K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2018

Đáp án B

(1) Đúng. Vì đột biến gen chỉ làm biến đổi cấu trúc của gen mà không làm thay đổi vị trí gen.

(2) Sai. Vì đb NST cũng có thể (vd: đb 1 mô sinh dưỡng trên cơ thể sinh vật)

(3) Đúng, vì đột biến gen phải trải qua lần thứ nhất tạo ra tiền đột biến (biến đổi trên 1 mạch) và phải thêm 1 lần nhân đôi nữa để tạo ra đột biến gen (biến đổi trên 2 mạch).

(4) Sai. Tần số đột biến của từng gen riêng lẻ là là 10-6 đến 10-4 nhưng nếu xét các đột biến khác nhau (nhiều gen) thì lớn hơn rất nhiều.

(5) Đúng. Đột biến cấu trúc NST có thể nhanh chóng hình thành loài mới nhưng đó chỉ là nguồn nguyên liệu sơ cấp nhưng không phải là chủ yếu cho chọng giống và tiến hóa

18 tháng 6 2018

Chọn đáp án B

Các phát biểu không đúng là: (2), (4)

(2). sai do đột biến cấu trúc dạng mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST

(4). sai do đột biến đa bội làm số lượng ADN tăng gấp bội ® gây mất cân bằng trong hệ gen

26 tháng 1 2017

Đáp án B

Các phát biểu không đúng là: (2), (4).

(2) sai do đột biến cấu trúc dạng mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST.

(4) sai do đột biến đa bội làm số lượng ADN tăng gấp bội → gây mất cân bằng trong hệ gen

Cho các thông tin về đột biến sau đây:(1) Đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.(2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.(3) Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.(4) Làm xuất hiện những...
Đọc tiếp

Cho các thông tin về đột biến sau đây:

(1) Đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.

(2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

(3) Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.

(4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.

(5) Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

(6) Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.

(7) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.

(8) Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.

(9) Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit.

Số câu đúng khi nói về đột biến gen là:

A. 5.

B. 3.

C. 6.

D. 4.

1
4 tháng 2 2019

Đáp án A

Xét các thông tin của đề bài:

Các thông tin: 1, 4, 5, 7, 8 đúng

(2) sai vì đột biến gen chỉ làm thay đổi 1 hoặc 1 số cặp nucleotit trong gen. Còn đột biến làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể là đột biến NST.

(3) sai vì một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng thay thế một cặp G-X bằng 1 cặp A-T.

(6) sai vì các dạng đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính cho thể đột biến.

(9) sai vì phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến thay thế 1 cặp nucleotit.

→ Có 5 câu đúng.

Khi nói về đột biến NST, có bao nhiêu kết luận đúng ? (1)Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST. (2)Đột biến cấu trúc có 4 dạng là thể một, thể ba, thể bốn. thể không. (3) Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sông. (4) Đột biến NST là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa. (5) Đột biến số lượng NST không làm thay...
Đọc tiếp

Khi nói về đột biến NST, có bao nhiêu kết luận đúng ?

(1)Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST.

(2)Đột biến cấu trúc có 4 dạng là thể một, thể ba, thể bốn. thể không.

(3) Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sông.

(4) Đột biến NST là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

(5) Đột biến số lượng NST không làm thay đổi hình dạng của NST.

A. 5                      B. 2                      C. 4                      D. 3

(1)Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST.

(2)Đột biến cấu trúc có 4 dạng là thể một, thể ba, thể bốn. thể không.

(3) Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sông.

(4) Đột biến NST là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

(5) Đột biến số lượng NST không làm thay đổi hình dạng của NST.

A. 5                      

B. 2                      

C. 4                      

D. 3

1
6 tháng 12 2018

Đáp án : D

Các kết luần đúng: 1,4,5

Đột biến cấu trúc NST có các dạng : mất đoạn , lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn

Đột biến NST thường ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức sống sinh vật, nhưng không phải đột biến nào cũng thế. Một ví dụ điển hình là sự trao đổi chéo cân của các NST trong kì đầu giảm phân 1, làm tăng khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp có vai trò quan trọng với tiến hóa

Các đột biến cấu trục NST là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.

Đột biến nào di truyền được cũng là nguyên liệu cho tiến hóa chọn lọc. Vd. Đột biến chuyển đoạn roberson

Có bao nhiêu phát biếu sau đây về sự biểu hiện của đột biến gen là đúng? (1) Một đột biến gen lặn gây chết xuất hiện ở giai đoạn tiền phôi thường không thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. (2) Đột biến gen lặn ở tế bào xôma thường biểu hiện ở một phần của cơ thể tạo nên thể khảm và không di truyền được qua sinh sản hữu...
Đọc tiếp

Có bao nhiêu phát biếu sau đây về sự biểu hiện của đột biến gen là đúng?

(1) Một đột biến gen lặn gây chết xuất hiện ở giai đoạn tiền phôi thường không thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

(2) Đột biến gen lặn ở tế bào xôma thường biểu hiện ở một phần của cơ thể tạo nên thể khảm và không di truyền được qua sinh sản hữu tính.

(3) Đột biến gen trội xảy ra ở giao tử cần phải trải qua ít nhất là hai thế hệ để tạo ra kiểu gen đồng hợp thì mới có thể biểu hiện ra kiểu hình.

(4) Sự biểu hiện của đột biến gen không những phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ và liều lượng của từng loại tác nhân mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
26 tháng 2 2017

Đáp án A

(1) Đúng. Đột biến gen lặn gây chết thì chỉ gây chết ở trạng thái đồng hợp lặn. Do đó, alen lặn này vẫn có thể tồn tại trong quần thể khi ở trạng thái dị hợp và không biểu hiện ra kiểu hình, do đó, thường không bị đào thải hoàn toàn dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.

(2) Sai. Đột biến gen lặn ở tế bào xôma thì thường không biểu hiện được ra kiểu hình và không di truyền được qua sinh sản hữu tính. Đột biến gen trội ở tế bào xôma thường biểu hiện ở một phần của cơ thể tạo nên thể khảm.

(3) Sai. Đột biến gen trội xảy ra ở giao tử thường chỉ cần một thế hệ và có thể biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp.

(4) Sai. Tần số xuất hiện của của đột biến gen mới phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ và liều lượng của từng loại tác nhân mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Còn sự biểu hiện của đột biến gen phụ thuộc vào tính trội - lặn của đột biến (nếu trội thường được biểu hiện ngay ra kiểu hình, còn nếu lặn thì chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp) và loại tế bào bị xảy ra đột biến (đột biến tiền phôi, đột biến giao tử hay đột biến xoma).

Có bao nhiêu phát biếu sau đây về sự biểu hiện của đột biến gen là đúng? (1) Một đột biến gen lặn gây chết xuất hiện ở giai đoạn tiền phôi thường không thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. (2) Đột biến gen lặn ở tế bào xôma thường biểu hiện ở một phần của cơ thể tạo nên thể khảm và không di truyền được qua sinh sản hữu...
Đọc tiếp

Có bao nhiêu phát biếu sau đây về sự biểu hiện của đột biến gen là đúng?

(1) Một đột biến gen lặn gây chết xuất hiện ở giai đoạn tiền phôi thường không thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

(2) Đột biến gen lặn ở tế bào xôma thường biểu hiện ở một phần của cơ thể tạo nên thể khảm và không di truyền được qua sinh sản hữu tính.

(3) Đột biến gen trội xảy ra ở giao tử cần phải trải qua ít nhất là hai thế hệ để tạo ra kiểu gen đồng hợp thì mới có thể biểu hiện ra kiểu hình.

(4) Sự biểu hiện của đột biến gen không những phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ và liều lượng của từng loại tác nhân mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
26 tháng 3 2018

Đáp án A

(1) Đúng. Đột biến gen lặn gây chết thì chỉ gây chết ở trạng thái đồng hợp lặn. Do đó, alen lặn này vẫn có thể tồn tại trong quần thể khi ở trạng thái dị hợp và không biểu hiện ra kiểu hình, do đó, thường không bị đào thải hoàn toàn dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.

(2) Sai. Đột biến gen lặn ở tế bào xôma thì thường không biểu hiện được ra kiểu hình và không di truyền được qua sinh sản hữu tính. Đột biến gen trội ở tế bào xôma thường biểu hiện ở một phần của cơ thể tạo nên thể khảm.

(3) Sai. Đột biến gen trội xảy ra ở giao tử thường chỉ cần một thế hệ và có thể biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp.

(4) Sai. Tần số xuất hiện của của đột biến gen mới phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ và liều lượng của từng loại tác nhân mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Còn sự biểu hiện của đột biến gen phụ thuộc vào tính trội - lặn của đột biến (nếu trội thường được biểu hiện ngay ra kiểu hình, còn nếu lặn thì chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp) và loại tế bào bị xảy ra đột biến (đột biến tiền phôi, đột biến giao tử hay đột biến xoma).

Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen ABC*DEFGH và MNO*PQR (dấu * biểu hiện cho tâm động). Do đột biến cấu trúc NST xảy ra trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh đã tạo ra hai cromatit có cấu trúc ABCD*EFR và MNO*PQGH. Cho các phát biểu sau: (1) Xảy ra do hiện tượng trao đổi chéo không bình thường giữa hai cặp NST tương đồng. (2) Chỉ làm thay đổi nhóm gen liên kết mà không làm thay...
Đọc tiếp

Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen ABC*DEFGH và MNO*PQR (dấu * biểu hiện cho tâm động). Do đột biến cấu trúc NST xảy ra trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh đã tạo ra hai cromatit có cấu trúc ABCD*EFR và MNO*PQGH. Cho các phát biểu sau:

(1) Xảy ra do hiện tượng trao đổi chéo không bình thường giữa hai cặp NST tương đồng. (2) Chỉ làm thay đổi nhóm gen liên kết mà không làm thay đổi hình dạng NST.

(3) Các giao tử tạo ra đều có bộ NST với số lượng bình thường.

(4) Đây là đột biến chuyển đoạn không tương hỗ.

(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể mang tế bào xảy ra đột biến. Phương án nào sau đây đúng?

A. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai, (5) sai.

B. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) đúng, (5) sai.

C. (1) sai, (2) sai, (3) đúng, (4) sai, (5) sai. 

D.  (1) sai, (2) sai, (3) đúng, (4) đúng, (5) sai.

1
23 tháng 5 2019

Đáp án : C

Phương án đúng là (1) sai, (2) sai, (3) đúng, (4) sai, (5) sai

Trao đổi chéo giữa hai NST ở cặp tương đồng khác nhau Sai có làm thay đổi hình thái NST Đúng Chuyển đoạn tương hỗ Sai nếu đột biến chỉ xảy ra ở một tế bào thì không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của toàn cơ thể

13 tháng 10 2017

Đáp án B

Trong các nội dung trên:

1.Đúng. Khi quá trình nhân đôi DNA nếu không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến do sự kết cặp với các bazo hiếm (G*)

→ các lần nhân đôi sau bazo hiếm sẽ kết cặp nhầm và tạo thành đột biến.

2.Đúng. Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến vẫn được biểu hiện vì gen ở tế bào chất nằm trong ti thể hoặc lục lạp là DNA dạng vòng, nên chỉ cần đột biến là sẽ biểu hiện thành kiểu hình.

3.Sai. Thể đột biến là những cá thể mang đột biến biểu hiện thành kiểu hình. Đột biến gen trội ở trạng thái dị hợp sẽ biểu hiện kiểu hình đột biến.

4.Sai. Không phải đột biến gen nào làm biến đổi cấu trúc của gen cũng sẽ làm thay đổi cấu trúc và chức năng của của protein. Do acid amine có tính chất thoái hóa (nhiều bộ ba có thể cùng mã hóa cho một acid amine) nên nhiều trường hợp vị trí xảy ra đột biến vẫn mã hóa cho cùng một acid amine

→ cấu trúc protein không bị thay đổi.

5. Sai. Đột biến giao tử sẽ biểu hiện kiểu hình ở thế hệ sau của cơ thể phát sinh đột biến.

27 tháng 2 2018

Đáp án A

Các phát biểu đúng là : (1),(3)

(2) sai, đột biến mất đoạn gồm tâm động có thể làm giảm số nhóm gen liên kết

(4) sai, chưa thể kết luận về hậu quả của đột biến ở TV hay động vật gây hại hơn