K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 9 2023

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Hành chính

Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).

Luật pháp

Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Luật Gia Long)

Nông nghiệp

Khai hoang, lập được hai huyện mới là Tiền hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).

Thủ công nghiệp

Đúc được Cửu đỉnh (chín chiếc đỉnh đồng đặt trước sân Thế Miếu)

Văn học

Nhiều tác phẩm văn hóa có giá trị, như: Truyện Kiều của Nguyễn Du; Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu,…

Nghệ thuật

biểu diễn

Nhã nhạc (nhạc cung đình) phát triển đến đỉnh cao.

Văn nghệ dân gian xuất hiện hàng loạt làn điệu dân ca.

Hội họa

Hội họa phát triển với nhiều dòng tranh dân gian, tiêu biểu là tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống,...

Kiến trúc,

điêu khắc

Các công trình nổi tiếng như: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (Thừa Thiên Huế),…

Lịch sử

Nhiều công sử học được biên soạn, như: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú),…

Địa lí

Nhiều công trình địa lí có giá trị, như: Nhất thống địa dư chí (Lê Quang Định), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức),...

Y dược học

Bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh của danh y Lê Hữu Trác

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

Cuộc khởi nghĩa, thời gian

Khởi nghĩa Ba Đình

(1886 - 1887)

Khởi nghĩa Bãi Sậy

(1883 - 1892)

Khởi nghĩa Hương Khê

(1885 - 1896)

Người lãnh đạo

Phạm Bành;

Đinh Công Tráng

Đinh Gia Quế;

Nguyễn Thiện Thuật

Phan Đình Phùng;

Cao Thắng

Căn cứ, địa bàn

Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá)

Vùng bãi sậy ở phủ Khoái Châu (Hưng Yên); sau đó mở rộng ra: Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh,…

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

Kết quả

Thất bại

Thất bại

Thất bại

Ý nghĩa

- Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp.

- Góp phần làm chậm quá trình bình định quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

Nước

Cuộc đấu tranh tiêu biểu

Thời gian diễn ra

In-đô-nê-xi-a

Cuộc đấu tranh của nhân dân A-chê chống lại thực dân Hà Lan.

Tháng 10/1873

Khởi nghĩa của nhân dân In-đô-nê-xi-a ở phía Tây đảo Xu-ma-tơ-ra

1873 - 1909

Khởi nghĩa của nhân dân vùng Ba Tắc

1878 - 1907

Khởi nghĩa của nhân dân vùng Ca-li-man-tan.

1884 - 1886

Cuộc khởi nghĩa do Sa-min lãnh đạo

Năm 1890

Phi-líp-pin

Nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha

Năm 1872

Cuộc cách mạng năm 1896 - 1898 đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.

1896 - 1898

Việt Nam

Phong trào Cần vương

1885 - 1896

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế

1884 - 1913

Phong trào Đông Du

1905 - 1908

Cuộc vận động Duy tân

Đầu thế kỉ XX

Lào

Khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo

1901

Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven

1901 - 1907

Cam-pu-chia

Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo

1864 - 1865

Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô

1866 - 1867

Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha

1885 - 1895

15 tháng 8 2023

Tham khảo

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

Lĩnh vực

cải cách

Nội dung

Ý nghĩa

Chính trị

- Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ.

- Ban hành Hiến pháp năm 1889.

- Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền.

- Xóa bỏ tình trạng cát cứ, thống nhất về lãnh thổ.

- Xác lập chế độ quân chủ lập hiến.

Kinh tế

- Thống nhất tiền tệ và thị trường, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh.

- Xây dựng đường xá, cầu cống...

- Thống nhất thị trường dân tộc.

- Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Khoa học,

giáo dục

- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

- Cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

- Nâng cao dân trí; đào tạo nhân lực; bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

- Là cơ sở, động lực quan trọng để để phát triển kinh tế - xã hội,…

Quân sự

- Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

- Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí....

- Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài về lục quân, hải quân.

- Hiện đại hóa quân đội.

- Giúp Nhật Bản xây dựng được lực lượng quân sự hùng hậu.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

Nội dung

Xung đột Nam – Bắc triều

Xung đột Trịnh – Nguyễn

Người đứng đầu

Bắc triều: Mạc Đăng DungNam triều: Nguyễn KimĐàng trong: Nguyễn HoàngĐàng ngoài: Trịnh Kiểm (chúa Trịnh)

Nguyên nhân

Cuối triều Lê các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi tranh giành quyền lực.Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lập ra Nam triều.Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.Lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

Thời gian

1533 – 1592

1627 – 1672

Hệ quả

Đất nước bị chia cắt.Gây tổn thất lớn về người và của: làng mạc bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn cùng, nhiều gia đình phải li tán.Kinh tế bị tàn phá: sản xuất bị đình trệ, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.Chia cắt đất nước, gây đau thương tổn hại cho dân tộc.Gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hoá làm suy giả
NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

Lĩnh vực

Thành tựu

Kĩ thuật

- Lĩnh vực luyện kim: phương pháp luyện gang thành sắt, phương pháp

luyện sắt thành thép,…

- Lĩnh vực giao thông vận tải: tàu thuỷ của R, Phơn-tơn…

- Lĩnh vực nông nghiệp: máy thu hoạch lúa mì…

- Lĩnh vực quân sự: đại bác, súng trường,...

- Lĩnh vực thông tin liên lạc: máy điện thoại,…

Khoa học tự

nhiên

- Năm 1859, Sác-lơ Đác-uyn công bố thuyết tiến hóa;

- Năm 1860, G. Men-đen công bố các nghiên cứu về di truyền.

- Năm 1869, Đ.I.Men-đê-lê-ép công bố Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá

học.

- Năm 1898, Pi-e Quy-ri, Ma-ri Quy-ri tìm ra năng lượng phóng xạ.

Khoa học xã hội và hành vi

- Tâm lý học với hai nhà tiên phong là I. Páp-lốp và S. Phroi.

- Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác, Ph.Ăng-ghen

Văn học

- Các tác phẩm tiêu biểu: Đông Gioăng của Lo Bai-rơn; Tấn trò đời của Ban-dắc; vở kịch thơ Phao của G. Gớt; Những người khốn khổ của Vích-to

Huy-gô; Chiến tranh và hoà bình của Lép Tôn-xtôi,…

Nghệ thuật

- Xuất hiện các nhà soạn nhạc thiên tài: V.A.Mô-da, L.Bét-tôven,

Trai-cốp-xki,…

- Trường phái hội họa Ấn tượng ra đời.

 
NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

Giai đoạn

Quá trình xâm lược của thực dân Pháp

Thái độ và đối sách của triều đình Huế

Thái độ và hành động của nhân dân

Kết quả, ý nghĩa

1858

đến

1873

- Tháng 9/1858, tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)

- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp.

- Phối hợp cùng quân triều đình để chống Pháp.

- Bước đầu làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

- Tháng 2/1859, tấn công thành Gia Định.

- Chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng tan rã.

- Tự động nổi lên đánh giặc.

- Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp thất bại.

- Đầu năm 1860, rút bớt lực lượng ở Gia Định để san sẻ cho các chiến trường khác

- “Thủ hiểm” trong Đại đồn Chí Hòa.

- Phong trào chống Pháp vẫn diễn ra sôi nổi

- Triều đình bỏ lỡ thời cơ đánh đuổi quân Pháp.

- Đầu năm 1861, tấn công Đại đồn Chí Hòa, mở rộng đánh chiếm Gia Định.

- Kháng cự quyết liệt nhưng không cản được giặc.

- Phong trào chống Pháp vẫn diễn ra sôi nổi

- Pháp làm chủ được Gia Định.

- Đầu năm 1862, lần lượt đánh chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long

- Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

- Yêu cầu nhân dân bãi binh.

- Kiên quyết chống Pháp bất chấp lệnh bãi binh của triều đình.

- Pháp chiếm được 3 tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn

- Năm 1867, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.

- Nuôi hi vọng giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường thương thuyết.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

- Pháp chiếm được 3 tỉnh Tây Nam Kì; củng cố bộ máy cai trị và chuẩn bị cho các bước xâm lược tiếp theo.

1873 đến 1884

- Cuối năm 1873, Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

- Chiến đấu quyết liệt nhưng thất bại.

- Kí hiệp ước Giáp Tuất

- Kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi, tiêu biểu: trận Cầu Giấy,…

- Nhà Nguyễn công nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp.

- Pháp có điều kiện gây dựng cơ sở để tiếp tục xâm lược.

- Năm 1882, Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai.

- Chiến đấu quyết liệt nhưng thất bại.

- Cầu viện nhà Thanh.

- Kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi, tiêu biểu: trận Cầu Giấy,…

- Cuộc chiến đấu của nhân dân Bắc kì gây cho Pháp nhiều tổn thất.

- Năm 1883, tấn công cửa biển Thuận An

- Kí Hiệp ước Hác-măng (1883) sau đó tiếp tục kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

- Tiếp tục nổi dậy chống Pháp ở khắp nơi.

- Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

14 tháng 9 2023

STT

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

1

1864

Luân Đôn (Anh)

C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất)

2

1875

Đức

Đảng xã hội Đức được thành lập

3

1879

Pháp

Đảng Công nhân Pháp được thành lập

4

1883

Nga

Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập.

5

1/5/1886

Chi-ca-gô (Mĩ)

Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân

6

14/7/1889

Pa-ri (Pháp)

Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

STT

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

1

1864

Luân Đôn (Anh)

C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất)

2

1875

Đức

Đảng xã hội Đức được thành lập

3

1879

Pháp

Đảng Công nhân Pháp được thành lập

4

1883

Nga

Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập.

5

1/5/1886

Chi-ca-gô (Mĩ)

Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân

6

14/7/1889

Pa-ri (Pháp)

Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo: Giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn, chính sự sáng tạo này đã làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.

1. Tóm tắt tác phẩm

Phần thứ nhất : Gặp gỡ và đính ước

Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che" bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Thuý Kiều gặp chàng Kim Trọng "phong tư tài mạo tót vời". Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đã gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.

loading...

Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc

Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Thuý Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đoạ. Thuý Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà - kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Ở đây, Thuý Kiều gặp Từ Hải, một anh hùng "đội trời đạp đất". Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thuý Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường. Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu và lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.

loading...

Phần thứ ba: Đoàn tụ

Sau nửa năm về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nào nguôi được mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Thuý Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước "duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy".

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

- Về nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc...

- Về nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.
15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

Kinh thành Huế - quần thể kiến trúc đặc sắc được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn.

Kinh Thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Kinh Thành Huế được vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và sau này được vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. 

Đại nội Huế

Kinh thành được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông. Các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.

Kinh thành Huế

Tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi 3 vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

Kinh thành Huế

Kinh thành Huế dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông Hương là Cồn Hến và Dã Viên làm 2 yếu tố phong thuỷ rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ Cố đô.

Cố đô Huế

Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. 

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...