K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2017

Đề 4:

a.Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.
b.Thân bài:
*Giải thích:
- Từ “xấu hổ”: đó là trạng thái tâm lí bình thường của con người khi cảm thấy ngượng ngùng, e thẹn hoặc hổ thẹn khi thấy kém cỏi trước người khác.
- Ý nghĩa cả câu: Câu ngạn ngữ chỉ ra sự khác nhau giữa “không biết” và ‘không học”, đồng thời khuyên con người phải ham học hỏi và biết “xấu hổ khi không học”.
*Bàn luận:
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự đúng đắn của câu ngạn ngữ:
+ Tại sao lại nói: “Đừng xấu hổ khi không biết”? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.
+ Tại sao nói: “chỉ xấu hổ khi không học”? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn,
hoàn hảo hơn.
*Mở rộng: Phê phán những hiện tượng sai trái như “giấu ***”, thói tự kiêu, tự mãn.
*Bài học nhận thức và hành động:
- Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn,
phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành biến nó trở thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và xã hội, có như vậy, việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn.
- Không giấu, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập, tích cực rèn luyện, và không ngừng vươn lên.
- Khẳng định việc học là vô cùng quan trọng, không chịu học là điều đáng xấu hổ.
c.Kết bài: Khẳng định ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ và những bài học mà bản thân cần ghi nhớ từ câu tục ngữ trên.

Bạn dựa vào đây nhé! Chúc bạn học tốt!hihi

8 tháng 2 2017

Đề 1:

Mở bài: Đã từ rất lâu, thật thà là một phẩm chất quý báu của con người trong cuộc sống. Thế nhưng, đôi khi, sự “thật thà” lại khiến cho con người gặp nhiều phiền toái, thậm chí còn bị chê bai như câu tục ngữ: “Thật thà là cha thằng dại”. Tại sao lại như vậy?

Thân bài: viết thành từng phần, đoạn

  • Giải thích câu tục ngữ: Chuyển ý: Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là “Thật thà là cha thằng dại”. “Thật thà” có nghĩa là trung thực, thẳng thắn, không gian dối đối với mọi người. “Cha”: là người có công sinh thành, dưỡng dục. Còn “thằng dại” được hiểu là một người khờ dại, là người làm điều dại dột. Suy cho cùng, câu tục ngữ mang hàm ý thật thà sinh ra dại dột. Hay nói ngắn gọn hơn “Thật thà là dại”.
  • Tại sao “Thật thà là cha thằng dại” ?

- Chuyển ý: Câu tục ngữ trên là vô lí chăng? Vậy chẳng phải ông cha lại khuyên chúng ta đừng nên thật thà? Thực sự mà nói, thật thà vẫn là một đức tính tốt đẹp ngàn đời. Là bài học cha mẹ dạy cho con cái từ thuở lên ba. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng nên “thật thà”.

- Nhiều người ngay thẳng có những khi bị cô lập, thậm chí là trù dập. Ngay chính nhiều bậc cha mẹ muốn giữ thân cho con luôn khuyên rằng: "Đừng có thật thà quá mà chuốc họa vào thân". Thực tế có những công nhân đứng lên tố cáo sai phạm của các xí nghiệp, nhà máy, họ thắng kiện rồi bị cho... nghỉ việc. Cứ như thể chúng ta đang sống chung với bệnh giả dối và nó đã là... người bạn quá thân quen.

- Không phải lời nói dối nào cũng xấu (Có những lời nói dối không xấu như người con đang ở xa gia đình, gặp bất trắc hoặc có vấn đề về sức khỏe, khi cha mẹ già yếu hỏi thăm thì con lại nói đang có cuộc sống hoặc sức khỏe tốt. Một ví dụ khác ngược lại là cha mẹ già yếu nay ốm mai đau, nhưng khi con cái - vốn đang đi công tác xa - gọi điện thoại hỏi thăm thì cha mẹ nói rằng sức khỏe vẫn bình thường. Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ nhưng còn nhiều ví dụ khác nữa cho ý kiến không phải lời nói dối nào cũng xấu. Tất nhiên, vẫn có nhiều lời nói dối đem đến cái xấu cho xã hội.)

- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng…(điều này thật ra mình không dại mà chỉ vì người khác không đón nhận sự chân thành của mình.

- Một doanh nhân trên thế giới rằng: “nói dối khi cần và nói thật khi có thể”. Tức là khi cần vẫn có thể nói dối và chỉ nói thật khi điều mình nói ra không ảnh hưởng đến người khác, không ảnh hưởng đến mình và những mối quan hệ khác.Người quá thật thà không dễ thành công ?

- Vì vậy, “thật thà” không đúng lúc, đúng nơi thật sự chính là “cha thằng dại”.

- Tìm thêm lí lẽ, dẫn chứng…

  • Chúng ta cần phải làm gì?

- Để tránh nói ra những điều khiến một giây sau phải hối hận, cách tốt nhất là nên im lặng suy nghĩ về cái được và cái mất của mình trước lúc nói. Không ai bắt mình phải nói ngay cả. Cha ông ta đã từng đúc kết “phải uốn lưỡi bảy lần trước lúc nói” là vì vậy. Nếu không nghĩ được cái gì để nói thì có thể im lặng và không bày tỏ quan điểm. Không nói gì còn hơn nói ra để rồi sau đó phải ân hận.

- Thời gian im lặng để suy nghĩ đó cũng chính là thời gian giúp người thật thà làm chủ được cảm xúc của mình. Khi đã làm chủ được mình, họ sẽ tìm ra được cách nói thế nào sẽ mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đó chỉ là cách điều trị để giảm bớt triệu chứng, để không nói ra những câu nói “hớ hênh”. Không dễ chữa được “bệnh” thật thà, vì nó là bẩm sinh, là tố chất của con người.

- Thật thà đúng thời điểm. (Ta nghĩ nên thay từ "thật thà" bằng từ "trung thực". Những lời nói thật rất khó tiếp thu. Vậy ta nên nêu cao tinh thần trung thực thì hơn. Chúng ta không nói dối, không làm sai và khi cần thì ta sẽ thẳng thắn. Ta nói là "khi cần" vì trong những trường hợp khác, tự nhiên bạn sẽ bị đi vào thế cô lập. Những lời nói quá thẳng thắn có thể gây tổn thương, thậm chí khắc cốt ghi tâm vào lòng người nghe như một sự nhẫn tâm. Vậy, khẳng định: thật thà, thẳng thắn là đúng nhưng phải biết hành động đúng thời điểm, đúng người).

- Và, nói dối mà tốt cho mọi người, không hại ai thì “nói dối lại là cha thằng khôn”. Tuy nhiên, không vì thế mà để nói dối trở thành thói quen.

Kết bài: Câu tục ngữ trên thật sâu sắc, khuyên chúng ta cần khéo léo trong giao tiếp ứng xử. Nói thật đôi khi có hại mà ngược lại nói dối lắm lúc lại là điều cần thiết trong cuộc sống. Bản thân là học sinh, ta cần rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp như nhân ái. dũng cảm, kiên trì… trong đó không thể thiếu trung thực. Tuy nhiên, mỗi người cần vận dụng một cách linh động không nên cứng nhắc để dẫn đến nhiều điều không hay.

29 tháng 1 2020

Ở nước ta, cảnh xô đẩy, chen lấn tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, bến tàu và nhiều môi trường khác là khá phổ biến, khiến nhiều người khó chịu. Đã có rất nhiều người lên án gay gắt hành vi này nhưng có vẻ nhưng chen lấn, xen ngang vẫn tồn tại và trở thành “Nét văn hóa” của người Việt Nam.

Ở nước ngoài, việc phải xếp hàng mọi lúc, mọi nơi trong tất cả các lĩnh vực là điều dĩ nhiên, không có gì phải bàn cãi. Sau vụ thảm họa kép xẩy ra năm 2012 tại Nhật Bản, hẳn chúng ta ai cũng xúc động trước hình ảnh những hàng người kiên nhẫn xếp hàng, chờ đợi đến lượt mình được nhận khẩu phần cứu trợ trong thời khắc khó khăn và thiếu thốn nhất. Vì sao như vậy? Bởi họ tin tưởng, biết chắc chắn phần họ mong đợi sẽ đến và họ yên tâm xếp hàng. Họ có lòng tin vào việc xếp hàng.

Ai trong chúng ta đi qua thời bao cấp, đều đã quen với việc phải xếp hàng. Từ việc mua lương thực thực phẩm, trở thành biên chế chính thức tại các cơ quan nhà nước, đến việc nhập hộ khẩu vào thành phố đều phải xếp hàng tuần tự và theo tiêu chuẩn đặt ra. Thế tại sao bây giờ người Việt chúng ta không còn xếp hàng nữa?

Nếu nói rằng: Do ý thức của người Việt Nam chúng ta kém, không kiên nhẫn xếp hàng e là chưa chính xác. Tôi thấy người Việt Nam khi ra nước ngoài đều xếp hàng và kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình theo trật tự của nước sở tại. Tôi cũng không ít lần chứng kiến người nước ngoài ở Việt Nam lái xe máy phóng vèo vèo, vượt đèn đỏ, chen lấn còn khỏe hơn người Việt.

Tại một phòng khám bệnh, khi tất cả mọi người đang chờ đợi đến lượt mình được thăm khám thì bỗng nhiên có một người khoác áo blus trắng, dẫn theo một người bệnh đi thẳng vào phòng khám khỏi cần phải xếp hàng chờ gọi tên mặc cho nhiều con mắt ngỡ ngàng nhìn họ.

Có một nhân viên đang làm việc ở sở nọ than phiền rằng: Họ đã nhiều năm công tác theo hình thức ký hợp đồng có thời hạn, làm việc hết mình và yên tâm chờ đợi sẽ đến lượt được vào biên chế chính thức theo quy định. Nhưng đùng một cái, tiêu chuẩn “Công chức nhà nước” đã không đến được với họ mà tự nhiên rơi vào một nhân viên mới vào chưa được bao lâu. Nghe nói người này cháu của “Chú Hai”. Đã và đang còn rất nhiều trường hợp xen ngang chiếm chỗ tương tự như vậy xẩy ra.

Không thay đổi được, xã hội đành chấp nhận cho sự “xen ngang” tồn tại trong cuộc sống như một tất yếu. Chen lấn thay thế cho xếp hàng và lâu dần tiến lên đến tầm “Chạy”. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này? Rõ ràng có một phần do ý thức của một bộ phận dân chúng còn lạc hậu, nhưng có lẽ chủ yếu do quản lý xã hội của chúng ta còn thiếu tính công khai, minh bạch. Thêm vào đó là nạn tham nhũng, nạn “con ông cháu cha”…đã xói mòn và triệt tiêu sự công bằng của xã hội và cơ hội của mọi người. Điều đó làm cho mọi người mất dần lòng tin. Và vì thế khiến cho việc xếp hàng gần như không tồn tại trong tư duy người Việt nữa.

Vì vậy, việc xếp hàng trong xã hội không thể có được nếu chỉ kêu gọi thay đổi ý thức và nếp sống của người dân mà quan trọng nhất là phải bắt đầu từ cách quản lý xã hội của thể chế. Phải minh bạch công khai, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và chia đều cơ hội cho tất cả mọi người. Sự công bằng phải luôn được thực thi trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Nếu có được điều đó chắc chắn niềm tin sẽ trở lại với mọi người và mọi người sẽ gương mẫu xếp hàng để xây dựng một nếp sống văn minh.

#Châu's ngốc

lập dàn ý ???

Bạn tham khảo dàn ý Đề 1 nhé^^

I/ Mở bài

- Dẵn dắt giới thiệu câu tục ngữ.

  

“Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”

Không một thành công nào đến dễ dàng nếu con người không có quyết tâm phấn đấu. Hiểu được điều này, ông cha cha đã đúc kết thành câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lý hoàn toàn đúng đắn.

II/ Thân bài

a. Giải thích

- Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.

- Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.

- Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ

- Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.

- Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.

- Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào.

- Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”…

- Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt.

- Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý: có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập?

- Người nông dân Việt Nam đã phải “dầu mưa dãi nắng”, “đầu tắt mặt tối” ngoài đồng ruộng với mong ước có một vụ mùa bội thu. Dù hạn hán, dù lũ lụt, ý chí vươn lên thoát đối thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi.

- Ai trong số chúng ta chắc hẳn phải biết đến tấm gương Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác.

- Edison đã phải miệt mài thực hiện đến 1000 thí nghiệm thì mới tìm ra được chất làm nên dây tóc bóng đèn. Nếu không có niềm say mê, kiên trì, nhẫn nại đó thì chắc giờ đây nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối.

c. Bài học

- Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.

- Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.

- Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.

III/ Kết bài

- Nêu suy nghĩ về vấn đề.

Bác Hồ đã dạy thanh niên rằng “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Trên đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của mình chưa?

18 tháng 2 2021

Em tham khảo !!

 

1. Mở bài:

- Giới thiệu luật điểm: Phải chăng thật thà là cha dại  

2. Thân bài:

a) Tóm tắt định nghĩa của tính cách "thật thà"

- Thật thà là gì?

+ Thật thà là sự trung thực, không gian dối, nói những điều thật

- Tầm quan trọng của đức tính này:

+ Thật thà là một đức tính quý báu, và rất cần thiết đối với mọi người

+ Người thật thà sẽ được mọi người quý mến và kính trọng, tin tưởng

b) Giải thích luật điểm: "Phải chăng thật thà là cha dại", 

*Tìm hiểu luật điểm:

- "Thật thà là cha dại" là gì?

- Ý nghĩa của nó 

+ "Thật thà là cha dại" không phải nói mọi người không nên thật thà, không phải nói mọi người thật thà quá mức

+ Ý nghĩa thực của luận điểm: "Khuyên mọi người luôn có sự thật thà, nhưng không quá mức có thể, chỉ thật thà với ai đáng tin cậy. Đôi lúc những lời nói dối cũng giúp ích cho người khác chứ không riêng gì thật thà"

c) Mở rộng kiến thức:

*Lí lẽ, dẫn chứng:

- Tại sao "thật thà là dai dại"

+ Thật thà quá, có thể sẽ chuốc họa vào thân

+ Chỉ thật thà với đúng người, đúng sự việc

+ Lựa lời mà nói, có thể nói dối sẽ giúp được điều gì đó cho bản thân và người khác

⇒ Thật thà là đức tính rất cần thiết, nhưng đôi lúc nó lại là tai họa cho bản thân và cộng đồng

⇒ Nói dối là không nên, nhưng lúc nào đó nó có thể sẽ giúp ta

- Liên hệ với mọi người xung quanh, đời sống thực tại  

+ Người thật thà, gian dối sẽ như thế nào?. Mọi người sẽ cảm thấy ra sao?

+ Nếu muốn tốt cho người khác, tùy theo từng trường hợp chúng ta phải nói thực hay nói dối

- Chúng ta phải làm gì?

+ Suy nghĩ trước khi nói ra, không cần phải nói ngay lúc đó, phải nghĩ đến khi mình nói ra sẽ có kết quả ra sao

+ Thật thà, nói dối đúng thời điểm

d) Ý nghĩa sâu sắc của luận điểm này:

- Phân tích đức tính tốt xấu

- Khẳng định luật điểm tốt xấu

- Thời cơ ứng biến trong từng trường hợp, có giới hạn

3. Kết bài:

- Khẳng định luật điểm, đưa ra kết quả chính chắn nhất trong luật điểm này

+ "Thật thà là cha dại", có nửa đúng nửa không. Nửa đúng, khi thật thà quá mức sẽ gây hại cho mọi người kể cả bản thân mình. Nửa không, tuy vậy, thật thà vẫn luôn là đức tính cần thiết trong mỗi con người

18 tháng 2 2021

TK:

Mở bài: Đã từ rất lâu, thật thà là một phẩm chất quý báu của con người trong cuộc sống. Thế nhưng, đôi khi, sự “thật thà” lại khiến cho con người gặp nhiều phiền toái, thậm chí còn bị chê bai như câu tục ngữ: “Thật thà là cha thằng dại”. Tại sao lại như vậy?

Thân bài: viết thành từng phần, đoạn

Giải thích câu tục ngữ: Chuyển ý: Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là “Thật thà là cha thằng dại”. “Thật thà” có nghĩa là trung thực, thẳng thắn, không gian dối đối với mọi người. “Cha”: là người có công sinh thành, dưỡng dục. Còn “thằng dại” được hiểu là một người khờ dại, là người làm điều dại dột. Suy cho cùng, câu tục ngữ mang hàm ý thật thà sinh ra dại dột. Hay nói ngắn gọn hơn “Thật thà là dại”.Tại sao “Thật thà là cha thằng dại” ?

- Chuyển ý: Câu tục ngữ trên là vô lí chăng? Vậy chẳng phải ông cha lại khuyên chúng ta đừng nên thật thà? Thực sự mà nói, thật thà vẫn là một đức tính tốt đẹp ngàn đời. Là bài học cha mẹ dạy cho con cái từ thuở lên ba. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng nên “thật thà”.

- Nhiều người ngay thẳng có những khi bị cô lập, thậm chí là trù dập. Ngay chính nhiều bậc cha mẹ muốn giữ thân cho con luôn khuyên rằng: "Đừng có thật thà quá mà chuốc họa vào thân". Thực tế có những công nhân đứng lên tố cáo sai phạm của các xí nghiệp, nhà máy, họ thắng kiện rồi bị cho... nghỉ việc. Cứ như thể chúng ta đang sống chung với bệnh giả dối và nó đã là... người bạn quá thân quen.

Không phải lời nói dối nào cũng xấu (Có những lời nói dối không xấu như người con đang ở xa gia đình, gặp bất trắc hoặc có vấn đề về sức khỏe, khi cha mẹ già yếu hỏi thăm thì con lại nói đang có cuộc sống hoặc sức khỏe tốt. Một ví dụ khác ngược lại là cha mẹ già yếu nay ốm mai đau, nhưng khi con cái - vốn đang đi công tác xa - gọi điện thoại hỏi thăm thì cha mẹ nói rằng sức khỏe vẫn bình thường. Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ nhưng còn nhiều ví dụ khác nữa cho ý kiến không phải lời nói dối nào cũng xấu. Tất nhiên, vẫn có nhiều lời nói dối đem đến cái xấu cho xã hội.)

Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng…(điều này thật ra mình không dại mà chỉ vì người khác không đón nhận sự chân thành của mình.

- Một doanh nhân trên thế giới rằng: “nói dối khi cần và nói thật khi có thể”. Tức là khi cần vẫn có thể nói dối và chỉ nói thật khi điều mình nói ra không ảnh hưởng đến người khác, không ảnh hưởng đến mình và những mối quan hệ khác.Người quá thật thà không dễ thành công ?

- Vì vậy, “thật thà” không đúng lúc, đúng nơi thật sự chính là “cha thằng dại”.

Tìm thêm lí lẽ, dẫn chứng…

Chúng ta cần phải làm gì?

- Để tránh nói ra những điều khiến một giây sau phải hối hận, cách tốt nhất là nên im lặng suy nghĩ về cái được và cái mất của mình trước lúc nói. Không ai bắt mình phải nói ngay cả. Cha ông ta đã từng đúc kết “phải uốn lưỡi bảy lần trước lúc nói” là vì vậy. Nếu không nghĩ được cái gì để nói thì có thể im lặng và không bày tỏ quan điểm. Không nói gì còn hơn nói ra để rồi sau đó phải ân hận.

- Thời gian im lặng để suy nghĩ đó cũng chính là thời gian giúp người thật thà làm chủ được cảm xúc của mình. Khi đã làm chủ được mình, họ sẽ tìm ra được cách nói thế nào sẽ mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đó chỉ là cách điều trị để giảm bớt triệu chứng, để không nói ra những câu nói “hớ hênh”. Không dễ chữa được “bệnh” thật thà, vì nó là bẩm sinh, là tố chất của con người.

- Thật thà đúng thời điểm. (Ta nghĩ nên thay từ "thật thà" bằng từ "trung thực". Những lời nói thật rất khó tiếp thu. Vậy ta nên nêu cao tinh thần trung thực thì hơn. Chúng ta không nói dối, không làm sai và khi cần thì ta sẽ thẳng thắn. Ta nói là "khi cần" vì trong những trường hợp khác, tự nhiên bạn sẽ bị đi vào thế cô lập. Những lời nói quá thẳng thắn có thể gây tổn thương, thậm chí khắc cốt ghi tâm vào lòng người nghe như một sự nhẫn tâm. Vậy, khẳng định: thật thà, thẳng thắn là đúng nhưng phải biết hành động đúng thời điểm, đúng người).

- Và, nói dối mà tốt cho mọi người, không hại ai thì “nói dối lại là cha thằng khôn”. Tuy nhiên, không vì thế mà để nói dối trở thành thói quen.

Kết bài: Câu tục ngữ trên thật sâu sắc, khuyên chúng ta cần khéo léo trong giao tiếp ứng xử. Nói thật đôi khi có hại mà ngược lại nói dối lắm lúc lại là điều cần thiết trong cuộc sống. Bản thân là học sinh, ta cần rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp như nhân ái. dũng cảm, kiên trì… trong đó không thể thiếu trung thực. Tuy nhiên, mỗi người cần vận dụng một cách linh động không nên cứng nhắc để dẫn đến nhiều điều không hay.

3 tháng 2 2021

1. Tìm hiểu đề:— Về nội dung, đề bài yêu cầu em hiểu lời khuyên đúng hay sai trong câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”. Bài viết của em cần cho thấy: lời khuyên về cách sống khôn ngoan có thể đúng nhất thời trong một số việc, những sống thật thà, chân thật mới đem lại lợi ích lâu dài; khôn ngoan là thủ thuật sông, thật thà là đạo đức sống. Do đó, em cần bàn luận mở rộng để thấy tính hai mặt của câu tục ngữ này. Cùng với lí lẽ, em phải dùng thực tế đời sống để làm rõ hai mặt đó của đó của câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”.— Về hình thức, đề bài yêu cầu em viết bài văn nghị luận kết hợp giải thích với chứng minh và bàn luận mở rộng để cho thấy nhận thức toàn diện về câu tục ngữ này, lời văn chính xác, rõ ràng.

2. Dàn bàia. Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận từ câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”: sống thật thà là dại hay không?b. Thân bài: Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế để làm rõ “thật thà” không phải là “cha dại” mà là đức tính tốt đem lại điều lành cho bản thân và mọi người.— Giải thích câu tục ngữ: “Thật thà là cha dại”.+ Thật thà (làm sao nói vậy, có gì nói thế,...) trái với dối trá (có ít nói nhiều, làm một đằng nói một nẻo,...). Thật thà là tính nết của con người biểu hiện trong các mối quan hệ xã hội (cùng với dũng cảm, dối trá, trung thành,...). Thật thà đồng nghĩa với chân thật, trung thực là những đức tính tốt của con người từ xưa đến nay, bộc lộ ở mọi mặt đời sống, trong dó có nhà trường (khi mắc lỗi tự nhận lỗi là thật thà; nhặt được của rơi đem trả người mất là thật thà; không quay cóp trong khi làm bài thi là thật thà,...).+ Dại là dại dột, trái nghĩa với khôn ngoan, chỉ ý nghĩ, hành động, lời nói không đem lại an toàn, lợi ích cho bản thân; cha là người đứng đầu trong gia đình; cha dại là đứng đầu sự dại dột (dại nhất là khi mắc lỗi tự nhận lỗi; dại nhất là nhặt được của rơi đem trả người mất; dại nhất là không quay cóp trong khi làm bài thi,...).+ Nghĩa cả câu “Thật thà là cha dại”: dại nhất là thật thà.+ Kinh nghiệm được đúc rút: Sống thật thà bất lợi cho bản thân. Từ đó suy ra bài học: cần biết sống khôn ngoan- Bàn luận mở rộng: Bài học về sự khôn ngoan trong câu tục ngữ trên có thể đúng một phần nhưng không hoàn toàn đúng. Câu tục ngữ này có mặt tích cực và mặt hạn chế.+ Có việc cần phải khôn khéo để giải quyết mới thành công (liên hệ thực tế: (kinh tế, học hành,...).+ Nhiều việc chỉ giải quyết bằng “thật thà” (liên hệ chuyện tình cảm, học tập, rèn luyện,... là một quá trình, cần bền bỉ, trung thực).+ Thật thà là đạo đức sống có lợi lâu dài; khôn ngoan là kỹ thuật sống chỉ lợi trước mắt. (dẫn chứng)c. Kết bài:- Khái quát mặt tích cực và mặt hạn chế của câu tục ngữ này.- Liên hệ bản thân: cần sống chân thật trọng học tập, tình bạn,...

3 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

1. Mở bài:

- Giới thiệu luật điểm: Phải chăng thật thà là cha dại  

2. Thân bài:

a) Tóm tắt định nghĩa của tính cách "thật thà"

- Thật thà là gì?

+ Thật thà là sự trung thực, không gian dối, nói những điều thật

- Tầm quan trọng của đức tính này:

+ Thật thà là một đức tính quý báu, và rất cần thiết đối với mọi người

+ Người thật thà sẽ được mọi người quý mến và kính trọng, tin tưởng

b) Giải thích luật điểm: "Phải chăng thật thà là cha dại", 

*Tìm hiểu luật điểm:

- "Thật thà là cha dại" là gì?

- Ý nghĩa của nó 

+ "Thật thà là cha dại" không phải nói mọi người không nên thật thà, không phải nói mọi người thật thà quá mức

+ Ý nghĩa thực của luận điểm: "Khuyên mọi người luôn có sự thật thà, nhưng không quá mức có thể, chỉ thật thà với ai đáng tin cậy. Đôi lúc những lời nói dối cũng giúp ích cho người khác chứ không riêng gì thật thà"

c) Mở rộng kiến thức:

*Lí lẽ, dẫn chứng:

- Tại sao "thật thà là dai dại"

+ Thật thà quá, có thể sẽ chuốc họa vào thân

+ Chỉ thật thà với đúng người, đúng sự việc

+ Lựa lời mà nói, có thể nói dối sẽ giúp được điều gì đó cho bản thân và người khác

⇒ Thật thà là đức tính rất cần thiết, nhưng đôi lúc nó lại là tai họa cho bản thân và cộng đồng

⇒ Nói dối là không nên, nhưng lúc nào đó nó có thể sẽ giúp ta

- Liên hệ với mọi người xung quanh, đời sống thực tại  

+ Người thật thà, gian dối sẽ như thế nào?. Mọi người sẽ cảm thấy ra sao?

+ Nếu muốn tốt cho người khác, tùy theo từng trường hợp chúng ta phải nói thực hay nói dối

- Chúng ta phải làm gì?

+ Suy nghĩ trước khi nói ra, không cần phải nói ngay lúc đó, phải nghĩ đến khi mình nói ra sẽ có kết quả ra sao

+ Thật thà, nói dối đúng thời điểm

d) Ý nghĩa sâu sắc của luận điểm này:

- Phân tích đức tính tốt xấu

- Khẳng định luật điểm tốt xấu

- Thời cơ ứng biến trong từng trường hợp, có giới hạn

3. Kết bài:

- Khẳng định luật điểm, đưa ra kết quả chính chắn nhất trong luật điểm này

+ "Thật thà là cha dại", có nửa đúng nửa không. Nửa đúng, khi thật thà quá mức sẽ gây hại cho mọi người kể cả bản thân mình. Nửa không, tuy vậy, thật thà vẫn luôn là đức tính cần thiết trong mỗi con người

I. Mở bài: giới thiệu giờ ra chơi của trường em đang học
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua thời cắp sách đến trường. mười hai năm học, một quãng thời gian vô cùng dài của một đời người. quảng thời gian đó, mang lại cho chúng ta vui buồn, bao cảm xúc khác nhau. Nhưng dù bạn học bất kì trường nào bạn đã từng trải qua những giây phút thư thái và thoải mái của giờ ra chơi. đó thời gian gian chúng ta có thể làm rất nhiều điều với bạn bè, thầy cô và mái trường thân yêu của chúng ta.

II. Thân bài: tả trường em giờ ra chơi
1. Tả bao quát giờ ra chơi

- Sân trường tấp nập ngươi
- Tiếng ồn vang khắp nơi
- Ai cũng vui vẻ chơi cùng các bạn
2. Tả chi tiết giờ ra chơi
a. Tả người giờ ra chơi

- Mọi người chơi các trò chơi khác nhau
- Người thì chơi đá cầu, người thì bịt mắt bắt dê, người thì nhảy dây,…
- Những ai không thích chơi thì ngồi ghế đá tám với bạn bè hoặc đọc sách,….
- Trường lúc này âm thanh hỗn độn, ồn ào, không phân biệt được giọng của ai
- Cả sân trường nhộn nhịp vui vẻ
b. Tả cảnh giờ ra chơi
- Cây cối đong đưa theo gió, thôi những cơn gió mát lành khiến giò ra chơi them phấn khởi
- Chim kêu rả rich
c. Cảnh sân trường sau giờ ra chơi
- Sân trường yên ắng hẳng
- Không một bóng người
- Chỉ nghe những tiếng giảng bài của thầy cô giáo

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trường về giờ ra chơi
- Em rất thích giờ ra chơi
- Giờ ra chơi giúp em bớt căng thẳng, mệt mỏi sau giờ học

23 tháng 1 2019

what ????????????????????? 

BẠN có bị làm sao ko vậy

31 tháng 3 2021

Có.

31 tháng 3 2021

Vậy bài này là 6 điểm mà nếu thiếu như vậy thì sẽ bị trừ mấy điểm ạ?(Nếu bạn biết rất mong câu trả lời của bạn)

6 tháng 4 2021

Trên con đường tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn. Khi đó, chúng ta cần phải ghi nhớ đến câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để có thể vượt qua mọi thử thách.

Câu tục ngữ trên phản ánh một thực tế trong cuộc sống. Thanh sắt dù có to lớn đến đâu thì qua bàn tay của người lao động cố gắng mài dũa sẽ trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo. Qua hình ảnh đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa. Chỉ cần có lòng kiên trì, mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua.

Từ xưa, ông cha ta đã thấm thía bài học đó. Cũng bởi vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên dạy con người về đức tính kiên trì: “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”...

Hay:

Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Đến nay, đức tính kiên trì vẫn luôn được đề cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên

Quả thật, có rất nhiều tấm gương đã minh chứng cho bài học về lòng kiên trì không ngại gian khổ để thành công.

Trong quá khứ, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cái tên Mạc Đĩnh Chi. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hằng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.

Ở hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký - từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực Toán học.

Đặc biệt, khi xã hội ngày một phát triển hơn, thì con người càng phải cố gắng hơn nữa mới có thể đạt được thành công. Đối với riêng tôi, giá trị về bài học của lòng kiên trì đến từ câu tục ngữ trên vẫn còn nguyên giá trị. Kiên trì để hiểu một bài toán khó, kiên trì để viết được một bài văn hay... Nỗ lực cố gắng, chăm chỉ chịu khó học tập thì mới có thể đạt được thành tích cao.

Tóm lại, đây là một câu tục ngữ đúng đắn đem đến cho chúng ta một bài học giá trị ý nghĩa và sâu sắc.

21 tháng 2 2018

đề 1;MB:
- Biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- ông cha ta đã dạy ta f biết ơn những ng đã tạo ra thành quả ..... ( tự vít mở bài )
TB:
* Giải thích câu tực ngữ uống nước nhớ nguồn :
-Ăn quả : + Nghĩa đen là : Khi ăn trái ngon ngọt, ta phải nhớ ơn người đã dày công vun trồng, chăm sóc từ khi cây còn non đến lúc ra quả ngọt trái chín
+ Nghĩa bóng là :Là những người đk hưởng thành quả .
- Trồng cây : + Nghĩa đen là :Được uống ngụm nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn – nơi dòng nước chảy tới. 
+ nghĩa bóng là người đã tạo ra thành quả.
=> ý nghĩa của câu ăn quả nhớ kể trồng cây là nhớ ơn nx ng đã tạo ra thành quả , n ng đã giúp đỡ mink ( sự nhớ ơn của dân tộc )
* Chứng minh :
-Trong tư tưởng : Biết ơn n chiến sĩ đã hi sinh xương máu của mink để cứu nc . V ...v .v
- Trong cuộc sống : (dẫn chứng )
+ Nhứ ơn tổ tiên : nx ngày tết , ngày giỗ 
+ ngày 27/7 : ngày thương binh liệt sĩ ( nhớ ơn các chiến sĩ đã bỏ mạng trên chiến trường ...) 
+ ngày 10/3 (âm ) : nhớ ơn các vị vua Hùng có công dựng nc 
+ ngày 27/2 : nhớ ơn n ng thầy thuốc bác sĩ có công cứu ng
+ ngày 20/11 : nhứ ơn n ng thầy giáo, cô giáo có công giáo dục chúng ta nên ng ....
......v....vv.....vv.
- Bài hơcj rút ra từ bản thân : ( tự làm ) 
KB : 
- khẳng định sự nhớ ơn n ng đã tạo ra thành quả
- Dân t[cj ta luôn đề cao và sống theo đạo lí " uống nc nhớ nguồn "

21 tháng 2 2018

1/

1. Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.
- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
2. Thân bài:
a/ Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn:
Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- b/ Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hang ngày: 
+ xưa:
- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già.. 
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
+ nay :
- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
- III kết bài :
- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất …
- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN.