K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2021

  A. Ý nghĩa của câu tục ngữ này là những người có thái độ nhẹ nhàng, lịch sự thì sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn nhưng người khó tính. Trong công việc để có nhiều thuận lợi hơn thì ta phải biết cách cư xử với người khác sao cho nhẹ nhàng, lịch sự chứ đừng chỉ chăm chăm tự cao tự đại mà quát tháo người khác mà dẫn đến thất bại. Khi bạn ăn nói nhẹ nhàng lịch sự sẽ khiên đối phương cảm thấy được tôn trọng và quan hệ sẽ trở nên gần gũi hơn. Vì thế mà hãy biết mềm mỏng và nhẹ nhàng hơn trong mọi tình huống.   B. Lúa có được chăm bón mới trở nên tươi tốt cũng như việc áo quần bằng lụa là làm cho người mặc trở nên xinh đẹp hơn, sang hơn. Cách so sánh của ông cha ta nghe có vẻ "thô" nhưng lại rất cụ thể và hóm hỉnh khi nói về kinh nghiệm canh tác này. Giống như việc người ta trở nên đẹp hơn nhờ lụa là thì chúng ta cũng phải biết chăm bón cẩn trọng cho lúa để thu được vụ mùa bội thu.

30 tháng 3 2020

Cái răng, cái tóc là góc con người

30 tháng 3 2020

- Người là vàng , của là ngãi

- Người sống hơn đống vàng 

                                                                                                                    CHÚC BN HC GIỎI ( NHỚ K CHO MK NHÉ )

13 tháng 4 2017

Ngôn ngữ hay nói cách khác là lời nói là một trong nhiều tiêu chí để đánh giá con người và qua lời nói ta có thể thể hiện thái độ tình cảm với mọi người. Vì vậy cần có những lời nói đúng chừng mực và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Đó chính là nội dung của câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Đúng như vậy, qua lời nói ta có thể đánh giá được phần nào tính cách, hay trình độ văn hóa của người nói. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã nêu lên một bài học kinh nghiệm cho con người ta, cần nói ra những lời hay ý đẹp, và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Có như vậy thì người nghe mới cảm thấy hài lòng.

Lời nói ra của bản thân mình, do mình phát ra chứ ta không phải dùng tiền bạc để mua bất cứ của ai, vì vậy mới nói “lời nói chẳng mất tiền mua”, dẫu rằng như vậy nhưng mỗi khi lời nói được phát ra thì lại là vô giá, như câu ví “lời nói gói vàng” là như vậy. Ông cha ta đã có câu: “phải uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói” cũng là để làm rõ hơn về giá tri của lời nói. Cho dù một ai có mắc lỗi đi chăng nữa nhưng thay vì chửi bới, dùng những lời lẽ thô tục để nói họ thì hay giữ thái độ bình tĩnh và ôn tồn nhẹ nhàng nói với họ, như vậy vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Nhưng “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ở đây cũng không có nghĩa là phải nói dối, che giấu sự thật để người nghe được vừa lòng, đó không phải là “lựa lời” mà là “nói dối”, điều này không được mọi người ủng hộ. Thay vì nói dối thì hãy nói đúng sự thật nhưng với một thái độ chân thành nhất, đây cũng là một cách “lựa lời”.

Câu tục ngữ đưa ra một bài học, một cách sống nghe có vẻ dễ dàng, tuy vậy nhưng vẫn còn rất nhiều người không thực hiện được. Những người này vẫn có những lời lẽ thiếu suy nghĩ, thậm chí xúc phạm đến người khác. Ta luôn nhớ mãi hai câu thơ của Tố Hữu: “Còn gì đẹp hơn đời như thế/ Người với người sống để yêu nhau”. Vậy thì có lý do gì mà chúng ta không dành những lời nói tốt đẹp cho nhau để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, và cuộc sống thêm ý nghĩa.

Câu tục ngữ nào cũng truyền đạt cho ta một bài học quý giá và câu tục ngữ này cũng vậy, bài học về cách sử dụng lời nói trong đời sống hàng ngày là một bài học rất thiết thực và ý nghĩa.

​chúc p hk tốt

15 tháng 4 2017

Dàn ý :

Mở bài: giới thiệu văn hóa ứng sử trong cuộc sống và 2 tục ngữ.

Thân bài:

+) Giải thích:

- Lời nói là gì? Tại sao lời nói được coi như gói vàng? ( tớ giải thích vế 2 )

( vàng là kim loại quý, có giá trị trở thành tài sản được người ta cất giữ thì lời nói so sánh tự như thứ của quý hiếm. Xong tuy nhiên muốn sở hữu được tài sản quý như vàng người ta phải mất tiền mua bán. Còn lời nói có sẵn trong mỗi chúng ta. Ai cũng sở hữu nó chỉ phụ thuộc vào người sử dụng ra sao.)

- Lựa lời là như thế nào? ( lựa lời ở đây là phải biết lựa chọn lời ăn tiếng nói rõ ràng. Lời nói cũng thể hiện văn hóa, trình độ học vấn biết sử dụng những từ ngữ văn minh,m lịch sự đó là lựa lời...)

- Hiểu vừa lòng là gì?

==> ý nghĩa: tại sao lựa lời sẽ vừa lòng nhau? ( trong phần này bạn nên cho thêm các câu tục ngữ, ca dao khác cùng nội dung vào để giải thích ví dụ :

- Chẳng được miếng thịt miếng xôi

Thì được lời nói cho vừa lòng tôi

Hoặc

- Chim không kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

.......)

Kết bài: Rút ra kết luận cuối cùng.

27 tháng 2 2020

Trên mảnh đất hình chữ S của chúng ta từ lâu đời nay đã có nghề trồng lúa nước lâu năm cho nên đất luôn luôn là người bạn thân thiết và quan trọng của người nông dân. Cho nên ông cha ta mới nói rằng “Tất đất tấc vàng” để nói về tầm quan trọng của đất đai.

“Tấc” chính là một đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta trước kia. Ta phải hiểu được rằng từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Đó có thể là một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị khác đó là “tấc vàng”. Nhân dân ta thật tinh tế khi đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, đã lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lý đó chính là đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị thật là đặc biệt. Câu tục ngữ dường như vẫn còn mang một hàm nghĩa, đó chính là đã khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.

Khi nhận biết được đúng vai trò của đất đai ta mới thấy được câu “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng. Đất được dùng để trồng cây cho những trái cây tươi ngon, cho những bông lúa thêm trĩu nặng và thật khó có thể tưởng tượng được rằng không có đất con người sẽ sinh sống ở đâu? Lấy gì để sản xuất lương thực, thực phẩm?

Đất dường như cũng đã tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất cũng chính là tài sản vô giá của quốc gia. Hay chúng ta cứ hiểu theo nghĩa rộng đó chính đất là giang sơn Tổ quốc. Ta như hiểu được rằng trái đất chính là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất còn được xem là nguồn sống vô tận của tất cả con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Nói chung nhất thì đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.

Ta cũng như thấy được rằng chính đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người đã có những tác động không nhỏ vào đất đó chính là chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Có tác động công sức lao động vào đất thì đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, tấc vàng” như cha ông ta đã từng nói.

Thông qua câu tục ngữ thật súc tích này thì nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, con người cũng không được làm cho ruộng đồng, vườn tược…bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Dường như cũng không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:

“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Nước Việt Nam ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Cho nên nước ta cũng có rất nhiều các chính sách khai khẩn ruộng hoang để cải tạo đất. Đất có tơi xốp thì mới có thể cho vụ mùa bội thu được. Khi chúng ta mà cải tạo đất tót kết hợp với nguồn nước cũng như giống cây trồng mới, trồng theo đúng kỹ thuật sẽ cho ra những sản phẩm nông sản cần thiết. Nông nghiệp nước ta chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế, chính vì vậy mà đất cũng là một trong những nhân tố

Mồ hôi – công sức lao động của con người đã làm cho đất thêm màu mỡ. Thật không quá khi nói rằng máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong những năm tháng kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:

“Ruộng rẫy là chiến trường,

Cuốc cày là vũ khí,

Nhà nông là chiến sĩ”

Trong thời kỳ nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.

“Tấc đất, tấc vàng” là một câu tục ngữ hay dường như cũng đã khẳng định giá trị của đất đó chính là đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Như đã khéo léo nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai cho nhân dân cho Tổ quốc và không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt được. Nhân dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng hơn nữa.

27 tháng 2 2020

1. Mở Bài

- Người xưa đúc kết kinh nghiệm và gửi gắm vào những câu tục ngữ hàm súc.

- Bàn về giá trị của đất đai, tục ngữ Việt Nam có câu: "Tấc đất tấc vàng"

2. Thân Bài

- Giải thích ý nghĩa từ ngữ: "tấc đất"? "tấc vàng"?

- Câu tục ngữ nêu bật giá trị vô cùng quý báu của đất đai như thế nào?

- Vì sao tấc đất quý như tấc vàng? (đất đai dùng để trồng trọt, sinh sống, xây nhà dựng cửa, nơi thân thương của mỗi con người...

- Phải làm gì để phát huy giá trị của đất đai?

3. Kết Bài

- Bài học cho thế hệ trẻ: quý trọng đất đai, chăm chỉ lao động khai thác tiềm năng.

- Bảo vê môi trường đất.

7 tháng 1 2018

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

2.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

- Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

7 tháng 1 2018

3.Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

4.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.

- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

5.Tấc đất tấc vàng

- Đất được coi quý ngang vàng.

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

7 tháng 3 2018

Trong kho tàng văn học dân gian hay của cha ông ta rât phong phú, đó là những câu ca, câu thơ, câu đối, hò... và ý nghĩa lớn lao đó còn là những câu răn dạy hậu thế về đạo đức, về đối nhân xử thế, về kinh nghiệm sống... Đó là những đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của cha ông chung ta để lại." Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" chỉ là một trong số kho tàng đó, nhưng đây lại là kinh nghiệm sống lớn lao vơi mỗi con người.

Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Xét về câu chữ và vần điệu, đó chỉ một câu thơ vần điệu hay, dễ nhớ, dường như là một cái nhìn với cảnh vật: Một cái cây lẻ loi lắm, làm sao có thể che phủ bóng mát nhiều, làm sao có được cái bóng của một khu rừng, một "non" ở đây được. Lúc đó cây sẽ sợ gió to, mưa lớn lũ lụt. Nhưng nếu có 3 cây hay nhiều hơn nữ, cái lẻ loi không còn nữa, mà luc này đã ra dáng vẻ oai vệ của một khu rừng rậm với bóng mát to, sức mạnh trước những cơn gió to, mưa lớn mà những cái cây vẫn hiên ngang, sững sững như núi, như non vậy.
Nhưng ông cha ta khôgn phải chỉ gúp hậu thế vãn cảnh, nhận xét cái cây đơn giản vậy, mà đây chỉ là ông cha ta mượng hình tượng cái cây để làm minh chứng cho sự đoàn kết tạo nên sức mạnh con người. Đó là một lời răn dạy quí báu của cha ông. với cái cây là vậy, nhưng với một con người hay một tập thể nhỏ nếu chỉ vì những lợi ích riêng của mình, của tập thể mình thì kết quả cũng chỉ là cho mình hoặc cho tập thể thôi, không lớn lao được gì cả. Khi ếkt quả chỉ cho mình và cho tập thể thì đâu có gì là lớn lao? nếu chỉ vì mình, vì lợi tập thể nhỏ thì vơi sức lực nhỏ ấy cũng không làm được gì lớn lao cả. Cũng như một cái cây sao làm nên "non" được. Nhưng một khi lợi ích vượt ra ngoài một cá nhân, vượt ra ngoài tập thể để trở thành một tập thể lớn hơn thì chính vì mục đích đó lại hướng chúng ta, tập thể nhỏ lúc đầu chung tay với nhiều người, đồng lòng đồng sức, đoàn kết cùng làm thì kết quả sẽ lớn hơn nhiều. Kết quả công việc lớn hơn nhiều. Có sức mạnh tập thể, thì ta có một sưc mạnh vĩ đại như rừng cây vượt qua mọi cơn giông tố,cuồng phong, thác lũ. Nó cũng ví như câu chuyện cổ tích kể về người cha đã răn dạy con bằng bó đũa. Từng chiếc đũa bẻ gẫy dễ dang, nhưng 2 chiếc thì phải dùng sức hơn, 3 chiếc, bốn chiếc đến 10 chiếc thì khôgn sức mạnh nào bẻ gẫy nữa. Đó là tinh thần đoàn kết.

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước, cha ông ta cũng dựa vào sức mạnh toàn dân mà làm nên trang sử sáng ngời. Những trang sữ ấy không viết lên bởi một người mà nó được làm nên từ một dân tộc.

Tinh thần đoàn kết anh em, bè bạn, gia dình, xã hội là quý báu, là lớn lao, là sức mạnh của mỗi con người trên thế giới này. Đó chính là lời răn dạy của cha ông với chúng ta. Chúng ta càng thấy yêu quý kho tàng văn học dân gian ấy chừng nào!

7 tháng 3 2018

Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."​


Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô cùng rõ nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác:

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại tành công"​


Lời dạy ấy luôn luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi người bởi nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Câu nói, lời dạy ấy đã góp phần to lớn giải thoát, đem lại sự tự do cho cả một dân tôcj với những trận Đống Đa, Gò Vấp, Điện Biên Phủ,......Vậy liệu nó có xứng đáng được ghi nhớ và học tập theo?

Tất nhiên là có. Chính vì thế mà lớp trẻ ngày nay đã không ngừng phát triển ngoại giao với các nước với tiêu trí "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Cùng với đó là bao nhà máy thủy điện nhiệt điện được xây dựng dựa trên bàn tay của biết bao người lao động cùng các kĩ sư cả trong nước và nước ngoài. VIỆT NAM đang dần đi lên trên con đường hội nhập, phát triển một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức đoàn kết cua mỗi chúng ta.
Vậy là qua câu ca dao:

"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao."​

Chúng ta không chỉ có đuọc một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng tới.

27 tháng 2 2020

-Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

-Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn

-Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật

-Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

-Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân

Nội Dung

Câu: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

-Dự báo thời tiết qua việc quan sát sao vào ban đêm

=>Cần chủ động công việc để tránh rủi ro

27 tháng 2 2020

chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì dâm

ráng mỡ gà có nhà thì giữ

đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối

11 tháng 3 2018

a. Nghĩa đen
- Mực: là một loại mực mà người xưa thường dùng để viết, để sử dụng được mực này phải rất khó khăn. Mực này màu đen và dễ bị dính bẩn, nên thường dùng rất khó khăn.
- Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích.
b. Nghĩa bóng
- Mực: lấy hình ảnh của mực đen, thể hiện cho những điều xấu xa, tiêu cực và sai trái trong cuộc sống.
- Đèn: đèn là hình ảnh sáng thể hiện cho sự trong sáng, tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực.

11 tháng 3 2018

Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.

Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên tốt đẹp hơn.

Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:

“ Thói thường gần mực thì đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người”

Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hi sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.

Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hóa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.

Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em có bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.