K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2020

1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).

2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.

3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.

 

5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

7. Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.

8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.

9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.

14 tháng 12 2021
Bài 2 trang 73 SGK Sinh học 8 | SGK Sinh lớp 8
14 tháng 12 2021

a) Bụi, Nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, Cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh

4 tháng 12 2021

Ăn chín uống sôi

Rửa tay trước khi ăn

Ăn đồ uống đảm bảo sạch

4 tháng 12 2021

Tham khảo

Biện pháp phòng ngừa nhiễm giun sán kí sinh cho động vật:

- Thường xuyên dọn dẹp chuồng nuôi

- Ko thả động vật bừa bãi

- Tẩy giun sán định kỳ cho động vật

21 tháng 11 2021

Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người là:

    - Ăn chín, uống sôi,

    - Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,

    - Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống,

    - Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu.

    - Diệt trừ ruồi nhặng,

    - Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học.

    - Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng.

21 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người là:

    - Ăn chín, uống sôi,

    - Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,

    - Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống,

    - Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu.

    - Diệt trừ ruồi nhặng,

    - Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học.

    - Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng.

Con đường truyền bệnh:  Lây qua muỗi là vật truyền trung gian ; Lây truyền qua đường máu
BPPC: Cần diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy, Luôn mắc màn khi đi ngủ kể cả ban ngày và ban đêm, Sử dụng các loại tinh dầu đuổi muỗi, thuốc xịt muỗi, vợt điện,…

8 tháng 1 2022

1. Nguyên nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết:
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra và muỗi vằn (Aedes) là trung gian truyền bệnh. Muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó đốt sang người lành và truyền vi rút gây bệnh.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 11.
2. Các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết:                                                                                a. Các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy, lăng quăng
  - Đậy kín các chum, vại, bể…chứa nước không để cho muỗi vào đẻ trứng.
  - Thả cá vào tất cả các vật dụng chứa nước để cá ăn bọ gậy.         
  - Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước nhỏ (chum, vại, bể...) 1 tuần 1 lần.
  - Bỏ muối vào chén nước kê chân chạn, giường, tủ, cho cát ẩm vào lọ hoa.
  - Thu gom đồ phế thải quanh nhà như chai, lọ vỡ, vỏ dừa, lốp xe…Lật úp các vật thải có chứa nước.
b. Các biện pháp phòng tránh muỗi đốt:
  - Mặc áo quần dài tay.
  - Khi ngủ cần nằm trong màn kể cả ban ngày
  - Dùng rèm, mành tẩm hóa chất diệt muỗi che cửa.
  - Diệt muỗi bằng hóa chất như phun thuốc, tẩm màn, thắp hương muỗi, dùng bình xịt diệt muỗi, bôi kem chống muỗi đốt….    

29 tháng 3 2021

- Vì răng chuột mọc dài ra rất nhanh và dài mãi đến khi nào nó chết thì thôi nên nếu cứ để vậy thì sẽ rất vướng cho nó nên chuột cắn phá đồ đặc mục đích chính là để mài mòn răng bớt, đôi khi chuột cắn phá là để tìm thức ăn

LỜI KHUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ :

- Đối với sản xuất NN : Để diệt chuột đạt được hiệu quả cao nhất, ta phải kết hợp luân phiên nhiều biện pháp khác nhau như biện pháp thủ công, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học… Dù là phương pháp nào, chúng ta cũng phải nghiên cứu kỹ đặc điểm, tình hình hoạt động của chuột ở từng khu vực, từng thời điểm để đạt được hiệu quả cao nhất và an toàn với môi trường, vật nuôi và sức khỏe con người; phải tổ chức phong trào diệt chuột đồng loạt trên diện rộng vào thời kỳ chuột chưa vào mùa sinh sản hoặc trong giai đoạn chuyển tiếp giữa các vụ sản xuất.

- Đối với đời sống : Tự liệt kê cách mà bạn dùng để diệt chuột như dùng bẫy,...vv

29 tháng 3 2021

tks bạn nhìu nhé^ω^

23 tháng 12 2020

1. Thực hiện vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống nước đã đun sôi. 

2. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. 

3. Sử dụng nước sạch, giữ vệ sinh nguồn nước công cộng.

4. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi,  xử lý phân, tuyệt đối không dùng phân tươi bón rau. 

5. Khi có các dấu hiệu nhiễm bệnh (đau bụng, sốt), cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

+ Biện pháp phòng chống: ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường, khi bị bệnh cần uống thuốc ngay để điều trị.

3 tháng 11 2016

- vệ sinh ăn uống

-vệ sinh cá nhân

-vệ sinh môi truog

-tẩy giun định kì

yeu

13 tháng 11 2016

biện pháp phòng tránh giun tròn kí sinh:
-vệ sinh môi trường:ủ phân trước khi bón,xây nhà vệ sinh hợp lí,diệt ruồi nhặng;;;
-vệ sinh ăn uống:ăn chín uống sôi,bảo đảm thực phẩm khi sử dụng...
-vệ sinh cá nhân:rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,đi giày dép...
-tẩy giun định kì 1 đến 2 lần trong năm

29 tháng 11 2021

Tham khảo

Các bệnh ký sinh trùng có thể gây ra các tổn thương tại gan, não, phổi, thận, đường tiêu hoá ở người; gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng, thể lực, phát triển cơ thể, gây ảnh hưởng cấp tính và lâu dài đến sức khoẻ của người dân, tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng và gây ra những gánh nặng bệnh tật.

Bệnh giun truyền qua đất phân bố rộng rãi trong cả nước với tỉ lệ nhiễm khác nhau theo các vùng miền. Tỉ lệ nhiễm chung giun truyền qua đất của cả nước khoảng 30%, trong đó khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên có tỉ lệ nhiễm cao nhất với trên 50%, tiếp đến là các tỉnh khu vực miền Trung khoảng 30-50%, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 10-30% và nhiễm thấp nhất là các tỉnh khu vực miền Nam khoảng 10-20%. Các đối tượng có nguy cơ nhiễm cao là trẻ em mầm non, học sinh và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số ngành nghề thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất có tỉ lệ nhiễm giun cao hơn như nghề trồng lúa, trồng rau, hoa mầu, làm rừng.

Việt Nam có khí hậu nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho ký sinh trùng phát triển mạnh. Chính vì thế ai cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Bệnh ký sinh trùng ở người có nguy cơ lây nhiễm cao hơn các đối tượng khác khi:

- Sinh sống trong môi trường không được đảm bảo vệ sinh, những nơi đông đúc.

- Trẻ em được gửi ở những nhà trẻ có thể lây các loại chấy do nằm chung gần các bé đã lây nhiễm.

- Có thú cưng trong nhà nhưng không đảm bảo vệ sinh và có thói quen thả rông như chó mèo.

- Có thói quen ăn uống không đảm bảo như ăn các loại tiết canh, thịt tái sống, sushi...

- Có lối sống tình dục không lành mạnh.

- Thường xuyên di chuyển giữa nhiều nơi như đi công tác, du lịch...

- Nguồn nước, thực phẩm hằng ngày không an toàn.

Bệnh ký sinh trùng thường có một số đặc điểm giống nhau về đường lây nhiễm, yếu tố nguy cơ nên được chia theo nhóm bệnh như.

- Bệnh giun truyền qua đất: giun đũa, giun tóc, giun móc.

- Bệnh giun đường ruột khác: giun lươn, giun kim.

- Bệnh sán lá truyền qua thức ăn như: sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột.

- Bệnh lây truyền từ động vật sang người: bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai, bệnh giun lươn não, giun xoắn.

- Bệnh do nấm, do đơn bào như lỵ amíp và do đơn bào khác.

 Để đảm bảo sức khoẻ và hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh ký sinh trùng, người dân cần:

►Có thói quen ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

► Đối với vật nuôi cần vệ sinh sạch sẽ. Sau khi ôm vật nuôi cần vệ sinh cá nhân bằng xà phòng diệt khuẩn.

►Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, an toàn để tiêu diệt các nguồn lây bệnh.

►Khi phát hiện cơ thể có triệu chứng nhiễm bệnh nên tìm đến các bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

►Các gia đình không nên tự mua hóa chất xử lý, nên liên hệ với những cơ quan chuyên môn tại Khoa Kiểm soát bệnh tật Trung tâm Y tế huyện, thành phố hoặc Khoa Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để được hướng dẫn, xử lý triệt để và đảm bảo an toàn.

 
29 tháng 11 2021
13 tháng 12 2016

bn có thể viết đề rõ hơn không

12 tháng 2 2017

nhok hanahmoon nói đúng đấy.