K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2020

A: Trạng ngữ bổ sung thời gian.

B: Trạng ngữ bổ sung nơi chốn. câu này bạn sai rồi. Thuyền rẽ song lao nhanh, lướt bon bon trên con sông.

C: Trạng ngữ bổ sung nơi chốn.

D; Trạng ngữ bổ sung nơi chốn.

E: Trạng ngữ bổ sung nơi chốn

Câu 1. Tìm và nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau:a. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ đựơc. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ như uống 1 li sữa, ăn 1 cái kẹo... Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được.(Lí Lan)b. Các...
Đọc tiếp

Câu 1. Tìm và nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau:

a. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ đựơc. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ như uống 1 li sữa, ăn 1 cái kẹo... Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được.

(Lí Lan)

b. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa còn non không?

(Thạch Lam)

c. Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

d. Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

(Thạch Lam)

Câu 2. Những trạng ngữ được tách thành câu dưới đây có tác dụng gì?

a. Đêm. Trên bầu trời, những vì sao lặng lẽ nhấp nháy.

b. Bố tôi đã hi sinh. Năm 1972.

 

Phần II.

Tục ngữ Việt Nam có câu:

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Câu 1. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu tục ngữ.

Câu 2. Viết một đoạn văn (khoảng 6- 8 câu) phân tích câu tục ngữ trên.

Câu 3. Tìm thêm những câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự câu tục ngữ trên.

0
9 tháng 4 2022

A

9 tháng 4 2022

A

* Bài tập 2:Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.* Bài tập 3:a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết...
Đọc tiếp

* Bài tập 2:

Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?

a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.

b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.

* Bài tập 3:

a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.

a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo…Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được

b. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ của các câu sau:

+ Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.

+ Con chim bị chết bởi bị nhốt trong lồng.

+ Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh

+ Nhưng như một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

1
23 tháng 4 2020

* Bài tập 2:

Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?

a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.

=> TD:   Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật,hiện tượng
b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.

=>TD:  Gọi đáp

* Bài tập 3:

a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.

a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo…Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được.

Ý nghĩa : chỉ thời gian ; nơi chốn

b. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ của các câu sau:

+ Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.

Ý nghĩa : chỉ nơi chốn

+ Con chim bị chết bởi bị nhốt trong lồng.

Ý nghĩa : chỉ nguyên nhân

+ Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh

Ý nghĩa : chỉ nguyên nhân

+ Nhưng như một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

Ý nghĩa : chỉ nơi chốn

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...]. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra...
Đọc tiếp

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?

a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...]. 

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

b) Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.

(Đoàn Giỏi)

1
16 tháng 8 2017

a.

- Thường thường, vào khoảng đó

- Sáng dậy

- Trên giàn hoa lí

- Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong

b. Về mùa đông

Nếu lược bỏ thành phần trạng ngữ trong các câu trên thì chúng ta không thể hiểu được rõ ràng nội dung của các câu trên bởi vì chúng đã bị lược bỏ trạng ngữ, không hiểu được sự việc được diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào.

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc phải có trong câu nhưng nó là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt. Có khi, vì vắng mặt trạng ngữ nên ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định, ví dụ: lá bàng đỏ như màu đồng hun. Nếu không gắn hình ảnh này với trạng ngữ chỉ thời gian Về mùa đông, thì sắc đồng hun của lá bàng có vẻ là bất hợp lí bởi vì khi đó câu Lá bàng đỏ như màu đồng hun như là nhận định chung về màu sắc của lá bàng, mà sự thực thì lá bàng chỉ có thể có màu đồng hun vào mùa đông thôi.

Trong cuộc sống, có nhiều điều cần phải biết, cần phải trải qua nhiều để có kinh nghiệm hơn. Và những câu tục ngữ chính là túi khôn mà ông cha ta đã đúc kết được..Qua thời gian, túi khôn ấy dần dần đầy hơn. Mỗi lần làm một việc gì, ta đều lấy túi khôn ấy ra và mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn, cảm thấy vui vẻ hơn. Và những kinh nghiệm đc đúc kết qua thời gian, ko phải đâu xa mà chính là từ nhân dân ta, việc sống trong thời gian.Tục ngữ là 'túi khôn' của nhân dân .Nhưng có phải mọi kinh nghiệm đc đút kết ,truyền lại trong câu tục ngữ đều đúng đắn , hoàn hoản ,hay vẫn cần đc bổ sungTục ngữ là 'túi khôn' của nhân dân .Nhưng có phải mọi kinh nghiệm đc đút kết ,truyền lại trong câu tục ngữ đều đúng đắn , hoàn hoản ,hay vẫn cần đc bổ sung.Câu tra lời là phải luôn bổ sung ko ngừng nghỉ để túi khôn đầy hơn và đúng hơn nữa.Tuy nhiên nó vẫn là điều mà chúng ta luôn mang theo trg hành trang vào cuộc đời.

24 tháng 9 2021

Ai giúp mik với đg cần gấpppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp lắm

mik sẽ cho bn mà

21 tháng 4 2020

TN : những cụm được in đậm

a.Ngạc nhiên,tôi nhìn bạn ấy.

b.Những ngày này,ai cũng vội vã,khẩn trương làm việc.

c.Vào đem trước ngày khai trường của con,mẹ không ngủ được.

d.Gà mẹ từ trong chuồng kêu thất thanh,xòa cánh nhảy tót ra ngoài.

e.Bằng trí tưởng tượng phong phú,Tô Hoài đã miêu tả rất sinh động chân dung chú Dế Mèn.

g.Trên cánh đồng,các bác nông dân đang hăng say làm việc.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào…”

(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).

1. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên.

2. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của các từ láy đó trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên.

3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.

4. Viết một đoạn văn khoảng từ 8-10 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản có đoạn trích trên.

0
2 tháng 4 2020

Câu 2 (5 điểm):

Tìm các trạng ngữ trong các câu sau ( bằng cách gạch chân ) và cho biết tác dụng các các trạng ngữ đó 

a. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau.

b. Chiều chiều, khi mặt trời gần lặn, chúng tôi lại ùa ra sân bóng chơi.

c. Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả.

2 tháng 4 2020

thiếu tác dụng bạn nhé 

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho...
Đọc tiếp

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt?

b) Đoạn văn trên giúp em hiểu được điều gì?

c) Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa các quan hệ từ đó.

d) _ Xác định đại từ trong đoạn văn trên.

_ Cho biết nó thuộc loại đại từ nào?

_ Đặt câu có đại từ vừa tìm được.

2.

- "...việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

- "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

- "bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

- "Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

​- "...thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

a) Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt? Hoàn cảnh sáng tác?

b) Nội dung các chi tiết trên thể hiện điều gì?

c) Tìm các từ ghép trong những câu văn trên và phân loại các từ ghép đó.

d) Hãy đặt 1 câu với 1 từ ghép đẳng lập và 1 câu với 1 từ ghép chính-phụ vừa tìm được.

​3. "Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

a) Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời? Văn bản được làm theo thể loại nào? Trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào?

b) Nội dung bài thơ là gì?

c) Chỉ ra điệp ngữ được vận dụng trong bài thơ. Xác định các dạng điệp ngữ đó.

d) Hãy cho biết bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đã nói lên điều gì trong lòng tác giả? ( Viết thành một đoạn văn dài 5-7 câu ).

 

 

 

 

0