K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2016
  • Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm rồi mới biết rằng em ngọt bùi

Ai về đợi với em cùng:

Thân em nay Bắc mai Đông một mình

Chi bằng ruộng tốt rừng xanh

Vui cha, vui mẹ, vui anh em nhà!

  • Anh nói với em như rìu chém xuống đá

Như rạ chém xuống đất,

Như mật rót vào tai

Bây giờ anh đã nghe ai

Bỏ em ở chốn non đoài bơ vơ.”

  • Anh tiếc cho ai nuôi dạy mong chờ

Một hai ba bốn tuổi đến bây giờ em lớn khôn

Cái vành khăn em vấn đã tròn

Câu cười tiếng nói đã giòn em lại ngoan

Sợi tơ hồng đã buộc với nhân duyên

Sao em không chịu khó vác giang san cho chồng

Nỡ dang tay em dứt tơ hồng

Đứng đầu núi nọ mà trông bên non nầy

Ánh phong lưu son phấn đọa dài

Thay đen đổi trắng ai rày yêu thương

Dẫu may ra tán tía tàn vàng

Mười phương thiên hạ xem thường có vào đâu

Tấm thân em chẳng nghĩ mặc dầu

Bọn đàn bà còn để tiếng xấu về sau muôn đời

Chị em ơi thế cũng kiếp người

Anh có thương thì thương cho chắc

Có trục trặc thì trục trặc cho luôn

Đừng như con thỏ nọ đứng đầu truông

Khi vui giỡn bóng, khi buồn giỡn trăng.

28 tháng 9 2016

 

  • Bướm vàng đậu nhánh mù u,

Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn.

  • Buồn riêng rồi lại tủi thân,

Hai tay áo vải ướt đẫm cả hai.

  • Biết chừng nào con cá ra khỏi vực,

Biết chừng nào hết khổ cực thân em ?

  • Bởi vì con heo nên phải đèo khúc chuối,

Bởi vì con muỗi nên phải thả màn loan.

Bởi vì chàng nên thiếp phải chịu đòn oan,

Phụ mẫu nhà đay nghiến, thế gian chê cười.

  • Bữa cơm múc nước rửa râu

Hầu cơm, hầu rượu, hầu trầu, hầu tăm

Đêm đêm dắt cụ đi nằm

Than thân phận gái ôm lưng lão già

Ông ơi ông buông tôi ra

Kẻo người ta thấy, người ta chê cười

9 tháng 1 2018

Hà Nội nè:

Sông Tô một dải lượn vòng
Ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh
Sông Hồng một khúc uốn quanh
Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.

Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.

Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya...
Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.

Và cả đến gánh rau làng Láng cũng phải:
... Mượn người lịch sự gánh lên Kinh kỳ.

9 tháng 1 2018

       Thái Bình tôi đó bạn ơi

Anh tài nhân kiệt khắp nơi tung hoành

       Hưng Hà đất tổ địa danh

Đền Trần thánh mẫu kinh thành ngày xưa

         Quê mình đẹp mãi bốn mùa

Sông hồng chảy mạnh khi mưa thượng nguồn

         Nắng chiều chải sợi hoàng hôn

Phù xa phủ lấp mang hồn cỏ xanh

          Miền quê khí hậu trong lành

Mời em hãy ghé quê anh một lần

         Tiếp người xa đến tình thân

Về nơi đất tổ đền trần Long Hưng

           Chùa keo rước lễ vui mừng

Đồng trâu sóng vỗ chẳng ngưng vào bờ

          Thái Bình tựa những áng thơ

Quê nghèo đổi mới bây giờ đẹp hơn

           Cánh đồng bát ngát xanh rờn

Niềm vui đã đến biết ơn Đảng mình

          Dẫn đường mở lối Chí Minh

Bác Hồ sống mãi Thái Bình dân an.

20 tháng 1 2022

tham khảo nha bạn :

Đăk Nông thon thả cánh chim trời
Phong cảnh êm đềm cố hữu ơi
Hãy đến bờ sông khi úa mộng
Và say chén rượu lúc khuya trời
Đá mềm chân bước đâu hề nản
Trí vững tay làm chẳng thể rơi
Xuôi ngược lao xao bài nhạc chiến
Cho muôn khát vọng sáng thêm đờiĐi với anh cùng ghé Đắk Nông.
Làm quen sơn nữ tộc Hơ Mông
Trai khôn chẳng thích đi tìm vợ.
Gái lớn lại ưa kiểu cưới chồng.
Pho sử Dam San vang đất nước
Tiếng đàn krong pút vọng non sông.
Nơi đây kinh thượng luôn đoàn kết.
Gắn bó thương yêu cùng một lòng.Ai đem tôi đến chốn này
Bên kia thì núi bên này thì sông
Ai đem tôi đến đồng không
Để tôi vơ vẩn tôi mong tôi chờChim buồn tình chim bay về núi
Cá buồn tình cá lủi xuống sông
Anh buồn tình anh dạo chốn non bồng
Dạo miền sơn cước, xuống chốn ruộng đồng mới gặp emCheo leo núi đá xây thành
Đầu non mây trải, chen cành suối tuôn
Biển khơi, nước chẳng quên nguồn
Gành xa sóng vỗ tiếng luồn trong hoa
20 tháng 1 2022

Cho mình hỏi, đây là ca dao hay dân ca hay tục ngữ vậy.nếu bạn biết thì cho mình xin lun tên tác giả vs ạ

19 tháng 1 2021

cá không thấy nước 

người không thấy gió

quỷ không thấy đất

rồng không thấy vạn vật

 

17 tháng 9 2019

1. Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

2. Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

3. Con cò lấp lé bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.

4. Cái cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.

5.Cái cò bay bổng bay lơ
Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.
Đem về nàng nấu nàng rang,
Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.

6.Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,
Không, không! Tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin ông đứng ông coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

7. Cái cò cái vạc cái nông
Ba con cùng béo, vặt lông con nào
Vặt lông con vạc cho tao
Mắm muối bỏ vào, xào rán rồi thuôn!

8. Cái cò cái vạc cái nông
Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca
Muối kia đổ ruột con gà
Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.

9. Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau răm
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

22 tháng 10 2017

Những bài ca dao sử dụng hình ảnh con cò:

- Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

- Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống sông

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

→ Người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Đây là con vật nhỏ bé, hiền lành, chịu khó kiếm ăn.

24 tháng 1 2021

- Nhất cao là núi Ba Vì

  Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

- Sông Lô một dải trong ngần

  Thảnh thơi ta rũ bụi trần cũng nên

- Nhất Tam Đái, nhì Khoái Châu

  Nam Chân, bắc Dũng, đông Kỳ, tây Lạc

- Nước Thanh Lanh, ma kẽm Dõm

  Nước Thanh Lanh, ma Ngọc Bội

-Mang Cả trông sang

 Mang Con thài mại

 Đứng lại mà trông

 Chín đời quận công

 Mười đời tiến sĩ

24 tháng 1 2021

- Ai về Hậu Lộc Phú ĐiềnNhớ đây Bà Triệu trận điền xung phong.- Ai lên Biện Thượng, Lam SơnNhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh.- Có chàng Công Tráng họ ĐinhDựng luỹ Ba Đình chống đánh giặc Tây- Vĩnh Long có cặp rồng vàngNhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuấn Thần.- Gò Công anh dũng tuyệt vờiÔng Trương “đám lá tối trời” đánh Tây.- Phất cờ chống nạn xâm lăngTrương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam.( Ca ngợi Trương Công Định )- Ru con con ngủ cho lànhCho mẹ gánh nước rửa bành cho voiMuốn coi lên núi mà coiCoi bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng.- Từ ngày Tự Đức lên ngôi,Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như ri.Bao giờ Tự Đức chết đi,Thiên hạ bình thì mới dễ làm ăn.( Bình thì: thời bình; Thì là là húy của Vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) .- Từ khi Tự Đức lên ngôiVỡ đường Thiệu Trị vỡ đôi năm liềnMong cho thiên hạ lòng thuyềnTrong làng lại có chiếc thuyền đi qua.- Trách lòng Biện Nhạc chẳng minhLàm cho con gái thất kinh thất hồnTrách lòng biện Nhạc làm kiêuLàm cho con gái nhiều điều phiền lo.

8 tháng 9 2016

Bạn dựa vào bài văn tham khảo này rồi khai triển ý ra nhé!

Trong ca dao, người nông dân xưa thường mượn hình ảnh con cò để chỉ thân phận, cuộc đời của mình vì những lý do sau : 
1/- CON CÒ : Là con vật GẮN LIỀN VỚI RUỘNG ĐỒNG, LÀNG QUÊ VIỆT NAM cũng như con trâu gắn liền với cuộc sống của người nông dân vậy. Con cò tạo nên vẻ đẹp đặc trưng cho cuộc sống làng quê êm ả thanh bình, và vì thế, "con cò' đã đi vào ca dao Việt Nam một cách thật nên thơ, duyên dáng : 
Con cò bay lả, bay la 
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng 

2/- CON CÒ : MANG BÓNG DÁNG, HÌNH ẢNH, THÂN PHẬN VÀ CUỘC ĐỜI CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM, ĐẶC BIỆT LÀ NGƯỜI PHỤ NỮ: Hình ảnh con cò lầm lụi kiếm ăn trên đồng vắng, nơi đầu ghềnh cuối bãi, ven sông ...gợi một niềm xót xa thương cảm về một thân phận nhỏ nhoi, đơn côi, nghèo khổ, đầy vất vả, lo toan, tần tảo... của người người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến : 
Cái cò lặn lội bờ sông 
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non 
Nàng về nuôi cái cùng con 
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng 

3/- CON CÒ : Với bộ lông trắng muốt, dù có dầm thân trong bùn lầy kiếm sống hay bay trong giông gió bão bùng vẫn giữ được MỘT TÂM HỒN TRONG SẠCH, MỘT LỐI SỐNG NGHĨA TÌNH như tâm hồn bình dị, thủy chung, trong sạch của người phụ nữ nông dân : 
* Cái cò đi đón cơn mưa 
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về 
Cò về thăm quán cùng quê 
Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh 
* Con cò mà đi ăn đêm 
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao 
Ông ơi ông vớt tôi nao 
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng 
Có xáo thì xáo nước trong 
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con ... 

4/- CON CÒ : Còn là HIỆN THÂN CỦA NHỮNG TẬP QUÁN, NHỮNG LỀ THÓI, HỦ TỤC TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM DƯỚI THỜI PHONG KIẾN : 
Con cò chết rũ trên cây 
Cò con mở sách định ngày làm ma 
Cà cuống uống rượu la đà 
Chim ri riú rít bò ra tranh phần... 

5/- CON CÒ : Còn PHẢN ÁNH THÓI XẤU CỦA MỘT BỘ PHẬN NÔNG DÂN TRONG MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH : 
Cái cò là cái cò quăm 
Ngày mày đánh vợ, đêm nằm với ai ... 

TÓM LẠI : "CON CÒ" đã đi vào Văn học Việt Nam - đặc biệt là ca dao - bằng tất cả những vẻ đẹp vốn có, nhằm phản ánh cuộc sống, cuộc đời, thân phận, lối sống, đạo đức,... của người nông dân, người phụ nữ Việt Nam trong các mối quan hệ gia đình, xã hội dưới thời phong kiến !

8 tháng 9 2016

cảm ơn bạn nhiều nhé