K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2021

Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đều thừa nhận, thành tựu kinh tế mà Trung Quốc đạt được trong bốn mươi năm cải cách, mở cửa thực sự là một “kỳ tích”. Trung Quốc hiện trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu.

7 tháng 12 2016
– Trong thời kì xây dựng đất nước, Ấn Độ đã thực hiện những kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế xã hội và văn hóa. Từ giữa những năm 70 (thế kỉ XX), nhân dân Ấn Độ đã tiến hành cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp từ việc nhập khẩu lương thực cho gần 1 tỉ dân, còn có dự trữ xuất nhập khẩu. Cuộc “Cách mạng trắng” giải quyết nhu cầu về sữa, chủ yếu là sữa trâu.  – Công nghiệp : sản xuất được nhiều loại máy móc như máy bay, tàu thủy, xe hơi, đầu máy xe lửa… và sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện. Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới vào những năm 80 của thế kỷ XX. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2000 là 3,9%… – Khoa học – kĩ thuật : là cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ… Cuộc “cách mạng chất xám”bắt đầu từ những năm 90 đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những năm sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Năm 1974, thử thành công bom nguyên tử. Năm 1975, phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất bằng tên lửa của mình. – Chính phủ Ấn Độ có nhiều nổ lực để giải quyết các vụ xung đột tôn giáo, sắc tộc, bùng nổ dân số, kinh tế suy giảm, lạm phát tăng… Hiện nay, Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. – Đối ngoại : Theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực… Là một trong những nước đề xướng “Phong trào không liên kết”, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc … Chính phủ và nhân dân Ấn Độ luôn bày tỏ thái độ đồng tình với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Ấn Độ chính thức thiết lập quan quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 7 – 1 -1972. Sự hợp tác, hữu nghị của nhân dân Việt Nam – Ấn Độ được phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi, công nghiệp nhẹ.  - Sự đoàn kết, hòa hợp giữa các dân tộc, tôn giáo là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Ấn Độ bởi vì :+ Ấn Độ là một quốc gia rất phức tạp về dân tộc, tôn giáo đã dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột tôn giáo …+ Một số xung đột tôn giáo, dân tộc đã dẫn đến bạo loạn, li khai, gây bất ổn về xã hội, kinh tế …+ Sự không thống nhất ý kiến giữa các đảng phái chính trị về chính sách đối nội nhiều khi làm chậm tiến trình cải cách ở Ấn Độ …  
20 tháng 12 2021

D.

Cả 3 đáp án trên

24 tháng 11 2021

tham khảo

1.

Kinh tế châu Á là nền kinh tế của hơn 4 tỉ người (chiếm 60% dân số thế giới) sống ở 48 quốc gia khác nhau. Sáu nước nữa về mặt địa lý cũng nằm trong châu Á nhưng về mặt kinh tế và chính trị được tính vào châu lục khác.

2

Như tất cả các vùng miền khác trên thế giới, sự thịnh vượng của kinh tế châu Á có sự khác nhau rất lớn giữa các nước và ở cả ở trong một nước. Điều đó là do quy mô của nó rất lớn, từ văn hóa, môi trường, lịch sử đến hệ thống chính quyền. Những nền kinh tế lớn nhất trong châu Á tính theo GDP danh nghĩa là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế có quy mô khác nhau, từ Trung Quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa (2010), tới Campuchia là một trong những nước nghèo nhất.

Theo GDP danh nghĩa, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có nền kinh tế lớn nhất châu Á và lớn thứ hai trên thế giới, sau đó là Nhật Bản và Ấn Độ đứng thứ ba và thứ tám trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một nước có nền kinh tế lớn, xếp thứ 12 trên thế giới tính theo GDP danh nghĩa.

24 tháng 11 2021

 

3.

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

21 tháng 10 2018

Sự phát triển và thay đổi nhanh chóng nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu dựa vào các nhân tố kinh tế - xã hội như chính sách cải cách và mở cửa nền kinh tế, dân cư và nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Tuy nhiên trong các nhân tố trên thì nhân tố có ý nghĩa quyết định nhất chính là đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước Trung Hoa.

Đáp án cần chọn là: A