng hỏi bác chăn ngựa.

- Bác có thấy một ông lão ăn mày đi ngang qua đây không?

- Không có ông lão ăn mày nào cả. Chỉ có lãnh chúa Mipam của chúng tôi vừa qua đây. Đàn ngựa này thuộc về ông ấy.

 

Mặt trời đã nhô ra khỏi sương mù buổi sớm, soi tỏ toàn bộ cảnh vật. Cô gái bỗng dừng lại, bàng hoàng. Trước mặt cô sừng sững một tòa lâu đài tráng lệ bằng vàng, lấp lánh trong nắng ban mai. Trước lối vào lâu đài, một cụ già tóc bạc như cước tươi cười đón cô.

- Đây là đền thờ Phật chăng thưa cụ? Cô gái rụt rè hỏi.

- Không phải, cụ già nhã nhặn đáp... Đây là dinh thự của lãnh chúa Mipam. Chủ nhân của chúng tôi đang đợi cô.

Cô gái tiến lên. Chỗ nào bàn chân cô chạm tới tức thì chỗ đó các khóm hoa tưng bừng nở và tỏa ngát hương thần tiên. Cô vừa bước vào trong lâu đài thì một tấm thảm mênh mông, hoa văn rực rỡ, trải ra trước mỗi bước chân. Và một chàng trai khôi ngô tuấn tú tiến lại gần. Cặp mắt sâu của chàng ngời ngời hạnh phúc. Theo sau chàng là một đoàn tùy tùng mang theo rất nhiều lễ vật quý hiếm, thứ nọ quý hơn thứ kia. Chàng trai tuấn tú nhẹ nhàng nâng bàn tay cô gái và nói:

- Ta là Mipam. Ta cũng chính là ông lão ăn mày. Em có thuận tình lấy ta như đã hứa không?

Cô Xà cừ chăm chăm nhìn chàng trai khôi ngô tuấn tú không rời mắt. Cô tưởng như trái tim mình sắp vỡ tung vì sung sướng. Như trong mơ, cô ra dấu thuận tình, và Mipam nắm tay cô dắt vào trong lâu đài. Tại đây, cô mặc một tấm áo sáng ngời bảy sắc cầu vồng, trang sức bằng san hô và ngọc quý lấp lánh. Rồi cô ngồi trên một chiếc ngai bạc. Mipam ngồi trên một ngai vàng. Cùng nhau, họ lựa chọn ngày vui nhất đời làm ngày cưới.

 

7
29 tháng 11 2016

tự viết hay sao mà hay thế

bài này với bài "mua cha"

hay tuyệt

30 tháng 11 2016

woa nhìn thế mà kinh nhỉ