K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2021

nón lá, đầu bút chì, kem ốc quế,...

+Kim tự tháp 

+đầu tên lửa

+ nón lá

31 tháng 12 2020

( Không rõ là lấy ví dụ về đồ vật hay như thế nào : vv )

Ví dụ : Xe đạp , Máy khâu, Đồng hồ cơ, Băng truyền, Máy ép cỡ lớn,.....

9 tháng 3 2022

Tham khảo (có ảnh minh họa)

1. Truyền động ma sát – truyền động đai

a) Cấu tạo bộ truyền động đại

Truyền động ma sát là là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn.

Gồm 3 bộ phận chính: bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai. Dây đai: làm bằng vật liệu tạo ma sát tốt, bánh đai: Kim loại, gỗ ...vv

Lý thuyết Công nghệ 8: Truyền chuyển động có đáp án

b) Nguyên lí làm việc

Khi bánh dẫn 1 (đường kính D1) quay với tốc độ nd (n1) (vòng/phút), nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai, bánh bị dẫn 2 (đường kính D2) sẽ quay với tốc độ nb d (n2) (vòng/phút), tỉ số truyền i được xác định bởi công thức:

Lý thuyết Công nghệ 8: Truyền chuyển động có đáp án

c) Ứng dụng

Cấu tạo đơn giản, làm việc êm, ít ồn, có thể truyền chuyển động giữa các trục ở cách xa nhau, được sử dụng rộng rải như: máy khâu, máy tiện, ô tô vv...

Khi ma sát giữa bánh và dây đai không đủ đảm bảo thì chúng có thể bị trượt nên tỉ số truyền bị thay đổi.

2. Truyền động ăn khớp

Để khắc phục sự trượt của chuyển động đai người ta dùng chuyển động ăn khớp.

a) Cấu tạo bộ truyền động

Bánh răng: Bánh dẫn và bánh bị dẫn.

Xích: Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích.

Để hai bánh răng ăn khớp được với nhau thì khoảng cách giữa hai răng kề nhau trên bánh này phải bằng khoảng giữa hai răng kề nhau trên bánh kia.

Để đĩa ăn khớp được với xích thì cỡ răng của đĩa và cỡ xích phải tương ứng.

b) Tính chất

Bánh răng 1 có số răng là Z1, tốc độ quay n1, Bánh răng 2 có số răng là Z2, tốc độ quay n2 thì tỉ số truyền i:

Lý thuyết Công nghệ 8: Truyền chuyển động có đáp án

c) Ứng dụng

Bộ truyền chuyển động bánh răng dùng để truyền chuyển động quay giữa các trục song song hoặc vuông góc với nhau, có tỉ số truyền xác định, được dùng nhiều trong trong hệ thống truyền động như đồng hồ, hộp số xe máy vv...

Bộ truyền động xích dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục xa nhau, tỉ số truyền xác định được sử dụng xe đạp, xe máy, máy nâng chuyển vv...

tham khảo:

- các lĩnh vực kĩ thuật có sử dụng bản vẽ kĩ thuật là :

Kỹ thuật cơ khí: Thiết kế những hệ thống vật lý hay cơ học, như hệ thống cung cấp điện và năng lượng, sản phẩm hàng không và không gian, hệ thống vũ khí, phương tiện vận tải, động cơ đốt trong, bộ nén khí, tàu điện...

Kỹ thuật hóa học: Ứng dụng những nguyên lý vật lý, hóa học, sinh học, và kỹ thuật trong việc thực hiện những quá trình hóa học ở quy mô sản xuất thương mại, như lọc đầu, chế tạo vật liệu và thiết bị ở kích thước micromét, lên men, sản xuất các phân tử sinh học.

Kỹ thuật xây dựng: Thiết kế và xây dựng những công trình công cộng và cho tư nhân, như hạ tầng cơ sở (sân bay, đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước, v.v...), cầu cống, đập nước, và các tòa nhà.

Kỹ thuật điện: Thiết kế và nghiên cứu những hệ thống điện và điện tử khác nhau, như mạch điện, máy phát điện, động cơ điện, thiết vị điện từ hay điện cơ, thiết bị điện tử, mạch điện tử, cáp quang, thiết bị điện quang, hệ thống máy tính, hệ thống thông tin liên lạc, công cụ, những bảng điều khiển...

+Kỹ thuật hệ thống: Phân tích, Thiết kế và Điều khiển hệ thống kỹ thuật. Nó tập trung vào khoa học và công nghệ của hệ thống công nghiệp. Nó nhấn mạnh đến việc phân tích và thiết kế hệ thống để sản xuất hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả.

28 tháng 12 2020

Ví dụ : khớp tịnh tiến; khớp quay; khớp cầu ; khớp vít ; khớp cácđăng….. CHÚC BẠN HỌC TỐT!

28 tháng 12 2020

Vd:

Khớp tịnh tiến, Khớp quay, khớp vít..

đúng like nha bn

Câu 1 : Nêu vị trí hình chiếu trên bản vẽ? Những điểm lưu ý khi vẽ hình chiều của vật thểCâu 2 : Trình bày cách tạo thành hình trụ ? Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu là gì , hình chiếu cạnh là hình gì ?Câu 3 : Trình bày cách thành tạo hình nón ? Nếu Đặt mặt đáy hình nón song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng là hình...
Đọc tiếp

Câu 1 : Nêu vị trí hình chiếu trên bản vẽ? Những điểm lưu ý khi vẽ hình chiều của vật thể

Câu 2 : Trình bày cách tạo thành hình trụ ? Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu là gì , hình chiếu cạnh là hình gì ?

Câu 3 : Trình bày cách thành tạo hình nón ? Nếu Đặt mặt đáy hình nón song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng là hình gì , hình chiếu cạnh là hình gì ?

Câu 4 : Thế nào là bản vẽ kĩ thuật , có mấy loại bản vẽ kĩ thuật ? Cho ví dụ ?

Câu 5 : Thế nào là hình cắt ? Hình cắt dùng để làm gì ?

Câu 6 : So sánh điểm giống nhau và khác nhau về nội dung bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết ?

Câu 7 : Bản vẽ nhà gồm những nội dung nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

Câu 8 : Ren dùng để làm gì ? Trình bày qui ước của ren ?

MẤY BẠN LÀM GẤP MÌNH CẦN RẤT GẤP

1
27 tháng 11 2016

 

Câu 1.

Vị trí của hình chiếu:

- Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.

- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

Lưu ý khi vẽ hình chiếu:

- Không vẽ các đường bao của các hình chiếu.

- Cạnh thấy của vật được vẽ bằng nét liền.

- Cạnh khuất của vật được vẽ bằng nét đứt.

Câu 2.

Cách tạo hình trụ:

- Khi xoay hình chữ nhật quanh một cạnh cố định ta được hình trụ.

Nếu đặt mặt đáy hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì:

- Hình chiếu đứng là hình chữ nhật.

- Hình chiếu cạnh là hình tròn.

Câu 3.

Cách tạo hình nón:

- Khi quay tam giác vuông quanh một cạnh cố định ta được hình nón.

Nếu đặt mặt đáy hình nón song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì:

- Hình chiếu đứng là hình tam giác nằm ngang.

- Hình chiếu cạnh là hình tròn.

Câu 4.

Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.

Có hai loại bản vẽ kĩ thuật:

- Bản vẽ cơ khí

- Bản vẽ xây dựng.

Câu 5.

Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt.

Hình cắt dùng để diễn tả rõ hơn phần bên trong của vật thể.

Câu 6.

Giống nhau: đều có các nội dung: hình biểu diễn, kích thước và khung tên.

Khác nhau:

- Bản vẽ chi tiết có yêu cầu kĩ thuật.

- Bản vẽ lắp có bảng kê.

Câu 7.

Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà.

Câu 8.

Ren dùng để lắp ghép các chi tiết với nhau một cách bền vững.

Quy ước vẽ ren:

- Ren ngoài (ren trục):

+ Ren ngoài là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết.

+ Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.

+ Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.

+ Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.

+ Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.

+ Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh và bằng 3/4 vòng.

- Ren trong( ren lỗ):

+ Ren trong là ren được hình thành ở mặt trong của chi tiết.

+ Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.

+ Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.

+ Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.

+ Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm ở bên trong.

+ Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh và bằng 3/4 vòng.

- Ren bị che khuất:

+ Đường đỉnh ren, đường chân ren, đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.

Chúc bn học tốt! ^^

 

11 tháng 12 2016

VD về khớp tịnh tiến :

+ Mối ghép pit- tông- xi-lanh trong động cơ

+...............

VD về khớp quay

+ Dùng nhiều trong thiết bị, máy như: bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện.................

(ĐÓ CHỈ LÀ THEO SUY NGHỈ CỦA MÌNH THÔI. MIK CŨNG HOK CHẮC NỮA. ) - CHÚC BẠN HỌC TỐT :)

5 tháng 12 2021

Tham khảo nhé bạn hihi

1. Truyền động ma sát - truyền động đai:

- Gồm 3 bộ phận chính: Bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai.

2. Truyền động ăn khớp:

- Truyền động bánh răng

- Truyền động xích.

Theo mình là vậy nha!