K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Em thích nhất hình ảnh miêu tả khung cảnh thiên nhiên nơi “đất khách” nhưng lại khiến tác giả ngỡ là của quê hương mình. Bởi mặc dù ông đang ngắm, chìm đắm trong cảnh vật đẹp đẽ ấy, thì điều thôi thúc ông, không ngừng làm ông nhớ đến, đó vẫn là quê hương mình.

Em thích nhất là hình ảnh:

"Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa."

Vì:

- Hình ảnh trên cho thấy sự vất vả của người mẹ nhưng lại luôn luôn dùng nụ cười che giấu đi sự lo toan và khó khăn của cuộc sống.

- Điều này cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người mẹ trong cuộc sống và tình yêu thương của mẹ đối với các con. Đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

28 tháng 1 2022

Tham khảo:

Khổ thơ cuối tác giả dùng để bày tỏ nỗi lòng, khơi gợi ở người đọc niềm thương xót đối với ông đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa của dân tộc bị mai một:

“Nam nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

Tết đến, xuân về, hoa đào vẫn nở nhưng không còn thấy ông đồ xưa. Sau mỗi năm ông đồ đã già và giờ đây đã trở thành người thiên cổ chăng? Sự đối lập giữ mùa xuân và ông đồ không biết hình thành từ bao giờ. Xưa rất gắn kết, giờ xa cách vô cùng. Cái khoảng cách mênh mong ấy càng khiến cho người thấy chua chát, xót thương.

Câu hỏi tu từ thể hiện niềm cảm thương của tác giả cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên vì thế thời thay đổi, thương tiếc những giá trị tốt đẹp bị lụi tàn và không bao giờ trở lại.

Bài thơ ông đồ đâu chỉ hay ở nội dung mà còn hay ở cả nghệ thuật biểu hiện. Trước hết, nhan đề bài thơ ngắn gọn nhưng gợi nhiều liên tưởng, chứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm. Hai tiếng ông đồ vang lên vừa gần gũi, ấm áp vừa xa lạ đến vô cùng. Ngày nay, ta đâu còn có thể trông thấy ông đồ chân thực nữa. Ông chỉ còn là hoài niệm, là nỗi nhớ thương mà dân tộc mãi còn muốn níu kéo.

Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên theo dòng thời gian. Kết cấu bài thơ giống như một câu chuyện kể về cuộc đời của ông đồ: Mở đầu câu chuyện ông đồ là tâm điểm mọi sự chú ý của công chúng, cùng thời gian ông dần bị quên lãng, đến cuối bài thơ ông đồ đã chìm vào quá khứ, từ đó nhà thơ bộc lộ tự nhiên niềm thương người và tình hoài cổ trước cảnh cũ người đâu.

Thể thơ ngũ ngôn gieo vần chân, lời thơ bình dị nhưng sâu lắng, cô đọng, kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ. Hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Kết cấu đầu cuối tương ứng, sử dụng câu hỏi tu từ, nhân hóa, bút pháp tả cảnh ngụ tình,… gieo vào lòng người đọc niềm tiếc thương, day dứt.

Giọng điệu trầm lắng, xót xa thể hiện đúng tình cảnh của nhân vật trữ tình và hồn thơ của tác giả. Nhịp thơ rộn ràng, tươi vui, lúc khoan thai, chậm rãi, lúc ngập ngừng, nghẹn nghẹn như dẫn bước người độc đi qua những trang sử của dân tộc, gieo vào lòng người nỗi ưu tư thiên cổ.

Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ông đồ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi niềm cảm thương chân thành đối với những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên vì thế thời thay đổi, thương tiếc giá trị văn hóa tốt đẹp bị lụi tàn.

28 tháng 1 2022

Bạn tham khảo nha :

Khổ thơ cuối tác giả dùng để bày tỏ nỗi lòng, khơi gợi ở người đọc niềm thương xót đối với ông đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa của dân tộc bị mai một:

“Nam nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

Tết đến, xuân về, hoa đào vẫn nở nhưng không còn thấy ông đồ xưa. Sau mỗi năm ông đồ đã già và giờ đây đã trở thành người thiên cổ chăng? Sự đối lập giữ mùa xuân và ông đồ không biết hình thành từ bao giờ. Xưa rất gắn kết, giờ xa cách vô cùng. Cái khoảng cách mênh mong ấy càng khiến cho người thấy chua chát, xót thương.

Câu hỏi tu từ thể hiện niềm cảm thương của tác giả cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên vì thế thời thay đổi, thương tiếc những giá trị tốt đẹp bị lụi tàn và không bao giờ trở lại.

Bài thơ ông đồ đâu chỉ hay ở nội dung mà còn hay ở cả nghệ thuật biểu hiện. Trước hết, nhan đề bài thơ ngắn gọn nhưng gợi nhiều liên tưởng, chứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm. Hai tiếng ông đồ vang lên vừa gần gũi, ấm áp vừa xa lạ đến vô cùng. Ngày nay, ta đâu còn có thể trông thấy ông đồ chân thực nữa. Ông chỉ còn là hoài niệm, là nỗi nhớ thương mà dân tộc mãi còn muốn níu kéo.

Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên theo dòng thời gian. Kết cấu bài thơ giống như một câu chuyện kể về cuộc đời của ông đồ: Mở đầu câu chuyện ông đồ là tâm điểm mọi sự chú ý của công chúng, cùng thời gian ông dần bị quên lãng, đến cuối bài thơ ông đồ đã chìm vào quá khứ, từ đó nhà thơ bộc lộ tự nhiên niềm thương người và tình hoài cổ trước cảnh cũ người đâu.

Thể thơ ngũ ngôn gieo vần chân, lời thơ bình dị nhưng sâu lắng, cô đọng, kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ. Hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Kết cấu đầu cuối tương ứng, sử dụng câu hỏi tu từ, nhân hóa, bút pháp tả cảnh ngụ tình,… gieo vào lòng người đọc niềm tiếc thương, day dứt.

Giọng điệu trầm lắng, xót xa thể hiện đúng tình cảnh của nhân vật trữ tình và hồn thơ của tác giả. Nhịp thơ rộn ràng, tươi vui, lúc khoan thai, chậm rãi, lúc ngập ngừng, nghẹn nghẹn như dẫn bước người độc đi qua những trang sử của dân tộc, gieo vào lòng người nỗi ưu tư thiên cổ.

Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ông đồ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi niềm cảm thương chân thành đối với những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên vì thế thời thay đổi, thương tiếc giá trị văn hóa tốt đẹp bị lụi tàn.

Trong 3 bài thơ trên em thích nhất là bài "Trong lời mẹ hát" bởi em cảm nhận được tình yêu thương và biết ơn mẹ của tác giả gửi gắm vào bài thơ. Chất liệu trong tác phẩm cũng vô cùng gẫn gũi thân thương, mộc mạc và đặc biệt sử dụng lời ru như cầu nối tới độc giả. Đó là lí do em có ấn tượng sâu sắc nhất với bài "Trong lời mẹ hát".

8 tháng 10 2023

Giúp mình với! Mình cảm ơn

25 tháng 2 2022

Em có thể lấy hình ảnh con thuyền hoặc cánh buồm để nêu nên cảm nhận của mình nha!

Ví dụ:

Em chú ý hơn cả đến hình ảnh cánh buồm vì cánh buồm được tác giả ví như ''mảnh hồn làng'' cho thấy sự gắn bó của dân làng với biển, khiến cho cánh buồm trở nên lớn lao, kì vĩ hơn. 

10 tháng 11 2016

Cuộc đời lão hạc đầy nước mắt, khổ cực sống âm thầm nghèo đói cô đơn chết quòan quoaỵ đau đớn. Tuy thế lão hạc có bốn phẩm chất: Hiền lành, chất phác, yêu thương con, có lòng tự trọng cao. Lão hạc là điển hình cho người nông dân VN trong xã hội cũ được nam cao miêu tả chân thực sót thương thấm đượm một tinh thần nhân đạo

16 tháng 11 2021

Sức mạnh tiềm tàng ở nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của tác giả Ngô Tất Tố làm cho em yêu thích nhất. Một người đàn bà lực điền dịu hiền, yêu thương chồng con hết mực, sống nhẫn nhịn, chịu đựng, vị tha,... Nhưng khi chồng mình bị bọn lý trưởng và cai lệ hành hạ, đánh đập đến sức cùng lực kiệt, thì ở trong chị như có một sức mạnh tiềm tàng và chị đã dũng cảm vùng dậy đánh nhau với bọn chúng. Khi đọc đến đoạn miêu tả chị Dậu giằng co và quật ngã bọn chúng, em cảm thấy sung sướng, hả hê. Em càng khâm phục, yêu thương và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu.

16 tháng 11 2021

Văn bản nào v bạn ?

9 tháng 8 2017

Trong tất cả những nhân vật văn học tôi thích nhất nhân vật lão Hạc vì nhân cách thanh sạch, phẩm chất tự trọng và tấm lòng yêu thương con tha thiết. Lão nông hiền lành đó thà chấm dứt cuộc đời nghèo khổ của mình để bảo toàn danh dự và nhân phẩm còn hơn tha hóa và bán rẻ lương tâm. Lão xót thương khi bất lực không lo nổi đám cưới cho con trai, lão khóc như con nít, tự dằn vặt mình chỉ vì bán một con chó, lão sợ ăn phạm vào những đồng tiền để dành cho con… Chính xã hội thực dân phong kiến đã đẩy lão tới cái chết dữ dội. Lão Hạc là một trong những điển hình tiêu biểu về hình tượng người nông dân hiền lành, chất phác, trong sạch và tự trọng. Và truyện ngắn lão Hạc cũng để lại nhiều ám ảnh về số kiếp con người, số phận của người nông dân trong xã hội cũ …