K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2019

Xưa kia nơi đền Bạch Mã tọa lạc thuộc địa dư phường Hà Khẩu, tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, Thăng Long.

Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng)- vị thần gốc của Hà Nội cổ. Đến thế kỷ X, Khi đưa quân đi dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh đã đến đền Bạch Mã phía đông thành Đại La làm lễ cầu đảo xin Thần phù hộ cho nước, cho được vạn sự thì sẽ phong sắc để biểu dương sự anh linh.[1][2] Đinh Bộ Lĩnh đã đến làng Đặng Xá (Văn Xá, Kim Bảng, Hà Nam) chiêu binh, từ đấy Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, được tôn là Vạn Thắng Vương, bình được 12 sứ quân. Sau khi thống nhất đất nước, trở về làng Đặng Xá, vua Đinh Tiên Hoàng mơ thấy một vị thần tự xưng là Thần Bạch Mã báo mộng rằng: ‘’Thần đã vâng mệnh Hoàng Thiên, theo vua đánh giặc. Nay thiên hạ đã yên bình, nhà vua chưa lễ tạ, thế là không đúng lễ’’. Vua tỉnh dậy, biết Thần rất là linh ứng, liền phong tặng mĩ tự,phong là: Hộ Quốc Bảo Cảnh Linh Thông Tế Thế, Đô Đại Thành Hoàng Linh Lang Bạch Mã Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần. Đinh Tiên Hoàng sai sứ giả mang sắc phong thần Bạch Mã về xã Đặng xá, huyện Cổ Bảng, Phủ Lý Nhân, Đạo Sơn Nam, truyền cho nhân dân xây thêm một đền thờ thần Bạch Mã trên quê hương Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt để thờ phụng, gọi là đền thờ Thần Linh Lang Bạch Mã. Đến triều Nguyễn, vua Đồng Khánh năm thứ 9, đã ban sắc phong cho Ngài là: Hàm Quang Thượng Đẳng Thần, đặc cách cho thờ phụng, để ghi nhớ ngay vui của nước và tỏ rõ biển lệ thờ tự. Do đó mà ngày nay ở Hà Nam cũng có đền Bạch Mã thờ vị thần ở quốc đô Thăng Long.

Năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra. Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Thần được vua Lý Thái Tổ phong làm Thành hoàng của kinh thành Thăng Long.

Văn bia hiện còn ở đền cho biết, đền Bạch Mã được tu bổ lớn vào niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) đời Lê Hy Tông, đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) lại được tu bổ thêm: sửa lại đền, dựng riêng văn chỉ, xây Phương đình, quy mô ngày càng rộng rãi, cảnh quan tôn nghiêm, nổi tiếng ở chốn đất thiêng.

28 tháng 11 2019

hết 59376923

6 tháng 1 2020

Sự tích sông Công núi Cốc

Ngày xưa dưới chân Tam Đảo có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi, lầm lũi quanh năm suốt tháng mà chẳng đủ ăn, nên dân làng gọi tên chàng là Cốc. Vì nghèo, chẳng có cô gái nào dám lấy chàng. Lúc buồn, chàng chỉ có cây sáo làm bạn tâm tình.

Thủa ấy ở vùng Sông Đáy, Sông Gâm có một Quan Lang giàu có, người đến làm thuê đông nườm nượp, ai cũng hy vọng được làm rể nhà Quan Lang.

Cô con gái độc nhất của Quan Lang xinh đẹp, hát hay và múa dẻo nổi tiếng. Người ta quen gọi nàng là nàng Công. Đã mấy lần cha nàng tổ chức kén rể, nhưng rồi nàng vẫn "phòng không cô quạnh". Ai muốn làm rể Quan lang, phải làm công cho nhà Quan Lang 3 năm. Mãn hạn thì được gặp mặt nàng Công. Nếu nàng ưng ai thì Quan Lang cho cưới ngay. Nhưng nàng Công chưa biết ưng ai?

Vào một năm hạn hán mất mùa, chàng Cốc lần tìm đến nhà Quan Lang làm thuê. Thấy chàng hiền lành, thật thà Quan Lang giao cho chàng việc chăn đàn trâu trong rừng. Những lúc cô đơn, chàng chỉ biết gửi lòng mình vào cây sáo trúc. Tiếng sáo làm nàng Công xúc động tìm đến với chàng, khi biết chuyện, Quan lang vô cùng tức giận. Hắn lập âm mưu giết chàng Cốc, Sai chàng đến Lũng Phia lấy ngà voi, sừng tê giác, gạc nai về làm lễ vật đám cưới. Lũng Phia là khu rừng rậm rạp có nhiều thú dữ ăn thịt người. Xong được sự giúp đỡ của các loài thú rừng, chàng đã hoàn thành các điều kiện của Quan Lang đặt ra, hơn thế nữa chàng được Tiên ông ban cho chiếc lược và dặn "Nếu gặp nguy hiểm cứ bẻ răng lược bỏ lại phía sau".

Chàng Cốc trở về chòi canh trâu nhờ tiếng sáo nhắn gửi đến nàng Công lời hò hẹn. Nghe tiếng sáo quen, nàng nhảy lên lưng con ngựa hồng của cha phi vào rừng. Không thấy con gái, lại thấy mất ngựa hồng, Quan lang hò hét người ngựa đuổi bắt. Nàng Công và chàng Cốc cùng ngồi trên lưng ngựa hồng phóng vun vút như tên bay. Mỗi khi quân của Quan lang tới gần, chàng Cốc lại bẻ một răng lược ném lại phía sau. Chiếc răng lược vụt hiện thành một dãy núi ngăn bước tiến của chúng. Đêm khuya đến một vùng đất bằng, hai người xuống ngựa đốt lửa và nghỉ ngơi lấy sức.

Răng lược đã hết, quân của Quan Lang đuổi tới cùng, nàng Công than khóc cùng chàng Cốc và bảo chàng hãy một mình phi ngựa chốn về quê chờ ngày gặp lại. Hai người đớn đau chia tay, Chàng Cốc lên ngựa và ném lại chiếc sống lược còn lại. Mặt đất bỗng chốc nứt ra một vệt nứt dài và sâu. Vừa lúc đó Quan lang tới bắt nàng Công về.

Từ đó, hai người thương nhớ và chờ đợi nhau mà chẳng có cách nào tìm gặp nhau. Không thấy nàng Công tới, nhớ thương, tuyệt vọng chàng Cốc héo hon mà chết. Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sừng giữa trời. Thương nhớ chàng Cốc, nàng Công khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Nước mắt yêu thương chung thuỷ qua bao năm tháng thấm sâu vào đất, chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc.

Truyền thuyết để đời, vùng đất hai người đốt lửa sưởi đêm ấy sau này có tên là Yên Lãng để ghi kỷ niệm một đêm yên lành hạnh phúc của đôi trai gái. Còn đống than đượm lửa tình yêu son sắt ấy được đắp vùi giữ gìn, rồi trở thành mỏ than Núi Hồng bây giờ. Còn nước mắt nàng chảy thành dòng sông Công về vùng đất Tân Cương là quê hương Cốc, tạo nên hương vị chè ngọt thơm nổi tiếng mà chỉ vùng này có được.

2 tháng 2 2018

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi:
- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.

 

2 tháng 2 2018

thank

3 tháng 9 2018

Suốt cả quá trình hoạt động, Nguyễn Huệ Quang Trung rất chú ý tới con người xứ Nghệ. Đặc điểm riêng của điều kiện tự nhiên và truyền thống đấu tranh anh dũng lâu đời đã tạo cho người dân ở đây có được những bản lĩnh đáng quý là dám chịu hy sinh tất cả, một lòng một dạ ủng hộ những nghĩa cử anh hùng, chiến đấu để giành lại cuộc sống thanh bình, thịnh vượng cho quê hương, đất nước.

Nguyễn Huệ Quang Trung nhìn thấy rõ thế chiến lược của vùng đất Dũng Quyết, đã hạ chiếu: "Nay kinh đô Phú Xuân hình thế trắc trở, nay trị Bắc Hà, sự thế rất khó khăn. Theo đình thần nghĩ rằng: Chỉ đóng đô ở Nghệ An là độ đường vừa cân, vừa có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc và sẽ làm cho người tứ phương đến kêu kiện tiện việc đi về... Nhớ lại buổi hồi loạn kỳ trước, lúc qua Hoành Sơn. Quả cung đã từng mở xem địa đồ. Thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường, hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng. Có thể chọn để xây dựng kinh đô mới, thực là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy”.

Vùng đất có hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng ở xã Yên Trường, huyện Chân Lộc là vùng đất nằm giữa núi Dũng Quyết và núi Kỳ Lân nay thuộc phường Trung Đô, TP Vinh. Nguyễn Huệ đã giao cho Trấn Thủ Thận và La Sơn Phu tử Nguyễn Thiệp tổ chức xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô.

Thành ngoài của Phượng Hoàng Trung Đô xây bằng đất, đá ong, hình tứ giác chu vi khoảng 2.820m, bờ thành cao từ 3-4 m, diện tích rộng 22 ha. Bao quanh phía ngoài thành có con hào rộng khoảng 30 m, sâu từ 2,5-3 m.

Thành nội xây bằng gạch vỗ và đá ong, chu vi 1.680 m cao 2 m. Trong thành nội có tòa lầu rộng 3 tầng, phía trước có bậc tam cấp bằng đá ong, phía sau có hai dãy hành lang nối liền với điện Thái Hòa là nơi dùng cho việc thiết triều của vua Quang Trung.

Chỉ hơn 1 năm sau, ngày 5/10 năm Kỷ Dậu, trong tờ chiếu gửi La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, một lần nữa Nguyễn Huệ - Quang Trung khẳng định việc xây dựng bằng được Phượng Hoàng Trung Đô để đóng đô ở Nghệ An “Trẫm 3 lần xa giá Bắc Thành. Tiên sinh đã chịu bàn chuyện thiên hạ. Người xưa bảo rằng “một lời nói mà dấy nổi cơ đồ”. Tiên sinh hẳn có thế, chứ không phải là hạng người chỉ bo bo làm việc gần mình mà thôi... Trẫm nay đóng đô ở Nghệ An, cùng tiên sinh gần gũi. Rồi đây Tiên sinh hãy ra giúp nhau để trị nước...”.

Tiếc rằng, Vua Quang Trung đột ngột qua đời vào ngyà 29/7 năm Nhâm Tý (1792) nên chưa kịp dời đô từ Phú Xuân ra Phượng Hoàng Trung Đô.Theo tư liệu trong các thư tịch còn giữ được, vua Quang Trung đã làm việc ở Phượng Hoàng Trung Đô ít nhất là hai lần.

Phượng Hoàng Trung Đô là chứng tích hào hùng thể hiện tầm nhìn văn hóa của Nguyễn Huệ Quang Trung trong quá trình đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng cuộc sống thái bình, ấm no cho dân tộc Việt Nam.

Đến đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết

Thể theo nguyện vọng của nhân dân, để tỏ lòng biết ơn vị anh hùng áo vải dân tộc, UBND tỉnh Nghệ An đã ra quyết định ngày 23/7/2004 xây dựng đền thờ Vua Quang Trung tại địa phận khối 2 phường Trung Đô, thành phố Vinh.

Đền tọa lạc trên đỉnh thứ 2 núi Dũng Quyết có độ cao 97 m so với mặt nước biển, thuộc vùng đất linh thiêng được vua Quang Trung chọn đóng đô cách đây hơn 220 năm. Công trình được khánh thành vào ngày 7/5/2008. Đền có qui mô lớn, khuôn viên rộng, kiến trúc đẹp; có tòa hạ điện, trung điện, thượng điện, tả vu, hữu vu, cổng tam quan, các đồ lễ tế khí … được phục chế theo văn hóa thời nhà Nguyễn.

Đây là một công trình văn hóa tâm linh gắn với du lịch, đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng, tưởng niệm công ơn của Hoàng đế Quang Trung và thưởng ngoạn cảnh quan một vùng văn vật có sông núi hữu tình, vùng đất địa linh nhân kiệt giàu chất sử thi, đậm đà bản sắc xứ Nghệ. Đứng trên địa phận đền thờ vua Quang Trung chúng ta có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn được toàn cảnh thành phố Vinh, núi Hồng sông Lam, biển Cửa Lò, đảo Ngư, đảo Mắt, làng Tiên Điền quê hương đại thi hào Nguyễn Du, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Toàn bộ ngôi đền được làm bằng gỗ lim. Lối đi, bó vỉa, sân đền được lát đá Thanh Hóa tạo nên vẻ uy nghi, hiện đại nhưng không kém phần cổ kính. Hệ thống vì kèo kết cấu của đền kiểu giá chiêng chồng rường, chạm khắc họa tiết theo phong cách thời Nguyễn. Mái lợp ngói mũi hài, gồm hai lớp: ngói chiếu, ngói cót, nền được lát gạch bát tràng kiểu cổ phục chế từ Hà Tây. Tường xây gạch bát, cửa đi, cửa sổ kiểu bức màn thượng song hạ bản...

Đền có hai lối ra vào ở hai bên, chính giữa là nghi môn ngoại (Nghi môn tứ trụ) được thiết kế kiến trúc kiểu 2 tầng 8 mái theo Dịch học.

Tiếp đó là bình phong tứ trụ được dựng ngay trên trục chính đạo, được làm bằng đá chạm trổ rất công phu và đẹp. Hai bên bình phong khắc triện gấm, ở giữa là cuốn thư, trung tâm có hai chữ Thọ Đế. Phía trên nữa là hình rồng chầu mặt nguyệt. Dưới cùng là chân quỳ dạ cá, chạm hổ phù. Hai bên có hai con nghê đứng chầu, tượng trưng cho vai trò người bảo vệ kiểm soát linh hồn người ra vào.

Qua bình phong tứ trụ là hai nhà bia ngoảnh mặt vào nhau song song với trục chính đạo. Nhà bia phía bên trái khắc bài “Công trạng vua Quang Trung”, nhà bia bên phải khắc bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Quang Trung”. Nối tiếp là nhà tả vu, hữu vu.

Qua khu vực này là nhà bái đường rộng lớn còn gọi là tiền đường, nơi để sửa soạn lễ, chỉnh trang trước khi hành lễ. Nhà Tiền đường có thể được xem là trung tâm của ngôi đền được thiết kế theo lối kiến thúc dân gian Việt Nam gồm ba gian hai chái, với bốn hàng cột.

Các khu nhà hậu đường, nghi môn đều có kiến trúc hai tầng, tám mái, các đỉnh, góc mái chạm hình rồng phượng uốn cong tạo nên thế uy nghiêm. Theo luật phong thủy, việc bố trí như vậy để ngăn cản tà khí…

Đền thờ Quang Trung được khởi công xây dựng trong thời gian 3 năm, với tổng giá trị đầu tư xây dựng công trình hơn 22 tỷ đồng, do Công ty cổ phần xây dựng công trình văn hoá thuộc Bộ văn hoá - thông tin đảm nhận thi công. Đây là 1 trong 36 hạng mục công trình của quần thể di tích lịch sử Lâm viên núi Dũng Quyết.

Xứ Nghệ có nhiều cảnh sông núi hữu tình, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được nhiều người biết đến. Không chỉ có vậy mà hiện nay đến Nghệ An du khách không thể không đến thăm viếng đền thờ vua Quang Trung - một công trình văn hóa tâm linh với nhiều nét huyền bí uy nghi.

Từ ngày khánh thành, đền thờ vua Quang Trung đến nay đã có hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến thăm viếng. Các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Chính phủ như Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng… cũng từng đến viếng đền. Mỗi dịp Tết đến xuân về, hàng nghìn người thập phương đổ về đây để tế lễ và thưởng ngoạn cảnh đẹp của đất trời.

29 tháng 3 2018

Vì hai bà trưng đả cứu đất nước

29 tháng 3 2018

chỉ vậy thôi hả