K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Em tìm đọc một số bài viết như:

+ Tôn trọng và chấp hành pháp luật là nét đẹp văn hóa của mỗi người dân (Báo thongtintuyengiaogialai.vn)

+ Nâng cao ý thức pháp luật nhằm xây dựng lối sống tuân thủ pháp luật của nhân dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (Báo http://thanhtra.thanhhoa.gov.vn/)

+ Tinh thần thượng tôn hiến pháp và pháp luật phải trở thành chuẩn mực thực thi, tuân thủ và văn hóa trong xã hội (Báo https://cainuoc.camau.gov.vn/)

+ Xây dựng hệ giá trị để khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam hiện nay (Báo http://tuyengiaolangson.vn)

+ Người Việt - Phẩm chất và thói hư tật xấu (Báo https://tienphong.vn/)

   Pause00:0000:0000:30Unmute 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Em quan sát và tìm hiểu thêm những biểu hiện cụ thể của phẩm chất và thói hư, tật xấu; những cách nói và viết sai Tiếng Việt. Sau đó đề xuất phương án khắc phục. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Tác giả Nguyễn Tuân:

+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.

+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kỳ cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,...

 

+ Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

- Những đóng góp về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong văn học lãng mạn của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: ông mang tới ngôn ngữ đầy góc cạnh, câu văn dụng công và chau chuốt với cường độ sáng tạo ngôn từ vô cùng lớn. Giọng văn của ông cũng mang trong mình sự đa dạng, phong phú, lúc khinh bạc, ngạo nghễ đến mức mỉa mai, lúc lại thâm trầm và trữ tình trong giai đoạn sau cách mạng. Ông có sự sáng tạo không ngừng và sự ảnh hưởng to lớn đối với ngôn ngữ văn học mà chữ quốc ngữ là chất liệu để sáng tác. Ông đưa đến tiếng Việt thăng hoa lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú, tách biệt hoàn toàn với hệ hình văn chương trung đại với ngôn ngữ văn chương vay mượn và mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng và nó cũng vượt lên trên giao thoa ngôn ngữ của giai đoạn giao thời và góp phần cùng các nhà văn, nhà thơ cùng thời đưa văn học Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại hóa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Các bài viết về giáo sư Tạ Quang Bửu: 

+ Giáo sư Tạ Quang Bửu - Nhà đại trí thức Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. (Trích Báo Đại biểu nhân dân Tỉnh Nghệ An)

+ GS Tạ Quang Bửu và câu nói được con trai mang theo suốt đời quân ngũ (Trích Báo Vietnamnet.vn)

+ Tạ Quang Bửu: Nhà trí thức cách mạng, nhà khoa học tài năng (Trích Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh)

- Các bài viết về một số người khác tiêu biểu:

+ Bác Hồ: Hồ Chí Minh - Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam (Trích báo Tuyên giáo.vn)

+ Võ Nguyên Giáp: Võ Đại tướng - Nhà trí thức cách mạng tiêu biểu (Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân)

+ Trần Đại Nghĩa: Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa với căn cứ địa Việt Bắc (Trích Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Tác giả Vích-to Huy-gô:

+ Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.

+ Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trải nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.

+ Ông chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…

+ Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người, và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.

- Tác phẩm Những người khốn khổ: được xuất bản năm 1862, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX. Truyện mang một niềm tin sâu sắc vào một thế giới có những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động khổ sai. Cuộc đời của GiăngVan-giăng dường như là một chuỗi những khốn khổ triền miên nhưng ông vẫn nỗ lực vượt qua và dũng cảm đối mặt với chúng.

27 tháng 8 2023

- Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống như cách học tập, làm việc hiệu quả, sống sao cho có ích cho đời.

- Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là: Yêu nước, đoàn kết, yêu thương, cần cù, siêng năng, hiếu học….Để phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó, em cố gắng học tập thật giỏi và rèn luyện những đức tính đó thông qua những lời Bác dạy, những mẩu chuyện về cuộc sống của Bác. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

1. Chí Phèo và Nam Cao

-  Bài đánh giá về Chí Phèo: https://revelogue.com/van-hoc-viet-nam-chi-pheo/

- Nhận định về Nam Cao: Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người. (Nguyễn Minh Châu).

2. Chữ người tử tù và Nguyễn Tuân

- Bài đánh giá về Chữ người tử tù: https://revelogue.com/truyen-ngan-chu-nguoi-tu-tu/

- Nhận định về Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm. (Nguyễn Đăng Mạnh).

 

3. Tấm lòng người mẹ và Victo Hugo

- Bài đánh giá Tấm lòng người mẹ: https://danhgiatot.vn/nhung-nguoi-khon-kho

- Phê bình của Victor Hugo: Ba vấn đề lớn nhất của thế kỷ này: sự tha hóa của người đàn ông trong nghèo khổ, sự khuất phục của người phụ nữ bởi cơn đói, sự teo mòn của trẻ nhỏ vì bóng tối.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Giới thiệu về phẩm chất siêng năng, cần cù của người Việt Nam

      Siêng năng, cần cù là phẩm chất tốt đẹp của người lao động, mà học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện hằng ngày. Chăm chỉ làm việc và học hành một cách đều đặn, thường xuyên thì gọi là siêng năng cần cù nghĩa là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập.

      Có quý trọng thì giờ, mới biết cần cù, siêng năng. Có biết coi thì giờ quý như vàng bạc thì mới có ý thức chăm chỉ, chịu khó trong lao động sản xuất, trong học hành luyện trí, luyện tài. Có siêng năng, cần cù mới có ý thức không để thì giờ trôi qua một cách vô ích. vô vị.

Biết dùi mài kinh sử, biết suy nghĩ vận động, vươn lên học hỏi những điều mới mẻ, những kiến thức khoa học hiện đại thì mới có thể nói là cần cù, siêng năng. Thức khuya dậy sớm. chăm chỉ làm ăn, vượt qua mọi khó khăn thì mới gọi là siêng năng, chịu khó.

      Người thợ coi tám giờ lao động là vàng ngọc. Người nông dân cuốc bẫm cày sâu, một nắng hai sương đế làm nên những mùa vàng bội thu, những cánh đồng đầy khoai xanh tốt. cần cù, siêng năng để làm ra của cải vật chất, để sáng tạo nên mọi giá trị tinh thần để làm cho cuộc sống ngày một ấm no hạnh phúc, làm cho đất nước, xã hội ngày một thêm giàu có. Muốn được sống trong ấm no, hạnh phúc thì phải siêng năng, cần cù. "Có làm thì mới có ăn - Không dưng ai dễ đem phần đến cho" là một lời khuyên chí lí. Muốn dân giàu, nước mạnh thì người người phải lao động, nhà nhà phải lao động; lao động một cách cần cù, siêng năng.

      Nhân dân ta, đặc biệt là người nông dân rất siêng năng, cần cù. Có biết bao bài ca dao ngợi ca phẩm chất cao quý của họ:

                                                                                                                       Lao xao gà gáy rạng ngày,

                                                                                                                       Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.

                                                                                                                       Bước chân xuống cánh đồng sâu,

                                                                                                                       Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày.

hay

                                                                                                                       Ai ơi, bưng bát cơm đầy,

                                                                                                                       Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng.

      Trên đời, xưa và nay, cái đáng quý là lao động, người đáng quý là người lao động. Chính nhân dân lao động đã giáo dục chúng ta lòng yêu nước và đức tính cần cù, siêng năng. Nhờ siêng năng, cần cù mà mỗi chúng ta không sợ khó, sợ khổ, biết bền bỉ. nhẫn nại trong làm ăn, trong học hành.

      Trái với siêng năng, cần cù là lười biếng, là "nhác làm siêng ăn", là lãng phí thì giờ, trở thành kẻ sống thừa, vô tích sự.

                                                                                                                       Châm biếm kẻ lười biếng, nhân dân ta có câu ca:

                                                                                                                       Đời người chỉ một gang tay

                                                                                                                       Ai hay ngủ ngày còn một nửa gang.

                                                                                                                       Kẻ "hay ngủ ngày" là kẻ lười biếng,

                                                                                                                       Chỉ biết "há miệng chờ sung".

      Học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải chăm học chăm làm, phải siêng năng thức khuya dậy sớm, chịu khó cần cù học hành, luyện tập thì mới nên người. Phải biết "học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm". Trong đợt ôn tập, kiểm tra, thi cử, học sinh phải siêng năng, phải cần cù ôn luyện. Có chịu khó, có nỗ lực cao thì mới có thể vươn lên học khá, học giỏi, mới giành được điểm cao trong thi cử?

      Học tập hôm nay là để có ngày mai đúng ý nghĩa. Đó là một ngày mai lao động sáng tạo, ấm no, hạnh phúc. Siêng năng và cần cù hôm nay là để có một ngày mai tươi đẹp.

31 tháng 8 2023

- Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh:

Nguyễn Đăng Mạnh (1930-2018) quê gốc ở Gia Lâm - Hà Nội, ông được sinh ra ở Nam Định.

Thuở nhỏ, ông theo học trường Chu Văn An – Hà Nội. Đến khi cách mạng tháng 8/1945 nổ ra, trường sơ tán lên Phú Thọ và giải tán. Ông tiếp tục theo học trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang rồi từ đây ông bước chân vào nghề nhà giáo.

Năm 1960, sau quá trình học tập ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ đây, ông bắt đầu nghiên cứu văn học va trở thành nhà nghiên cứu, phê bình

Nguyễn Đăng Mạnh là một nhà giáo, một giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Cả cuộc đời ông đã có những đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà. Nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật để lại cho thế hệ sau. Các nhân vật như Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoặc các tác giả nổi tiếng: Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nguyên Hồng, Xuân Diệu,…đều được ông tái hiện một cách chân thực, gần gũi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Một số văn bản nghị luận khác: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh, Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai…

Một số thông tin cơ bản của văn bản: Ý nghĩa của văn chương – Hoài Thanh

- Vấn đề bàn luận: Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại.

- Quan điểm của người viết: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng, văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại.

- Đối tượng tác động: Những người yêu thích văn chương.

- Nghệ thuật lập luận:

+ Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục

+ Lập luận chặt chẽ

+ Luận điểm rất rõ ràng

- Mức độ thuyết phục: Bài học rất ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội.