K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2019

Đáp án A.

Tập tính bm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định, nghĩa là có kích thích thì các động tác xảy ra theo một trình tự nhất định. Nói cách khác, tập tính bẩm sinh do kiểu gen quy định. Vì vậy, tập tính bẩm sinh thường rất bền vững, không thay đổi.

Về quá trình hình thành tập tính ở các loài động vật, một học sinh đưa ra các phát biểu dưới đây: (1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững. (2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi. (3) Sự tạo lập một chuỗi các...
Đọc tiếp

Về quá trình hình thành tập tính ở các loài động vật, một học sinh đưa ra các phát biểu dưới đây:

(1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững.

(2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.

(3) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi.

(4) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền.

Những phát biểu nào không đúng với sự hình thành tập tính học được là: 

A. (1), (3) và (4)

B. (2), (3) và (4)

C. (1), (2) và (3) 

D. (1), (2) và (4)

1
25 tháng 3 2017

Đáp án A

(1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững. à sai, phản xạ có điều kiện hình thành mối liên hệ ít bền vững giữa các nơron.

(2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi. à đúng

(3) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi. à sai, các phản xạ không điều kiện không thay đổi được.

(4) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền. à sai, các phản xạ có điều kiện không di truyền.

10 tháng 10 2018

Các phát biểu không đúng là : (2)

 2 sai, ở các cá thể sinh sản vô tính, các cá thể con có kiểu gen giống mẹ nên sẽ có mức phản ứng giống mẹ

Đáp án B

Cho các phát biểu sau đây về quá trình tiến hóa của một quần thể: I. Khi các quần thể khác nhau sống trong cùng một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh ra con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản. II. Các biến dị xuất hiện trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống không được coi là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. III....
Đọc tiếp

Cho các phát biểu sau đây về quá trình tiến hóa của một quần thể:

I. Khi các quần thể khác nhau sống trong cùng một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh ra con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.

II. Các biến dị xuất hiện trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống không được coi là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

III. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.

IV. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.

V. Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, do đó không có vai trò đối với tiến hóa.

Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, số phát biểu đúng là?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
21 tháng 4 2018

Đáp án B.

Các phát biểu đúng là I và II.

I đúng: Con lai bất thụ => bố mẹ cách li sinh sản => bố mẹ thuộc hai loài khác nhau.

II đúng: Các biến dị xuất hiện trong đời sống cá thể được coi là hiện tượng thường biến => không có biến đổi về mặt di truyền => không có ý nghĩa đối với tiến hóa.

III sai: Ngay cả khi điều kiện môi trường không thay đổi, quần thể sinh vật vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên để hình thành nên quần thể thích nghi.

IV sai: Cách li địa lí chỉ có vai trò ngăn cản sự trao đổi vốn gen giữa các quần thể, góp phần thúc đẩy quá trình hình thành loài mới chứ không trực tiếp tham gia trở thành một nhân tố tiến hóa.

V sai: Quá trình giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối) không được xem là nhân tố tiến hóa vì sự ngẫu phối giữa các cá thể trong quần thể tạo nên trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. Vì vậy, ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Tuy nhiên, mặt khác, ngẫu phối làm cho đột biến được phát tán trong quần thể tạo nên sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp. Loại biến dị này là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. Ngoài ra, ngẫu phối còn trung hòa tính có hại của đột biến và góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. Sự tiến hóa không chỉ sử dụng các biến dị di truyền mới xuất hiện mà còn huy động nguồn dự trữ các biến dị di truyền đá phát sinh từ trước nhưng tiềm ẩn trong quần thể do các quá trình đột biến và ngẫu phối tạo ra. Tóm lại, ngẫu phối có vai trò gián tiếp cho quá trình tiến hóa.

23 tháng 4 2018

Đáp án B

Nhắc đến “nhân tố tiến hóa” ta nghĩ ngay đến thuyết tiến hóa hiện đại vì ở thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mới có khái niệm các nhân tố tiến hóa.

(1) Đúng. Tác động của chọn lọc tự nhiên là đến khả năng sống sót và sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. Suy cho cùng là khả năng truyền lại vật chất di truyền cho đời sau thể hiện chủ yếu qua khả năng sinh sản.

(2) Sai. Chọn lọc tự nhiên luôn tác động lên quần thể. Trong khái niệm CLTN có nhắc đến CLTN là sự phân hóa về khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

(3) Đúng. Đây là tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, cụ thể là hiện tượng “thắt cổ chai”.

(4) Sai. Ta biết được giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể mà chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. (2) CLTN quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (3) CLTN tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của...
Đọc tiếp

Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

(2) CLTN quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(3) CLTN tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.

(4) Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.

(5) CLTN là nhân tố trực tiếp tạo ra các tổ hợp gen thích nghi trong quần thể.

(6) CLTN không phải là nhân tố trực tiếp tạo ra các tổ hợp gen thích nghi trong quần thể mà chỉ đóng vai trò sàng lọc giữ lại các tổ hợp gen thích nghi trong quần thể.

A. 5

B. 4

C. 2

D. 3

1
23 tháng 6 2018

Các phát biểu đúng gồm có 1,2,4,6

Đáp án B  

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây về chọn lọc tự nhiên là đúng? (1) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường. (2) Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ...
Đọc tiếp

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây về chọn lọc tự nhiên là đúng?

(1) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

(2) Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.

(3) Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.

(4) Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. 

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

1
1 tháng 2 2019

Đáp án A

Nội dung 1, 2 sai. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen mới mà chỉ sàng lọc lại những kiểu gen đã có sẵn trong quần thể.

Nội dung 3 đúng.

Nội dung 4 sai. Chọn lọc tự nhiên ưu tiên giữ lại những kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.

7 tháng 6 2018

Đáp án A

(1) Đúng. Đây là khái niệm CLTN. Trong đó, khả năng sinh sản của các cá thể là quan trọng nhất. Vì nếu sống sót nhưng không sinh sản được, sẽ vô nghĩa về mặt tiến hóa.

(2) Đúng. Chọn lọc tự nhiên loại bỏ các kiểu hình không tốt, giữ lại các kiểu hình thích nghi dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

(3) Sai. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể.

(4)  Sai. Chọn lọc tự nhiên tác động lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Chọn lọc tự nhiên quy định nhịp điệu và tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi của quần thể. (2) Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định. (3) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân...
Đọc tiếp

Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Chọn lọc tự nhiên quy định nhịp điệu và tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi của quần thể.

(2) Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.

(3) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

(4) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

(5) Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

(6) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn alen đó ra khỏi quần thể.

A. 3.

B. 5.

C. 4.

D. 2.

1
24 tháng 11 2017

Đáp án C.

- Có 4 phát biểu đúng là (1), (2), (3), (5).

- (4) sai. Vì CLTN không tác động trực tiếp lên kiểu gen mà chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình.

- (6) sai. Vì CLTN không thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn. Nguyên nhân là vì ở trạng thái dị hợp, alen lặn không biểu hiện thành kiểu hình nên không bị CLTN loại bỏ.

17 tháng 4 2017

Đáp án B.

Chỉ có (1) sai.

Giải thích:

(1) sai. Mức phản ứng là tập hợp tất cả các kiểu hình của cùng một kiểu gen chứ không phải tập hợp tất cả các kiểu gen.

(2) đúng. Vì khi bị đột biến thì kiểu gen thay đổi, do đó mức phản ứng thay đổi.

(3) đúng. Vì ở cùng một giống, các cá thể có kiểu gen giống nhau cho nên mức phản ứng giống nhau.

(4) đúng. Vì mức phản ứng luôn giữ nguyên, không thay đổi theo môi trường. Chỉ có kiểu hình mới thay đổi theo môi trường.

29 tháng 6 2018

Đáp án B

Tỷ lệ kiểu hình không thể xảy ra là B : vì  hai cây dị hợp lai với nhau sẽ tạo ra cây có hạt màu trắng