K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Những hạt thóc giống

        Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

        Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước nhà vua, quỳ tâu:

        - Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.

        Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói:

        - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!

Rồi vua dõng dạc nói tiếp:

        - Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.

(Truyện dân gian Khmer)

a. Em hãy cho biết nội dung của văn bản trên? (1.0 điểm)

b. Văn bản mang đặc trưng của thể loại truyện nào mà em đã được học? Theo em, chú bé Chôm thuộc kiểu nhân vật nào? (1.0 điểm)

c. Chôm có phẩm chất gì đáng quý mà người dân không có? (0.5 điểm)

d. Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ được sử dụng trong câu: “Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua.” (0.5 điểm)

e. Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? Hãy diễn đạt trong khoảng 3 đến 5 câu văn. (1 điểm)

0
Câu 1 (4 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Những hạt thóc giống        Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.        Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy...
Đọc tiếp

Câu 1 (4 điểm):

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Những hạt thóc giống

        Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

        Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước nhà vua, quỳ tâu:

        - Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.

        Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói:

        - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!

Rồi vua dõng dạc nói tiếp:

        - Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.

(Truyện dân gian Khmer)

a. Em hãy cho biết nội dung của văn bản trên? (1.0 điểm)

b. Văn bản mang đặc trưng của thể loại truyện nào mà em đã được học? Theo em, chú bé Chôm thuộc kiểu nhân vật nào? (1.0 điểm)

c. Chôm có phẩm chất gì đáng quý mà người dân không có? (0.5 điểm)

d. Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ được sử dụng trong câu: “Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua.” (0.5 điểm)

e. Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? Hãy diễn đạt trong khoảng 3 đến 5 câu văn. (1 điểm)

Câu 2 (6 điểm):                 

Em đã học hoặc đã đọc, đã nghe kể nhiều truyện truyền thuyết hoặc cổ tích hay. Có những truyện để lại trong em nhiều ấn tượng sâu đậm, em hãy viết một bài văn kể lại một câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em thích bằng lời văn của em.

 

0
gửi mấy bn chuẩn bị thi văn kể chuyện để ôn lại cả năm học Gửi Thóc của mẹ...    Chúng mình chỉ còn khoảng một tháng nữa là sẽ gặp nhau chính thức! Con có hồi hộp giống như mẹ không? Mẹ thì ngóng con từng ngày một. Các cụ bảo kiêng không nên đếm ngày đợi tháng, cứ thuận theo tự nhiên rồi em bé sẽ chào đời. Nhưng mẹ thì mong được thấy hình hài bé nhỏ của con, ôm con và...
Đọc tiếp

gửi mấy bn chuẩn bị thi văn kể chuyện để ôn lại cả năm học 

Gửi Thóc của mẹ...

 

  

 

Chúng mình chỉ còn khoảng một tháng nữa là sẽ gặp nhau chính thức! Con có hồi hộp giống như mẹ không? Mẹ thì ngóng con từng ngày một. Các cụ bảo kiêng không nên đếm ngày đợi tháng, cứ thuận theo tự nhiên rồi em bé sẽ chào đời. Nhưng mẹ thì mong được thấy hình hài bé nhỏ của con, ôm con và nắm lấy bàn tay bé xiu xiu... Thỉnh thoảng, mẹ lại ngắm ảnh siêu âm 4D của con, cố mường tượng xem khuôn mặt của con sẽ như thế nào, bàn tay bàn chân của con sẽ giống ai trong gia đình... Nhìn mọi người up ảnh con cái mới sinh mà mẹ thèm lắm, tưởng tượng không biết “Thóc nhà mình có tròn trĩnh, đáng yêu như thế không?”.

Những ngày đầu khi biết có con, cả bố và mẹ đều rất bất ngờ, hạnh phúc vì chẳng nghĩ con sẽ xuất hiện. Rồi theo thời gian, mẹ cảm nhận được những chuyển động ở bụng mình (và ngay khi viết những dòng này, con cũng đang “đạp máy” mẹ)... Những đợt “sóng trồi” lên xuống, bố mẹ đều cười thầm nhìn nhau hạnh phúc. Con có cảm nhận được những nụ hôn của bố, những lần bố áp tay chào con trước lúc đi ngủ hay có vài lần bố khẽ hát mấy bài trẻ con để ru con... Con biết hết đúng không? Có thấy bố hát rất dở tệ không?!!

Mẹ lúc nào cũng càu nhàu bố về chuyện mãi mà bố chẳng nghĩ ra cái tên gì hay hay, đáng yêu cho con (cả tên ở nhà lẫn tên gọi). Một ngày, bố gọi “Thóc ơi!” làm mẹ giật mình, rồi ngẫm thấy thật hay và ý nghĩa. Bố con bảo thóc nhỏ bé, là hạt mầm bố gieo và sẽ nuôi lớn, hạt thóc nhỏ nhưng lại vô cùng cần thiết với cuộc sống này. Con cũng vậy! Thóc của mẹ là hạt mầm nhỏ, là tình yêu mà bố mẹ dành cho nhau và con là món quà quý giá nhất, ý nghĩa nhất trong cuộc đời bố mẹ. Thóc của bố mẹ dù bé bỏng nhưng mẹ mong rồi mai này, con sẽ trở thành người con ngoan, khỏe mạnh và có ích với đời. Thật tham lam nếu như chưa gặp nhau mà mẹ đã giao hẹn trước... nhưng mẹ mong và tin như thế, Thóc nhỉ!

Hôm kia, mẹ và bà ngoại đã chuẩn bị vài đồ nho nhỏ cho con. Nhìn dây phơi quần áo, lẫn vào những cái áo cái quần của người lớn là đồ trẻ con, bé ti hi... cả nhà ai nhìn cũng thích. Mọi người không nói ra nhưng mẹ biết ai cũng mong con giống như mẹ đang chờ con vậy. Trên quyển lịch để bàn của ông ngoại, mẹ thấy ông đã khoanh tròn ngày, ghi sẵn chú thích: “Ngày dự kiến con gái út sinh”. Bà nội ở quê cũng nhận sẽ mua đồ sơ sinh cho con, bà còn tự đặt tên con là Cún vì anh Vinh là Tũn... Thóc có thấy may mắn vì được mọi người quan tâm không? Thế nên, Thóc của mẹ khi chào đời hãy khóc to vào nhé... để mọi người ở ngoài an tâm, biết được con đã ra đời.

Hà Nội trở lạnh rồi. Mẹ thèm được ủ ấm, cuộn tròn trong chăn với Thóc lắm... Mong mọi điều bình an đến bên con!

Yêu con!

 

6
15 tháng 5 2016

hay wa! mk cx ko bít bn lấy đâu nhưg nó rất hay.

15 tháng 5 2016

đc like thì like luôn nhưng ko có chỗ like. Bài hay lắm, thế mà bh ms đăng thi xong r còn đâu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:     Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh,nhà vua lo sợ,bèn sai sứ giả đi khắp nơi gia đình người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao,bỗng dưng cất tiếng nói:"Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào,đứa bé bảo:"Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái Ông roi sắt và một tấm áo giáp sắt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh,nhà vua lo sợ,bèn sai sứ giả đi khắp nơi gia đình người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao,bỗng dưng cất tiếng nói:"Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào,đứa bé bảo:"Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái Ông roi sắt và một tấm áo giáp sắt ,ta sẽ và thanh đuổi giặc này". Sứ giả vừa kinh ngạc,vừa mừng rỡ,vội vàng về tâu với vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm nằm cấp những vật chú bé dặn.

a, Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

b, Đoạn văn trên kể theo ngôi kể nào?

c, Tìm cụm động từ trong câu:"Bấy giờ giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta"

d, Tìm cụm danh từ trong câu:"ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt,một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt,ta sẽ phá tan  lũ giặc này

4
20 tháng 12 2019

CHa google

20 tháng 12 2019

a) Phương thức biểu đạt chính là :  Tự sự

b) Ngôi kể : Ngôi thứ ba

c) Cụm động từ là : đến xâm lược

d) Cụm danh từ là : một con ngựa sắt , một cái roi sắt , một tấm áo giáp sắt , lũ giặc này 

Hok tốt !!

“Hùng Vương lúc về gìa, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, biết chọn ai cho xứng đáng? Nhà vua bèn gọi các con lại, nói:[…] Năm nay, nhân lễ Tiên vương, hễ trong các con, người nào làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giámNgười buồn nhất là Lang Liêu. Ông là con thứ mười tám […] So với anh em, ông thiệt thòi nhất. […] Từ khi lớn lên, ra ở riêng, ông chỉ lo việc đồng...
Đọc tiếp

“Hùng Vương lúc về gìa, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, biết chọn ai cho xứng đáng? Nhà vua bèn gọi các con lại, nói:

[…] Năm nay, nhân lễ Tiên vương, hễ trong các con, người nào làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám

Người buồn nhất là Lang Liêu. Ông là con thứ mười tám […] So với anh em, ông thiệt thòi nhất. […] Từ khi lớn lên, ra ở riêng, ông chỉ lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai!

Một đêm, ông nằm mộng thấy thần nhân đến bảo:

- Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác, tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì tự tay ta trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương!

[…] Ông bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn đùm lại thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, ông đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.

Đến ngày lễ Tiên vương, vua dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý […] Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất, cúng Tiên vương. […] Vua họp mọi người lại nói:

- Bánh hình tròn là tượng Trời, đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ, muôn loài, đặt tên là bánh chưng. Lá gói ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. […] Lang Liêu sẽ nối ngôi ta.

Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mới có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh gầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.”

(Trích Bánh chưng, bánh giầy)

Bài 1: Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” thuộc thể loại truyện dân gian nào?

A. Truyền thuyết.              B. Cổ tích.              C. Truyện cười.                D. Ngụ ngôn.

Câu 2: Câu văn dưới đây có mấy từ ghép?

“Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ.”

A. 6 từ.                             B. 7 từ.                   C. 8 từ.                             D. 9 từ.

Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương?

A. Hai thứ bánh thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người.

B. Hai thứ bánh là sản phẩm do chính bàn tay con người tạo ra.

C. Hai thứ bánh hàm chứa ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.                   

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4:  Câu chuyện trên giải thích cho điều gì?

A. Sự ra đời của đất nước Âu Lạc.

B. Cách chọn người nối ngôi của người xưa.

C. Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy và tục lệ ngày Tết.

D. Thuyết minh về cách thức làm ra bánh chưng, bánh giầy của người xưa.

Câu 5:  Chi tiết nào sau đây mang tính kì ảo, hoang đường?

A. Vua khi về già chọn người nối ngôi.

B. Lang Liêu được thần báo mộng.

C. Ý nghĩa của hạt gạo trong lời của vị thần.

D. Bánh hình tròn là tượng Trời, bánh hình vuông là tượng Đất.

Câu 6: Vì sao vị thần lại chọn báo mộng cho Lang Liêu mà không phải các vị lang khác?

A. Vì Lang Liêu rất thiệt thòi so với các vị lang khác nên thần thương hại.

B. Vì thần chọn một vị lang bất kì để báo mộng.

C. Vì nghe lời chỉ bảo của Ngọc Hoàng.

D. Vì Lang Liêu là người rất gần gũi với nhân dân, hiểu ý nghĩa của hạt gạo.

4
8 tháng 3 2022

help me 

 

 

8 tháng 3 2022

A

B

D

C

B

D

Bài 2: Hãy tìm các từ Hán Việt trong truyện Bánh chưng, bánh giầy sau :         Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại rồi nói :         - Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn...
Đọc tiếp

Bài 2: Hãy tìm các từ Hán Việt trong truyện Bánh chưng, bánh giầy sau :

         Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại rồi nói :

         - Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

          Các lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, nên cố làm vừa ý vua cha. Nhưng ý vua cha thế nào, không ai đoán được. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên Vương.

           Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám ; mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng thiệt thòi nhất. Những anh em của chàng sai người đi tìm của quý trên rừng, dưới biển. Còn chàng, từ khi lớn lên, ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trông lúa, trồng khoai ; bây giờ nhìn quanh trong nhà cũng chỉ có khoai, lúa là nhiều. Nhưng khoai, lúa tầm thường quá !

           Một hôm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo :

           - Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ thấy chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

           Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.

            Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tói, chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên Vương.

            Lễ xong, vua cho đem bánh ra ăn cùng với quần thần. Ai cũng tấm tắc khen ngon. 

            Vua họp mọi người lại nói:

             - Bánh hình tròn là tượng Trời ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám.

             Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

Giúp mình nha!

 

1
14 tháng 8 2019

từ Hán Việt: Nhà vua, Tiên Vương, mĩ vị, sơn hào, hải vị,phúc ấm

ko chắc lắm

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có ai để thay ông bà trả nợ. Với người Tây Nguyên, nợ nần đã là một nỗi nhục, thêm việc tuyệt đường tôn tử lại càng xấu hổ hơn. Bởi dân làng quan niệm rằng, vợ chồng đã sống không tốt, hoặc kiếp trước đã giết người nên kiếp này bị các Yang trừng phạt, không cho sinh được con cái. Từ đó, dân làng cứ ngày càng xa lánh họ.Thấy mình oan ức, vì cả đời sống lương thiện, người chồng bèn đến bên sườn núi cắt cổ con gà, khui cái ché rượu tế các Yang, xin các Yang phù hộ cho được con cái. Ông tế liền 7 ngày 7 đêm. Các Yang thấy ông có lòng thành thì rủ lòng thương. Vì vậy, dù đã đến tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn giúp cho ông bà có được một đứa con gái.

Ngày sinh con, ông bà mừng rỡ, tạ ơn các Yang. Hôm sau, ông bà làm lễ Pơ-răp Yun (lễ đặt tên con) và đặt tên đứa bé là K'Niê.
Nhưng buồn thay, đứa bé tuổi vừa được vài mùa rẫy thì ông bà qua đời. Gia đình nhà giàu kia đến bắt K'Niê về làm người ở để trừ nợ. Vì cha mẹ nợ thóc lúa, nên ngoài những việc dành cho con gái như lấy củi, hái rau, gánh nước, giã gạo... thì đến mùa làm rẫy, K'Niê bị bắt ra rẫy cày cấy như đàn ông. Cái rẫy của người chủ sau nhiều năm gieo trồng, nay đã cằn cỗi, đất cứng như đá, nắng rọi cháy da cháy thịt, cỏ dại mọc cũng không nổi. Một ngày nọ mệt quá, K'Niê nằm trên khoanh rẫy cằn cỗi ngủ thiếp đi, và không bao giờ thức dậy nữa.Cô gái đã chết.

Đêm hôm đó, K'Niê báo mộng đến chủ nhà, bảo rằng đừng chôn cất cô về nghĩa trang của làng. Hãy lập mộ cô ngay giữa khoanh rẫy, và cô sẽ trả nợ cho họ. Chủ nhà nghe theo.
Ít lâu sau, từ nấm mộ cô mọc lên một loại cây. Giữa rẫy hoang cằn cỗi, cây vẫn xanh tươi, lớn rất nhanh, thân cây thẳng đứng mạnh mẽ, cành lá xum xuê tỏa bóng mát, mặc trên trời nắng gắt, dưới đất khô cằn. Nhờ bóng mát che chở, những mùa rẫy sau cánh đồng trở lại tươi tốt, thóc lúa bội thu. Người chủ không những đã thu gom đủ thóc lúa cho vợ chồng nghèo kia vay trong nhiều năm, mà còn có dư để đem cho người nghèo khác trong làng.
Dân làng bèn đặt tên cho cây ấy là cây K'Niê. Người Ê Đê chúng tôi gọi là Kyao K'Niê.
Từ đó, người Tây Nguyên không bao giờ chặt phá cây K'Niê. Nếu cây mọc giữa rẫy, dân làng vẫn giữ nguyên đó, vì niềm tin rằng đó là nơi trú ngụ của thần linh, của linh hồn người đã khuất. Người ra rẫy cũng vì thế mà được nhờ bóng mát sau những giờ phơi mình ngoài nắng cháy.

Xưa kia, người đi làm rẫy nếu chẳng may bị no hơi, đầy bụng thì chỉ cần lấy lá K'Niê nấu nước, uồng vài ngụm là khỏi. Nặng hơn, nếu bị sốt rét rừng, thứ bệnh mà dân làng xưa kia tin rằng là do bị ma ám, ma nhập... thì cũng uống nước nấu cây K'Niê để chữa. Dân làng đã khỏi, và tin đó là sự linh thiêng của cô bé K'Niê. Ngày nay, các nhà khoa học đã biết chiết xuất thuốc chống sốt rét từ cây K'Niê.

1) Đọc tìm bố cục và tóm tắt văn bản trên

2) Hãy tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Theo em những chi tiết đó có ý nghĩa gì?

0
29 tháng 8 2019

sứ giả 

biết mỗi một từ

29 tháng 8 2019

sứ giả,

28 tháng 8 2019

bn vô vietjack tham khảo nhé!

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc[1], nhưng vua vẫn còn muốn thử cho đến cùng. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ và lệnh chỉ bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé bảo cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo: - Ông cầm lấy cái này về...
Đọc tiếp

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc[1], nhưng vua vẫn còn muốn thử cho đến cùng. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ và lệnh chỉ bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé bảo cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo: - Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim. Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn Lập tức vua cho gọi cả cha con vào ban thưởng rất hậu.

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Nhân vật chính trong truyện là ai?

 b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

c. Cho biết ngôi kể và thứ tự kể của văn bản? Có thể đảo ngược thứ tự kể của văn bản được không? Vì sao?

d. Tìm các danh từ trong 2 câu văn: “Vua và đình thần chịu là thằng bé thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa”. e. Giải nghĩa các từ : đình thần, công quán. 

0