K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2017

Tiềm năng thủy sản vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững:
+ Ngư nghiệp:
- Phát triển cả nuôi trồng và khai thác thủy sản, sản lượng thủy sản tăng từ hơn 339 nghìn tấn năm 1995 lên gần 624 nghìn tấn năm 2005 (gần 1/5 sản lượng của cả nước).
- Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.
- Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.
- Đã tạo ra nhiều mặt hàng (đông-lạnh hoặc sấy khô) xuất khẩu: cá, tôm, mực ...Phan Thiết, Nha Trang là hai địa phương nổi tiếng về nước mắm.
+ Du lịch:
- Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch.
- Các điểm du lịch: Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận) đang thu hút nhiều khách du lịch trong.
và ngoài nước
+ Dịch vụ hàng hải:
- Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Xây dựng các cảng nước sâu: Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định) , Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.
+ Khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối:
- Đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận), cát (Khánh Hòa), ti tan (Bình Định).
- Muối được sản xuất ở nhiều địa phương, nổi tiếng là muối Sa Hùynh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).

18 tháng 12 2017

1.Tiềm năng thủy sản vùng duyên hải nam trung bộ ?

– Phát triển cả nuôi trồng và khai thác thủy sản, năm 2005 vùng chiếm gần 1/5 sản lượng của cả nước.

– Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.

– Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.

– Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu về : cá, tôm, mực …

2.Tác động của điện thoại , internet đến đời sông của nhân dân ta hiện nay

Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet đã tác động đời sống kinh tế – xã hội nước ta. Cụ thể là:

Việc phát triển các dịch vụ trên đem đến cơ hội kết nối giúp cho mọi người thu hẹp khoảng cách của mình đối với phần còn lại của thế giới.

Ngoài ra, việc phát triển trên cũng mang lại những tiềm năng, những ngành nghề mới giải quyết việc làm và nâng cao trình độ dân trí.

Giúp phát triển KHKT từng bước, mở ra cánh cửa tri thức cho các trí thức trẻ tiếp cận với thế giới bên ngoài.

Cung cấp những phương tiện thông tin nhanh chóng và chuẩn xác ứng dụng rất nhiều trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, KHKT,quốc phòng

16 tháng 12 2020
Ok xin lỗi nhé
16 tháng 12 2020

troi oi

10 tháng 1 2022

- So sánh sản lượng giữa hai vùng:

+ Về hoạt động nuôi trồng: Bắc Trung Bộ có sản lượng nuôi trồng lớn hơn gấp 1,3 lần Duyên hải Nam Trung Bộ. Năm 2002, sản lượng nuôi trồng của 2 vùng lần lượt là 38,3 nghìn tấn và 27,6 nghìn tấn chiếm 57,3% sản     lượng thủy sản nuôi trồng của toàn vùng Duyên hải miền Trung.

+ Về hoạt động khai thác: Bắc Trung Bộ có sản lượng khai thác nhỏ hơn 3,1 lần Duyên hải Nam Trung Bộ ( năm 2002), chiếm 75,9% sản lượng khai thác của toàn vùng

20 tháng 12 2016

2.Nước ta đã tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển. Chính phủ cũng đưa ra những kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Sau đây là một số phương hướng chính :
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

 

Câu 7:Tiềm năng du lịch biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ?Câu 8: Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ ?Câu 9: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ  ?Câu 10: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do đâu ?Câu 12: Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ ?Câu 13:   Vị trí của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa ...
Đọc tiếp

Câu 7:Tiềm năng du lịch biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ?

Câu 8: Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ ?

Câu 9: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ  ?

Câu 10: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do đâu ?

Câu 12: Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ ?

Câu 13:   Vị trí của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa  thế nào trong việc phát triển kinh tế, xã hội ?

Câu 14; Đặc điểm nổi bật của việc sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐBSH ?

Câu 15 Kể tên Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ?

Câu 16: Kể tên các loại  tài nguyên khoáng sản có giá trị ở vùng ĐBSH?

Câu 17: Nêu Vị trí, ĐKTN vùng trung du và miền núi Bắc Bộ ?

Câu 18: Bài Thương mại và du lich ( chỉ tìm hiểu phần du lịch) , liên hệ du lịch địa phương?

2
14 tháng 1 2022

7 ; Du lịch biển, đảo là một trong những thế mạnh lớn nhất của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.  

8: Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là quỹ đất nông nghiệp hạn chế do vùng hẹp ngang, nhiều đồi núi ăn sát ra biển.

9: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long  Lạng Sơn.

10: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự  mặt của: Hệ thống đang tự động kết nối lại.

12:

1Thanh Hóa11.120,60
2Nghệ An16.493,70
3Hà Tĩnh5.990,70
4Quảng Bìn

 

13:Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp Đông Nam Bộ ở phía nam, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển; giáp với Tây Nguyên và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Campuchia, Thái Lan, thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế và hình thành nền kinh tế ...

15 tháng 1 2022

câu 14:

 

Những đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp ở ĐBSCL là:

Công nghiệp của vùng mới phát triển, chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP (27,3%) năm 2014.
Các ngành công nghiệp chính của vùng là: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành khác.
Sản xuất điện và sản xuất hoá chất phát triển nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của vùng.

câu 15: Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long (Quảng Ninh).

câu 16: Đồng bằng sông Hồng ít tài nguyên khoáng sảncó giá trị nhất đáng kể là đá vôi, sét cao lanh, than nâu và khí tự nhiên

câu 17:

 Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

 

- Là vùng lãnh thổ phía bắc đất nước, nằm sát chí tuyến bắc. Phía Bắc giáp Trung Quốc , Tây giáp Lào, Đông giáp Đồng bằng sông Hồng và biển, Nam giáp Bắc Trung Bộ.

- Chiếm 30,7% diện tích cả nước và gồm 15 tỉnh.

- Trung du và miền núi Bắc bộ nằm liền kề với đồng bằng sồng Hồng là cái nôi của nền văn hoá Việt Nam, giáp một vùng biển giàu tiềm năng .

- Vị trí vùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giao lưu kinh tế trao đổi hàng hoá với các vùng trong nước, với nước bạn Trung Quốc, Lào (qua các cửa khẩu …) và các nước trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương và thế giới (qua các cảng …)

5 tháng 5 2022
 

1.Trong phát triển kinh tế- xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?

Bài làm:

*Những thuận lợi:

-Vị trí địa lí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, giáp biển Đông với bở biển dài: thuận lợi giao lưu, hợp tác, thu hút đầu tư của trong và ngoài nước, phát triển nền kinh tế mở.

– Vùng đồi trước núi có các đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi trâu, bò đàn.

– Rừng có một số loại gỗ quý và các đặc sản như: quế, trầm hương, sâm qui…

– Đất nông nghiệp ở các đồng bằng tuy không lớn nhưng thích hợp để trồng lúa, ngô, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp như: dừa, mía, bông…

– Vùng nước lợ, nước mặn ven bờ và các rạn san hô ven các đảo thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản.

– Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm, có các ngư trường Ninh thuân – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, cá thu, cá mực, tôm, mực, cua, ghẹ… và các đặc sản như tổ yến, tôm hùm…

– Bờ biển và các đảo có nhiều bãi tắm tốt: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Ninh Chữ, Mũi Né…, nhiều cảnh quan đẹp: Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà.. có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học…

– Các sông tuy ngắn nhưng có giá trị về thủy lợi, thủy điện.

– Khoáng sản không giàu nhưng có trữ lượng lớn về cát thạch anh, đá xây dựng. Ngoài ra, còn có titan, vàng, đá quý, vùng thềm lục địa ở cực nam có dầu khí.

-Dân cư có đức tính cần cù trong lao động, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác các nguồn lợi kinh tế biển.

– Có các đô thị ven biển, là hạt nhân phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

– Là địa bàn có nhiều di tích văn hóa – lịch sử, tiêu biểu như: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là lợi thế để thu hút khách du lịch.

* Những khó khăn:

– Thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, hạn. Quá trình sa mạc hóa có xu hướng mở rộng ở các tỉnh cực nam (Ninh Thuận, Bình Thuận).

– Đồng bằng hẹp và bị chia cắt, đất canh tác có độ phì thấp.

– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

– Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, phân bố dân cư tập trung nhiều ở vùng ven biển.

– Thiếu vốn đầu tư.

18 tháng 12 2020

*Nguồn tham khảo*

Nhìn lại kết quả đánh giá

Để có những kết quả vừa mang tính tổng hợp, vừa thể hiện rõ tiềm năng của từng tỉnh, đề tài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chuyên gia chấm điểm dựa trên kết quả của việc thống kê tài nguyên du lịch của toàn vùng duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB). 39 chuyên gia du lịch trong và ngoài vùng đã tham gia chấm điểm các yếu tố về tiềm năng du lịch của từng tỉnh và tổng hợp cho vùng dựa trên thang đo Likert 5 điểm (Rất không đồng ý - Hoàn toàn đồng ý). Kết quả sau khi xử lý thống kê cụ thể như sau:

 

 

 

Đánh giá về tài nguyên du lịch

Vùng DHNTB có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, đặc sắc như tài nguyên du lịch biển đảo, hệ động thực vật, các di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử - văn hóa, đặc biệt là văn hóa Chămpa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ; các lễ hội văn hóa dân gian; ca múa nhạc; ẩm thực; làng nghề thủ công truyền thống; các bảo tàng và văn hóa nghệ thuật… Tuy nhiên, sự đa dạng và đặc sắc của tài nguyên du lịch tại các địa phương trong vùng không đồng đều. Mức độ đa dạng và đặc sắc của tài nguyên du lịch tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa và Bình Thuận, trong khi đó tài nguyên du lịch của các tỉnh Quảng Ngãi và Phú Yên được đánh giá có mức độ đa dạng và đặc sắc thấp nhất. Bình Định và Ninh Thuận được đánh giá với mức điểm xấp xỉ 4/5. Do đó, để có thể phát huy được hệ thống tài nguyên du lịch của vùng một cách đồng bộ, bền vững dựa trên những thế mạnh và giá trị đặc sắc của từng địa phương cần có định hướng trong việc quản lý và khai thác tài nguyên du lịch của vùng.

Đánh giá về khả năng tiếp cận

Các tỉnh có khả năng tiếp cận tốt về thông tin, hệ thống giao thông vận tải… là Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Thuận và Bình Định. Trong khi đó, việctiếp cận du lịch của Quảng Ngãi, Phú Yên và Ninh Thuận vẫn còn hạn chế. Vì vậy, để việc tiếp cận thông tin thuận tiện cần sự nỗ lực của nhiều cấp, ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của các địa phương, các doanh nghiệp du lịch và người dân trong việc tăng cường quảng bá thông tin du lịch địa phương đến với du khách.

 

 

 

Đánh giá về an ninh, an toàn

Theo đánh giá của các chuyên gia, vấn đề an ninh an toàn trong khai thác phát triển và thu hút khách du lịch ở DHNTB rất tốt. Đây là yếu tố thuận lợi và là một trong các yếu tố có sức hấp dẫn du khách rất cao.

Đánh giá về sức hấp dẫn du lịch

Sức hấp dẫn du lịch tập trung chủ yếu vào các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa và Bình Thuận. Đây là những địa phương có các đô thị du lịch với hệ thống tài nguyên khá tập trung, thuận tiện cho khách tham quan trải nghiệm. Sức hấp dẫn của Bình Định cao hơn các tỉnh còn lại (3.94/5). Phú Yên và Ninh Thuận có sức hấp dẫn du lịch ngang nhau (3.88/5). Hiện tại, Quảng Ngãi có mứchấp dẫn du lịch thấp nhất so với các địa phương trong vùng. Điều này cho thấy Quảng Ngãi chưa có định hướng khai thác các tiềm năng du lịch hiệu quả, chưa xây dựng được hình ảnh đặc trưng và chưa tạo thành điểm đến ấn tượng cho du khách.

Đánh giá về thiên tai và biến đổi khí hậu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển du lịch

 

 

 

Mức điểm trung bình đánh giá của các địa phương rất cao và gần như ngang nhau. Kết quả này chỉ ra, thiên tai và biến đổi khí hậu đang có ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch của các địa phương trong vùng. Thực tế hiện nay, tại vùng DHNTB nói riêng và cả nước nói chung đang phải chịu những tác động rất lớn từ biến đổi khí hậu như hạn hán, mất mùa,… đặc biệt là ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Biến đổi khí hậu đang có nguy cơ gây ra rủi ro cao cho khai thác tiềm năng du lịch và ảnh hưởng bất lợi lâu dài đối với ngành Du lịch. Đây là hạn chế rất lớn cần sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong và ngoài ngành Du lịch để giải quyết vấn đề.

31 tháng 12 2020

what the fuck

thế đéo nào dài thế

ohooho