K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2017

Cái này phải có cả đoạn trước nữa mới suy ra được nội dung của khổ này ( mình nghĩ thế ). Theo mình luận ra thì đoạn thơ nói về tình yêu nước nồng nàn cũng như sự dũng cảm phi thường của người dân Cao Bằng ( theo khổ thơ trước )

>>> Mình không chắc nhé ;) vì mình không giỏi văn lắm <<<

30 tháng 7 2017

Nội dung: Đoạn thơ nói lên tình yêu nước, tình yêu cách mạng của nhân dân Cao Bằng vô cùng sâu sắc, mãnh liệt, son sắt thủy chung.

1 tháng 8 2017

Biện pháp so sánh :
Như lòng yêu đất nước
=> ở đây tác giả đã so sánh độ cao của núi non vs tình yêu nc để nói nên tình yêu quê hương, đất nước của người Cao Bằng.
Như suối khuất rì rào.
=> Ở câu thơ này, tác giả lại so sánh tình yêu đất nước với "suối khuất rì rào". việc so sánh cái trừu tượng vs cái cụ thể. tình yêu đất nước của người cao bằng lúc lên cao như núi lúc lại lặng thầm như suối.

Chúc bn học tốt hihi

1 tháng 8 2017

nhớ tick cho mk nhaleuleu

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 2 2019

Tác giả đã sử dụng phép so sánh và nhân hóa để cất lời ca đầy tự hào về Việt Nam. Việt Nam đã trở thành mảnh đất nuôi dưỡng người con anh hùng, là bà mẹ bao dung nuôi lớn mỗi người bằng nguồn sữa mát. Đất nước dù trải qua bom đạn và những cuộc kháng chiến ác liệt mà vĩ đại nhưng vẫn luôn ánh lên sức mạnh, sự hi sinh để mỗi con dân được trưởng thành... Biện pháp tu từ đã làm hữu hình hóa một khái niệm trừu tượng là đất nước. Khiến khái niệm "đất nước" trở nên thiêng liêng và sâu sắc hơn.

Em yêu Tổ quốc của emEm yêu Tổ quốc của emCó đồng lúa biếc, có miền dừa xanhCó hoa thơm, có trái lànhCó dòng sông soi bóng vành trăng yêu.........................................................Dãy Trường Sơn ngun ngút caoMây chen lá, suối rì rào hát caĐèo sương ngậm ánh trăng ngàRừng vàng ngan ngát ngàn hoa khoe màuBiển Đông khẳm những chuyến tàuĐầy khoang cá nặng hẹn nhau ngày vềCánh buồm căng gió say mêLàn sóng xanh mãi vỗ về yêu...
Đọc tiếp

Em yêu Tổ quốc của em

Em yêu Tổ quốc của em
Có đồng lúa biếc, có miền dừa xanh
Có hoa thơm, có trái lành
Có dòng sông soi bóng vành trăng yêu

.........................................................

Dãy Trường Sơn ngun ngút cao
Mây chen lá, suối rì rào hát ca
Đèo sương ngậm ánh trăng ngà
Rừng vàng ngan ngát ngàn hoa khoe màu

Biển Đông khẳm những chuyến tàu
Đầy khoang cá nặng hẹn nhau ngày về
Cánh buồm căng gió say mê
Làn sóng xanh mãi vỗ về yêu thương

Dọc ngang biết mấy nẻo đường
Thắm trang sử Việt, rạng chương anh hùng
Bao nhiêu chiến thắng lẫy lừng
Làm nên Tổ quốc kiêu hùng hôm nay.

Câu1:Chỉ ra cách gieo vần và cách ngắt nhịp trong câu thơ in đậm

Câu2:Những hình ảnh tiêu biểu nào về đất nước Việt Nam được miêu tả trong bài thơ trên?Qua đó,em hiểu gì về tình cảm của bạn nhỏ dành cho Tổ quốc?

Câu3:Chỉ ra các từ láy và phân tích tác dụng của từ láy đó trong những câu thơ sau:

Dãy Trường Sơn ngun ngút cao
Mây chen lá, suối rì rào hát ca
Đèo sương ngậm ánh trăng ngà
Rừng vàng ngan ngát ngàn hoa khoe màu

Câu4:Từ nội dung bài thơ trên,em thấy mình cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?

Câu5:Vẻ đẹp của Tổ quốc được thể hiện như thế nào qua những câu thơ sau:

Em yêu Tổ quốc của em
Có đồng lúa biếc, có miền dừa xanh
Có hoa thơm, có trái lành
Có dòng sông soi bóng vành trăng yêu

Hãy viết thành một chuỗi các câu liền mạch(khoảng 4-5 câu)để nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp đó Tổ quốc

1
21 tháng 12 2023

Phần in đậm là Dọc ngang biết mấy nẻo đường/Thắm trang sử Việt, rạng chương anh hùng nha -O-

8 tháng 2 2019

Hình ảnh so sánh (Tổ quốc – Bà mẹ), là hình ảnh gợi cảm, giản dị mà ý nghĩa, sâu sắc. Tổ quốc cũng như là mẹ nhẫn nại, lam lũ, hy sinh, bao bọc cho các con mình, suốt đời vất vả mà vẫn bình thản .....

=> ca ngợi tổ quốc Việt Nam thương yêu, trải qua bao mưa bom bão đạn, bao thăng trầm vẫn bình thản ngẩng cao đầu, đẹp 1 cách lạ kì! Qua bao nhiêu gian nan thử thách , sức sống của dân tộc ta càng mãnh đẹp, càng tôn lên vẻ đẹp chân chất. Hình ảnh so sánh tổ quốc- bà mẹ là 1 phép so sánh gợi cảm, bình dị mà ý nghĩa sâu sắc. Tổ quốc cũng như bà mẹ nhẫn nại, lam lũ, hy sinh, bao bọc cho đứa con yêu của mình, suốt đời mẹ cucuwj khổ nuôi con mà vẫn im lặng, bình thản, không 1 lời thở than...

15 tháng 3 2022

1, Chép tiếp :
Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”


Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

Câu 2 : Trong bài thơ : Lượm

`-` Tác giả : Tố Hữu

Câu 3 : ND chính : miêu tả chú bé Lượm và hành trình làm liên lạc của mình.

Câu 4, Từ láy : loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh.

`-` BPTT : so sánh , ẩn dụ , từ láy.

`-` Tác dụng : Miêu tả hình ảnh chú bé lượm hồn nhiên, đáng yêu, ngây thơ khi làm công việc liên lạ giúp cho người đọc, người nghe liên tưởng được hình ảnh chú bé Lượm.

15 tháng 3 2022

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

Câu 2: Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ là của Tố Hữu.

- Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ Lượm.

Câu 3: Nội dung chính: Tả hình dáng của Lượm khi làm công việc liên lạc.

Câu 4: Các từ láy: loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh.

biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên : so sánh , ẩn dụ , từ láy.

24 tháng 2 2021

mình cũng hỏi giống bạn đóthanghoa

17 tháng 1 2022

   Tham Khảo (cả hai phần cho bạn nhé !!)

1) Mở bài:

+ Giới thiệu được anh bộ đội – người lính biển định tả.
2) Thân bài:
a) Tả hình dáng:
- Tả bao quát: thân hình rắn chắc, cường tráng, khỏe mạnh,…..
- Tả chi tiết: Gương mặt, mái tóc, đôi mắt, ..., tay cầm súng, mắt luôn hướng về biển quan sát, đầu đội mũ sao vàng, ...
b) Tả tính tình, hoạt động:
- Tính tình: hiền lành, yêu quê hương, Tổ quốc 
- Hoạt động
+ Sự vất vả của các anh bộ đội: giữa biển khơi sóng gió, ngày đêm canh giữ, nguy hiểm, nắng
như thiêu như đốt da thịt,……
+ Sự hi sinh đó đem lại cho hòa bình tổ quốc ta, cho đoàn thuyền yên tâm ra khơi đánh bắt,…
3) Kết bài:

+ Bản thân yêu quý các anh bộ đội ngoài đảo xa không? Hứa với các anh điều gì ?
(học giỏi, chăm ngoan,…) Mong điều gì tốt đẹp cho các anh ? Sau này mình có muốn làm chú
bộ đội ?

                                                       Bài Làm 

Từ xưa, ông cha ta đã đổ bao nhiêu tâm huyết để tạo nên một vùng biển hào bình, phát triển ngư trướng, nhưng sự bình yên đó sẽ không kéo dài được mãi. Vì vậy những thế hệ sau chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ biển, bảo vệ lãnh thổ của ta trên biển. Nhưng ai sẽ làm điều đó ? Chính là những người lính đang ngày đêm làm nhiệm vụ canh giữ và bảo vệ biển Đông. Dù ngày nắng hay ngày mưa, họ vẫn đứng gác ở một góc trời. Ngày ngày, biển khơi sóng quanh năm rì rào, trời rộng bao la, vì Tổ quốc thân yêu mà họ canh giữ. Vất vả nhất là những ngày hè, trời nắng chói chang. Vậy mà những người lính đó vẫn đứng hiên ngang, tay giữ cách khẩu súng, mắt nhìn xa xăm về phía chân trời xanh. Tuy thật nhiều khó khăn, gian khổ nhưng không thể làm dao động lòng yêu nước vốn có trong máu. Dù chết đi vẫn hiển linh canh giữ biển trời.

24 tháng 1 2022

Cảm ơn bạn nhìu!!

 

9 tháng 3 2019

ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ TÁC GIẢ CÒN LẠI KO BIÉT

\

Câu 5. Người mẹ trong bài thơ có phẩm chất nổi bật nào? A. Tần tảo, chịu thương chịu khó B. Yêu thương, hi sinh thầm lặng vì con C. Giản dị, chắt chiu D. Bao dung, nhân hậu Câu 6. Trong bài thơ, người con đã bộc lộ cảm xúc gì về người mẹ của mình? A. Yêu thương, trân trọng và biết ơn mẹ B. Lo lắng trước nỗi vất vả của người mẹ D. Cảm phục trước những việc làm của mẹ Câu 7. Hai câu thơ sau sử...
Đọc tiếp

Câu 5. Người mẹ trong bài thơ có phẩm chất nổi bật nào?
A. Tần tảo, chịu thương chịu khó B. Yêu thương, hi sinh thầm lặng vì con C. Giản dị, chắt chiu
D. Bao dung, nhân hậu
Câu 6. Trong bài thơ, người con đã bộc lộ cảm xúc gì về người mẹ của mình?
A. Yêu thương, trân trọng và biết ơn mẹ
B. Lo lắng trước nỗi vất vả của người mẹ D. Cảm phục trước những việc làm của mẹ
Câu 7. Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào?
C. Xót xa trước những đêm không ngủ của mẹ
"Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con."
A. So sánh, ẩn dụ
B. Ấn dụ, hoán dụ
C. Hoán dụ, nhân hóa
D. Nhân hóa, so sánh
Câu 8. Từ “Bàn tay" trong câu thơ “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyến?
A. Nghĩa gốc
B. Nghĩa chuyến
Câu 9 (1.0 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng:
"Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời."
Câu 10 (1.0 điểm). Từ bài thơ trên, em thấy mình cần phải làm gì để thể hiện tình cảm với mẹ? (Trình bày bằng đoạn văn
khoảng 4 - 5 dòng)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Em đã từng trải qua rất nhiều trải nghiệm, mỗi trải nghiệm đều mang lại cho em nhiều ấn tượng không bao giờ quên được. Hãy kể lại một trải nghiệm của em với người thân trong gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị...)

 

0