K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2016

- Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bão? Nhà thơ đã lí giải: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
+ Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”.
+ “Trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền.
+ Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn.
=> Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi.
=> Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.
=> Có thể coi câu thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mỹ:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai” ( Tố Hữu ).

2 tháng 3 2017

hai câu thơ này nói về tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
-Giọng thơ mộc mạc như lời nói bình thường, hình ảnh, ngôn ngữ thơ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc, nó hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn mưa bom bão đạn.
-Những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích, đó là những chiến sĩ kiên cường, vượt lên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến. Phía trước ấy là miền nam thân yêu, sức mạnh để chiếc xe ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính, một trái tim nồng nàn tình yêu nước và sôi trào tính chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-Nghệ thuât: hoán dụ “trái tim”, điệp ngữ “không có”, kết cấu câu “vẫn”, “chỉ cần”, “có” → làm cho
giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng.
-Hình ảnh “trái tim” là nhãn tự của bài thơ, thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí thống nhất đất nước, trái tim gan góc kiên cường, giàu bản lĩnh, chứa chan tình yêu thương → Trái tim cần lái
→ Tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đồng chí ở miền Nam đã khích lệ, động viên người chiến sĩ luôn lạc quan, bình tĩnh, cầm chắc tay lái để đưa đoàn xe mau tới đích.
-Vẫn cách nói bình thản, ngang tàng nhưng câu thơ đỗi lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý
nghĩa như một lời tâm huyết.
→ Ý chí quyết tâm chiến đấu và khí phách anh hùng của người chiến sĩ không có bom đạn nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được.

7 tháng 3 2017

a) Phép hoán dụ: làng xóm ta.

- Mối quan hệ: vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A):

+ Gọi tên vật chứa đựng: làng xóm ta.

+ Thay cho vật bị chứa đựng: những người dân sống trong làng xóm.

b) Phép hoán dụ: mười năm, trăm năm.

- Mối quan hệ: cái cụ thế (B) và cái trừu tượng (A):

+ Gọi tên cái cụ thể: mười năm, trăm năm.

+ Thay cho cái trừu tượng: con số không xác dinh.

c) Phép hoán dụ: áo chàm.

- Mối quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật (B) và sự vật (A):

+ Gọi tên dấu hiệu của sự vật: áo chàm.

+ Thay cho sự vật: người Việt Bắc.

d) Phép hoán dụ: trái đất.

- Mối quan hệ giữa vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A):

+ Gọi tên vật chứa đựng: trái đất. +

Thay cho vật bị chứa đựng: nhân loại.

25 tháng 3 2016

a) Áo nâu / áo xanh

b) Áo nâu:( để chỉ) những ng­ười nông dân

Áo xanh:( để chỉ)  những ng­ười công nhân

c) Nêu được đăc điểm riêng phổ biến về trang phục của người nông dân, công nhân nước ta. Thể hiện sự quan sát, miêu tả cụ thể, gần gũi ý nói: Các tầng lớp, giai cấp đang cùng nhau đứng lên xây dựng đất nước.

23 tháng 3 2016

Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

10 tháng 9 2016

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn. 
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự. 
*ồn như vỡ chợ: so sánh 
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật. 
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc) 
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

29 tháng 3 2016

Trong thời gian này xe đi được là:S=v.t=20.0,6=12(m)

Sau khi đạp phanh xe không dừng ngay lập tức

 

29 tháng 3 2016

Trong khoảng thời gian này, xe đi đc:20.0,6=12m

Vậy sau khi đạp phanh, xe không dừng lại ngay lập tức

28 tháng 2 2016

lên mạng bn ơi !!!!!!!!!!! có hếtbanh

28 tháng 2 2016

Cảm ơn để mình thử cái đã

1 tháng 4 2016

ẩn dụ là gọi tên sự vật sự việc này bằng tên sự vật sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

hoán dụ là gọi tên sự vật sự việc khái niệm  này bằng tên sự vật sự việc khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nhau làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

ngày huế đổ máu có một phép hoán dụ ở từ đổ máu . 

Đổ máu: dấu hiệu của sự xô xát dẫn đến thương tích, hi sinh, mất mát; ở đây được dùng để biểu thị thời điểm xảy ra chiến sự, chiến tranh.

lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

6 tháng 4 2016

nhân hóa

6 tháng 4 2016

viết ra đoạn văn ngắn hoặc bài văn dài nha.

3 tháng 4 2016

sp là nếu cậu trả lời đúng một câu hỏi nào đó,mà người hỏi hoặc người học như cậu tích đúng thì cậu sẽ co sp.

18 tháng 8 2017

Quê em ở vùng đồng bằng. Mùa hè là mùa đẹp nhất trong năm. Mùa hè đến tự bao giờ mà rực rỡ đến thế! Buổi sáng thức dậy, khí trời trong lành, mát mẻ, gió nhẹ thoảng lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng quê như bồng bềnh trong sương sớm (1). Ở phía Đông, mặt trời sáng rực, to như cái mâm khổng lồ, nấp sau hàng cây phía xa, toả ánh sáng lấp lánh nhiều màu rực rỡ. Mặt trời nhô lên từ từ, trên không, từng đám mây trắng trôi nhè nhẹ. Trên cánh đồng lúa đang thì con gái mơn mởn, ngả đầu vào nhau như trò chuyện. Đến gần trưa, mặt trời đã lên cao, ánh nắng mỗi lúc một gay gắt hơn. Những thửa ruộng lúc bấy giờ trông rộng ra như một tấm thảm xanh dưới ánh mặt trời. Trong các ao, hồ, đầm, hoa rau muống lấp lánh như ngời lên bới ánh nắng tô thêm sắc màu. Màu tím của hoa cũng làm dịu đi cái nắng gay gắt này. Những mái nhà ngói đỏ như đỏ hơn dưới ánh nắng hè. Những chùm quả xoan vàng lịm. Cây sấu giờ cũng khoe sắc áo vàng cùng bạn. Hoa phượng khoe sắc thắm một góc trời trên các lối đi, trên cổng trường, góp phần tô them cho cảnh sắc mùa hè thèm rực rỡ. Vào hè, con người không còn cái cảm giác ấm áp của mùa xuân hay cảm giác héo tàn hanh hao sắp bước vào mùa đông. Nhìn ra bến sông, ánh nắng vàng chiếu xuống bãi cát dài chói chang làm hoa mắt. Nhưng nếu cảm nhận sâu sắc và cùng chia sẻ với thiên nhiên thì đó là một hình ảnh độc đáo của mùa hè rực rỡ, không màu sắc nào có thể vẽ nên.

- Sử dụng biện pháp so sánh ở câu (1)

-> Nói lên cảnh đẹp của làn quê.

- Sử dụng biện pháp nhân hóa ở câu (2)

-> Làm cho câu văn thêm sinh động, bài viết có tâm hồn.