K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:NGƯỜI ĂN XINMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nà. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:– Xin ông đừng...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nà. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này?

2
22 tháng 3 2019

a, Trong mẫu chuyện Người ăn xin, cả hai nhân vật, người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy mình nhận được từ người kia một điều gì đó.

- Nhân vật “tôi” không khinh miệt người nghèo khổ, khốn khó mặc dù không có gì để cho

- Ông lão ăn xin cảm thấy được tôn trọng, chia sẻ, cả hai người đều thấy hài lòng

b, Có thể rút ra bài học quý từ câu chuyện: trong giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác

22 tháng 5 2021

Trong câu chuyện trên người ăn xin nhận được sự kính trọng và ấm áp. Còn nhân vật tôi nhận được một nụ cười hiền hậu. Có thể rút ra một điều là ai cũng cần có sự kính trọng và yêu thương.

Chủ ngữ: một cô giáo trường công

Vị ngữ: đã giúp tôi hiểu rõ...nhận và cho

Đó là câu trần thuật

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏiMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông dàn dụa,đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.-Xin ông đừng giận cháu! Cháu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông dàn dụa,đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.

-Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả

Ông nhìn tôi chằm chằm,đôi môi nở nụ cười:

-Cháu ơi,cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy,tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa,tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông

a, Xác định phương thức biểu đạt

b, Lời của nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết

c,Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó

d,Bài học rút ra từ văn bản trên?

 

Giúp mình với ạ:"(

0
7 tháng 2 2018

Chọn đáp án: D.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Một cô giáo trường công đã giúp tôi hiểu rõ cái ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.          Khi nhìn cách tôi cầm sách trong giờ tập đọc, hiển nhiên cô đã nhận thấy có gì không bình thường; cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô, không phải kiểu làm việc thiện mà như với một người bạn....
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

 

Một cô giáo trường công đã giúp tôi hiểu rõ cái ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

          Khi nhìn cách tôi cầm sách trong giờ tập đọc, hiển nhiên cô đã nhận thấy có gì không bình thường; cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô, không phải kiểu làm việc thiện mà như với một người bạn. Thật ra, tôi ngạc nhiên về hành động đó đến nỗi không nhận biết được chuyện gì đã xảy ra, cho tới một ngày kia cô đưa cho tôi một cặp kính.

          “Em không thể nhận được. Em không có tiền trả đâu”, tôi nói, cảm thấy xấu hổ vì nhà mình nghèo.

          Cô liền kể chuyện cho tôi nghe: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo một ngày kia cô sẽ trả cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.”

          Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai từng nói với tôi: “Một ngày nào đó em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

          Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho kẻ khác với tấm lòng tận tụy.

 

                        ( Theo Bin-li Đa-vít, trong Trái tim người thầy,

                            NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? 

Câu 2: Xác định nội dung chính của văn bản?

Câu 3: Hãy đặt nhan đề cho văn bản?

Câu 4: Viết bài văn nghị luận ngắn( khoảng một mặt giất thi) trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em rút ra từ ngữ liệu trong phần đọc hiểu trên.

1
3 tháng 3 2022

Câu 1: PTBĐ chính: Tự sự

Câu 2: Cô giáo đã giúp nhân vật " tôi " hiểu rõ ý nghĩa của việc cho và nhận

hoặc Sự quan tâm của cô giáo khi đã giúp hs của mình nhận ra được ý nghĩa của việc cho và nhận phức tạp đến nhường nào!

( Đây cũng gọi là câu chủ đề của VB trên )

Câu 3:

Nhan đề: Cho và nhận

( Bạn có thể lấy nhiều cái tên khác nhưng mà mình nghĩ nên bám sát cái đề )

Câu 4: Tham khảo dàn bài nhé!!
* Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ( cho và nhận...)

* Thân bài: Giải thích, trình bày, chứng minh làm rõ vấn đề

- Giải thích:

+ Cho là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tấm lòng của một người. Nhận là được đáp trả, được đền ơn.

+ Cho và nhận là mối quan hệ nhân quả, tương trợ, bổ sung cho nhau.

- Biểu hiện:

+ Sự chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, đau khổ

+ Chúng ta trao đi yêu thương sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn.

+ Điều nhận lại đôi khi không phải trong phút chốc, hiển hiện ngay trước mắt mà có khi là cả một quá trình.

- Ý nghĩa: Cho và nhận là việc làm đáng được ngợi ca với tinh thần: “ một người vì mọi người” Phê phán: Những kẻ tham lam, ích kỉ, sống tàn nhãn, chỉ muốn nhận, muốn vay mà không muốn cho, muốn trả; phê phán một bộ phận giới trẻ ngày nay chỉ biết “nhận” từ cha mẹ mà không biết “cho”…

- Bài học: Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết cho. Cho đi là điều chúng ta nên làm trong cuộc sống hằng ngày để nhận lại rất nhiều thứ về sau. Mỗi người hãy cho đi nhiều hơn để nhận lại nhiều hơn

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bức thông điệp của sự cho và nhận, mở rộng nâng cao vấn đề và liên hệ bản thân.

3 tháng 8 2018

Mất dạy

3 tháng 8 2018

Bắt con sâu nhá

7 tháng 3 2019

- Bạn học sinh không tuân thủ 2 phương châm: quan hệ và lịch sự.

- Hiểu nhầm hoặc cố tình gây cười. Không thưa gửi và thiếu nghiêm túc trong giờ học (Trả lời với thầy giáo)