K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 8 2023

Bài 1:

Biện pháp tu từ:

+ So sánh: "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã", "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"

Tác dụng: Làm cho hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm trở nên sinh động, đặc sắc, cách gợi tả nghệ thuật và dễ dàng cho người đọc hình dung về hoạt động miền biển. Đồng thời câu thơ thêm giàu giá trị diễn đạt, sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.

+ Nhân hóa: "Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang", "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"

Tác dụng: Làm cho cách tả hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm trở nên có hồn hơn, gần gũi với đọc giả hơn qua từ nhân hóa "mạnh mẽ", "rướn", "thâu góp" từ đó đồng thời thể hiện đến chiều hoạt động của người dân miền biển gắn liền với hai hình ảnh thân thuộc trên. Từ đó câu thơ thêm hay hơn, hấp dẫn đọc giả hơn nhờ hiệu quả của sự gợi hình gợi cảm.

Bài 2:

Với biện pháp so sánh: Hoàng hôn biển là lúc bầu trời ngả vàng như lòng đỏ trứng pha cùng sắc xanh biển thẳm.

Với biện pháp nhân hóa: Chú chó đen này bằng tuổi em.

Bài 3:

Dàn ý phân tích giá trị của phép tu từ trong đoạn trích:

- Giới thiệu đoạn thơ trên.

+ Tình cảm của Viễn Phương với Bác...

- Phép tu từ:

+ Hoán dụ: "mặt trời" ở dòng đầu tiên là sự vật bình thường còn "mặt trời" ở dòng thứ hai là chỉ đến vẻ đẹp sáng ngời cùng cuộc đời rực rỡ của Bác Hồ.

-> Tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ: giúp nhà thơ dễ dàng bày tỏ vẻ đẹp của Bác Hồ còn đỏ và chói lóa hơn mặt trời bình thường đồng thời bộc lộ tình cảm thương yêu nghưỡng mộ của Viễn Phương với Bác. Từ đó câu thơ với lời thơ giản dị, tự nhiên bộc cảm xúc chân thành thương yêu của tác giả với Bác.

- Tổng kết lại vẻ đẹp của nội dung và ý nghĩa của đoạn trích:

+ Bằng hết thảy nghệ thuật bút lực của mình, nhà thơ Viễn Phương vừa làm cho câu thơ đẹp đẽ vừa gợi tả Bác theo chiều sâu từ con người Bác đến lối sống.

+ ...

Em tham khảo :

Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.

Khi trời trong gió nhẹ sơm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo,mạnh mẽ vượt trường giang.Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió...                              (ngữ văn 8 tập 2 bài Quê Hương sgk/16-17)câu 1:nêu nội dung chính của đoạn văn trên câu 2:trong đoạn thơ trên những hình ảnh nào làm em chú ý hơn cả?vì sao?câu 3:Những...
Đọc tiếp

Khi trời trong gió nhẹ sơm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo,mạnh mẽ vượt trường giang.Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió...                              (ngữ văn 8 tập 2 bài Quê Hương sgk/16-17)câu 1:nêu nội dung chính của đoạn văn trên câu 2:trong đoạn thơ trên những hình ảnh nào làm em chú ý hơn cả?vì sao?câu 3:Những từ "hăng","phăng","vượt" thuộc từ loại gì?nêu tác dụng của chúng trên đoạn thơcâu 4:có mấy hình ảnh so sánh trên đoạn thơ trên?phân tích tác dụng của hình ảnh so sánh đócâu 5:phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu thơ"dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá"?câu 6:viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu,nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên trong đó có sử dụng 1 câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc(gạch chân,chú thích rõ )cần gấp ai dó giúp mik đi ;-;

 

2
4 tháng 2 2021

Câu 1 : Nội dung : Cảnh người dân ra khơi nhộn nhịp .

Câu 2 : Hình ảnh những con thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Câu 3 :

Câu trả lời:

Từ phăng là động từ

Từ hăng là tính từ

Từ vượt là động từ

→→ Nhân hóa con thuyền có thể vượt sóng vượt biển để vượt qua mọi gian nan thách thức

→→ So sánh nó như con tuấn mã thể hiện sức mạnh của con thuyền

Câu 4 :  so sánh con thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã và cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

=> Hình ảnh chiếc thuyền tưởng chừng như vô tri , vô giác nhưng dưới ngòi bút miêu tả đầy đặc sắc của tác giả , nó hiện lên vô cùng sinh động , chiếc thuyền có thể vượt muôn trùng khơi , mạnh mẽ vượt qua trường giang , mặc cho sóng to , gió lớn , nhưng con thuyền của những người chài vẫn rướn thân trắng , vượt qua mọi khó khăn , nguy hiểm để giăng được những mẻ cá lớn

=> Tác dụng : Cho thấy được vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền qua ngòi bút miêu tả đặc sắc của tác giả 

Câu 5 : Dân trai tráng / bơi thuyền đi đánh cá

 

4 tháng 2 2021

Câu 5 : Dân trai tráng / bơi thuyền đi đánh cá

                   (CN)                        (VN)

Câu 6 :

17 tháng 3 2022

nhớ cảm ơn đấy, nek:Diễn tả hình ảnh lớn lao ,kì vĩ ,sức mạnh phi thường của con thuyền khi ra khoi  .Nó chứa đựng linh hồn lớn lao của người dân làng chài 

31 tháng 1 2021

Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa.

Câu đầu đoạn thơ nói về thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng- Đó là không gian buổi sáng, với thời tiết đẹp, trong lành, gió không dữ dội mà nhẹ nhàng đủ để song lướt dài trên mặt biển. giới thiệu như vậy cũng là sự hứa hẹn những điều an yên, tốt đẹp cho một chuyến đi xa.

Những người dân làng chài được khắc họa vô cùng ngắn gọn: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” Họ là những người con miền biển, gắn bó biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “trai tráng” sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là “bơi thuyền”- không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướt:Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Khi ra khơi chiếc thuyền với cái khoang còn trống rỗng. Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa, vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.

Hình ảnh đáng nhớ về con thuyền đang cuốn ta vào một chuyến đi biển thì tác giả rẽ sang một lối phác họa mới:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió

Tế Hanh dành hai câu thơ để nói về hình ảnh cánh buồm. Vẫn sử dụng lối nói so sánh “ Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” thông qua động từ “giương”, cánh buồm trở nên lớn lao, gần gũi với người miền biển, đây cũng là cách so sánh hết sức độc đáo của nhà thơ. “Cánh buồm” là sự vật cụ thể, hữu hình ví với “mảnh hồn làng”, trừu tượng, được cảm nhận bằng tâm tưởng, cánh buồm ra khơi hay người dân chài cũng đang vươn mình bằng tất cả sức mạnh của bản thân để : “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Cả đoạn thơ thể hiện khí thế hăng say, mạnh mẽ, người ra khơi được hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm tương trợ nên mang niềm vui, niềm hãnh diện, cũng cố căng mình lên để thâu góp gió đủ sức đưa con thuyền ra khơi và mang thắng lợi trở về như mong muốn. Và Tế Hanh thật tài tình!

31 tháng 1 2021

Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Họ ra khơi bằng tâm trạng hăng hái, hăm hở chứ chẳng phải với tâm trạng lo lắng, ngại khổ. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.