K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2019

* Tác dụng từ: dòng điện có tác dụng từ, như tạo ra từ trường biến lõi sắt no thành nam châm điện, chế tạo cần cẩu điện, chuông điện, loa điện........
* Tác dụng sinh lý: dòng điện làm cho con người bị giật có thể hại đến tính mạng, dùng cường độ thích hợp để kết hợp chữa một số bệnh, trợ tim, kích thích tim, châm cứu chữa đau nhức...
* Tác dụng hóa học: điện phân các chất, mạ kim loại, mạ điện........
* Tác dụng phát sáng: đèn điốt phát quang, làm đèn bút thử điện...
* Tác dụng nhiệt: làm đèn dây tóc, nồi cơm điện.....

20 tháng 3 2019

5 tác dụng của dòng diện:

+ Tác dụng từ: máy giặt, máy xay sinh tố, ....

+ Tác dụng nhiệt: lò sưởi điện, bàn là, ....

+ Tác dụng phát sáng: màn hình điện thoại, đèn led, ....

+ Tác dụng sinh lý: máy trợ tim, làm cơ co giật,....

+ Tác dụng hoá học: sơn điện, mạ điện,...

25 tháng 4 2022

TK

Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ hay cả một câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ.

Việc lặp một từ người ta hay gọi là điệp từ, lặp các cụm hay câu gọi là điệp ngữ. Người ta còn có cách lặp lại một dạng câu (câu hỏi, câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán…) nhiều lần trong cùng đoạn văn, đoạn thơ thì gọi là điệp cấu trúc câu (điệp cấu trúc cú pháp).

Ví dụ:

+ “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Trong khổ thơ trên tác giả điệp từ “nhìn thấy” 2 lần nhấn mạnh hành động nhắc tới trong câu.

+ “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Cụm từ “Một ngọn lửa” được tác giả lặp lại 2 lần trong khổ thơ có tác dụng gợi nhắc về hình ảnh bếp lửa của bà.

+ “Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

(Hồ Chí Minh)

Trong câu văn trên sử dụng biện pháp lặp cấu trúc câu vừa tạo tính nhạc cho câu vừa thể hiện sự quyết tâm của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Các loại điệp ngữ

Điệp nối tiếp

Điệp nối tiếp là kiểu điệp mà các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là để tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Thương em, thương em, thương em biết mấy”

(Phạm Tiến Duật)

Hai câu thơ trên có phép điệp nối: “rất lâu” lặp 2 lần trong câu 1 và “thương em” lặp 3 lần liên tiếp trong câu 2. Với việc sử dụng phép lặp nối tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, nỗi nhớ nhung tác giả đối với nhân vật “em”.

Điệp ngắt quãng

Điệp ngắt quãng là các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong một câu văn hoặc cách nhau trong hai, ba câu thơ của một khổ thơ.

Ví dụ:

+ “Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Trong khổ thơ trên điệp từ “ta” được lặp lại 3 lần ở đầu mỗi câu thơ cho thấy khát khao của nhân vật “ta” được hòa mình làm mọi điều trong cuộc sống.

+ “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

Điệp từ “Tre” được lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi câu văn và “giữ” lặp lại 4 lần trong cùng một câu. Đây là phép điệp ngắt quãng có tác dụng nhấn mạnh vào chủ thể và hành động kiên cường, bất khuất của người anh hùng “tre”.

Điệp vòng (điệp chuyển tiếp)

Điệp vòng được hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn, câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu văn. Câu thơ sau tạo sự chuyển tiếp, gây cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.

Ví dụ:

“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh Phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

“Thấy” và “ngàn dâu” là hai từ ngữ được lặp lại ở đầu câu sau tạo sự chuyển tiếp, trùng trùng, điệp điệp như ngút ngàn không chỉ của màu xanh của dâu. Đây còn là sự trải dài nỗi nhớ chồng của người chinh phụ.

Dựa trên định nghĩa trong SGK Ngữ văn, có thể hiểu đơn giản liệt kê là sự sắp xếp các từ, cụm từ có cùng từ loại ở vị trí nối tiếp nhau. Với mục đích khắc họa khía cạnh nào đó một cách rõ ràng và đầy đủ nhất, đồng thời bộc lộ tư tưởng tình cảm của người viết. Như vậy, nếu thấy trong một câu văn, câu thơ mà có các từ, cụm từ được đặt nối tiếp, có chức năng giống nhau và được phân tách bằng dấu phẩy “,”, dấu chấm phẩy “;” thì đó là phép liệt kê.

 

Liệt kê là gì

Có những kiểu liệt kê nàoPhân chia dựa trên cấu tạo

Liệt kê theo cặp: Là kiểu liệt kê với các cặp từ đi liền với nhau, được kết nối bằng các từ như cùng, với, và… Những cặp từ này đồng loại với các cặp từ liệt kê khác trong câu tuy nhiên vẫn có điểm chung nhất định để phân biệt.

Ví dụ: Bàn học của em được sắp xếp rất ngăn nắp, với sách giáo khoa và sách tham khảo, truyện chữ và truyện tranh, vở viết và vở bài tập…

Liệt kê không theo cặp: Là kiểu liệt kê hàng loạt các sự vật, hiện tượng có điểm chung tương đồng. Mỗi thành phần được liệt kê phân tách nhau bởi dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

Ví dụ: Vườn cây của ông em có trăm hoa đua nở với hoa đào, hoa cúc, hoa mai, hoa lan, hoa ly…

Phân chia dựa trên ý nghĩa

Liệt kê tăng tiến: Là kiểu liệt kê theo một trình tự hoặc quy luật nhất định. Ví dụ như từ cấp bậc nhỏ tới cấp bậc lớn, từ thấp đến cao, từ gần đến xa…

Ví dụ: Trong lớp mình có Lan là tổ trưởng, Minh là lớp phó và Tuấn là lớp trưởng.

Liệt kê không tăng tiến: Các thành phần được liệt kê có mối quan hệ bình đẳng, kể cả khi đảo lộn vị trí thì người đọc, người nghe vẫn hiểu được thông điệp mà câu muốn truyền tải.

Ví dụ: Trong đội bóng của trường có các chân sút cừ khôi là Tuấn, Khôi, An, Minh…

Tác dụng của phép liệt kê là gì?Làm rõ khía cạnh được liệt kê và nhấn mạnh ý của tác giảChứng minh, giải thích cho một nhận định nào đó của người viếtGiúp cho đoạn văn, đoạn thơ có thêm tính biểu cảm
24 tháng 4 2020

mình chọn B nha

27 tháng 4 2020

Trả lời:

B. Tác dụng từ của dòng điện

Hok tốt!

18 tháng 2 2021

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Uống nước nhớ nguồn

- cậu ăn cơm chưa?- chưa

- học ăn,học nói,học gói,học mở

-tiên học lễ,hậu học văn

Mục đích

- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. ... 

Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)

HO

Sách giúp chúng ta đến với những chân trời tri thức mới. Bởi sách đúc kết tất cả tri thức nhân loại qua các thời kì khác nhau trên thế giới. Qua đó chúng ta được tiếp thu tinh túy tri thức về con người, cuộc sống, lịch sử. Ngoài ra sách còn bồi đắp tâm hồn thêm giàu có, phong phú. Qua mỗi câu chuyện trên trang sách chúng ta học được cách yêu thương bản thân và mọi người góp phần xây dựng việc hình thành nhân cách con người trở nên tốt đẹp hơn.

5 tháng 8 2023

Đọc sách là một con đường của học vấn, con đường ngắn nhất để đi đến sự thông thái và trí tuệ. Việc đọc sách sẽ giúp ta tiếp thu kiến thức đời sống, xã hội, hiểu hơn và những gì diễn ra quanh ta. Hơn thế nó còn làm ta trưởng thành hơn, giỏi giang nên người hơn nhờ những tri thức về cách đối nhân xử thế, ăn nói lời hay lẽ đẹp, hiểu hơn về bản thân cũng như tấm lòng yêu thương mọi người xung quanh. Với học sinh, đọc sách nhiều sẽ đưa ta đến một kho tàng kiến thứ về những môn học bổ ích, phẩm chất tốt đẹp. Với bậc cha mẹ, hiểu hơn về con cái và công việc của bản thân. Với những người làm công ăn lương, hiểu hơn về cách làm việc có năng suất hơn. Với những nhà lãnh đạo, hiểu hơn về cách quản lí nhân viên. Khép lại ai ai cũng cần đọc sách, chưa bao giờ là lãng phí thời gian vào việc ấy, kiến thức mà chúng ta tự tiếp thu từ sách rất nhiều và vô cùng hữu ích, bao la. 

Tuệ Lâm

- Biện pháp nghệ thuật so sánh 

"Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi."

So sánh: "Công cha" - "núi ngất trời", "nghĩa mẹ" - "nước ở ngoài biển Đông"

Tác dụng: Cho thấy công lao nuôi nấng, sinh thành vĩ đại của cha mẹ. Công cha và nghĩa mẹ đều có sự tương đồng với núi ngất trời và nước ở ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn cho thấy rằng ý nghĩa của cha mẹ là vô cùng lớn lao. 

- Biện pháp nhân hóa: 

"Trâu ơi ta bảo trâu này.

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày giữ nghiệp nông gia.

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công."

Nhân hóa: con trâu trở thành một người bạn thân thiết của người nông dân. 

Tác dụng: Cho thấy mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa trâu và người nông dân. 

- Biện pháp ẩn dụ: 

"Ngày ngày một mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" 

Ẩn dụ "mặt trời" - chỉ Bác Hồ 

Tác dụng: Cho thấy sự vĩ đại của Bác Hồ có thể sánh ngang với mặt trời của dân tộc ban phát ánh sáng tự do, phá vỡ mọi xiềng xích nô lệ. Đồng thời cho thấy tình cảm mến yêu, kính trọng của tác giả dành cho Bác 

- Biện pháp hoán dụ:

"Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên"

Hoán dụ: Áo nâu - nông dân, áo xanh công nhân

Tác dụng: Cho thấy sự đoàn kết giữa hai tầng lớp xã hội: nông dân và công nhân.

 

 

 

- Biện pháp điệp ngữ: 

"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập."

Điệp ngữ: "một dân tộc" và "dân tộc đó phải"

Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh dân tộc thể hiện sự gai góc dũng cảm của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến đồng thời thể hiện là lời ca ngợi dân tộc ta - một dân tộc anh hùng, bất khuất. 

- Biện pháp nói giảm nói tránh:

- Bà ấy đã ra đi rồi. 

Nói giảm nói tránh : ra đi - chết 

Tác dụng: Giảm đi cảm giác ghê rợn, đau buồn cho người nghe. 

- Biện pháp nói quá: 

“Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”

Nói quá: "thánh thót như mưa ruộng cày"

Tác dụng: Cho thấy nỗi vất vả trăm bề của những người nông dân phải cày cấy giữa cái nắng như thiêu như đốt. 

- Biện pháp liệt kê: 

Ở trên các tỉnh thành của Việt Nam chúng ta có rất nhiều đặc sản như: Bánh đậu xanh(Hải Dương), chả mực(Quảng Ninh), nem chua(Thanh Hoá), bún chả(Hà Nội), bánh đa cua(Hải Phòng),…thu hút rất nhiều các du khách từ trong và ngoài nước ghé thăm. 

Liệt kê các tỉnh thành cùng món ăn nổi bật của vùng miền đó

Tác dụng: Cách gọi tên những đặc sản nổi tiếng trên làm cho câu văn hấp dẫn người đọc, người nghe đồng thời làm nổi bật sự phong phú ẩm thực của nước ta. 

- Biện pháp chơi chữ: 

"Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

 Thầy bói xem quẻ nói rằng.

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn." 

Chơi chữ bằng từ đồng âm "lợi": 

- Từ lợi mà bà già dùng nghĩa là thuận lợi còn từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.

Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo bà già đã có tuổi rồi còn lấy chồng làm gì nữa. Từ đó tạo sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm cho câu chuyện

 

9 tháng 1 2022

Bài thơ nào

9 tháng 1 2022

Bài nào?