K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2019

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa.

Chúc bạn học tốt!

22 tháng 11 2019

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.

2 tháng 1 2020

1. Mở bài cảm nghĩ về mùa xuân

– Một năm có bốn mùa. Đó là... (kể chi tiết cụ thể đặc điểm từng mùa).

– Nhưng em yêu nhất là mùa xuân (Dẫn chứng: mùa xuân làm cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa xuân đồng nghĩa về một sự khởi đầu mới cho tương lai, mùa xuân của gia đình, bè bạn…).

2. Thân bài cảm nghĩ về mùa xuân

Các phương diện của mùa xuân:

* Mùa xuân của vạn vật

– Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên. (Miêu tả sự thay đổi ấy).

=> Xuân khơi dậy trong lòng em một cảm giác náo nức, lâng lâng khó tả.

* Mùa xuân của đất trời

– Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nữa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu. Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân (Miêu tả).

=> Đã có lúc em đã thốt lên :”Xuân thật đẹp, thật diệu kì!”

* Mùa xuân của tình người

– Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.

– Chợ bắt đầu bày bán hàng hoá….(Miêu tả) Người nào cũng vui tươi dẫu trên trán có nhiều mồ hôi.

– Ai cũng xí xóa cho nhau những chuyện không vui của năm cũ. Ngày xuân, mặt ai cũng hớn hở, tràn trề hạnh phúc, luôn nở nụ cười yêu thương.

=> Nhận những tình cảm, những lời chúc tốt đẹp của mọi người, dẫu có đơn sơ cách mấy, em cũng thấy lòng mình rất vui. Yêu thương ơi, hãy dang rộng vòng tay, để ai cũng có ngày Tết, ngày xuân thật vui nhé!

* Mùa xuân của phong tục gia đình

– Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút.

– Nấu bánh chưng, bánh nếp.

=> Em nhận ra rằng, mùa xuân đã cho ta cơ hội để quây quần bên bếp lửa hồng, để gần gũi nhau hơn. Cảm ơn mùa xuân nhiều lắm! Em ước sao ai ai dù xa quê hương đến muôn trùng dặm vẫn được gặp mặt, để được tận hưởng niềm vui sum vầy.

3. Kết bài cảm nghĩ về mùa xuân

- Nêu cảm nghĩ về mùa xuân.

7 tháng 12 2017

Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ xuất sắc nhất của nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường hướng vể những hình ảnh, những sự việc bình dị, gần gũi trong đời sống thường nhật trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con, bà cháu,... Bài thơ Tiếng gà trưa là một bài thơ như thế. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh cả nước chống dế quốc Mĩ xâm lược. Như nhiều tác phẩm đương thời, thơ Xuân Quỳnh hướng vào chủ đề bao trùm của cả nền văn học bấy giờ là lòng yêu quê hương, đất nước và cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn dân, trước hết là của những người cầm súng. Do đó, tuy bài thơ có nhiều kỉ niệm riêng của bản thân nhà thơ, nhưng hình tượng nhân vật trữ tình lại là người chiến sĩ đang trên đường hành quân, ra tiên tuyến. Cái tôi riêng của người nghệ sĩ và cái ta chung của cả thế hệ, cả dân tộc hoà hợp tự nhiên, hồn nhiên, toả ra những cảm hứng vừa thân thương, gần gũi vừa cao cả thiêng liêng, lay động lòng người.

Đây là tác phẩm viết theo thể thơ tự do, trừ cụm từ Tiếng gà trưa ba tiếng, còn lại, mỗi câu thơ gồm năm âm tiết, nối nhau, mở đầu và kết thúc theo ý tưởng và cảm xúc của nhà thơ. Ta có thể coi bài Tiếng gà trưa là thơ ngũ ngôn, một thể thơ gốc Việt Nam, bắt nguồn từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh và vè dân gian. Bài thơ, vì thế, có giọng điệu kể chuyện tâm tình, nhẹ nhàng, thủ thỉ, tự sự, miêu tả và biểu cảm xen nhau. Trong bài thơ, cụm từ ba âm tiết Tiếng gà trưa điệp lại bốn lần ở đầu mỗi khổ thơ. Mỗi lần cất lên, câu thơ ấy gợi một hình ảnh, hoặc sự việc trong kỉ niệm tuổi thơ của chính tác giả và của nhân vật trữ tình - người chiến sĩ đang hành quân. Điệp ngữ Tiếng gà trưa như dòng nhạc chủ âm vừa kết nối các đoạn thơ vừa điểm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình. Dựa vào mạch cảm xúc và diệp ngữ ấy, chúng ta có thể hiểu và suy ngẫm về bài thơ theo ba đoạn : Tiếng gà cất lên trên đường hành quân - đoạn một (khổ một, bảy câu đầu) ; Tiếng gà gọi về tuổi thơ - đoạn hai (khổ hai, ba, bốn, năm, sáu - hai mươi sáu câu tiếp theo) ; Tiếng gà giục giã tinh thần chiến đấu - đoạn ba (hai khổ thơ cuối).

Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.

Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bèn xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bèn xóm nhỏ
Tiếng gà cũ nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đờ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Người chiến sĩ chống Mĩ cứu nước - đoàn quân ra tiền tuyến, trong đó có nhà thơ - kể một sự việc bình thường mà thú vị. Trên đường hành quân, lúc lạm nghỉ ở một xóm nhỏ bên đường, chiến sĩ ta bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ vang lên Cục... cục tác, cục ta. Câu thơ ghi âm tiếng gà kêu nghe rất đỗi thân thương, gần gũi. Tiếp sau đó, điệp từ nghe nối nhau, nhắc lại ba lần như những dư ba kì diệu của tiếng gà. Tiếng gà làm xao động, làm dịu bớt cái nắng trưa gay gắt, xua tan những mệt mỏi nơi người chiến sĩ và ... đánh thức những kì niệm xa xưa, gợi về tuổi thơ, đưa các anh, các chị sống lại những năm tháng hồn nhiên, tươi đẹp nhất của đời người. Bài thơ Tiếng gà trưa ra đời trong những ngày cả nước chống Mĩ sôi động và quyết liệt. Đoạn mở đầu này kể về một sự việc đời thường, thơ mộng, góp phần làm dịu bớt không khí nóng bức của chiến tranh, mở ra một không gian và thời gian thanh binh sâu lắng giúp cho những người lính, những bạn đọc thuở ấy cũng như chúng ta ngày nay được chút thời gian yên tĩnh trong cõi lòng để lắng sâu.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Càng về cuối, kỉ niệm tuổi thơ càng da diết cảm dộng. Qua những dòng thơ êm nhẹ, thánh thót như những nốt nhạc trong veo, hình ảnh người bà Việt Nam hiện lên đẹp như một bà tiên vậy. Bà dành tất cả sức lực và tình thương yêu cho đứa cháu nhỏ. Bà đã tần tảo, chắt chiu chăm sóc, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con, như chắt chiu, nâng đỡ những ước mơ hạnh phúc đơn sơ, nhỏ bé của đứa cháu yêu. Hình ảnh đứa cháu được mặc bộ quần áo mới do công lao nuôi gà của bà ban tặng, hồn nhiên, ngây thơ làm sao. Chí là "cái quần chéo go", "cái áo cánh trúc bâu" (những loại vải rẻ tiền, mà ngày nay ít người dùng) nhưng đứa cháu - chắc là một cô gái - đã vô cùng cảm động, sung sướng. Đấy đâu chỉ là bộ quần áo dài rộng, cựa quậy một tí là bật ra tiếng sột soạt, mà là biết bao hạnh phúc, biết bao tấm lòng bà đã dành cho cháu. Hình ảnh và tâm trạng người thiếu niên - những chiến sĩ chống Mỹ thuở ấu thơ - được khắc hoạ chân thực, mang bản chất nông dân, bản sắc Việt Nam, thật là đáng trân trọng. Đó là những con người giản dị, được lớn lên trong tình thương yêu, nâng đỡ của quê hương, của những người ruột thịt. Được hưởng hạnh phúc ấy, họ thực sự cảm động và mãi nhớ ơn quê hương, ông bà, cha mẹ. Riêng với nữ sĩ Xuân Quỳnh, có lẽ mối tình sâu nặng và ân nghĩa nhất là tình bà cháu. Nếu không nhớ thương, biết ơn bà, làm sao mà viết được những câu thơ, ghi lại được những kỉ niệm đẹp như thế. Thơ với đời, hiện tại và quá khứ cứ đan xen, gắn bó hài hoà, tự nhiên, hồn nhiên, trong veo như nắng trưa và gió mát ngày hè vậy.

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

Tiếng gà trưa Mang bao nhiều hạnh phúc,
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng. Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước: Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng. Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, cảm hứng thơ mớ rộng hướng tới tình yêu đất nước, nhắc nhở, giục giã những chiến sĩ - trong đó có nhà thơ Xuân Quỳnh - hãy chắc tay súng tiến lên chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ gia đình, làng xóm quê hương và nền Độc lập, Tự do của Tổ quốc. Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn. Bài thơ viết theo thể thơ năm tiếng có cách diễn đạt chân thành, tự nhiên vừa miêu tả biểu cảm, vừa tự sự biểu cảm bằng nhiều hình ảnh, ngôn ngữ bình dị, lay động lòng người. Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý. Tóm lại, bài thơ Tiếng gà trưa viết về một loại âm thanh quen thuộc, bình dị trên quê hương, đất nước ta, nhưng đã thể hiện những suy nghĩ rất sâu sắc, những cảm xúc thật cao đẹp của nữ sĩ Xuân Quỳnh. "Tiếng gà trưa" đã gọi về những kỉ niệm của tuổi thơ thơ mộng và tình bà cháu đậm đà thắm thiết. Những tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu nước và nhắc nhà chúng ta tinh thần, trách nhiệm đối với đất nước.
10 tháng 12 2017

Đối với mọi người, hồn quê có thể là cây đa, bến nước, mái đình,có thể là bếp rơm bập bùng buổi sáng, tiếng gà gáy,ve kêu,đôi khi lại là cánh đồng lúa vàng .Nhưng với tôi, thì hồn quê là Cốm.

Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ. "Cốm" thứ quà từ lúa nếp non, hạt ngọc của đất trời được làm ra từ những đôi tay cần mẫn của những bác nông dân Hà Nội. Xen lẫn thưởng thức với "Cốm" là "trà sen", thứ trà được ướp từ những hạt sen ở Hồ Tây, được ví như tinh hoa của trời đất. Sự kết hợp tinh tế giữa trà sen Hồ Tây và cốm làng Vòng đã tạo sự khác biệt cho quán.

Ngồi nhâm nhi uống một cốc trà sen và ăn những hạt cốm xanh quả là cách thưởng thức thanh cao, nơi hội tụ đỉnh cao của cái tinh tế, phong cách tao nhã, thanh lịch và thú chơi thanh đạm của người Tràng An. Sự ấn tượng về quán còn nữa khi bước vào đây là sự đón tiếp nồng hậu của những cô gái mặc áo yếm màu tím, cầm trên tay là những bông sen còn mơn mởn khoe sắc, đứng chào khách và còn được nghe các cô giới thiệu về cách thưởng thức trà; rót trà. Đây quả là cách phục vụ rất làm hài lòng khách mà anh thấy chỉ có ở đây. Quán có một không gian thoáng đãng, được trang trí rất hài hòa giữa thiên nhiên và những đồ dùng mộc mạc làm tôn lên vẻ đẹp thuần túy của quán. Nghe kể về lịch sử hồ Tây và cảm nhận những làn gió mát của mùa thu Hà Nội, đó là những giây phút thật tuyệt vời.

Mỗi độ heo may về, trong ký ức của người Hà Nội lại nhớ đến hương cốm ngầy ngậy của làng Vòng. Quả thực, bức tranh thu Hà thành sẽ thiếu hụt biết bao nếu thiếu đi một nhúm nếp xanh bọc trong lá sen và quấn sợi rơm non, một thứ quà quê kiểng đặc trưng của ẩm thực Hà Thành.

Quanh ngoại thành bây giờ rất nhiều vùng có lúa nếp và có thể làm cốm nhưng vùng đất cốm nổi tiếng nhất từ trước đến nay chính gốc tại làng Vòng.

Cốm ngon hay kém chủ yếu phụ thuộc vào giống nếp. Tại mỗi mẻ cốm ra lò còn có cốm lá me, cốm rót, cốm mộc và cốm non thông thường.

Cốm lá me là những mầm nếp mỏng dính như thể hoặc hơn lá me, bé tí bay ra trong khi đang sàng cốm sau đợt giã cuối. Loại cốm này số lượng bao giờ cũng ít và hiếm, nếu có chỉ dành cho gia chủ thưởng thức mà thôi.

Loại ngon thứ nhì và nhiều hơn là cốm rót. Đây là những hạt nếp non sau khi giã đã tự vón vào với nhau thành từng hạt ngô, hạt đỗ. Mỗi mẻ chỉ được khoảng 2/10 khối lượng cốm rót, thậm chí ít hơn, đặc biệt đến cuối mùa thì càng hiếm. Cốm còn lại là trong cối giã là cốm đầu nia loại 1, loại 2 như ta vẫn thấy bán.

Độ ngon ngọt thơm mềm và màu xanh tự nhiên của cốm phụ thuộc vào thời điểm đầu, giữa, cuối vụ. Đến cuối tháng, cốm mộc là nếp cuối mùa nên hạt to và cứng thường để rang thành cốm khô hay gia giảm, pha chế ăn tạm đợi mùa sau. Cốm mộc cũng phải có màu xanh của mạ già pha ánh vàng mới đúng nguyên chất, còn cốm đã bị hồ qua trông xanh tươi mát mắt nhưng chất lượng pha đắng chẳng còn vị cốm thật.

Cốm vòng ăn tươi thì ngon tuyệt còn mang đi xa cũng vẫn có thể đảm bảo mùi vị chất lượng trong vài ngày nếu như bọc kỹ bằng cả lá dáy và lá sen.

Riêng cốm tươi mua về ăn không hết, bạn có thể rang khô cùng cho những bữa tiệc mang hương vị riêng của cốm như: chè cốm, cốm xào, cốm đúc trứng.

Giờ đã bắt đầu một mùa nếp mới, hương vị ngầy ngậy của cốm Vòng đang thoang thoảng ngọt ngào trong gió thu. Cốm là thứ quà không phải để ăn no. Người sành ẩm thực nhâm nhi hạt cốm làng Vòng với chén nước chè Thái hay thưởng thức cốm với những quả chuối tiêu trứng cuốc.

Đây quả là diễm phúc của người họa sĩ vẽ tranh tĩnh vật gửi vào vật vô tri tất cả nỗi niềm vô cùng biết ơn của mình đối với đất nước giàu tươi, đối với lượng cả của đất lượng đang ban lộc ban phúc cho cuộc sống của lúa, của quả của con người. Ai khó tính và cầu kì màu sắc cứ nói gì thì nói nhưng theo tôi cái màu xanh của cốm Vòng là thứ màu xanh đẹp hơn cả cái màu xanh của ngọc thạch, cốm xanh đậm ấy mà lại là lá sen xanh phấn làm đĩa đựng càng thấy mình cùng tạo vật sao mà nó chan hòa cảm thông đến được như thế. Cốm rờn lên một niềm vui bất tận xanh, mà trên mặt đó lại cho chằng lên một múi lạt chữ thập nhuộm đỏ cánh sen để gửi đến ngõ nhà người yêu, để đặt trên bàn tiệc cưới, đám hỏi, thì quả cái màu xanh thật là màu của nguyện ước hạnh phúc.

Từ một món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ýnghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốmvới phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.

Cuộc sống ngày nay nhiều những bộn bề công việc gia đình. Để tìm được những gánh hàng rong mang những gói cốm cũng là một việc không phải dễ dàng. Thế nên, chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn những đặc sản mang cả ý nghĩa văn hóa một thời như Cốm để tất cả chúng ta có thể tìm được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.

16 tháng 12 2019

Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ, nhưng điều lạ nhất và tôi thích thú nhất chính là những cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời. Nơi tôi đang sống không có những cánh đồng rộng như thế.
Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang độ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, trông như một tấm thảm khổng lồ. Xa xa có mấy bác nông dân đang hối hả gặt lúa, người bó, người gánh, người ôm. Có lẽ họ đều rất mệt nhưng niềm vui vì có một vụ mùa thắng lợi đã biểu hiện rất rõ trên những gương mặt hân hoan.
Cánh đồng lúa trải rộng trước măt mang đến cho tôi bao nhiêu cảm xúc. Trong lúc chờ cậu tôi ra đón, tôi vào ngồi nghỉ ở một hàng nước ven đường, dưới một gốc cây sĩ già rất lớn. Tôi thả hồn mình cùng những làn gió nhẹ đưa trên tấm thảm vàng. Bông lúa trĩu nặng se sẽ rung rinh nô đùa cùng gió. Năm nay được mùa lớn. Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhiêu giọt mồ hội rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của con người dồn vào để rồi đất mẹ rút ruột mình ra tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Rẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, người nông dân phần nào đã được giải phóng sức lao động, nhưng những giọt mồ hôi ấy vẫn rơi bởi thiếu bàn tay con người thì không thể có được bất cứ thứ gì trên trái đất này. Cánh đồng lúa chín ấy là sự trả công xứng đáng của thiên nhiên dành cho con người. Tôi vô cùng biết ơn và khâm phục nhưng kĩ sư nông nghiệp, những nhà bác học đã nghiên cứu ra những giống lúa phù hợp với đất đai và khí hậu quê hương. Biết ơn những người nông dân một nắng hai sương đã biến những công trình khoa học thành hiện thực, đã mang đến cho đất nước những mùa vàng bội thu.
Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những cô thôn nữ thêm ửng hồng khoẻ mạnh. Nụ cười tươi làm gương mặt họ bừng sáng. Quê hương đã thật sự vào mùa. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước mình. Quê hương mình đã thật sự đổi thay. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.

Chúc Vann Thanhh học tốt nha ^^

16 tháng 12 2019

Co chep tren mang ko ban

Mik ko co y xuc pham dau