K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2017

chắc chắn điểm giống nhau lớn nhất là đều muốn đánh đuổi pháp . theo ý mình thì hai phong trào có hai con đường khác nhau .
Đông Kinh nghĩa thục : Đem lại tri thức , tu dưỡng lòng yêu nước cho học sinh sinh viên.
Đông Du : phải ra nước ngoài để tìm cách cứu nước tư tưởng của Phan Bội châu đúng nhưng cách làm lại sai vì không thể nhờ Nhật do nhật cũng la nước tư bản muốn xâm chiếm thuộc địa mở rông lãnh thổ . Biết được điều nay nên Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước

9 tháng 5 2019

NHẬN XÉT VỀ CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỈ XX

Vùng Trung Du và Miền Núi là nơi thực dân Pháp tiến hành bình định muộn nên phong trào kháng Pháp cũng nổ ra muộn hơn so với đồng bằng nhưng lại tồn tại bền bỉ và kéo dài.

Phong trào chống Pháp ở Miền Núi nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.

25 tháng 10 2018

cho biet su thanh lap dang cong san co tac dong nhu the nao den phong trao doc lap dan toc o cac nuoc dong nam a

- các Đảng Cộng Sản cùng các nước Đông Nam lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập.

- Phong trào công nông, phong trào yêu nước ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản

26 tháng 10 2018

- Các Đảng Cộng Sản cùng các nước Đông Nam lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập.

- Phong trào công nông, phong trào yêu nước ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản

23 tháng 4 2018

Cũng trong những năm đầu thế kỉ XX, cuộc vận động Duy tân (theo cái mới) diễn ra sôi nổi tại Trung Kì. Lãnh đạo phong trào là Phan Châu Trinh. Huỳnh Thúc Kháng v.v... Gần giống như phong trào Đông Kinh nghĩa thục ờ Bắc Kì, hình thức hoạt động của phong trào Duy tân rất phong phú : mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công, thương nghiệp... Anh hương của phong trào rất mạnh. Đến năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam. sau đó là Quảng Ngãi, rồi lan ra một số tỉnh ở Trung Kì. Thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp. bắt bớ, tù đày. tuyên án xử tử nhiều nhà yêu nước, trong đó có Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp...


29 tháng 8 2020

2.

- Ngay khi bị xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, các cuộc kháng chiến đều thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước trở thành tay sai.

- Nguyên nhân: Thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ.

- Mục đích: Vơ vét tài khoản, không mở mang công nghiệp, tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước,...

- Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp:

Quốc gia

Thời gian

Nội dung

In-đô-nê-xi-a

1905

Nhiều tổ chức công đoàn được thành lập, bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác, Lê-nin.

Phi-líp-pin

1896 - 1898

Nước cộng hòa Phi-líp-pin ra đời, sau đó bị Mỹ thôn tính.

Cam-pu-chia

1863 - 1866

1866 - 1867

Khởi nghĩa A-cha-xoa lãnh đạo ở Ta Keo.

Khởi nghĩa do Pu-côm-bô lãnh đạo ở Cra-chê.

Lào

1901

1907

Đấu tranh của nhân dân Xa-van-na-khét.

Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven.

Miến Điện

đầu thế kỉ XX

Chống thực dân Anh diễn ra rất anh dũng, nhưng thất bại.

Việt Nam

đầu thế kỉ XX

Phong trào Cần vương, phong trào nông dân yêu nước diễn ra quyết liệt.


11 tháng 2 2019

Nói về trang bị lực lượng vũ trang thì quân ta thua xa quân pháp nói về mưu trí thì quân ta hơn quân Pháp 1 bậc. Nhưng đôi khi chúng ta thiếu người lãnh đạo tài giỏi, số lượng kém hơn , vũ khi tân tiến ko có quân Pháp thì chuyện thất thủ là chuyện đương nhiên không thể thiếu trong chiến tranh.

11 tháng 2 2019

Mặc dù chủ động tấn công nhưng quân ta chưa chuẩn bị kĩ, chưa sẵn sàng để chiến đấu.

Pháp có vũ khí hiện đại, quân Pháp mạnh, đông, ưu thế hơn hẳn quân ta.

28 tháng 10 2016

khu vực đông nam á trở thành các nước tư bản cua phương tây là j vậy bạn khu vực đna trở thành j bạn ghi rõ lên mình giúp cho

 

29 tháng 10 2016

Đông Nam Á trở thành khu vực xâm lược của tư bản Phương Tây vì:

- Có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản phong phủ.

- Các nước đông nam á đang suy yếu

-> tư bản phương tây xâm lược.

9 tháng 5 2017

Trong lúc xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc thì vào những năm đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc. Hơn nữa, việc Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và trở nên giàu mạnh cũng kích thích nhiều nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.
Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản với tất cả nhiệt tình của tuổi trẻ.

19 tháng 12 2018

Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế-tài chính và chính trị-xã hội, đượcgọi chung là Chính sách mới.

Bằng sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế, Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Trong các đạo luật đó, Đạo luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. Chính vì thế, Ru-dơ-ven là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp.

Về đối ngoại, Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh, vốn được Mĩ coi là “sân sau” của mình và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Từ năm 1934, Chính phủ Ru-dơ-ven đã tuyên bố Chính sách láng giềng thân thiện đối với các nước Mĩ Latinh, chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập, nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này.

Sau 16 năm theo đuổi lập trường chống Liên Xô, tháng 11-1933, Chính phủ Ru-dơ-ven đã chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Việc làm này xuất phát từ những lợi ích của Mĩ. Trên thực tế, chính quyền Ru-dơ-ven vẫn không từ bỏ lập trường chống cộng sản.

Đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. Chính sách đó đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.